Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - TỈNH VẬT MÙA XUÂN.

07 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 128647)
Huỳnh Văn Huê - TỈNH VẬT MÙA XUÂN.

 TĨNH VẬT MÙA XUÂN. 

tranh_tinh_vat-content


 Bây giờ đã là cuối… “mùa đông” của miền đất phương Nam, vào sáng sớm cũng có chút se se lạnh, bầu trời bất ngờ trong lúc nào đó đột nhiên ít nắng và phủ kín một màu trắng xám… Vậy là theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên, Xuân cũng sắp về rồi! Ngoài đường người người có vẻ háo hức, đi lại nhiều và hối hả hơn, ngay cả những chiếc xe “Lam” cũng có lệnh từ tòa tỉnh trưởng(?), sơn mới lại… Ngay từ trước Nô-en, cái hang đá lớn của nhà thờ Biên Hòa đã được sửa sang, giăng mắc hoa đèn. Hàng quán ven đường lác đác có nơi đã được trang trí cho bắt mắt, bên trong đâu đó vọng ra giọng hát ngọt ngào, tha thiết, như ẩn chứa một nỗi u buồn man mác của ca sĩ Hà Thanh: “Đón Xuân này ta nhớ Xuân xưa…”. Ngôi chợ tỉnh vốn trở nên nhỏ bé và chen chúc từ lâu, bây giờ đã có dấu hiệu chen chúc hơn để đón một cái Tết đang từng bước trở về… Vào trường Trung học Ngô Quyền với thứ hạng gần như là đậu… vớt, không biết có phải vì mang mặc cảm như vậy hay là vì trước đó đã lãnh trọn một cú… “sốc” thi cử?! Nên suốt cả năm đệ thất tôi học hành bình thường, không có gì nổi trội so với bạn bè… Nhưng qua năm sau, lên lớp đệ lục con đường học vấn của tôi bắt đầu… khởi sắc hơn! Bây giờ ở vào cái thời điểm này, với tuổi tác này, các nhà sinh học đã nói – tuy không phải là tuyệt đối - con người sẽ nhớ chuyện cũ tốt hơn là nhớ những chuyện vừa mới xảy ra. Đã có rất nhiều bài viết nhớ về Thầy, Cô, rồi đến bạn bè… Với vô vàn những kỷ niệm sâu đậm, cảm động và chân chất… .Thật ra những chuyện này có biết bao giờ nguôi cho được trong những trái tim nồng ấm, thắm đượm ân tình của chúng ta, những cựu học sinh Ngô Quyền?!

 Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò. Nhưng có một môn học là môn vẽ và thầy dạy vẽ hình như rất ít được nhắc đến! Theo tôi nhớ, tôi chỉ được đọc một bài(?), đó là bài viết có nói một chút về thầy Mẫn, trong khi chúng ta còn có nhiều thầy dạy vẽ khác nữa… Hay là do tôi đọc còn quá… ít chăng?

 Nhưng thôi, ai cũng hiểu thời trung học khi ra thi Tú Tài phần I và phần II đâu có môn vẽ! Ngành giáo dục nơi đâu cũng xem môn vẽ ở bậc Trung, Tiểu học chỉ căn bản thăm dò năng khiếu học sinh thôi. Chính cái hệ số một của điểm môn này cộng với mỗi tuần lễ chỉ dạy với thời lượng ít ỏi nhất cũng nói lên tất cả rồi còn gì?! Bản thân tôi lúc đi học, tuy không hề coi thường môn này nhưng thật ra cũng xem môn vẽ chỉ để giúp mình… “giải trí” , “thư giãn” hay là… “bay bổng” sau những giờ phút miệt mài, căng thẳng bởi các môn học hóc búa khác mà thôi! 

 Bây giờ xin phép được nói một chút về bản thân – vì có liên quan đến môn… vẽ - rằng tôi có chút (một chút thôi) “hoa tay” từ lúc nhỏ. Thuở học tiểu học, có lần cao hứng, vào một chiều Chủ nhật tôi đem đồ nghề ra gần bờ sông trước nhà để vẽ… phong cảnh. Tôi nhớ có chú mười Q. là giáo sư dạy vẽ ở trường Mỹ thuật Biên hòa đi câu cá ngang qua, thấy tôi làm … “họa sĩ” chú ấy bước vào xem. Một đứa trẻ thì vẽ có ra gì so với người lớn, nhất là đối với chú, thế mà được chú khen và động viên làm tôi… mát ruột, mát gan vô cùng! Màu vẽ do tôi tự chế: màu đỏ của thuốc đỏ y tế, màu xanh và đen của hai thứ mực, tất cả được tôi… “phối” với nhau rồi dùng “cây cọ” là chiếc đũa tre đập cho giập đầu để vẽ… Thế là cũng có được… “tác phẩm”.

 Trở lại chuyện trường xưa… Năm đó lớp chúng tôi có một thầy dạy vẽ, có lẽ người gốc miền Bắc. Tên của thầy là Trương Sĩ Bằng. Vào những buổi sáng cuối năm như năm nay, trời lành lạnh, có lẽ vì phải đi xe rất sớm từ Sài Gòn lên (?), thầy thường hay mặc áo len dài tay, cổ áo trái tim, mang kính trắng gọng nhựa đen, tóc hớt cao, dáng dấp nhìn rất… trí thức. Quả thật thầy có cách thức giảng dạy lẫn phong thái thoải mái của người nghệ sĩ, chúng tôi thích thú lẫn trìu mến gọi thầy là thầy… “nghệ sĩ tính”. Trong lớp, theo tôi còn nhớ (không biết đã đầy đủ hết chưa?) có mấy bạn cũng có… “hoa tay” như tôi, đó là: Lê Xuân Sang, hiện đang sinh sống ở tỉnh Bình Dương và Phan Thành Nam nghe đâu đang ở bên Pháp(?)… .

 Một lần, thầy Bằng cho chúng tôi vẽ với đề tài trang trí tự do một hình chữ nhật. Thông thường các học sinh sẽ dùng thước và com-pa vẽ phối hợp từ những đường thẳng, đường cong và đường tròn bằng bút chì, tạo ra phác thảo trước. Bước tiếp theo chỉ việc dùng màu gì mình thích, chọn và tô vào thôi… Nói nghe đơn giản lắm! Nhưng chắc ai cũng nhớ lại rồi, rất khó để không lem qua đường viết chì và để được đều màu phải không? Tôi bèn có một ý tưởng táo bạo, tôi kẽ một ô chữ nhật đúng kích thước thầy Bằng đưa ra, xong tôi vẽ vào đó một… bức tranh tĩnh vật. Bây giờ đã vào cuối năm, Tết như sắp đến nơi, trong nội bộ học sinh trường Ngô Quyền từ khá lâu cũng có những đợt phát động phong trào để làm bích báo, báo in ronéo rồi!... .Vậy là tôi… phóng tay vẽ ngay một dĩa trái cây chưng Tết! Cho đến tận ngày hôm nay “bức tranh” ấy như vẫn đang trước mắt, và dạo đó tôi đã đặt tên là “Tĩnh vật mùa Xuân”: trên một cái dĩa lớn, chân đế tròn có một trái dưa hấu, một trái thơm, một trái bưởi… Biên Hòa, mấy trái quýt vàng tươi chen vào cho không gian được cân đối và một… chùm nho tím. Phần nền chung quanh được tôi trộn tất cả màu còn thừa lại, thêm chút màu đen vào và tô kín hết phần giấy trắng trong khuôn chữ nhật. Đặc biệt, phần tiếp giáp với các loại trái cây được tôi chừa trống độ một đến hai mi-li-mét và dùng cọ ướt xoa cho… mờ mờ. Như thế được hai cái lợi: đỡ mất thì giờ tỉ mỉ và lại làm nổi bật hình vật thể chính. Có điều lúc đó tôi chưa biết đến quan niệm của một số người nên đã không vẽ các thứ trái cây như: dừa (vừa) – đu đủ (đủ) – soài (xài) – sung (sung túc)… Cũng không sao, một cậu học trò đệ lục chỉ mới gần mười ba tuổi, biết thế nào thì vẽ thế nấy thôi!

 Khi đem vào lớp để nộp cho thầy chấm điểm, có bạn tỏ vẻ ái ngại vì tôi đã dám “phá lệ” làm điều khác thường! Nói thật, trong lòng tôi cũng có chút dao động, mất tự tin, nhưng đã đến lúc này rồi thì phải đành cố gắng bình tâm chờ… kết quả chớ sao!

 Có ai đoán được thầy Bằng đã chấm “bức tranh” của tôi bao nhiêu điểm không? Vào thời đó điểm được chấm theo thang điểm trên hai mươi, nếu một bài toán được làm trúng hoàn toàn, không có chút gì sai sót (điều này cũng không phải dễ đâu!) sẽ được 20/20 điểm, nhưng thường thì các bạn giỏi toán kiếm được 18/20 là vui mừng hả hê lắm rồi. Vậy mà tôi đã được… 21/20 (tôi không có đánh số sai đâu – hai mươi mốt trên hai mươi, và có lẽ cũng có bạn còn nhớ?). Cả lớp nháo nhào, xôn xao…, đây là một số điểm vượt quy định, vượt khung! Và có lẽ chỉ có thầy “nghệ sĩ tính” mới… dám phóng tay cho điểm đến như vậy, bài của tôi đã vượt xa các bạn vẽ khá trong lớp đến mấy điểm. Thầy giơ… “bức tranh” của tôi trước lớp, phân tích cho các bạn nghe, nào là đường gân xanh đậm của vỏ trái dưa hấu được xoa bằng cọ ướt nên trông rất… tự nhiên, rồi nào là có một khoảng sáng viền chung quanh vật thể khiến nó trở nên nổi bật trên “phông” màu tối… .

 Sau đó tôi đương nhiên tôi giữ gìn bài vẽ rất cẩn thận, nhưng qua thời gian quá lâu,có thể là lúc tôi xuống SG đi học, “bức tranh” đã bị thất lạc không biết lúc nào!? Rốt cuộc tôi cũng đâu có được trở thành… họa sĩ!! Hoặc cũng trở thành nhà điêu khắc, kỹ thuật gia tạo mẫu đố gốm hay… kiến trúc sư…. (Như vài kiến trúc sư tên tuổi xuất thân là học sinh Ngô Quyền, tuy không phải nhắc đến tên nhưng có lẽ ai cũng biết). Phần tôi, từ lúc còn đi học cho mãi đến sau này, tôi vẫn tiếp tục… vẽ khi có điều kiện, chỉ để giải khuây và trang trí nơi học hành hay làm việc của riêng mình thôi. Và cũng ít ai biết được đầu những năm 70, thỉnh thoảng vào buổi chiều trên đất Sài Gòn hoa lệ, nhất là vào dịp gần Tết, có chàng sinh viên tỉnh lẻ, túi tiền nhẹ tênh, một mình đi bộ, dạo qua các con đường Nguyễn Huệ, Tự Do rồi qua Lê Lợi…, chỉ để… ngắm tranh! Có phải môn vẽ đã dạy cho tôi rằng: bất kỳ hình thái nào của nét đẹp cũng cần được cảm nhận, trân trọng dù trong cuộc sống đời thường hay trong hoàn cảnh đến như thế nào đi nữa…?

 Thời gian tôi học tập với thầy Bằng đương nhiên là không nhiều… Tuy vậy suy cho cùng những gì tôi “nhận” được từ thầy, - từ… môn học có điểm hệ số một của thầy - nếu mình biết nhận cũng đâu phải là ít? Giờ đây, đất trời đã sắp vào Xuân, một mùa đoàn tụ thiêng liêng sắp đến gần, thật gần…. Như với tất cả những Thầy, Cô từ lúc vỡ lòng cho đến mãi tận sau này…, tôi bao giờ cũng mong ước đơn sơ: có dịp hội ngộ, - dù dưới bất kỳ hình thức nào - để thầy trò cùng trở về một thoáng ngày xanh xưa cũ, để biết rằng tất cả hãy còn vui sống và … mạnh khỏe(?) Với thầy Bằng, tôi suy đoán có lẽ thầy cũng chỉ quá bảy mươi, biết đâu qua bài viết này, trong cái “thế giới phẳng” này, nhân dịp Xuân về… Và cũng biết đâu trước, trong hay sau ngày “Đại hội trùng phùng” sắp tới chúng ta vô cùng hạnh phúc khi gặp lại, hoặc có được mối liên lạc nào đó với thêm một người thầy cũ.

 

  HUỲNH VĂN HUÊ

(Cựu học sinh Ngô Quyền - huynhvanhuehvh@gmail.com)

 

 

 

15 Tháng Tám 2011(Xem: 109482)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113401)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121934)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118983)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 108314)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124847)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119639)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 125100)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 117241)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102936)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 124933)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
22 Tháng Bảy 2011(Xem: 117098)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thanh Duyên
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 117175)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109952)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 100154)
Cám ơn Ban Tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, Cám ơn Thầy Cô, cám ơn tất cả...
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105513)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115524)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
17 Tháng Sáu 2011(Xem: 107064)
Bài này là một trong rất ít bài con viết cho Ba nếu có 1 thế giới nào khác thế giới này, mà Ba có thể nghe được thì xin ba hãy mỉm cười,
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 101935)
Kính dâng Ba Mẹ và xin lỗi Ba Mẹ, ai con cũng có thể viết cho họ đuợc, viết thư tình, viết công văn, viết thơ tán gái, viết... tùm lum, mà chả mấy khi viết được giòng nào cho Ba Mẹ.