Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

04 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 40964)
GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

 

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN VÀO NĂM 1956.

 

 

thaytranminhduc-content

 

 L.S. GS Trần Minh Đức

 (Luật Sư Đoàn Thủ Đô Washington D.C).

 

 

Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ. Điều này hơi mỉa mai, vì tỉnh Biên Hòa đã được thành lập vào những ngày đầu mà Chúa Nguyễn đã đưa dân vào lập nghiệp tại Miền Nam Việt Nam, và là một trong 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm lấy và đặt cơ sở hành chánh vào năm 1861.

 

Vào thời đó người Pháp chú trọng đến việc tạo những trường học cho số giáo dân Thiên Chúa Giáo nhiều hơn.

 

Ngay vào năm 1861, Đô Đốc Charner cho lập Collège d'Adran, tặng học bổng cho 30 học sinh, để khuyến khích người Việt Nam đi học. Và vào năm sau, 1862, trường Nữ bậc Tiểu học do các Sơ Saint-Paul de Chartres trông nom, được thành lập và tồn tại cho đến năm 1975. Trường này thường được gọi là Trường Nhà Trắng, đặt tại Boulevard Luro (Đại lộ Cường Để). Trường Đạo Tabert khai giảng vào năm 1874, lúc đầu là để dạy những trẻ con lai Pháp.

 

Trường Chasseloup Laubat nhận các học sinh Pháp hay người Việt có quốc tịch Pháp, và sau này thu nhận cả học sinh Việt, không phân biệt quốc tịch.

 

Trường Pétrus Ký được khởi công xây cất vào năm 1926 và khánh thành năm 1927, với tên là Collège de Cochinchine. Vào học khóa năm 1928, trường được đổi tên là Lycée Pétrus Ky. Các nữ sinh đậu bằng Certificat (Cơ thủy) cấp Tiểu học, sau khi thi tuyển, được nhận vào Collège des Jeunes Filles Indigènes à Saigon, cũng thường được gọi là Trường Áo Tím, vì các nữ sinh mặc đồng phục áo dài tím. Trường này sau đổi tên là trường Gia Long.

 

Như thế, trong ba tỉnh Miền Đông Việt Nam, là Gia Định (gồm cả Sàigòn), Định Tường (Mỹ Tho), và Biên Hòa, thì cả hai tỉnh đầu đều có trường Trung học rất sớm, phần lớn là ở Sàigòn, và Mỹ Tho cũng có trường Le Myre de Vilers (sau này thành trường Nguyễn Đình Chiểu). Chỉ có Biên Hòa là chịu thua thiệt, dù Biên Hòa đã là nơi đầu tiên Chúa Nguyễn đưa dân vào lập nghiệp trong Nam, với một số đông người Hoa chạy nạn Mãn Thanh vào định cư tại Cù Lao Phố, với Đức Ông Trần Thượng Xuyên.

 

Lý do vì đâu? Câu trả lời đơn giản nhất, là vì Biên Hòa quá gần Sàigòn. Người Pháp không thấy nhu cầu lập trường Trung học tại Biên Hoà, vì cho rằng các học sinh Trung học có thể đến Sàigòn học được.

Trên lý thuyết thì như vậy. Nhưng trên thực tế, thì quả là Biên Hòa phải chịu thiệt thòi. Vì học sinh Biên Hòa mà đến Sàigòn để học, thì cũng gặp nhiều khó khăn.

 

Thứ nhất là nơi ăn chốn ở. Lên Sàigòn học, là phải ở đậu, tiền ăn ở tốn kém, gia đình những người dân bình thường cũng khó lo toan cho được. Mà gia đình các con em học sinh cũng ngại cảnh ở đậu đi học, nhất là đối với các nữ sinh.

 

Thứ hai, các học sinh có thể vào nội trú trong các trường Pétrus Ký và Gia Long. Nhưng vào được hai trường này không phải là chuyện dễ dàng, vì mỗi năm số học sinh được thu nhận phải qua một kỳ thi tuyển rất gắt gao.

 

Để lấy một thí dụ, năm 1942, là năm mà tỉnh Biên Hòa đạt được thành tích vẻ vang nhất, có 2 học sinh tỉnh nhà đậu Thủ Khoa và Á Khoa của cuộc thi tuyển gồm các sĩ tử của 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Đó là anh Trần Minh Cảnh, đậu Thủ Khoa, sau viết báo cho tờ báo Pháp Le Combat ở Paris, và anh Trần Thượng Thủ, hậu duệ của Đức Ông Trần Thượng Xuyên, đậu Á Khoa. Anh Thủ hiện vẫn còn đầy đủ sức khỏe ở Houston, và có lúc là Giáo sư cũng tại Trường Pétrus Ký.

 

Người thầy dạy 2 anh này, đúng là ông Hồ Văn Tam, sau này làm Phó Hiệu trưởng của Trường Ngô Quyền. Qua thành tích dạy dỗ đáng khen này, ông Hồ Văn Tam được Chánh Chủ Tỉnh Biên Hòa người Pháp trao bằng ban khen.

 

Năm tôi thi vào Pétrus Ký, trường nhận lối 200 học sinh, vào Première Année, trong lúc số sĩ tử dự thi lên đến gần 6 ngàn em, tỉ số được chọn chỉ lối 5%. Như vậy, mỗi năm, chỉ có vài trăm học sinh được đậu vào hai trường Pétrus Ký và Gia Long, trong số hàng năm, bảy ngàn học sinh từ 21 tỉnh ở Nam Kỳ dự tuyển. Số còn lại, nếu có phương tiện, thì đến Sàigòn học các trường Trung học tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Chấn Thanh .....

 

Như thế, trường Ngô Quyền được thành lập năm 1956, là một điều đáng lý phải được thực hiện từ trước, vì nhu cầu của học sinh ở tỉnh nhà, ngay trong gia đình của mình, mà đi học Trung học khỏi tốn kém.

 

Lúc ấy ở Biên Hòa chỉ có 2 tư thục nhỏ, một là trường Phan Chu Trinh, ở đường Đấp Mới (nay là Quốc lộ I) do các Giáo sư người Bắc di cư 54 phụ trách, và trường Khiết Tâm, trường Công giáo nơi gần Nhà Thờ Biên Hòa. Trường Ngô Quyền mở một kỷ nguyên mới cho nền Trung học Biên Hòa.

 

VÀ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ TỈNH NHỎ.

 

Dù chỉ dạy ở Ngô quyền có 2 năm đầu, thời gian này đã để lại nơi tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Quên sao được những học trò chân thật, hiền hậu, và trong nhiều trường hợp, thuộc những gia đình có lợi tức khiêm nhường. Quên sao được cảnh các học sinh đi học mà phần đông đi chân đất, một số nhỏ mang dép, và các nữ sinh mặc áo bà ba, thay vì mặc áo dài trắng như sau này.

 

Qua cảnh của mấy em, tôi nhớ lại thời thơ ấu của tôi ở trường Tiểu học Biên Hòa (sau được gọi là trường Nguyễn Du) lúc ấy còn dạy tiếng Pháp, theo chương trình Pháp. Trường Tiểu học Biên Hòa lúc ấy rất nhỏ bé, trong sân trường còn trồng 2 dãy cây cao su, mà giờ ra chơi, bọn học trò chúng tôi lấy miểng chai cạo lấy mủ, bọc chung quanh giấy nhựt trình quấn tròn để làm banh đá chơi.

 

Vì tôi chỉ hơn các học sinh lối 5 tuổi, nên tôi thấy gần mấy em hơn và rất thương hoàn cảnh học hành thiếu thốn của các em, khi so với những năm tôi học tại Pétrus Ký và Yersin, Đà Lạt.

 

Ngay tháng đầu, tôi nhận thấy một học sinh (tôi tạm dấu tên) bị tật ở chân mà phải đi bộ xa lắm mới tới trường. Tôi hẹn em ra chợ Biên Hòa, mua tặng cho em một chiếc xe đạp để em đi học. Sự thân thương này kéo dài mãi cho đến ngày tôi qua Sàigòn dạy Đệ Nhị Cấp, rồi đi Pháp học lấy bằng Tiến Sĩ, và sau đó là đi lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Tôi vẫn giữ liên lạc với các em, được biết một số đã đậu Tú Tài, một số khác được động viên, và sau đó là đi tù cải tạo. Các nữ sinh thì đi học Sư Phạm, nhưng sau 75 cũng đều nghỉ dạy, vì đồng lương quá ít.

 

Từ ngoại quốc, tôi theo dõi thăm hỏi điều kiện sinh sống của các em, trong lúc có chiến tranh, cho đến thời kỳ đổi đời.

 

Học sinh đầu tiên gặp tôi tại Hoa Kỳ là em Lý Thanh Phong, viết báo dưới bút hiệu Sông Phố. Em theo học Đại học tại Hoa Kỳ, và hiện đang làm cho chính phủ Liên Bang Mỹ. Lúc nào em cũng đối xử với tôi rất lễ phép, nhất là nhỏ nhẹ, ít ồn ào.

 

Sau 75, lần lượt tôi gặp laịï một số học trò cũ, như em Lý Khánh Hồng, ở San José, có một lúc chủ trương báo Nhân Văn, cùng với Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng. Đồng thời, tôi cũng bắt liên lạc được với em Trầm Hữu Tình, cùng người vợ (nay vừa qua đời) sở hữu một tiệm ăn ở San Francisco. Lúc dạy học ở Biên Hòa, tôi hay hẹn gặp em Trầm Hữu Tình và em Phạm Phú Vĩnh ra bến xe lô Biên Hòa, dẫn 2 em đi Sàigòn ăn nhà hàng Mê Kông, Đại Nam, ngồi tiệm kem Thiên Thai, Mai Hương, xem chớp bong…

 

Phía bên Nữ Học Sinh, thì tôi có 2 học trò giỏi là em Huỳnh Thị Xuân Hoa và Trần Thị Đức. Tôi chỉ dám mua sách tặng trong dịp phát thưởng của nhà trường, sau khi đã xin phép ông Hồ Văn Tam. Em Trần Thị Đức vừa mới qua đời cách đây vài tháng, trong hoàn cảnh rất đau buồn. Em Huỳnh Thị Xuân Hoa thì học Sư Phạm, lấy chồng là Giáo sư Lý, dạy Triết, nay cũng đã có cháu nội, cháu ngoại rồi. Ngoài ra em Phan Ngọc Thể, con của ông bà Phan Thành, chủ tiệm đóng bàn ghế tại Biên Hòa, và chồng là em Đông Văn Quân, hiện ở Virginia. Cũng ở tiểu bang Virginia, là em Lê Ngọc Anh, cựu nữ quân nhân, cũng từng đi tù cải tạo.

 

Một học sinh giỏi giang, nhặm lẹ, là Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cửu, ở bang Washington, sau khi đi cải tạo về được đi diện H.O. Em rất vui vẻ, bặt thiệp và rất chuộng bạn bè. Mỗi lần về Việt Nam, tôi thường nhờ em Trương Minh Sang, hiện làm Luật Sư tại Biên Hòa, liên lạc với các em học sinh cũ còn ở lại Việt Nam, đến chung vui với tôi, chừng vài mươi người, tại các tiệm ăn ở Biên Hòa. Tình Thầy trò vẫn thắm thiết như ngày nào, với các em Trọng, Diệp… và nhiều Em khác nữa. Năm nay, sau Đại Hội Trùng Phùng, vào trung tuần tháng Bảy, tôi cũng sẽ về lại Việt Nam, và có dịp gặp lại các học trò cũ, đã chiếm mất một phần lớn trong cuộc sống tình cảm của tôi.

 

 

 

 

24 Tháng Mười 2020(Xem: 12579)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13022)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12486)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13382)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 11029)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 13494)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 13287)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 12475)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 14317)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13522)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 15033)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 12978)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12325)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 14087)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 12815)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 15660)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12110)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12967)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 11970)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 11973)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 14016)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 13818)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9976)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9417)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 14462)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 15322)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 13829)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...
09 Tháng Tám 2020(Xem: 12826)
Con tạ ơn Thầy Cô đã cho chúng con qua sông yên bình, cho chúng con có căn bản đạo đức và kiến thức làm người hữu dụng. Ở nơi xa không thể về đốt hương tưởng niệm. Con xin kính gửi đến Thầy cô tất cả lòng kính yêu trân trọng nhất.