Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Kim Phẩm - NHƯ MỘT LỜI TẠ LỖI, NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY.

13 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 96517)
Phan Kim Phẩm - NHƯ MỘT LỜI TẠ LỖI, NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY.

Như một lời tạ lỗi, như một lời chia tay.

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Nhu-Mot-Loi-Chia-Tay-Hong-Nhung-Quang-Dung.IWZCB06A.html

 

634141435411222500_600x450-content


Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.

Trước hết, lời tạ lỗi xin gửi đến Đổ Cao Thông. Tôi và Thông là bạn thân từ lúc ở trường Ngô Quyền nhưng hình như không còn liên lạc nhau kể từ năm 1968 vì sau khi thi đậu tú tài Mậu Thân thì đường ai, nấy đi. Tôi thì vào đại học Khoa Học ban SPCN còn Thông cũng như các bạn khác như Xương, Tới thì gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Lý do tôi và Thông thân với nhau vì chúng tôi gần như là hàng xóm của nhau. Nhà tôi thì ở đường Trịnh hoài Đức, gần xóm Lò Bò và kế bên tiệm may Đô Hội và Lam Thư (một điểm hợp mặt lý tưởng của bao chàng thư sinh Ngô Quyền). Còn Thông thì ở cùng đường nhưng đối diện với lò bánh mì và kế bên nhà bảo sinh Thanh Song. Mỗi ngày Thông đi xe gắn máy ngang nhà tôi thì cho tôi quá giang đến trường. Tôi và Thông tuy học khác lớp nhau, Thông học lớp Pháp văn còn tôi thì “English for Today” là sách gối đầu giường nhưng có lẽ vì thường tâm sự với nhau trên đường đến trường cũng như về nhà nên trở thành bạn thân. Chúng tôi có nhiều chuyện để chia xẻ với nhau nhất là “chuyện tình của thế kỷ” mà hầu như vào lúc ấy học sinh Ngô Quyền ai cũng đều biết đến và ái mộ. Ái mộ về tình yêu nồng nhiệt của Thông đã dành cho người yêu và ái mộ vì tính kiên nhẩn nhưng rất quyết liệt của Thông để chiếm được trái tim của người tình bé bỏng cũng như đạt được sự tán thành của gia đình người yêu. Nếu nghĩ lại, mối tình của Thông và M.U. đẹp như mơ nhưng nhiều ngang trái không khác gì chuyện phim “Winter Sonata” của Hàn Quốc!

Kể từ ngày ấy thì vì hoàn cảnh nên tôi và Thông mất liên lạc với nhau dù là tôi vẫn thường hỏi thăm bạn bè về Thông. Sau nầy thì Thông cùng các con đến định cư tại Paris và thỉnh thoảng có liên lạc qua e-mail. Cách đây vài năm thì Thông có sang Nam Cali và nhân dịp ấy đã cùng Tâm, Hóa lái xe lên thăm bạn bè ở San Jose nhưng tôi đi công tác xa nên không gặp được Thông cũng như các bạn Tâm, Hóa cùng các bạn ở địa phương. Lúc ấy tôi có hứa với Thông là “sẽ gặp mầy nữa và lần nầy thì không say không về!”. Nhưng lần nầy, lần họp mặt Ngô Quyền, tôi lại một lần nữa đã thất hứa với Thông vì tuy tôi đã say trong tiệc Ngô Quyền nhưng không cạn hết ly với Thông trong tiệc hội ngộ tại nhà Hóa! Xin tạ lổi với bạn hiền và hẹn lại vào mùa hè 2011!

blank

 Tạ lỗi với Võ Hải Vương! Vương và tôi học khác lớp nhau. Vương học cùng với Thông ban Pháp văn còn tôi thì bên Anh. Ngày xưa, tôi không thân với Vương mà chỉ “sợ” Vương mà thôi. Đối với tôi, lúc ấy Vương sống ở một thế giới khác, thế giới của những tay “anh chị bự”, thế giới của những “tay chơi” mà bọn thư sinh như tôi khi nhìn thấy mặt đã sợ rồi thì làm sao mà nói tới chuyện giao du với nhau. Nếu các bạn còn nhớ thì vào thời ấy, 1960s, có những tên “anh chị” như Chín Tân, Tài Trọc, Tô Định, Hải Vương mà khi nhắc đến thì hầu như chúng ta hoặc hảnh diện vì làm bạn được với những tay “anh chị bự” hoặc sợ hãi lánh xa như trường hợp của tôi. Tuy nhiên, sau nầy, qua sinh kế thì chúng tôi cũng có vài lần gặp nhau nhưng cũng là xã giao thông thường mà thôi. Rồi đến 30/4/75 thì đường ai nấy đi nhưng tôi vẫn hỏi thăm bạn Vương và tông tich của bạn ấy khi có dịp. Xong đến lần họp mặt Ngô Quyền Trùng Phùng thì mới có dịp gặp lại Vương rồi rượu vào, lời ra và những ngại ngùng, sợ sệt của thời học sinh ở tôi, sợ bị Vương “đánh” đã không còn nữa mà tôi nghĩ có lẽ nhờ rượu mà thôi! Lần tiệc nầy, tôi còn nhớ một câu “bất hủ” của Vương khi tôi và Lynh chụp hình với bạn bè. Vương bảo “Phẩm, vợ chồng mầy già rồi mà sao lúc nào chụp hình tao cùng thấy mầy ôm vai Lynh là sao!” Một câu nói đã mang đến sự “khó khăn” cho tôi cũng như mất lòng người nghe nhưng “it is Vương and it is his style”! 

blank

Tạ lỗi với Đặng văn Toản vì hứa sẽ gặp Toản ở nhà Hóa để tiếp tục trao đổi chuyện ngày xưa. Tôi quen với Toản từ lúc Toản học lớp đệ Tam khi chuyển trường từ Long Thành về Ngô Quyền. Tỏa thường đến nhà tôi chơi vì chúng tôi thích đờn, ca hát chung với Tâm cùng vài bạn khác. Ngoài ra, lúc ấy, ba tôi có mua dàn nhạc Hifi và có những dĩa nhạc của Cliff Richard, the Shadows, Sylvie Vartan nên thu hút được nhiều bạn bè yêu nhạc như Tâm và Toản. Sau đó thì Toản gia nhập hải quân và từ đó chúng tôi mất liên lạc. Cách đây hơn 10 năm thì tình cờ tôi gặp lại Toản ở một tiệm phở ở San Jose và sau đó lại mất liên lạc dù rằng cả hai đều trao đổi e-mail và phone rất là cẩn thận. Đến bây giờ gặp lại, tôi và Lynh trò chuyện với cặp Toản & Nhung như không hết chuyện dù là tôi và Toản thường bị gián đoạn cuộc đàm thoại qua nhưng câu “vô, cạn ly” của bạn bè! Hy vọng một ngày đẹp trời chúng tôi lại gặp nhau không những ở Cali mà còn ở Utah na!

blank

 http://www.youtube.com/watch?v=8Tj6kYfAmt8 (Sylvie Vartan: La Plus Belle Pour Aller Danser (1963))

Tạ lỗi với Nguyễn Xuân Hóa vì đã không tham dự tiệc ở nhà Hóa. Ngày xưa, tôi không chơi thân với Hóa mà chỉ chào hỏi sơ qua thôi. Tuy nhiên, chuyện “tình thầm kín” của Hóa thì tôi biết rất rõ qua người bạn của Hóa không ai khác hơn là Thông! Sau đó thì tôi không trò chuyện với Hóa cho đến lần gặp mặt vừa qua. Tôi và Hóa đã “chén anh, chén tôi” ngày hôm ấy và tôi đã mạnh dạn đáp ứng lời mời của Hóa là “sẽ cùng uống với nhau nữa” nhưng cuối cùng lại không thực hiện được. Thôi thì “Hóa ơi! Hãy để dành ly rượu cho tao vào July 2011 nhe và cám ơn lời mời của mầy và bà xã!” 

blank 

Tạ lỗi với Lữ Công Tâm vi đã thất hứa! Tâm phone tôi nhiều lần trước ngày họp mặt để rủ tôi đến dự tiệc tại nhà Hóa và cũng như đã cố gắng thuyết phục Lynh “cho Phẩm tự do một ngày với bạn bè”. Lý do thất hứa không phải là tôi “không thể ra khỏi trại” mà vì sau khi tiệc xong trở lại San Diego thì tôi bị cảm gió, nôn mửa nên đành ở nhà tịnh dưỡng dù rằng tâm tư thì đã gửi hẳn tại nhà Hóa! Tôi tạ lổi với Tâm nhưng cũng cảm ơn Tâm đã không quản cực nhọc, khó khăn đã đứng ra “vác ngà voi” không những cho trường Ngô Quyền mà còn cả cho cộng đồng Biên Hòa nữa. Một hành động dấn thân đáng khâm phục. Xin ngã nón chào Tâm!

blank

Tạ li với anh Ma Thanh Tâm, Thành “Móm”, Thọ “Huỳnh Hiệp”, Xương, Tới, Tuấn vì đã không được uống rượu với các bạn ở nhà Hóa. Thôi thì hẹn lại lần sau nhe, các bạn!

blank


Cuối cùng, lời tạ li đến Xương & chị Nhung, Tới, Tuấn & chị Vân, chị Nhàn vì đã không đến chơi với các bạn tại nhà Hóa và đã không có dịp chụp hình chung với nhau trước khi chia tay để trở lại “thung lũng hoa vàng”.

blank

Bài viết nầy như một lời tạ lỗi với tất cả vì những lời hứa của tôi mà không thực hiện được. Hy vọng sẽ tạ lỗi vào July 2011 và cầu xin tất cả Thầy Cô cùng bạn bè đều dồi dào sức khỏe để còn gặp lại nhau trên du thuyền Ngô Quyền!

Xin tất cả hãy đến với nhau vì sợ là sẽ không còn dịp gặp nhau nữa.


Phan Kim Phẩm

Fremont, California, July 2010

06 Tháng Hai 2010(Xem: 84496)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91488)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97913)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
11 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 95619)
Nhớ về quê hương, nhớ thời thơ ấu, dưới mái trường xưa, con đường ngập lá vàng rơi, nhớ chúng mình một thời rong chơi. Cuộc đời đổi thay, chúng ta mỗi người mỗi ngả, đối với tôi, đời sống thế nào? Ngày tháng phôi pha, xứ người xa lạ, lòng luôn ngóng về quê hương, nhớ từng nơi ngày đó chúng tôi đã đi qua, nhưng bây giờ cảnh cũ không còn và các bạn xưa cũng không còn, biết lưu lạc nơi nao?
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100366)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93990)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97336)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210435)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100949)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96061)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92362)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75550)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84600)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76327)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93581)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87029)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58691)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77719)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 75143)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 82252)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…