Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - CON LU

21 Tháng Bảy 20175:50 CH(Xem: 14462)
Nguyễn thị Thêm - CON LU
con Lu  3

 

Từ trong một góc nhà, con Lu nhảy bổ ra, sủa vang lên rồi cắn chặt vào ống quần người lạ mặt. Nó dùng hết sức kéo ghì người kia không cho bước tới.

Bất ngờ và vô cùng hoảng sợ, gã thanh niên la lên kinh hoàng:

- "Chó, chó'.

Có lẽ cú ngoạm vừa rồi quá mạnh nên hắn ta thấy đau.  Hắn la lớn lên

- "Chó! Chó cứu tôi, cứu tôi"

Má  từ dưới nhà tất tả chạy ra. Bà thấy con Lu đang kéo người đàn ông với sự hung dữ hiếm có. Má la lớn:

-Lu!  Lu, nhả ra.

Con Lu nhìn má rồi nhả ống quần người đàn ông kia ra. Nó lui lại mấy bước, nhìn chăm chăm vào gã và nhe răng gừ gừ đe dọa.

Má ngó người đàn ông lạ mặt. Trên tay hắn cầm cái búa đóng đinh , cái kềm và cái cưa nhỏ mà hôm qua ba đang sửa cái chái nhà chưa kịp cất vào.

Má hỏi:

-Chú là ai, sao lại vào nhà tôi và lấy mấy cái đồ này.

Gã đàn ông mặt tái xanh vì sợ, hắn lắp bắp:

-Da! Cháu đi mua ve chai, thấy mấy món này tưởng bác bỏ nên cháu lượm.

- Bỏ gì mà bỏ, Ba sắp nhỏ tui để trên cái bàn đàng hoàng mà,  chiều về ổng làm tiếp. Mà chú có bị gì không?

Hắn kéo ống quần, hàm răng con Lu in dấu trên bắp chuối. Cũng may không sâu và cũng chưa chảy máu nhiều.

Má kêu gã đàn ông đi vào, ngồi xuống cái ghế đặt sẳn bên hiên nhà. Hắn bước đi mà hai chân vẫn còn run. Con Lu vẫn  gầm gừ. Rồi nó đi theo hắn với một khoảng cách vừa đủ để thủ thế. Nó nằm xuống, nghếch mặt về phía hắn như đe dọa.

Má vô nhà lấy một con dao phai , bà hơ sơ lên lửa rồi dùng bề nằm con dao ấy đẩy nhẹ lên vết máy chảy. Không biết bà học cách trị này từ đâu, nhưng bà nói đó là bài thuốc gia truyền đề phòng chó dại. Con Lu nhà tôi không phải chó dại, nó bình thường, ngoan ngoản. Nhưng làm như vậy an toàn hơn. Xong vài lần làm phép má lấy dầu cù là bôi lên vết thương của gã. Má nói từ tốn:
-Thôi! Chú đi đi, từ nay đừng vô nhà người khác lấy đồ nữa nghen. Con chó này nó dọa chú thôi. Chứ nó làm thiệt chắc chú phải đi nhà thương.

Gã đàn ông đã để mấy món đồ trở lại trên cái bàn ngay đó. Hắn bẻn lẻn :

-Xin lỗi bác. Con đi.

Và hắn ngừng lại một giây, hắn lí nhí:

-Bác ngó chừng con chó dùm con.

Má tôi cười tự tin:

-Không sao đâu, Chú cứ đi tự nhiên. Tay chú không cầm món gì là nó không cắn chú.

Gã đàn ông đi ra hướng cổng nhà. Con Lu ngồi bật dậy, lửng thửng đi theo tiễn đưa. Mắt nó dịu lại bình thường,  không có vẽ gì là hung dữ.

Gã đi khuất, nó trở vào đi lại gần bên má, dáng sợ sệt như chịu tội. Má cười vuốt đầu nó:

-Không có gì. Con không sai.

-Giỏi lắm, nếu không chiều ổng về lấy gì mà cưa với đóng.

Con Lu liếm liếm bàn tay của má như cám ơn, rồi lửng thửng trở vào nằm bên cạnh gốc Lê Ki Ma sai oằn những trái.

 

........

Nó là con chó Lu, con của con chó Ki nhà tôi. Con Ki là con chó cái má nuôi từ lúc nó còn nhỏ xíu.
Ở nhà quê chỉ nuôi loại chó thường để giữ nhà  Họ không biết nhiều và kén chọn về các giống chó. ( Mà nghèo quá trời,  tiền đâu mà nuôi chó kiểng, chó nhà giàu).
Chó thường thả rong trong nhà, trong xóm. Chẳng cao lương mỹ vị, chẳng có thức ăn riêng, cũng chẳng hề dắt đi dạo hay tập luyện chi cả.

Nuôi chó theo suy nghĩ đơn giản nơi xóm làng tôi là để chống trộm, để bắt chuột, bắt chồn, bắt cáo bảo vệ đàn gà và.... ở một số người là để ăn thịt.

Cho chó ăn gì ư? Đơn giản lắm. cả nhà ăn cơm, xương vứt xuống, chó chực sẳn để ăn. Cả nhà ăn xong, còn tí cơm nguội hay trẻ con bỏ mứa, chan vô tí nước cá hay thức ăn thừa bỏ vào thau  nhỏ hay tô riêng của nó . Chắc chắc ở miệng vài cái kêu nó, là nó chạy tới ăn.

Đôi khi túng quá không có gì cho chó, vô nồi cám heo, múc cho cho một bát. Thế cũng xong.
Nó ăn đơn giản như người dân nhà nghèo-"Có gì ăn đó"

 

 Còn một kiểu ăn của chó nghe ra rất kỳ cục mà vô cùng bình thường, tiện lợi ở xứ VN ta, là cho chúng ăn cứt của trẻ con. Dường như đó là món cao lương mỹ vị của loài chó, vì không có con chó nào chê. Các em bé cứ ngồi làm một bãi, chủ nhà chắc chắc vài tiếng là nó tới liếm sạch. Chả cần dọn dẹp hay sợ hôi thúi gì cả.
Ở ngoài sân ư? Lấy chút đất cát, phủ lên một lớp là xong. Ở trong nhà thì dùng khăn ướt  hay giấy báo lau  là sạch như thường. Có bà làm biếng, còn đưa cả mông con chó liếm rồi mới đem con đi rửa.

 

Người VN ta coi chó là con vật dơ dáy, nên ít khi rờ rẫm thương yêu.(Nhưng không giờ tắm, kỳ cọ cho nó). Nhiều con chó thân thể lỡ loét vì có rất nhiều bò chét cắn hút máu. Nó chỉ biết lấy miệng nhăn nhăn mà không biết làm sao tiêu diệt.
Nếu con chó ở các nước Ău Mỹ được ngủ trong nhà, có giường nệm, được chủ bế chủ bồng, đôi khi ngủ chung với chủ. Thì con chó VN ngủ bên hiên nhà hay một góc nào đó ở nhà sau. Mắt trừng trừng nhìn vào bóng đêm để canh trộm. Khi đau yếu hay bệnh hoạn thì phó mặc cho trời. Gặp ông chủ bất nhân, còn đập cho nó chết  sớm để ăn thịt hoặc bán cho mấy tiệm Cầy Tơ.  Tội nghiệp cho "kiếp chó"

.........

 

Con Lu nhà tôi là một trong bầy chó 10 con của con chó Ki mà má tôi nuôi từ nhỏ. Con Ki rất ngoan và hiền. Nó chạy long nhong trong xóm và có có bầu lúc nào cả nhà cũng chẳng hay. Khi thấy cái bụng nó to lên mới biết nó có mang.
Rồi một hôm nó vắng bóng. Cả ngày không thấy nó đâu. Hôm sau buổi chiều thấy nó về ra vẻ đói bụng lắm. Má tôi cho nó tô cơm đã để dành cho nó. Nó ăn một loáng là hết sạch rồi nó chạy một vòng xung quanh nhà như kiểm tra rồi biến dạng. Hôm sau cũng giờ đó nó về kiếm ăn.

Cả nhà đoán già, đoán non là nó theo trai. Chỉ có má tôi tinh ý:

-Má nghi nó đẻ rồi. Hôm nay má thấy cái bụng nó xẹp.

-Vậy nó đẻ ở đâu hả má?. Nó đẻ xung quanh đây thì phải nghe tiếng chó con kêu chứ?

- Má không biết, chỉ đoán thôi.

Cả mấy chị  em tôi bung ra đi tìm xung quanh nhà, chuồng heo, chuồng gà... đều không có.

Hôm sau nó về, chung tôi chờ nó như một toán lính phục kích chờ kẻ thù xập bẫy.

Nó ăn xong, lại gần má tôi , miệng rên lên ử ử như muốn nói gì đó. Má giả bộ hất nó ra:

-Ki ! Đi chỗ khác chơi để má làm việc.

Nó lại rên và cắn lai quần má kéo đi. Lần này thì chúng tôi biết rồi. Nó muốn má tôi đi theo nó. Má xoa đầu nó hỏi:

-Con muốn má đi theo con hả?

Nó như hiểu ý, đi trước. Thỉnh thoảng nó dừng lại như chờ đợi rồi lại tiếp tục đi. Nó dẫn chúng tôi đi qua khỏi chuồng gà, chuồng heo, qua khỏi hàng cây mận, cây khế và dừng lại bên một gốc cây dừa. Cây dừa nghiêng nghiêng soi mình bên ao cá. Một bên gốc dừa là đám cỏ tranh. Lá cỏ tranh bị dắu chân đạp nghiêng một bên, chừa ra một cái miệng hang . Trong hang nghe có tiếng chó con. Có lẽ chúng đánh mùi mẹ chúng về.

 

Con Ki dừng lại đưa mắt nhìn má tôi rồi nhìn vào miệng hang, như bảo má tôi đã tới rồi. Má nhìn nó âu yếm:

-Con đẻ rồi hả?

Nó sủa lên mấy tiếng như báo tin, rồi nhìn má tôi với đôi mắt thật lạ. Ươn ướt như xúc động xen lẫn sự hảnh diện tự hào là đã cho má một món quà.

Má ngồi xuống, thò tay vào trong và lôi ra một con chó đốm thiệt xinh.

Ôi chao! con chó đẹp quá, tôi giành lấy ôm vào lòng. Con Ki nhìn theo tôi rên ử ử như khoe khoang. Rồi một con nữa cho thằng út. Cũng chó đốm. Thằng Út la lên:

-Chó đực má ơi.

-Chị là con chó cái. Dễ thương quá, mà nó chưa mở mắt má ơI.

-Con vô nhà lấy cái thau giặt đồ bưng ra đây. Má rờ thấy còn nhiều lắm.

Tôi dạ một tiếng rồi ôm con chó chạy đi. Con Ki ngần ngừ một giây rồi chạy theo tôi. Có lẽ nó sợ tôi làm hại con của nó.

Má lôi ra từ từ và tổng cộng có 10 trự chó con. Có đốm có vàng, có nâu mà con nào con nấy dễ thương làm sao.

 

Má bưng thau chó vô nhà, lót một cái khăn dưới bộ ván cho mẹ con nó nằm.

Bầy chó con thiệt là dễ thương. Lúc mới sinh ra mắt nó nhắm nghiền, sau mấy ngày thì mở mắt . Bầy chó xinh xắn với bộ lông mềm và mịn. Mỗi khi  con đói, con Ki nằm ngữa ra, bầy chó con rúc vào bú mẹ. Chúng giành nhau chí chóe thật vui.

Chúng tôi thích quá, cứ chui ra chui vô thăm chừng và sờ mó. Thỉnh thoảng má bắt gặp la lên:

-Đi ra, đi ra! Chui dưới gầm giường, gầm ván mai mốt học ngu lắm. Hoặc

- Đừng ôm chó nhiều, có hơi tay không tốt đâu con.

Nhưng gì là gì! 10 con chó con là món quà mà ơn trên cho gia đình chúng tôi. Chị em tôi nâng niu chúng như con búp bê hay một món đồ chơi giá trị nhất.

 

Rồi bầy chó con lớn lên, chạy lúc thúc theo mẹ khắp nơi. Đến đây má tôi phải đối diện với sự thật là lấy gì cho chúng ăn. Một chó mẹ với 10 con chó đang tập ăn làm má tôi thêm vất vả. Xóm giềng cho biết chó tôi đào hang để đẻ thì chó con sẽ khôn lắm, cho nên nhiều người tới nhà xem chó và gợi ý để xin hay đổi gạo.

Chúng tôi muốn nuôi hết, hay ít nhất cũng để lại vài con. Nhưng má không chịu. Má nói con Ki nó còn đẻ nữa, mình chọn để lại một con để nuôi là đủ rồi.

Em tôi nói:

-Cho nó đi, nó nhớ mẹ nó khóc thì làm sao?

-Con không muốn, con muốn nuôi hết má ơi!

Mặc chị em tôi nói và năn nỉ thế nào, má cũng chỉ chừa lại con Lu còn lại 9 con má cho người ta hết.

Mỗi lần có người vào bắt chó con. Má tôi sai tôi kêu con Ki đi ra chỗ khác, rồi má bồng con chó nhỏ đưa họ ra khỏi cổng nhà. Má dặn dò là cho nó ăn no, thương và chăm sóc nó

Không phải má không thương, nhưng má không nuôi nỗi. Em tôi buồn hiu. Nó lại gần con Ki xoa xoa bộ lông thì thầm.

-Con mày bị bắt đi rồi. Mày đừng khóc nghen Ki

 

Sau đó, con Ki còn đẻ thêm hai lứa nữa nhưng nó đẻ ở nhà. Má tôi đã chuẩn bị sẳn sàng ổ đẻ của nó mỗi khi nó gần tới ngày sinh. Tuy nhiên má không cho nuôi thêm con nào nữa. Hai con chó trong nhà cũng đủ lắm rồi

.......

 

Con Lu là con chó đực, nó có bộ lông vàng và tướng thon gọn. Nó là con chó giỏi nhất trong bầy. Khi còn nhỏ nó không ỉa bậy trong nhà, biết nghe lời và rất thính hơi mỗi khi có con nào lạ xuất hiện. Đặc biệt con Lu rất mến chủ và ăn uống nết na. Nó không ăn vụng hay ăn hổn, khi cho phép nó mới dám ăn. Ba chọn nó vì nó không hay sủa bậy. Khi nó sủa là có chuyện gì đó. Còn chúng tôi thích nó vì nó rất thân thiện với tất cả mọi người.

 

Con Lu khôn và dữ hơn con Ki. Mỗi sáng ba tôi thường dậy sớm đi làm. Hôm nào lỡ ngủ quên là mẹ con nó cào cửa kêu ba tôi dậy. Ba tôi uống cà phê sớm, thỉnh thoảng còn chút cặn ông đổ vào tô cho con Lu.

Trong xóm ai tới nhà cũng được, hai mẹ con con Lu vẫn nằm im nhìn theo. Nó không gầm gừ hay sủa lớn tiếng làm dữ. Dường như mọi người trong xóm trở thành thân thuộc, quen biết. Nếu ai vào nhà má tôi không ra đón, thì con Lu sẽ đứng dậy để đi theo. Nó chỉ đi theo và ngoắc đuôi ve vẩy như vui mừng chứ không làm gì hết.

 Nhưng nếu khách lấy một món đồ nào đó trong nhà mà đi ra một mình nó sẽ kéo quần lôi lại. Tốt nhất xin hoặc mượn món gì cầm trên tay  phải có người nhà đưa ra cửa, nó mới tin và nằm im cho đi. Nhiều khi bận tay không ra được. Má la lớn lên :

-Lu! Cho bác đi, má đây nè.

Thế là an toàn nó không làm khó dễ.

 

Rồi con Ki già đi, một hôm ba tôi ra vườn con Ki đi theo,  Một con rắn hổ mang nhào ra tấn công ba tôi. Con Ki nhảy vào chiến đấu. Hai con quần nhau kịch liệt và có thể con rắn đã cắn trúng con Ki. Con rắn đã thua, nhưng con Ki cũng không toàn vẹn. Đem nó vào nhà nó yếu hẳn ra, thở thoi thóp và sau đó nó chết.

Chị em tôi khóc quá chừng vì thương nó. Ba nói đừng cho ai biết hết nghen con. Để chiều tối mình đem nó đi chôn.

Thời sau 75 người ta đói cái gì cũng ăn. Sự ăn tạp lan tràn không lý giải được. Mèo chết cũng ăn, Chó bị thuốc chết cũng ăn. Chó chôn rồi cũng lén đào lên làm thịt.

Cho nên ba tôi không dám cho biết chó nhà đã chết. Chạng vạng tối, ba đào một cái hố bên cạnh gốc cây điều. Con Ki được khiêng ra bỏ xuống. Ba lấp đất, nện thật chặt. Má đóng một cái cây làm dấu rồi đốt nhang khấn vái nó.

Nhà tôi buồn trông thấy, con chó cũng như một thành viên gia đình. Nó đã sống với chúng tôi thật lâu. Tình nghĩa thật đầy. Nó chết vì bảo vệ chủ. Nghĩa cử của nó  nhiều khi con người cũng không bằng.

 

Khi gia đình tôi làm giấy tờ và chuẩn bị xuất ngoại. Không biết con Lu có hiểu hay không mà nó đổi tính. Nó không hoạt bát như lúc trước. Nó buồn bã hơn và hay đi rong.

Mấy lần bà Hạnh nhà đối diện cứ than mất hột gà. Bà sáng đi sớm, chiều mới về. Bà nuôi hai con gà mái đẻ. Bà làm cho gà một cái ổ ngay bên nhà bếp . Bà không thấy gà đẻ thêm mà cũng không thấy gà ấp. Thỉnh thoảng lại mất thêm một trứng. Ban đầu bà tưởng rắn tới tha đi. Nhưng rắn đâu có ăn từng trứng như vậy.

Một hôm bà về sớm để rình. Y như rằng anh Lu nhà tôi vào tha trứng đem đi. Bị bắt quả tang má tôi la con Lu một trận và đền tiền cho bà Hạnh.

 Nó tiu nghỉu nằm yên chịu phạt. Chúng tôi cũng không hiểu nó làm vậy để làm gì? Chỉ biết đôi mắt nó thật buồn nhìn má tôi như muốn khóc.

 

Ba má tôi sang  nhà và vườn đất lại cho cậu Hai, người em bà con của má. Bán lại cũng như cho vì không thể làm khác hơn. Bỏ hết tất cả chỉ đem theo ít quần áo để ra đi định cư tại Mỹ. Ông bà ngoại bảo đem con Lu về ông bà nuôi cho. Nhưng con Lu đã quen với xóm giềng, căn nhà và bà con nơi này. Nên cậu Hai nói hãy để nó ở đây như xưa. Cậu hứa sẽ săn sóc nó thật tốt.

 

Thư từ qua lại mới biết ngay sáng nhà tôi bỏ đồ lên xe ra đi. Con Lu chạy theo ra tới cuối con đường. Nó về nằm bẹp một chỗ chẳng ăn uống. Ngày nào nó cũng ra đầu ngõ ngóng chủ xưa. Không ai dụ nó ăn được. Cậu hai tới gần tính cột nó lại không cho đi nữa, nó làm dữ như muốn cắn người. Được hơn 1 tháng thì nó mất.

Không biết họ có đem nó ra làm thịt ăn không, tôi không nghe cậu Hai nói.

 

Con Ki, con Lu là chó mà nó có nghĩa có tình, biết lẽ phải biết đúng, biết sai.Nó là một thành viên trong gia đình tôi. Nói theo thuyết nhà Phật, nó có duyên với chúng tôi. Duyên tận, nó chết. Đành phải chịu.

 

Người ta hay ví von:'Ngu như chó" nhưng theo tôi, chó không ngu, nó khôn nhất trong các loài thú. Đi xa mấy nó cũng biết đường trở về nhà.  Nó trung  thành và hết lòng bảo vệ chủ, Nó biết ngoắc đuôi mừng vui khi chủ về nhà. Nó biết nằm xuống chịu chủ phạt mỗi khi lầm lỗi. Nó biết đau buồn, nhịn ăn chịu chết khi chủ bỏ đi.

Biết bao nhiêu con chó đã liều mình hộ chủ. Có những con chó đã là những đội quân khuyển tinh anh. Có con chó đã trung kiên dẫn người chủ mù đi đường hàng ngày. Và cũng có biết bao con chó đã lập thành tích trong những buổi biểu diễn nghệ thuật.

Con chó còn là đứa con yêu dấu của người cha người mẹ không con cái khi tuổi về già. Nó là người bạn chung thủy của những người cô đơn hay khuyết tật. Nó không thể nói, nhưng đôi mắt và cử chỉ của nó đã nói biết bao điều.

 

Con Lu đối với tôi thân thiết như một người em nhỏ trong nhà. Chúng tôi có nhiều trò chơi vui vẻ, rượt đuổi nhau chạy khắp vườn. Tôi ra đi bỏ lại nó cô độc lẻ loi đến chết. Trong tôi, nó như một người thân đã vĩnh viễn ra đi. Tiếc nuối, hoài niệm, nhớ thương  và cảm thấy mình bạc bẽo, có lỗi với nó.

 

Mong rằng kiếp sau nó đầu thai làm người. nếu vẫn không thoát khỏi kiếp chó, xin  cho nó được sinh ra ở Nhật, ở Mỹ, hay ở những nước văn minh. Nơi đó họ coi chó như bạn và chó sẽ có những điều kiện chăm sóc thật tốt như con người.

 

Một câu cuối cùng, tôi xin viết để chấm dứt bài này:" XIN ĐỪNG ĂN THỊT CHÓ "

 

 Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70215)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70127)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18499)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37748)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86980)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37581)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32722)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67711)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67895)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77671)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74915)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81997)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37227)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64425)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70555)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68110)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88081)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70075)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65457)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66338)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71965)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67851)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67673)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69780)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71730)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67615)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66205)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69514)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...