Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kiều Oanh Trịnh - “Memorial Day” May 25 - Kỷ Niệm “Chiến Sĩ Trận Vong

22 Tháng Năm 201511:00 CH(Xem: 24675)
Kiều Oanh Trịnh - “Memorial Day” May 25 - Kỷ Niệm “Chiến Sĩ Trận Vong


“Memorial Day” May 25

Kỷ Niệm “Chiến Sĩ Trận Vong

 

 VNmemorial-wall

 


 

 

Hàng năm, Hoa Kỳ dành ngày 25 tháng Năm làm ngày Lễ tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến, đó là “Memorial Day”. Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn tổ chức Lễ “Memorial Day” rất long trọng. Vào những ngày trước Lễ, hàng loạt chiến binh đang tại ngũ và các cựu chiến binh Mỹ cùng tề tựu về Thủ Đô Washington, họ lái những chiếc xe mô tô (motorcycle) hiệu Harley-Davidson từ khắp nơi đổ về, nhóm này còn được gọi là nhóm “Rolling Thunder”, tức là đoàn xe “sấm-sét vang rền”.

 

Loại xe hiệu Harley-Davidson này có tiếng nổ rất to, họ lại không trang bị hệ thống hãm thành vì cốt ý cho máy xe kêu thật lớn, rền trời, đoàn xe cả ngàn chiếc đồng loạt nổ máy phóng nhanh trên đường phố thênh thang ở Thủ Đô, tạo thành những âm thanh trầm hùng, ầm ầm như sấm sét làm rung chuyển mặt đất mỗi khi đoàn xe băng qua.

 

Đó như là một truyền thống của ngày “Memorial Day”. Nếu vào ngày Lễ “Kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong'' (CSTV/Memorial Day) này mà không có đoàn xe Rolling Thunder thì Thủ Đô sẽ vắng lặng, như thiếu sót một cái gì? Vì được xem như một thông lệ, nên người ta thường nhắc đến buổi duyệt binh bằng xe mô tô vào ngày “Memorial Day” hàng năm của đoàn xe này là “The Annual Rolling Thunder Motorcycle Rally”. Đây là cuộc duyệt binh bằng xe gắn máy lớn nhất của các chiến binh Hoa Kỳ. Những chiếc xe hướng về Thủ Đô qua chiếc cầu Memorial Bridge, chiếc cầu nối liền giữa sông Potomac với Nghĩa Trang “Arlington National Cemetery” của Tiểu Bang Virginia, nơi các anh hùng Tử sĩ Hoa Kỳ đang yên giấc nghìn thu.

 

Đoàn mô tô diễn hành từ đại lộ chính Constitution Avenue… dẫn vào trung tâm thủ đô Washington, DC. Dọc con đường này có rất nhiều đền đài, Bảo tàng viện, và nhiều cơ quan đầu não của chính phủ Hoa Kỳ, khi họ ngang qua đền Tổng thống Abraham Lincoln, họ được lính đứng dàn chào rất nghiêm trang. 

 

Đến Đài Chiến Sĩ Trận Vong Việt Nam, còn goi là “Bức Tường Đen,The Black Wall Street”, nơi đây, tên, họ của hơn 58,000 tử sĩ Hoa Kỳ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam được khắc trên một bức tường đá cẩm thạch thật to màu đen tuyền, gần đó có 2 bức tượng: một bức tạc hình 3 người chiến binh Mỹ; và một bức là hình ảnh các Nữ Quân Nhân Hoa Kỳ đã phục vụ tại trận chiến Việt Nam.

 

 

 
blank
   
 
blank
 

 

Du khách khắp nơi đổ về thăm viếng đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong rất đông, vì thế mà Đài Kỷ Niệm này đã được xếp vào hàng thứ 10 trong số các Đài kỷ niệm được ưa chuộng nhất.

Vào ngày “Memorial Day”, những gia đình có thân nhân có công trạng hay hy sinh vì chiến cuộc, đều được an dưỡng tại Nghĩa Trang Arlington National Cemetery, dù ởTiểu Bang xa, họ cũng về viếng mộ người thân, đặt hoa, bong bóng lên mộ người quá cố, họ đứng ngậm ngùi, lặng lẽ hàng giờ trước những mộ bia có khắc ghi tên, tuổi người mất, như đang thì thầm nhắn nhủ.

Có một điều lạ là năm nào cũng vậy, trời thường âm u và hay có mưa vào ngày “Memorial Day”, dường như Trời cũng mủi lòng thương khóc cho những anh linh đã khuất, khiến ngày Lễ càng ảm đạm, u buồn… Thật xót xa!

 

Giọt mưa trên lá nước mắt mẹ già

Lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá.

Giọt mưa trên lá nước mắt mặn mà

Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về

 

Tuy nhiên, dù Trời mưa tầm tã, đương kim và các cưu Tổng Thống Hoa Kỳ đều đến dự buổi Lễ rất trang nghiêm này tại nghĩa trang “Arlington National Cemetery” dưới cơn mưa nặng hột để truy điệu anh linh các anh hùng tử sĩ đã hy sinh… Một buổi Lễ thật tôn kính, có lính bồng súng đứng giàn chào trước các nấm mộ hình Thập Tự Giá màu trắng có khắc tên người qúa vãng...

Có sống nơi xứ người, mới thấy sự kính trọng của chính phủ đối với các anh hùng tử sĩ rất đậm đà, tình cảm. Thật đáng khâm phục, họ kính mến, ngưỡng mộ những người vì nước hy sinh một cách nhiệt tình… như thế cũng đủ ấm lòng thân nhân người quá cố và cũng an ủi anh linh những người khuất bóng, chắc chắn nơi chín suối họ cũng mãn nguyện mỉm cười.

 

Càng ngậm ngùi thương xót cho các chiến sĩ VNCH đã hy sinh cho Tổ Quốc, họ không được yên ổn nằm sâu dưới lòng đất tại Nghĩa Trang Quân Đội, Biên Hòa ngày nay, chẳng biết lúc nào nhà nước XHCN sẽ đập phá để lấy đất làm nhà, làm công viên như bao nhiêu nghĩa trang khác (Nghĩa Trang Mạc Đỉnh Chi, Nghĩa Địa Đô Thành, v.v...)

 

Đúng ra, những chiến sĩ VNCH đã bỏ mình vì quê hương, hy sinh cho lý tưởng, cho quốc gia, thì ít ra cũng phải được hưởng mồ yên, mà đẹp tai Nghĩa Trang Quân Đội? Không ngờ cuộc đổi đời 30 tháng Tư, đã đảo lộn, họ không còn được nằm yên dưới nấm mồ lạnh giá. Nghĩa Trang Quân Đôi đã có lần bị Cộng Sản tàn phá, đập tượng, quật mồ người đang vùi sâu dưới ba tấc đất không một chút vị nể anh linh người đã khuất… thật bất nhân, vô thần, vô nhân đạo.

 

Ngày Kỷ Niêm CSTV ở Hoa Kỳ trịnh trọng như thế đó, dù đó chỉ là một hình thức để tưởng niệm thôi, người đã mất thì cũng không sống lại được, nhưng ít ra thân nhân của người qúa vãng cũng được mát lòng, và hãnh diện thấy sự hy sinh của người thân của mình, không bị quên lãng.

 

Nơi xứ người, tưởng niệm ngày "Chiến Sĩ Trận Vong" “Memorial Day” mà lòng thật buồn, nhìn về phía bên kia bờ đại dương, nơi đang còn biết bao nhiêu các anh thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể vào cuộc chiến tranh Nam Bắc, họ sống lây lất, cơ hàn trong sự đày đọa cuả chế độ độc tài, không tình người, vô nhân đạo… và còn biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh trong chiến cuộc nữa… Một Phạm Phú Quốc với đôi cánh sắt vẫy vùng trên nền trời cao và rồi ra đi không bao giờ trở lại sau một phi vụ. Cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã không ngừng nghỉ sáng tác những bản nhạc ghi nhớ về các vị anh hùng ấy… Trận chiến đẫm máu, khiến Đại Tá Nguyên Đình Bảo đã vĩnh viễn nằm xuống trong “Người ở lại Charlie”; Đại Úy Vũ Mạnh Hùng hy sinh trên cầu sông Thị Nghè, v.v.

 

Rồi tháng Tư Đen đến cướp đi những vị tướng lãnh đáng kính của miền Nam Việt Nam, các vị đã hy sinh đến hơi thở cuối cùng như: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Trần V. Hai, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Long, v.v... và nhiều, còn nhiều nữa, còn biết bao nhiêu những anh hùng vô danh, không làm sao kể xiết.

 

Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm, kính gửi đến hương linh các chiến sĩ đã xả thân cho quốc gia trong những ngày dầu sôi, lửa bỏng, rồi đi mãi không về. Hơn 40 năm qua, tên tuổi các vị vẫn không bao giờ phai nhòa trong tâm tưởng những người Việt tha hương trên toàn thế giới. Kính nguyện hương linh các chiến sĩ oai hùng được bình an siêu thoát, an hưởng những ngày tháng êm đềm nơi miền đất thanh h, tiên cảnh, không còn máu đổ, thịt rơi.

Cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác “Bắc Đẩu” tặng cho người bạn thân là Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn Ngọc Bích, ông đã từ trần mà bị liệm đến 3 lần. “Bác Đẩu” là biệt danh của Đ/U Nguyễn Ngọc Bích.

 

Mời nghe “Bắc Đẩu” sáng tác của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh qua tiếng hát nam ca sĩ Anh Khoa và “Giọt Mưa Trên Lá" Phạm Duy sáng tác qua tiếng hát Thái Thanh, như môt lời thương cảm gửi đến tri ân anh linh các chiến sĩ VNCH đã vì nước hy sinh…

 

Kiều Oanh, Virginia

Viết cho Ngày Kỷ Niệm “Chiến Sĩ Trận Vong”

“Memorial Day May 25, 2015”


 

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:

BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa

Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube

 

 

 

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:

GIỌT MƯA TRÊN LÁ - Nhạc Phạm Duy - Thái Thanh trình bày

Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube





09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55597)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54742)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105680)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 126123)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125870)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125146)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112438)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62872)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43592)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121654)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47779)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124629)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125062)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122956)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120219)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124919)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64395)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135156)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48837)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117076)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118681)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116173)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124470)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281447)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112420)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57890)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi