Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Ngọc Xuân - THƯ NHÀ - GỬI NGƯỜI EM GÁI

29 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 89342)
Nguyễn Ngọc Xuân - THƯ NHÀ - GỬI NGƯỜI EM GÁI
blank


THƯ NHÀ

 

 Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.

Mười ngày sau khi em đã về Việt Nam, từ Đà Nẵng tôi nhận được điện thoại của em gọi từ Nha Trang. Đó là lần đầu tiên tôi được trò chuyện cùng em, dù mới chỉ là qua điện thoại. Giọng em trong sáng, bình tĩnh, tự tin, lại có pha chút dí dỏm nữa... Em không có lời nào cho biết rằng em vừa lo xong việc an táng phụ thân và đang cư tang tại gia đình cha mẹ em ở Nha Trang. Trong giọng nói của em qua điện thoại, tôi không nhận ra mảy may nào sự phiền muộn buồn rầu của một người con gái vừa mất Cha, đã bằng mọi giá vượt ngàn dặm xa xôi, gấp rút vội vã trở về quê hương để kịp lo tang sự cho phụ thân.

Đến bây giờ, tôi còn được biết thêm rằng, nếu tôi không nhầm thì ngay khi còn ở Cali trước khi về Việt Nam lần này, em cũng không thông báo cho một thân hữu nào ở Mỹ biết tin Ba em mất (?). Chỉ đến khi từ Nha Trang trở lại Mỹ, sau khi đã chu toàn việc an táng phụ thân tại quê nhà, bằng một bức thư và một bài viết thay lời cáo phó, em đã làm mọi người xúc động gấp bội phần, khi hay tin người Cha kính yêu của em vừa tạ thế.

Tôi chưa được hân hạnh gặp em lần nào, và chỉ mới biết em trên trang web Ngô Quyền hơn một năm qua. Nhưng tôi rất cảm kích và trân quý những bài văn do em viết. Em viết nhiều và viết khỏe. Và bài viết nào của em cũng đều có giá trị, không chỉ về mặt văn chương mà còn có giá trị lịch sử nữa. Những bài viết ấy thật hữu ích không những cho mọi người hiện nay mà còn cho thế hệ mai sau, vì đã ghi lại rõ nét và trung thực sự khác biệt của tình trạng đất nước và con người Việt Nam trước và sau năm 1975, bằng ngòi bút của chính người đương thời trong cuộc - một phụ nữ dũng cảm, trí tuệ và nhân ái...

Sẽ là ấn tượng mãi mãi, hình ảnh người con gái nhỏ Việt Nam can trường vượt khó tại trại tỵ nạn Pulau Galang trong thập niên 80:

http://ngo-quyen.org/D_1-2_2- 223_4-1103_5-30_6-1_15-1/ Nguyen-Tran-Dieu-Huong--- CHUNG-VA-RIENG-VUOT-BIEN-MOT- MINH-.html


Những điều em viết phải đâu chỉ là hư cấu? Đó là sự thật không thể chối cãi hay phản biện. Gần đây, một Trường Đại Học Nhà Nước ở thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam đã đăng lại sự thật ấy, mà không hề cắt xén hay bôi xóa một dòng chữ nào của em:

http://www. daihocsuphamkythuat-thuduc. com/khidatchuyenminh.html

Nhẹ nhàng, thấm thía ,chân thành, cảm động, "MƯA LÂU THẤM ĐẤT " luôn luôn là món quà thắm thiết tình Mẹ cho mọi người Việt nam vào Vu Lan hàng năm.

Giờ đây, sau hành trình thiên lý về đất Mẹ, khi cất bước trở về Mỹ, em đã tròn vẹn lòng hiếu thảo của người con gái, mang theo hình ảnh cây cao bóng cả của người hiền phụ vừa nằm xuống dưới bờ cát trắng Nha Trang:

http://ngo-quyen.org/D_1-2_2-148_4-1149/Nguyen-Tran-Dieu-Huong---DOAN-CUOI-HOI-KY-CUA-BA.html

 ........

Khi em mới về Nha Trang, do không biết nhà em có đại tang, vô tình tôi vui mừng welcome em "đã về đến nhà " bằng 1 email gửi kèm bài hát "Nha Trang ngày về":

http://www.youtube.com/watch? v=U7p57NSvc6o

Không biết khi nhận được email ấy, em có giận tôi không? Nếu có, xin em thứ lỗi... Nha Trang và bài hát Nha Trang từ lâu là khúc hát muôn thuở yêu thích của tôi. Quê hương mình nói chung và Nha Trang nói riêng, rất đẹp, phải không em? Tôi đã đến Nha Trang nhiều lần, mỗi lần với mỗi xúc cảm khác biệt về đất nước quê hương: lần đầu tiên vui mừng hớn hở biết bao nhiêu, lúc về thăm quê hương rực rỡ nắng vàng cát trắng khi vừa tốt nghiệp HVQGHC năm 1973, để rồi buồn bã bấy nhiêu lúc trở lại đấy năm 1976, khi nhìn thấy cảnh tiêu điều của bãi biển và thành phố Nha Trang, mặc dầu bên cạnh tôi lúc ấy có người vợ hiền vừa mới cưới... May sao nhà tôi lúc ấy, bằng tâm hồn của một văn nghệ sỹ Sài Gòn, giữa tuổi thanh xuân của đôi lứa, đã cùng tôi chia sẻ vui buồn về những sự mất còn của đất nước, của Nha Trang (và đã hát cho tôi nghe "Nha Trang ngày về " bằng chính trái tim mình )... Gần đây, tôi cũng có đến Nha Trang. Nha Trang ngày nay "hoành tráng ", không chỉ là VinPearl, mà còn là Hòn Ngọc của Viễn Đông.. .Nhưng " hòn ngọc của riêng tôi "đã mất rồi, em ạ !! Mới hay, cuộc sống vô thường... Cảnh cũ người xưa đâu tá? Chỉ nghe tiếng sóng vỗ rì rầm trên bãi khuya , như lời thì thầm muôn đời kể lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá vãng vàng son... Vậy nếu em đã có hoặc không nghe "Nha Trang ngày về" cũng xin em đừng trách nhé? Xin hãy cho tôi nợ em một lần đến Nha Trang, một lần đến để thăm lại mảnh đất và con người mà mình hằng yêu dấu, để nhớ mãi những tâm tình đã chia xa...

Một trùng hợp ngẫu nhiên là năm nay ngày Lễ Cha (Father's Day) lại nhằm vào những ngày em chịu tang thân phụ. Kể từ khi Ba tôi mất (1981, hàng năm vào dịp Lễ Ch , tôi thường nghe lại PAUL ANKA hát bài Papa:

http://www.youtube. com/watch? v=QZ6LwbmlZ- E&feature=related

Một buổi sáng trong thời gian em đang ở Nha Trang, vừa mở máy nghe bài hát trên, tôi nhận được email của anh T. A.T. - một người bạn học cùng lớp với tôi trong suốt 7 năm ở Ngô Quyền - forward "cho anh em bạn AMI Biên Hòa" bài viết của anh Nguyễn Hữu Hạnh, thay lời báo tin mừng con gái của T.A.T, vừa đỗ Tân Khoa Bác Sỹ tại Mỹ. Tôi chưa vội reply cho T.A.T để chúc mừng vì sợ niềm vui bay đi xa mất, một mình tôi ngồi bên máy tính lặng lẽ lắng nghe niềm vui ngấm sâu tận tâm hồn... Tôi thầm nói "Cha nào con nấy" , xưa T.A.T học giỏi thì bây giờ con cái cũng đỗ đạt vậy... Lúc còn học chung ở NQ, vào năm Đệ Tam, có lần T.A.T khuyên tôi "Sống ở đời phải để dành, mày ạ! Kể cả tình cảm cũng phải để dành". Lúc ấy nghe T. nói , tôi chỉ thầm mỉm cười thằng bạn "già bày đặt lớn tuổi "! (T. lớn hơn tôi 1 tuổi ) Có lẽ ngày đó T. nghiêm túc trong tình cảm hơn tôi , còn tôi trong lúc tuổi dậy thì đã vội vàng để "hồn lỡ sa vào đôi mắt em", đem lòng thương thầm nhớ trộm một cô bạn gái học khác lớp  ban A… Tất nhiên, những tình cảm ấy chẳng đi đến đâu và chỉ là mối tình vụng dại của tuổi học trò... Nhưng mấy mươi năm về sau này, nhớ lại câu nói ngây ngô của thằng bạn cũ ngày nào, tôi thấy đúng làm sao! Đọc bài "Một bông hồng cho Cha" của nhà văn VÕ HỒNG , tôi lại nghiệm ra lời T.A.T. đã nói trong thời thơ ấu là không sai:

http://vietmessenger.com/books/?title=motbonghongchocha&page=1

Không bộc bạch dễ gần như Mẹ, cha thương con nhưng không thố lộ bày tỏ rõ ràng, công khai, lúc nào Cha cũng ẩn giấu tình cảm yêu thương con trong bộ mặt nghiêm trang, trong tác phong ngôn phong cứng cỏi, kín đáo... Đó chẳng phải là một cách "để dành tình cảm" cho con hay sao? Để dành mãi từ khi con còn bé thơ cho đến ngày con khôn lớn, học hành đỗ đạt thành danh. Như vậy là Cha phải chắt chiu nhiều lắm, phải tốn công nhiều lắm, bằng tất cả mồ hôi tâm trí của trọn cuộc đời Cha... Cái bằng-cấp-cuộc-đời mà con cầm được trên tay hôm nay là cả một kho-tàng-để-dành của Cha...

Sau khi Ba tôi mất (1981), tôi thường tìm gặp bạn bè tâm tình cho vơi bớt nỗi buồn. Nhưng dạo ấy còn khó khăn quá, bạn thân đứa thì còn dập vùi trong trại tù cải tạo, đứa đã đi xa, đứa nào còn ở nhà thì tứ tán khắp nơi tìm kế mưu sinh... Chỉ có mình tôi với nỗi cô đơn buồn chất ngất... Thư này viết cho em, thật dài dòng, nhưng tôi không ngại làm mất thời giờ của em đã đọc , vì hy vọng những dòng thư sẽ như là những lời tâm tình chân thật của một người bạn trong lúc em còn tang chế, để em không bao giờ cảm thấy cô đơn như tôi ngày trước... Bên em bây giờ luôn có rất nhiều bạn, trong đó có cả một người bạn lớn hết sức thiết thân là trang web Ngô Quyền, một trang web mà theo như anh TRẦN NGỌC DANH đã nói, là một trang web tràn đầy tình người... 

Đầu thư, tôi có nói không nhận ra chút buồn nào trong giọng nói của em qua điện thoại, nhưng thực sự tôi biết nỗi buồn to lớn ấy đã được giữ kín trong tâm hồn của một phụ nữ đầy nghị lực, ý chí và can đảm, luôn luôn bình tĩnh bước đi và vượt qua mọi khó khăn...

Giờ đây, thắp nén tâm hương kính tưởng niệm người đã khuất, tôi cầu mong Người gia hộ cho em luôn luôn cảm thấy lòng thư thái, tâm an và dồi dào sức khỏe, may mắn, thành công trong cuộc sống.

Bên thềm Đại Hội Họp Mặt Truyền Thống Cựu Học Sinh Ngô Quyền, tôi chúc em tìm thấy niềm vui là thành viên của một đại gia đình đầy tình thương yêu đoàn kết. Chúc Đại Hội thành công viên mãn.

Xin tạm biệt và hẹn em thư sau.

Thăm em:

NGUYỄN NGỌC XUÂN

Việt Nam - Tháng 6 / 2010

blank

 

30 Tháng Mười 2014(Xem: 32698)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 29130)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 2014(Xem: 29008)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 31147)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
19 Tháng Chín 2014(Xem: 20317)
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi).
19 Tháng Chín 2014(Xem: 23072)
Cầu nguyện ơn trên trong giấc ngủ an lành, dẫn đưa hương linh của Thầy sớm về cõi Phật.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 26308)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24859)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 16923)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
13 Tháng Chín 2014(Xem: 31040)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 24991)
Đường đời dù muôn ngàn lối rẽ – từng xô dạt “ ngũ long” trôi tận cuối đất cùng trời – thì vẫn còn có ngày, nhóm “ngũ long” chúng mình cùng lúc tìm về thăm bến sông xưa…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 29493)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38314)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 18721)
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 16872)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14622)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22577)
Để trân trọng những kết quả sau cùng hiện tại là một mái ấm gia đình bền vững, viên mãn. Anh chị Phương & Loan đã làm được điều đó để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mát và nhiều màu sắc.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 16950)
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20954)
Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tui cho tui có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.