Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - TƯỜNG TRÌNH MỪNG SINH NHẬT CÔ HOÀNG MINH NGUYỆT (5/3/2011)

11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 147903)
Nguyễn Hữu Hạnh - TƯỜNG TRÌNH MỪNG SINH NHẬT CÔ HOÀNG MINH NGUYỆT (5/3/2011)


TƯỜNG TRÌNH MỪNG SINH NHẬT

CÔ HOÀNG MINH NGUYỆT

Ngày thứ bảy 5/3/2011

sn_co_nguyet_2011-content


 Cũng như mọi năm, những đứa học trò của Ngô Quyền ngày xưa cùng với đại diện ban chấp hành Biên Hòa, Califoria cùng hẹn nhau xuôi Nam, về San Diego để được chung vui và mừng sinh nhật của cô giáo Hoàng Minh Nguyệt. Thời gian chất chồng lên tuổi tác, nhưng riêng cô Hoàng Minh Nguyệt với những buổi họp mặt Ngô Quyền, Biên Hòa đặc biệt là tiệc mừng sinh nhật, đã mang tuổi đời của người cô chúng tôi xoay ngược, để nhan sắc của cô luôn mặn mà, kiêu hãnh trước thời gian. Niềm vui nhan sắc không tự dưng mà có, cũng như không phải đến với bất cứ một ai. Phải chăng đó là niềm hạnh phúc của một đời người…

Qua kinh nghiệm năm rồi, thấy bạn đồng nghiệp và đám học trò vượt đường xa đến mừng sinh nhật trong mưa gió và trở về trước gió mưa, nên năm nay cô Hoàng Minh Nguyệt quyết định giờ giấc sớm hơn. Nhưng phái đoàn từ Quận Cam vẫn không đến được đúng hẹn, dù đã hẹn trước mọi người đều một lòng muốn đi, cuối cùng Thầy Phan Thanh Hoài vì bận chuyện gia đình nên không đi được, một vài bạn phải đưa rước con thi SAT, lo công ăn việc làm và xe cộ. Từ 2 đến 3 giờ chiều phone tay vẫn reng liên tục, đoàn xe bắt đầu di chuyển như với lệnh hành quân. Mai Trọng Ngãi lái xe đi một cánh, Nguyễn Hữu Hạnh với chiếc xe nhỏ phải tải luôn 6 người, để cô Trí và Nguyễn văn Hòa tại văn phòng bảo hiểm Tuyết Hương với xe Lữ Công Tâm chờ sẵn, xong phải đi rước thêm cô ca sĩ Ngô Quyền Mia Mỹ. Trời chiều Cali rất đẹp, freeway 405 rộng rãi hơn mọi ngày, tiếng của cô Minh Nguyệt vọng từ phone: “các em tới đâu rồi cô đang chờ”. Bỏ lại sau lưng freeway 405 ngàn trùng nhập vào freeway 5 trước mặt, chúng tôi được dịp chiêm ngưỡng nét đẹp trên biển của Nam Cali, hình như thiên nhiên ưu đãi những người có lòng để cùng nhau hưởng một đôi phút thoải mái sau một tuần bận rộn, có bạn bè, có trời đất. Đường còn xa nhưng được nghe 4 má hồng tán gẩu con đường dường như ngắn lại, tưởng đâu chừng những ngày còn chung học, bao kỷ niệm dấu yêu trước sân trường của một thời áo trắng:

Có nàng đi trong nắng, có chàng đợi cuối sân

Được nghe lại những kỷ niệm tình yêu về người bạn đời và chứng nhân Ngô Quyền không còn nữa, một Đỗ Thành Công, một Trương văn Út quen thuộc của khóa 7 Ngô Quyền. Như một đóm than hồng nằm im trong bếp lửa, chợt bùng lên một tình cảm thâm trầm, đến nỗi người còn lại liên tưởng những khuôn mặt thân quen vẫn còn kề cận bên mình…

“Đường còn xa chắc cô Nguyệt đang mong đợi” tiếng người bạn nhắc nhở, đành quên một chút tản mạn tôi tăng vận tốc mong đến tận nơi với bao người đang chờ đợi. Chờ đợi và ước mong, cũng như ước mong trong ngày đại hội Ngô Quyền gặp lại nhiều bạn bè xưa.

Nhà cô Nguyệt đây rồi. Cũng căn nhà nhỏ nhưng ấm cúng, với bạn bè thân hữu, bạn đồng nghiệp và nhất là đám học trò khó thương và quậy phá của cô từ Orange County. Cô Đặng thị Trí, có thêm cô Bùi thị Ngọc Lan cùng phu quân là huynh trưởng Nguyễn văn Chức, Mai Trọng Ngãi, Lữ Công Tâm, Nguyễn văn Hòa, Nguyễn Hữu Hạnh, Ma thị Ngọc Huệ, Mia Mỹ, Trần thị Minh Tâm, Trương Lê Minh Phương, chị Hoa và Trần thị Hạnh. Chúng tôi vui mừng gặp lại một người anh trong gia đình Ngô Quyền, anh Nguyễn Đình Nguyên, Thầy Minh trường Long Thành cũng như nhiều đồng hương và thân hữu quen thuộc vùng San Diego. Mọi người đã nhập tiệc ăn uống và trò chuyện vui vẻ như mừng cho một người thân trong gia đình. Buổi tiệc bắt đầu sôi động thêm khi quý đồng hương Biên Hòa đặt những câu hỏi dồn dập đến người viết, và cảm nghỉ khi đọc xong bài “Anh trai Biên Hòa em người Cà Mau” trên đặc san Tân Mão Biên Hòa California,

Không biết đây là chuyện tưởng tượng hay là thật, câu chuyện nầy khiến tôi cảm thấy buồn buồn như trời mây mù buổi sáng hôm nay. Ôi, nếu đó là sự thật, Tôi muốn biết người con gái mang tên Lỳnh Quỳnh, đã biết rõ cha cô ấy là ai chưa? Cảm giác của cô ấy như thế nào khi tìm được cha mình? Và ngược lại cảm giác của người cha khi gặp con gái không mong đợi của mình ra sao?”.

Và còn đi xa hơn nữa với ba điều bốn chuyện về chuyện văn chương.

Theo Tôi nghĩ có 2 loại nhà văn, văn chuyên nghiệp và văn tài tử, Tôi đọc văn của những nhà văn chuyên nghiệp đọc để mà đọc nhưng Tôi không thích loại văn hoa nầy, rất bóng bẩy, lưu loát như một cái máy hay một bức tranh vô hồn, họ viết chỉ để viết kiếm tiền, để có lợi danh, viết để mà viết nhưng thiếu con tim..., nhưng văn chương tài tử, tạm gọi tài tử vì Tôi không có đủ ngôn từ để diễn đạt loại văn nầy... Người viết hầu hết viết lên những điều đã xảy ra trong cuộc đời họ, hay qua bạn bè, hoặc từ người thân của họ. Họ viết 1 bài văn bằng hơi thở, nụ cười, nước mắt và cả con tim được đặt vào đó...”. Những tiếng nhạc rộn ràng, tiếng nói tiếng cười vô tận cùng lời mời nhau cùng thưởng thức món ăn và nâng ly chúc lời tốt đẹp. Thiếu Tá phu quân của cô Hoàng Minh Nguyệt mang Martel ra mời Đại Tá phu quân của cô Bùi thị Ngọc Lan. Huynh trưởng Nguyễn văn Chức được chị Hoàng Sĩ Cư gọi 2 tiếng thân thương “ Cậu Tám” hớn hở khi gặp lại những đàn em lại là học trò Ngô Quyền của vợ mình, dù tuổi đã 80 vẫn quyết vui tới bến cùng với bọn nhỏ đến nỗi cô Bùi thị Ngọc Lan phải âm thầm cất giấu những chai rượu mạnh, nhưng vị Thiếu Tá chủ nhà vẫn hiên ngang mang tiếp từng chai rượu với lòng hiếu khách. Thương biết mấy Thầy tôi (phu quân cô Hoàng Minh Nguyệt) vì lý do sức khỏe Thầy không còn uống rượu được, tai Thầy không còn nghe rõ, chỉ nhìn khách uống rượu bằng sự thèm thuồng “Phài chi mình còn trẻ” để còn được uống rượu mạnh, còn được nghe tiếng “rượu vào lời ra”. Người hạnh phúc vẫn là nhân vật chánh cô Hoàng Minh Nguyệt đã chia xẻ niềm vui của mình “Cô đã xem TV qua đài SBTN cô xướng ngôn viên Bảo Châu giới thiệu mỹ phẩm mỗi ngày thoa lên mặt, nhìn quý bà quý cô sẽ được trẻ hơn 10 tuổi, nhưng riêng cô với mái trường Ngô Quyền đã làm đẹp cuộc đời của cô và cãm thấy trẻ hơn mấy lần mười tuổi rồi.” Người hạnh phúc thứ nhì là chị Hoàng Sĩ Cư, đêm nay chị có dịp uống rượu, được hát nhiều hơn, hát bằng tâm trạng của mình những câu chuyện tình của môt lần dang dở. Chị Mia Mỹ vẫn sống động như thuở nào với “ Quên Đi “ và chỉ biết gởi gấm lòng mình cho ai đó với “Có những niềm riêng” hòa trong tiếng nhạc của nhạc sĩ Đức Hưng, những bước nhảy điệu luyện cùa Thầy Minh Long Thành và các thân hữu San Diego. Chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn, nhưng có đủ màu sắc Nam Trung Bắc. Chị Đính thân hữu Biên Hòa đã diễn đạt ngọt ngào qua bài thơ viết về xứ Huế, Nguyễn hữu Hạnh tiếp tục ru hồn mọi người qua những câu vọng cổ ngọt ngào như đáp lại tấm lòng của quý đồng hương và thân hữu mến mộ đặc biệt là 2 bậc trưởng thượng bác trai đưa bác gái đến ngồi trên xe lăn vẫn chờ đợi đến phút cuối để được nghe vọng cổ, bằng cái nắm tay run rẩy cám ơn với lời nói chân tình “anh hát hay quá tưởng chừng như đang nghe Út Trà Ôn, anh có thể hát cho tôi nghe bài “ Tình anh bán chiếu”.

Những cô bạn trẻ San Diego tiếp tục với những bản nhạc kích động thời xưa cũ, “60 năm cuộc đời”, “ Anh là lính đa tình “ đã tạo thêm sự hứng khởi cho quý bậc nữ lưu cao tuổi tuy đã gần 80 vẫn còn sung sức “quậy tưng bánh luôn” với những bước nhảy soul, twist, agogo, bebop. Cô Hoàng Minh Nguyệt với những bước chân mềm mại cùng với Nguyễn hữu Hạnh trong điệu Cha Cha Cha. Phải chi gia đình của quý bậc trưởng thượng nhất là các con cháu được nhìn những hình ảnh nầy là cả một niềm hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc không cần bôn ba đâu xa, trời Âu hay Á chỉ ở gần nhà, như điều mong ước của cô Bùi thị Ngọc Lan “cô thiết nghĩ từ đây về sau không cần đăng chúc mừng sinh nhật, ai có ngày sinh nhật mình kéo đến nhà chúc mừng sinh nhât vui hơn”. “Happy birthday” được mọi người cùng hát để chuẩn bị cắt bánh sinh nhật, bài hát được hát thêm một lẩn nữa cho ái nữ cô Hoàng Minh Nguyệt người có diễm phúc trùng ngày sinh với mẹ mình. Cô Hoảng Minh Nguyệt trong sự xúc động gởi lời cám ơn tình cảm mọi người tham dự đã dành cho cô, cô lại được đứa học trò nhắc khéo cám ơn thêm gia đình các con, các cháu và nhất là người bạn đời dù hôm nay Thầy không nghe rõ tâm tình của cô, cụ thể bằng nụ hôn vội vàng của tuổi hoàng hôn…

Một ngày họp mặt mừng sinh nhựt quá vui nên quá chén, từ tình cảm thầy trò đồng hương và đồng môn, không biết say men tình hay men rượu, trên đường về phải nhường tay lái cho người em nhỏ Minh Tâm và chị Trần thị Hạnh. Những tưởng rằng sẽ thiếp say ngủ trên đường về vì có rượu, Nguyễn văn Hòa và tôi chợt tỉnh hẵn thực tình không dám say trước tài lái xe xuyên bang của chị Trần thị Hạnh. Chúng tôi lại có dịp kể cho nghe những câu chuyện vui buồn trên đường về, xoay quanh vấn đề chồng Nam vợ Bắc, chồng Bắc vợ Nam tựu chung vẫn là hạnh phúc nếu biết gìn giữ.Mọi người có được những nụ cười vui qua lời dí dỏm của anh Bắc kỳ Hòa. Rồi đến chuyện buồn, đời người vốn dĩ qua mau, buồn vui lẫn lộn và mất mát. Đại gia đình một người học trò, một người cô, một người bạn gồm đủ Nam Trung Bắc, người chồng Nam kỳ đã sớm bỏ chị ra đi sau thời gian dài chiền đấu với bệnh tật, các con của chị còn ở Việt Nam, trước sự mât mát lớn lao đó chị cũng đã tự mình đứng vững, một phần lớn từ tình cảm của mái trường Ngô Quyền.Vô tình với trong phút giây nhắc lại bằng thương tưởng…Thầy Nguyễn Phong Cãnh. Chúc mừng sinh nhật cô Hoàng Minh Nguyệt, kính mong cô đêm nay có giấc ngủ ngon với nhiều mộng đẹp. Như một lời nhắn nhủ “con người quý ở nhau còn có một tâm lòng”.

Nguyễn Hữu Hạnh

Thêm một vài hình buổi sinh nhật cô Hoàng Minh Nguyệt:

sn_co_nguyet_2011_-3jpg-contentsn_co_nguyet_2011_-15pg-content

sn_co_nguyet_2011_-2jpg-contentsn_co_nguyet_2011_-16jpg-content

sn_co_nguyet_2011_-1jpg-contentsn_co_nguyet_2011_-9pg-content

sn_co_nguyet_2011_-7pg-contentsn_co_nguyet_2011_-5pg-content

sn_co_nguyet_2011_-8jpg-contentsn_co_nguyet_2011_-21jpg-content

sn_co_nguyet_2011_-6pg-contentsn_co_nguyet_2011_-10pg-content

sn_co_nguyet_2011_-22pg-contentco_mn_2011-3-content

sn_co_nguyet_2011_-23pg-contentsn_co_nguyet_2011_-11jpg-content


 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80610)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74071)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65736)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78523)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68822)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76246)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76839)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73884)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73970)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72714)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72050)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75586)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74275)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80541)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74125)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75890)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69244)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73809)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69399)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66571)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .