Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bình Sơn - MẸ GIÀ

06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 144131)
Bình Sơn - MẸ GIÀ


MẸ GIÀ


me_buon_rau-content


Mẹ thường là già. Vì khi đứa con biết ngồi để thương yêu nghĩ về mẹ mình, thì thường bà mẹ đã già. Đôi khi đã khuất.

Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn. Đứa con đôi khi đã lớn. Nhưng vẫn sống trong sự bảo bọc của Mẹ, thoải mái như khi còn là một bào thai mẹ mang trong người. Có bao nhiêu dinh dưỡng an lành hấp thụ. Bơi lội nhởn nhơ trong vùng nước ấm áp tự nhiên của tạo hóa. Không hề nghĩ đến người mẹ có còm cõi đến đâu, cực khổ thế nào.

Và Mẹ, những bà mẹ Việt Nam yêu con hơn bản thân mình, luôn luôn lo cho con không tính toán. Chỉ nghe con đói, con cần là Mẹ cho, cho tất cả. Có những bà Mẹ bây giờ bảy mươi, thậm chí gần 80 tuổi vẫn còn ôm mớ rau, chồng báo ngồi la lết bán ở những khu chợ VN, gom góp tiền gửi về cho con còn ở lại… Các Bà Mẹ ấy đâu phải không có tiền để ăn. Người ta đã gọi đùa những bà mẹ VN hiền lành, dễ thương không biết tiếng Mỹ ấy là: “Những bà Mẹ của Tổng Thống Mỹ”. Cứ hàng tháng tiền lại gửi về. Đều đặn không sai một ngày, không thiếu một xu.

Có bà Mẹ già đến giữ con, nấu ăn cho những gia đình trung lưu. Mẹ ở đấy cả tháng, không tốn tiền ăn, tiền nhà , đôi khi quần áo cũng khỏi cần mua.Thuốc men đã có nhà nước trả. Mẹ đang làm gì? Mẹ đang đi ở cho người ta. Mẹ phải rượt theo, giữ đứa bé lớn cứ chạy rong phá phách. Mẹ phải bồng ẳm, bón sửa, đút cơm cho đứa bé nhỏ hơn. Mẹ phải vào bếp nấu ăn, dọn lên cho ông bà chủ. Mẹ phải lủi thủi ở căn phòng nhỏ lặng lẽ, cô đơn. Mẹ phải giữ lời ăn tiếng nói. Mẹ phải cúi đầu dạ thưa. Mẹ có tiền già, mẹ lãnh tiền đi ở hàng tháng bằng tiền mặt. Và rồi cứ đầu tháng, Mẹ lại nhờ người ra dịch vụ, gửi về cho con ở VN. Mẹ một thời cũng là cô giáo, cũng mệnh phụ phu nhân. Mẹ có con lớn bảo lãnh qua đây để phụng dưỡng, để an hưởng tuổi già, nhưng mấy đứa còn lại không đi được. Mẹ đau lòng xót dạ. Mẹ bỏ không đành. Mẹ thương con đứt ruột. Mẹ thương cháu chảy cả nước mắt. Mẹ cứ đi làm mặc cho con lớn giận hờn, mặc cho con dâu năn nỉ. Mẹ cần tiền. Mẹ bươn chải như ngày nào lênh đênh vận nước. Mẹ tảo tần lo cho cả nhà bao nhiêu miệng ăn. Lo cho chồng nơi trại tù cải tạo. Mẹ chỉ cần biết phải bằng mọi cách để có tiền mua gạo để nuôi bao nhiêu cái mỏ chim đang há mõm chờ Mẹ về mớm mồi. Mẹ phải đem thuốc men thức ăn tiếp tế cho chồng đang bị sốt rét rừng, vàng da sắp bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Mẹ không hề soi gương để thấy mình bấy giờ ra sao. Mẹ không hề nhớ đến bạn bè, đến những chiếc áo dài tha thướt quấn quýt những bước chân. Mẹ lao vào cuộc sống và bị cuốn hút, quay cuồng đến chóng mặt. Mẹ như chiếc đinh vít bị người ta xoáy mạnh, xoay tròn để bám vào đời sống. Đau đớn, rên siết thân Mẹ nhưng là vững chắc, cho con sống và lớn lên an lành.

Bây giờ 30 năm đã qua đi. Chồng không còn, Mẹ lại đem thân già bươn chải lại lo cho con, cho cháu. Mẹ tự nhủ: “Mình cũng đâu có cực khổ bằng hồi xưa. Chịu khó một chút thôi mà mấy đứa có tiền sinh sống và mấy đứa cháu được vô Đại học. Mình cũng ăn no, ngủ giường nệm, có phòng riêng. Có gì đáng than phiền đâu!”. Cứ 5 tây, hàng tháng, Mẹ gửi về hơn ngàn bạc cho con. Mẹ gửi cúng Chùa, Nhà Thờ cầu nguyện cho con an lành, sức khoẻ. Các đứa con của Mẹ ở VN cũng nhận tiền đều đặn, hàng tháng như khi Mẹ được nhà nước Mỹ gửi tiền già. Các con ung dung tiêu xài. Sáng ngồi quán cà phê nhâm nhi bàn chuyện thời sự.Trưa gầy sòng nhậu lai rai tán chuyện bên Trung Đông. Tối la cà phòng trà tán chuyện người mẫu chân dài. Cuộc sống cứ vậy … cứ vậy… Cứ đổi tiền đô Mẹ gửi về như một thói quen. Đôi khi nhận tiền trễ làm mặt giận hờn. Cho con gọi qua than thở, nói bà nội không thương, không lo cho cháu. Tháng này chắc phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí. Mẹ lại rối rít phân bua, năn nỉ. Thỉnh thoảng con than thở phải xoay sở việc làm ăn, cần tiền cứu cấp. Mẹ lại phải mượn đàng này, đàng nọ gửi kịp cho con. Con cứ việc nhận, Mẹ cứ lo gửi. Đôi khi Mẹ than thở: “Mẹ không còn tiền để gửi thêm”. Con khóc lóc năn nỉ, kể chuyện vật giá leo thang, đau bệnh, chuyện vay nợ xã hội đen bị đòi thanh toán. Mẹ lại cuống cuồng, quên ăn, mất ngủ. Ôi ! những đứa con của Mẹ, những đứa con sống bằng hơi thở Mẹ, những đứa con như đĩa đói rút máu Mẹ đến kiệt sức mới thôi. Đứa con Mẹ yêu thương bảo bọc từ lúc còn đỏ hỏn đến giờ. Con không hề biết độ rày Mẹ đau nhức nhiều hơn vì trời đã đổi tiết. Mẹ thỉnh thoảng tức ngực vì ho, dạ dày cồn cào vì ăn không tiêu. Hai đầu gối sưng lên vì bị thấp khớp.Trái tim Mẹ thỉnh thoảng nhói đau và Mẹ không ngủ được. Mẹ không lo cho Mẹ bệnh, mà lo không có tiền gửi về cho con. “Tui mà nằm xuống tụi nó lấy gì mà sống đây Trời! ”. Mẹ đã khóc âm thầm vì sợ chủ biết. Mẹ giấu luôn đứa con lớn bên này vì sợ nó cằn nhằn, bắt nghỉ việc về nhà. Mẹ gầy người trông thấy vì bao nhiêu lo âu đổ xuống tuổi già.

Hôm nay, đứa con gọi qua. Nghe phone là Mẹ biết có chuyện không lành.Trái tim Mẹ bóp mạnh, người run lên, tay chân lạnh ngắt. Mẹ run run hỏi: “Có chuyện gì vậy con!”.Giọng đứa con lanh lảnh rõ ràng: “Má! Má gửi về cho con liền 5.000 Đô. Thằng Toàn nó đua xe đụng người ta. Nó phải vô nhà thương cấp cứu. Con cần tiền đóng viện phí và đền cho người nó đụng”. Mẹ lặng người, nói không ra tiếng lập cập: “Nó! Nó có sao không?’.”Sao với trăng gì nữa Má! Con cần tiền liền để lo cho nó. Chiều nay Má gửi đi. Mai là con nhận được rồi. Gửi gấp nghen Má! Không thôi không kịp, người ta sẽ kiện mình. Thằng Toàn sẽ ở tù:”. Mẹ đánh rơi cái phone xuống thảm, Mẹ té phịch xuống giường. Tiền đâu mà gửi? Tháng nào Mẹ gửi hết tháng đó. Mấy tháng trước nó nói phải sửa nhà, Mẹ đã đi mượn trước bà chủ 2 tháng lương. Vay tạm người bạn già đi chùa chung mấy nghìn bạc, chưa trả đồng nào. Bây giờ….Bây giờ… Mẹ làm sao có tiền. Chết rồi, đứa cháu nội đang nằm nhà thương. Không biết thương tích ra sao. Nếu người ta kiện nó, nó có bị ở tù không? Tội nghiệp cho cháu quá. Nhưng Mẹ làm sao có tiền để gửi về gấp bây giờ… Mẹ nhắm mắt lại. Hai hàng nước mắt ròng ròng.Trái tim Mẹ tự dung bóp mạnh, đau lắm,… đau lắm… đau như lúc chồng Mẹ thở hắt ra, xuôi tay nhắm mắt. Mẹ nhớ quá người chồng hiền lành, Mẹ thương quá lũ con không cha, Mẹ hình dung đứa cháu nội đang bị còng tay dắt vào tù. Mẹ muốn la lên, muốn nói một cái gì mà không kịp, thở không ra hơi. Nó nghẹt lại, nó xiết lấy cơ thể Mẹ. Nó bẻ gập xương sống, xương sườn của Mẹ. Nó nắm trái tim Mẹ bóp vụn, máu tuôn ra, tuôn ra… Đau, đau quá…,Mẹ như nghe một tiếng “Tách” khô khan từ trong lồng ngực. Mẹ thấy mình nhẹ bổng, thảnh thơi. Và người chồng, ông chồng lắm chuyện của Mẹ đi tới. Ông mĩm cười, giang tay. Mẹ lao tới thoải mái, nhẹ hẫng, hạnh phúc như thuở thanh xuân. Tự dưng Mẹ quên hết mọi thứ. Mẹ chỉ thấy người chồng yêu thương và nụ cười nửa miệng ngày nào. Mẹ ngã người vào đôi tay rắn chắc. Mẹ nhắm mắt lại hưởng thụ giây phút tuyệt vời. Mẹ đã trở về vùng trời bình yên của Mẹ sau bao nhiêu năm lặn lội thân cò.

Ở một quán cà phê cao cấp của đất nước, đứa con yêu thương của Mẹ đang ngồi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng, bàn chuyện tiền đô đang lên giá. Đứa cháu nội đang chờ Bà gửi tiền về tân trang lại chiếc xe mới đụng. Mọi việc vẫn như cũ. Xã hội vẫn tất bật, xe cộ vẫn ngược xuôi, kẹt cứng. Một đất nước đang đi lên, hoành tráng, tự hào. Cuộc đời xán lạn như đứa con của Mẹ đang vạch ra kế hoạch với viễn ảnh 5.000 đô Mẹ sẽ gửi về ngày mai. Đúng rồi Mẹ sẽ gửi về. Không phải là tiền, mà là tất cả những gì Mẹ có cho con. Tình yêu và sự hy sinh vĩ đại của một người Mẹ. Người Mẹ Già của những đứa con không còn trẻ.

Viết để tặng cho Chị Hai, 74 tuổi. Người Mẹ trong câu chuyện.

 BÌNH SƠN

 

 

10 Tháng Giêng 2012(Xem: 103062)
Xin cám ơn tất cả! bắt tay chúc nhau một năm mới bình an và hạnh phúc cho mọi người.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 144990)
Thơ Tưởng Dung – Nguyên Phan phổ nhạc – Hòa âm: Cao Ngọc Dung - Ca sĩ : Thùy An
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 132018)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 146868)
(Tưởng nhớ và nguyện cầu hương hồn anh Trần Văn Vinh, siêu thoát nơi cõi Vĩnh Hằng)
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 134024)
cái tiếng quê hương thật thiết tha, bình dị, nhưng nghĩa... rộng lắm, và nơi góc riêng của tâm hồn mỗi người lại còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều nữa !... .
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135133)
Riêng tôi , tôi đã thuộc lòng từ 38 năm qua. Mỗi ngày qua là một kỷ niệm. Kỷ niệm ơi! Mi mãi theo ta đến hết cuộc đời. Em bây giờ có còn ngồi tựa cửa ru con ?
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 137089)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 139492)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 194460)
Họp mặt chs NQ Khóa 15 (1970-1977) tại Biên Hòa ngày 11/12/2011
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 130655)
Không hề có trong dự tính của tôi lần đầu đến Úc, nhưng cái duyên hội ngộ người xưa cho tôi cơ hội gặp lại khá đông anh chị em cựu học sinh trường Ngô năm cũ.
10 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 129998)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135607)
Không biết từ bao giờ ngày Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ hội chung cho toàn thể mọi người, không hề có chuyện phân biệt tôn giáo nào… .
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128190)
Thầy Trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt đầy ắp tình cảm ấm nồng trong một ngày vào Đông, với bao niềm vui và những nụ cười không dứt…
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128022)
Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122114)
CHIỀU BOLSA - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122654)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128338)
Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 200311)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 134453)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).