Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Vũ Khánh Thành - Xác Định Chủ Quyền Văn Hóa Của Tổ Tiên Việt Tộc.

23 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 32682)
GS Vũ Khánh Thành - Xác Định Chủ Quyền Văn Hóa Của Tổ Tiên Việt Tộc.



LTS: Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.

 

Đặc biệt nhất , Thầy là người Việt đầu tiên được nhận lãnh Huân Chương MBE từ Nữ hoàng Anh tại Buckingham Palace . MBE là tên viết tắt từ “Member of the Order of the British Empire”, nghĩa là thành viên của Hội những người có thành tích tại Vương quốc Anh. Đây là một danh hiệu cao quí rất ít người di dân đạt được.

 

Để biết thêm các hoạt động và thành tích của Thầy, xin mời vào xem 3 trang web sau đây:

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VuKhanhThanhAwardedMbeByEnglishQueen_Thuy-20060422.html

http://www.anvietuk.org/avuk/cms/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=9&Itemid=32

http://www.ngoquyen.org/default.aspx?LangID=38&tabId=400&ArticleID=430&Page=1

 

Và trong niềm hãnh diện chung của đại gia đình Ngô Quyền, xin được hân hạnh giới thiệu một bài biên khảo mới nhất đặc biệt về lãnh vực văn hóa Việt Nam của Thầy Vũ Khánh Thành vừa mới gửi đến cho trang web Ngô Quyền của chúng ta.

 

 

 

XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN VĂN HÓA CỦA

 

TỔ TIÊN VIỆT TỘC

 

 

 

 

7_thayvukhanhthanh_-1-content

  GS. VŨ KHÁNH THÀNH 

 

 blank

 

  

1. Nhà nông đầu tiên trên thế giới

 

Ngày 8.5.09 vừa qua trên BBC có một bài ngắn đưa tin Martin Jones thuộc Đại Học Cambridge đã cho thấy việc trồng trọt các vụ mùa riêng biệt có thể đã bắt đầu từ vùng Viễn Đông cách đây từ 10 ngàn năm tức là sớm hơn hai thiên niên kỷ so với những gì mà lúc trước người ta dự đoán. Cho tới nay, người ta thường cho rằng nông nghiệp định cư thực sự bắt đầu cách đây tám ngàn năm tại vùng Lưỡng Hà cổ, nay là Iraq.

 

Giáo sư Jones nói rằng, kết quả khảo cổ tại Trung quốc làm thay đổi mọi thứ. Giống lúa cổ nhất tại Trung Quốc giờ đây đã có 12 ngàn năm tuổi. Hạt Kê ở miền bắc nước này có tới 8 ngàn năm tuổi. tại nhiều vùng ở châu Á và Mông Cổ, đây là loại lương thực chính mà người ta ăn vài lần trong ngày.

 

Vì là một bản tin vắn, không có thêm nhiều chi tiết, không biết Giáo Sư Jones nói Trung Quốc là một nước, một dân tộc như hiện nay hay lãnh thổ của dân Bách Việt trong vùng Hoàng Hà Dương Tử mà dân Bách Việt đã định cư truớc khi có Trung Quốc của Hán Tộc được làm nên do người Mông Cổ du mục xâm chiếm vùng Hoàng Hà Dương Tử, hoà huyết với dân Bách Việt thành ra người Hán mà lãnh thổ của họ thời đó còn bé tí ti, chỉ như một quận huyện ngày nay. Gọi là Trung Quốc là nước ở giữa, có nghĩa lã chung quanh còn có nhiều nuớc khác chứ không là toàn lãnh thổ Trung Quốc như ta thấy ngày nay. 

 

Trong tác phẩm “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa đã trưng dẫn bản đồ của tạp chí National Geographic (Hoa Kỳ) ấn hành, ghi rõ Việt (Yue) sống đời định cư 5,000 năm trước tây lịch và là giống dân đầu tiên trồng lúa gạo trên thế giới. Cuốn “An Historical Atlas of China” của Albert Herrmann, Giáo Sư Đại Học Berlin cũng cho biết như vậy.

 

Cuốn BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ của Thuận Đức, Âu Đại Nhậm, Trịnh Bá soạn, là cuốn cổ sử về giống Việt, viết ra từ 500 năm trước tại Trung Quốc, cất trong kho trữ sách trung ương, chỉ dành cho một số người tra cứu sử liệu được đọc mà thôi. Ngay cả Sử Quán của triều Nguyễn Việt Nam cũng cố công tìm nhưng không tìm thấy. Vào năm 2006, trung tâm nghiên cứu văn hoá Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho in, phổ biến bản dịch của Giáo Sư Trần Lam Giang. Ấn bản này có cả phụ lục nguyên bản của sử gia thời nhà Minh, Âu Đại Nhậm, để đói chiếu.

 

Giai đoạn lịch sử mà “Bách Việt Tiên Hiền Chí” đề cập là triều Hán, triều đại chủ trương đánh chiếm và sáp nhập toàn bộ đất Việt vào lãnh thổ Tàu. Cuối cùng, một dải đất rộng bao la, nay ước chừng 1/3 toàn bản đồ Tàu, của nước Việt đã bị đẩy mãi xuống tận miền Nam, và Bách Việt nay chỉ còn có Lạc Việt, chi trưởng của Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay.

 

Nhà văn Hà Văn Thuỳ trong bài viết “ Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu” (Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn Học, 2008) khẳng định: “Tổ tiên người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, khi người Mông Cổ tràn xuống nam Hoàng Hà chiếm đất của người Việt, hòa huyết với người Việt sinh ra. Vì vậy, tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể có trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của Việt tộc.” Và bài “Truy Tìm Gốc Tích Cây Kê” cũng trong sách trên đã xác định rằng muốn tìm nguồn gốc cây Kê phải giải quyết hai vấn đề: Người trồng Kê ở làng Bonfo 5,000 năm trước là ai và trước hết ở đâu ? Ông dẫn chứng tác phẩm “Nguồn Gốc Phương Đông” (The Cradle of The East) của Giáo Sư Ho Ping-Ti để đi đến kết luận là có sự hoà huyết giữa người du mục và người nông nghiệp, sống hoà thuận trong cộng đồng Bách Việt. Giáo sư Zhu Naiccheng trong chuyên luận “ A Summary of Prehistoric Rice-cultivating Agriculture” cũng kết luận rằng “Cả gạo lẫn cây Kê đều được gieo trồng trong khu vực giữa sông Hoàng hà và sông Huai (Hoài) tức “lúa gạo và cây Kê đã được trồng xen nhau trong miền văn hoá tiền sử Trung Hoa”

 

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Giám Đốc Viện Garma Úc, trong bài giới thiệu cuốn Địa Đàng Phương Đông của Stephen Oppenheimer đã viết “Qua những khám phá này, chúng ta có bằng chứng để phát biểu rằng, trước khi tiếp xúc với người Hán từ phương Bắc (Trung Hoa) đến, tổ tiên chúng ta đã tạo dựng nên một nền văn minh khá cao, nếu không nói là cao nhất trong vùng Đông Nam Á … Tổ tiên chúng ta đã phát triển và ứng dụng kỹ thuật trồng lúa trước người Hán hay là những người thầy dạy cho người Hán trồng lúa (chứ không phải ngược lại) và có thể tổ tiên chúng ta cũng chính là tổ tiên của người Trung Hoa ngày nay. Đã đến lúc phải trả lại sự thực và danh dự cho tổ tiên chúng ta”.

 

2. Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch

 

Học giả Nguyễn Thiếu Dũng trong bài viết kỷ niệm 10 năm ông công bố chứng cứ chứng minh “Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam” đăng nhiều nơi trong đó có mang anviettoancau.net tháng 4 năm 2009 ông cho rằng người Trung Hoa đã có hai ngàn năm để nói Kinh Dịch là của họ với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã trở thành một sự thực hiển nhiên khó ai cãi lại đuợc. Nhưng ngày nay đã có những chứng cớ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa , mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.

 

Nguyễn Thiếu Dũng đã lược qua nhiều chứng cớ lịch sử, nhiều sử gia, nhiều tác giả từ xưa tới nay của Trung Hoa đã đi tìm lý chứng để giải quyết vấn nạn về nguồn gốc Kinh Dịch, nhưng họ đành bó tay không truy vấn được. Vậy thì người Việt nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi ? Vậy đâu là những chứng cớ từ Việt Nam ?

 

 

A. Năm 1970 Giáo Sư Kim Định đã dõng dạc tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh Linh Thể. Tiếp sau là Bác Sĩ Nguyn Thi Thanh, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Phạm Trần Anh, Trần Đại Sỹ, Trần Quang Bình, Hà Văn Thuỳ, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm Đoàn Vũ…đã mạnh dạn đề xuất nhiều chứng cớ khoa học.

B. Riêng Nguyễn Thiếu Dũng, trong ròng rã 10 năm không mỏi mệt, tác giả đã trình với công luận những chứng cứ khả dĩ chứng minh được Kinh Dịch là di sản của tổ tiên Việt nam qua mấy điểm chính sau đây:

 

1) Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt Nam đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương-Thanhnienonline)

2) Chứng liệu của Việt Nam trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc.Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn.Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (Sứ giả Văn lang-Anviettoancau.net)

3) Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của Hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm chấm của Việt nam,Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (Chiếc gậy thần-dạng thức nguyên thủy của hào âm hào dương-Thanhnienonline).

4) Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly,Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt (Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch-Dunglac.net)

5) Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên Đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Nam sử dụng để viết quái, hào từ Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. Đồ này được tổ tiên Việt nam dấu trong truyền thuyết, trên trống đồng nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh kinh Dịch (Trung Quốc đã công bố hơn 4000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam-Thanhnienonline)

6) Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện con Rồng cháu Tiên là chuyện của Trung Thiên Đồ, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh là chuyện kể lại từ những lời hào quẻ Mông, người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” thành bộ mộc là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh.Truyền thuyết được lưu giữ chính là để bảo tồn Kinh Dịch.(Các bài trên Anviettoancau.net- cùng tác giả)

Trong một bài báo ngắn chúng tôi không thể trình bày hết mọi chứng cứ nhưng thiết tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ để hy vọng các bậc thức giả Việt Nam nên xét lại vấn đề, cân nhắc phân minh trả lại sự công bằng cho Tổ Tiên. Thái độ “mackeno” của quí vị chỉ làm tăng thêm nỗi đắng cay chua xót của liệt tổ ở chốn u linh. Xin hãy chung tay làm sáng tỏ huyền án này.

 

 Hởi ai có thấu lòng tiên tổ!

  Xin giải oan cho “Giọt máu Rồng

 

 blank

04 Tháng Tư 2010(Xem: 70969)
bất ngờ phố cổ chiều vàng nắng xao xuyến lòng ai chợt bâng khuâng tôi đã gặp em từ lâu lắm, hay mới hôm nào giữa phố xuân?
04 Tháng Tư 2010(Xem: 72431)
Yêu nhau tha thiết giữ gìn nhau Tình ngát hương trinh tự thuở nào Cố giữ trong lòng hương kỷ niệm Cho tình đẹp mãi đến ngàn sau…
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94464)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84393)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
29 Tháng Ba 2010(Xem: 41669)
Tiêu đề: Dù muốn dù không Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 4:52 minutes (4.46 MB)
16 Tháng Ba 2010(Xem: 71809)
Cái thời nghe Lòng Mẹ của Y Vân Chị với em khóc chung nỗi niềm không ai dỗ Đời học trò nghèo muôn vàn khốn khó Chị nhường em tập vở mới, bút chì màu
13 Tháng Ba 2010(Xem: 59097)
Sẽ hát tặng cho trăng Một bài ca của biển Giữa trời đêm thinh lặng Tiếng sóng vỗ thật hiền
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56499)
Mỗi lần Xuân đến hoa khoe sắc Ray rức lòng con nỗi nhớ quê Nhớ dáng Mẹ hiền lần gậy trúc Ngóng đợi con về tận cuối đê...
07 Tháng Ba 2010(Xem: 55559)
Em đâu biết cũng vì hương trên tóc Cuốn hồn tôi bay mất tự bao giờ Tôi ngắm hoài cho hương tóc lạc vào thơ Và thầm đếm vu vơ từng sợi rối
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56928)
MISSOURI sóng bạc đầu Nhưng ĐỒNG NAI vẫn xanh màu trong tôi Chiều buồn đứng ngắm sông người Ngỡ mình đang đứng giữa trời Quê Hương!
07 Tháng Ba 2010(Xem: 57035)
Bên ngoài khung cửa sổ Là gió thổi lay lay Cùng lá cây thổ lộ Về những vầng mây bay.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43311)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27447)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77723)
Tháng ba gi ó về đong đưa nỗi nhớ Giàn hoa vàng có kịp nở chiều nay? Để con về thấy vườn nhà rực rỡ Nhờ mẹ yêu thương chăm tưới mỗi ngày.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 78491)
Có bao giờ anh mơ? Một ngày tràn nắng ấm Gom lại tình đã vơi Chất chở đầy tim nóng Nồng nàn bước chân qua?…
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77248)
Tuyết trắng đùa vui suốt đêm qua Phủ lên cây cỏ, phủ mái nhà Rung rinh, lóng lánh như hạt ngọc Như ánh mắt buồn, giọt lệ sa
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32558)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
26 Tháng Hai 2010(Xem: 76599)
Gặp lại tình cờ tiếng nói đã quen Trong khốn khó quê người còn lời gọi Con sông quê cho tôi vay tiếng nói Bên nầy bán cầu tôi nợ đến kiếp sau .
26 Tháng Hai 2010(Xem: 74089)
Quanh hiu nỗi nhớ, phương trời nhớ Em tiếc làm sao một mối tình Đẹp quá anh ơi! Trời diễm lệ… Tình mình đẹp mãi phải không anh?
25 Tháng Hai 2010(Xem: 63395)
Ừ nhỉ! Thì thôi mình chia tay. Dẫu biết không anh, chân bước lạc loài. Nước mắt tràn mi lấp đầy khoảng tối Nhưng - khi còn anh, tôi cũng vậy thôi!...
24 Tháng Hai 2010(Xem: 88713)
Một buổi họp mặt tân niên Canh Dần của tuổi Cọp đã được tổ chức vào chiều chủ nhựt 21/2/2010 tại nhà chị Nguyễn thị Mỹ thuộc thành phố Westminter.
24 Tháng Hai 2010(Xem: 50167)
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi Giọt nắng bâng khuâng Giọt nắng rơi rơi bên thềm
23 Tháng Hai 2010(Xem: 55302)
Cả trời sao tưng bừng Mừng lễ hội tháng Giêng Trăng tỏ nỗi niềm riêng Trào tuôn dòng sáng bạc
18 Tháng Hai 2010(Xem: 58020)
Xuân về lại nhớ Xuân xưa, Những chiều tan học đón đưa Em về. Tóc cài Hoa " Bưởi " đê mê, Không ngờ xa cách sơn khê mịt mùng.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87458)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79941)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
13 Tháng Hai 2010(Xem: 52092)
Nhìn Mai chợt nhớ xuân về, Đồng Nai xứ Bưởi, tóc thề, trường xưa. Những chiều ta đứng NÚP mưa, Tình xuân chớm nở, đón đưa mặn nồng.