Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Một Góc Thầy Trò 5 - Nguyễn Trần Diệu Hương.

02 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 37676)
Một Góc Thầy Trò 5 - Nguyễn Trần Diệu Hương.

Thành lập năm 1956, đến thập niên 70s, trường Trung học Ngô Quyền đã có được lớp học sinh “thế hệ NQ thứ nhất” quay về trường xưa, không phải chỉ để thăm các Thầy Cô cũ, hay đi dọc theo những hành lang để tìm lại kỷ niệm thời Trung học, mà còn để tiếp nối sự nghiệp cao quý đứng trên bục giảng, đào tạo các lớp đàn em.

 

Và thế hệ NQ đậu vào lớp sau đầu thập niên 70s là những lớp đàn em may mắn nhất, được học với các đàn anh, đàn chị Ngô Quyền trong bối cảnh xã hội kỹ cương Thầy Trò vẫn còn nguyên, quan niệm nho giáo “Quân Sư Phụ” vẫn còn được trân trọng, ở học đường, ít nhất là đối với “Sư” và “Phụ”.

 

Hồi xưa, đúng như hai câu thơ một nhà thơ đã làm từ thời tiền chiến, mà những cô cậu học trò tinh nghịch đã sửa chỉ mỗi một chữ thành:

 

 “Em còn nhỏ xíu ngây thơ lắm

 Chỉ biết… ăn thôi, chẳng biết gì”

 

Thế hệ của CHS NQ Nguyễn Trần Diệu Hương thời điểm đó, nữ sinh vẫn còn chơi cò cò trước cửa lớp giờ ra chơi, nam sinh vẫn con mê bắn bi hơn là mê …con gái, và vẫn còn nhìn các Thầy Cô như một khuôn mẫu toàn hão, không hề biết mình đang được học với nhiều đàn anh, đàn chị Ngô Quyền.

 

Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình.

 

Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.

 

Ước mong danh sách “những CHS NQ trên bục giảng” sẽ còn được tiếp nối với nhiều cảm nghĩ, nhiều chia sẻ khác trong tương lai…

 

 

 

mgtt5_-_hinh_quythayco_dh-1


Từ trái sang phải: Thầy Hoàng Phùng Võ, Thầy Mai Kiến Phúc, Thầy Phan Thanh Hoài (hàng ngồi)


Thầy Diệp Cẩm Thu, Cô Hà Thị Nhung, Nguyễn Trần Diệu Hương (hàng đứng).

 

 

 

NHỮNG CHS NGÔ QUYỀN TRÊN BỤC GIẢNG.

 

 

 Vào trường Ngô Quyền trong thập niên 70, tôi không được hân hạnh học những năm cuối ở Ngô Quyền, nhưng bù lại tôi có may mắn được học với 5 thầy cô là cựu học sinh Ngô Quyền. Với quý thầy cô này, sợi dây gắn bó với trường bền chặt gấp hai lần những thành viên khác của Hội CHS NQ, mỗi thầy cô đều có một quá khứ học trò nhìn lên bục giảng, tiếp nhận những kiến thức căn bản từ quý vị giáo sư, và cũng thực hiện được mơ ước trên bục giảng Ngô Quyền.

 

 “Mai sau con lớn làm cô giáo

 Thiên hạ trông lên ngước mắt chào”

 

 Những thầy cô này là bạn học của nhiều anh chị tôi được quen biết trong những lần họp mặt CHS NQ hàng năm ở California. Qua lời kể của các anh chị đó tôi được biết là các thầy cô cũ của mình thời đi học đều học rất giỏi.

 

 Thầy Diệp Cẩm Thu được anh Nguyễn Hữu Hạnh gọi là “một trong những đứa con cưng của Ngô Quyền”. Có lẽ thầy là ông thầy hiền nhất trong tất cả các thầy cô trong suốt quãng đời cắp sách cũa tôi. Thời gian thầy đứng trên bục giảng cũng nhiều gần bằng số tuổi của chúng tôi, lớp học trò đầu tiên của thầy. Trong những lần họp mặt, nhiều anh chị vẫn “phân bì”, lúc nào thầy Phố cũng nhớ đến “Diệp Cẩm Thu” mà quên đi những học trò khác. Cũng có lý do để thầy Phố và có lẽ nhiều thầy cũ khác của thầy Thu nhớ đến thầy Thu. Có lẽ thầy sinh ra để làm một nhà mô phạm và suốt đời sống mẫu mực cho “Thiên hạ trông lên ngước mắt chào” như một câu thơ đã ca tụng những nhà giáo chân chính. Điều duy nhất tôi đã làm được để tỏ lòng biết ơn thầy là đã vẽ lại “tập hợp giao” không phải bằng những vòng tròn của Tân Toán học mà là những suy nghĩ rất chân thành khi nghĩ về những người lái đò xưa, đã cùng các bậc sinh thành, đưa chúng tôi đến bờ bến thành đạt.

 

  Lần đầu tiên tôi gặp lại cô Hà Thị Nhung sau giờ Hình học cuối cùng của cô kể từ niên khóa 74-75, đời sống đặt lên vai thầy trò chúng tôi 32 năm với nhiều “vật đổi sao dời”, nhưng cô vẫn nhớ chổ ngồi đầu bàn nhất của tôi trong lớp học ở giữa dãy lầu quét vôi vàng ngày xưa của Ngô Quyền. Dĩ nhiên dưói mắt cô đã ẩn hiện “vết chân chim” nhưng nét thông minh của một trong những nữ sinh đầu tiên của lớp đệ nhất B (12B) Ngô Quyền vẫn còn. Cô lái xe đến thăm tôi trong mưa phùn giữa mùa đông của California, cô và trò “nhìn xuống cuộc đời” qua cửa sổ kính dầy của Marriott Courtyard ở Anaheim mà nhớ đến những khung cửa sổ hình chữ nhật của những lớp học ở Ngô Quyền xưa. Ước gì có một ngày, mình được về ngồi nhìn lại mưa trên sông Đồng Nai. Bên đời lưu vong, ở một khía cạnh nào đó, mình cũng giống những tam giác đồng dạng ngày xưa cô đã dạy em phải không thưa cô?

 

 Qua cô Nhung, tôi được biết cô Liêng Tuấn Tài, giáo sư Đại số của lớp chúng tôi và là bạn học cùng lớp đệ nhất B của cô Nhung, vẫn đang sống ẩn dật bình an với một tiệm sách nhỏ ở Biên Hòa. Ngoài những đẳng thức, phương trình của môn Đại số, cô còn chứng minh cho chúng tôi một cách hùng hồn câu ngạn ngữ “hữu xạ tự nhiên hương”. Càng lớn lên, nhìn lại quá khứ, nhìn lại những người bạn học ngày xưa giữa cuộc đời có muôn ngàn lối rẽ, tôi càng hiểu hơn bao giờ hết những điều cô Tài đã dạy lũ học trò con gái mắt sáng môi tươi nhưng rất ngu ngơ ngày nào. Tôi chưa có dịp gặp lại cô kể từ giờ học cuối hơn 30 năm qua ở Ngô Quyền, những điều cô dạy tôi dù nhạt nhòa theo năm tháng nhưng nền tảng suy luận vẫn còn, bởi vì tôi đã được học toán với cô, một “đàn chị Ngô Quyền” rất xuất sắc thời đi học.

 

 Nếu bây giờ các em ở trong nước được học môn Công dân giáo dục, và được nghe đọc “Le Petit Prince” như thầy Huỳnh Quan Phận đã dạy cho chúng tôi từ bục giảng của những năm đầu Trung học thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều, tôi tin chắc như vậy. Thời Trung học của thầy ở Ngô Quyền chắc là rất bình an, thơ mộng, nên thầy cũng tạo cho chúng tôi những giờ phút thoải mái nhưng vẫn giữ trật tự nghiêm minh trong giờ học. Hơn mười năm trước, lúc giơ tay tuyên thệ thành công dân Hoa Kỳ, tôi đã cố gắng kìm những giọt nước mắt lăn ra khi nhớ đến lời giảng của thầy ngày xưa “mỗi người dân chỉ có một tổ quốc và nên tuyệt đối trung thành với tổ quốc của mình”…

 

 Ở tận một góc nào đó rất xa, không phải ở trong nước, bây giờ cô Phạm Thị Hạnh vẫn dạy Anh văn như hồi xưa cô dạy chúng tôi. Học trò của cô bây giờ lớn hơn chúng tôi ngày xưa nhiều, và cô cũng không còn ở tuổi ngoài hai mươi như lúc chúng tôi nhìn cô đứng trên bục giảng mỗi tuần hai lần. Nhưng hẳn là những bài học ngoại ngữ vẫn như xưa, vẫn được giảng dạy bằng nhiệt tình của một cô giáo trẻ truyền lại kiến thức cho đàn em. Bây giờ đã nói được tiếng Mỹ rất nhuần nhuyễn, nhưng tôi vẫn không quên những bài học đầu tiên cô Hạnh dạy chúng tôi ở một thời xưa đã nằm trong ký ức tuyệt vời của thầy trò chúng tôi.

 

 Ngoài tư cách nhà giáo, cả năm thầy cô kể trên đã hướng dẫn chúng tôi bằng nhiệt tình của những đàn anh, đàn chị Ngô Quyền. Nếu ở mỗi cuộc họp mặt, có bảng tên màu xanh cho CHS, bảng tên màu vàng cho quý thầy cô, thì chắc phải có một bảng tên nửa vàng, nửa xanh cho những lớp đàn anh, đàn chị Ngô Quyền đã công thành danh toại, về lại trường xưa với tư cách mới trên bục giảng nhưng tấm lòng với thầy cũ, trường xưa vẫn còn nguyên, mãi mãi không nhòa…

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

 Santa Clara, đầu thu 2007

 (Với lòng biết ơn đến các CHS NQ đã là thầy cô của em)

 

10 Tháng Năm 2022(Xem: 5922)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6821)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6468)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 10719)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8932)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5766)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 8202)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 13089)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 6007)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 6182)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 9293)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8919)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6799)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6644)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6797)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 10315)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 10494)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 11557)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 12415)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10767)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 11570)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10635)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 10643)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 11408)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 10990)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9827)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 9831)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?