Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cỏ Non - NƯỚC MẮT MẸ TÔI

13 Tháng Năm 20151:26 CH(Xem: 25226)
Cỏ Non - NƯỚC MẮT MẸ TÔI


NƯỚC MẮT MẸ TÔI
.

                                                                                                                                    CN.

 
nuoc_mat

Tôi được kêu lên Văn phòng Ông Hiệu Trưởng trong lúc tôi đang chuẩn bị bài thi trong lớp. Khi tôi bước vào phòng, Ông Hiệu Trưởng, với gương mặt có vẻ nghiêm trọng, nhìn gật đầu chào tôi và quay lưng ngay, dù Ông vẫn còn đứng đó. Vài giây sau, Ông Hiệu Trưởng quay lại nhìn tôi, mời tôi ngồi xuống ghế. Trong phòng Ông Hiệu Trưởng, xung quanh tôi, hôm nay có thêm ba anh du kích trẻ (hay du kích Cách Mạng 30) đang hờm tay súng, một anh nhìn tôi rồi cũng quay đi. Tôi thực tình không hiểu gì cả. Bất chợt một anh du kích khác trong bọn quát lên: “Nghiêm! Mọi người đứng dậy - nghe lệnh bắt giam!”, rồi anh ta cất giọng đọc lệnh. Tôi ngỡ ngàng khi nghe Lệnh Công An “mời” tôi lên Huyện “để làm việc”, còng tay lại trước khi dẫn độ đi. Một trong hai tên du kích hơi chùn bước, tên kia tiến lại gần tôi, bắt đầu làm theo lệnh, giật chiếc còng trên tay lấy lại từ anh du kích chùn bước, định còng khóa tay tôi lại. Ông Hiệu Trưởng tôi lớn giọng: “Các đồng chí không được còng tay Cô nầy”. Trên gương mặt Ông tôi thấy rõ nét tức giận, không hài lòng. “Nếu muốn mời Cô ấy lên làm việc thì các đồng chí cứ dẫn Cô ấy đi, một cách bình thường, không còng tay gì cả”. Tên du kích dừng tay nhưng vẫn còn cầm chiếc còng và đang lưỡng lự. Anh cố gắng giải thích: “Lệnh án có còng tay” - “Không còng tay gì cả”. Ông Hiệu Trưởng lớn giọng và hậm hực. Ông quay lưng đi lần nữa, Ông không dám nhìn tôi? Cuối cùng Anh du kích phải nhường bước cho Thầy Hiệu Trưởng (mãi đến hôm nay tôi vẫn chưa quên được nét mặt và giọng nói cứng rắn, bực tức của Ông Hiệu Trưởng tôi lúc đó). Tôi không sợ hãi. Tôi chỉ ngỡ ngàng. Tôi không hiểu gì hết. Vô tư tôi nói: “Muốn tôi đi lên Huyện cũng được, nhưng tôi phải trở lại lớp để sắp xếp và dặn dò các em học sinh của tôi vì chúng đang chờ tôi trong lớp. Tôi phải cho chúng làm bài tập trong khi đợi tôi lên Huyện và trở lại”. Tôi đang chuẩn bị cho chúng thi kiểm tra chu kỳ. Ông Hiệu Trưởng nhẹ nhàng nói với tôi: “Không được đâu. Đừng lo. Cứ lên Huyện sớm rồi về tính sau”. Để trấn an tôi, Thầy lại nhỏ nhẹ: “Học sinh lớp Cô, tôi sẽ lo thế cho Cô”.

 

   Tôi bước ra khỏi Trường Trung Học trong chiếc áo dài màu xanh nước biển dợt của tôi với chiếc quần len trắng và đôi guốc vông. Tôi có vẻ rảo bước nhanh, tên du kích cứ phải nhắc nhở tôi “Đi chậm lại, đi chậm lại” đôi ba lần. Mặc! tôi vẫn bước đi nhanh và nhanh hơn. Một vài người đứng hai bên đường tò mò nhìn theo. Tôi chỉ muốn trở lại lớp để lo cho học sinh của tôi vì chúng đang chờ tôi trong lớp, vì tôi đang chuẩn bị cho chúng thi kiểm tra. Tôi không muốn mất quá nhiều thời gian để đi lên Huyện làm việc. Không phải trong lúc nầy. Tôi càng đi nhanh, ba tên du kích đi phía sau tôi càng ôm chặt tay súng với tư thế như sẵn sàng ra tay nếu cần (sau nầy tôi chỉ nghe lại từ những người chứng kiến cuộc diễn đi của tôi lúc đó. Những người đi hai bên đường nhìn tôi rất ngạc nhiên, lo âu, sợ hãi vì nhìn thấy những nòng súng của ba tên du kích cứ nhắm thẳng vào tôi như đang sẵn sàng. Nếu nghĩ rằng tôi có ý đồ đi nhanh để vượt chạy trốn hay muốn chạy trốn thì ba tên nầy sẵn sàng lên đạn). Tôi vô tư nào biết, tôi cứ lủi thẳng phía trước mà đi, … đi, đi thật nhanh để còn về lại Trường giúp các em học sinh không mất phải bài vở. Tôi cứ càng như rảo bước nhanh hơn, nhanh hơn. “Đứng lại!”. Tôi cứ bước tới (không màng để ý đến phía sau lưng tôi, có chuyện gì đang xảy ra). May thay tôi cũng tới được Huyện.

 

        Tôi nhanh bước vào trong văn phòng. Tên Công An có vẻ lớn tuổi hơn, nhìn chăm bẩm vào tôi rồi quát giọng: “Ngồi xuống đó, chờ!”. Tôi ngồi chờ. Anh ta đang làm gì đó trên bàn viết, thỉnh thoảng ngước lên nhìn tôi, không thiện ý chút nào, rồi lầm bầm trong miệng gì đó tôi không rõ. Chờ 10 phút, 15 phút, 30 phút, tôi bắt đầu nóng ruột. Lớp các học sinh tôi sẽ kết thúc trong 15 phút, tôi phải đi về chứ!. 45 phút trôi qua, vô tư tôi nào biết, tôi sốt ruột và đứng dậy hỏi tên du kích: “Xin lỗi, Anh mời tôi lên làm việc? Làm việc gì? Anh cần tôi giúp điều gì, Anh nên nói lẹ lên, tôi giúp xong tôi phải về Trường ngay vì học sinh tôi đang chờ tôi” - “Tư bản hả! Trí thức hả! Nói chữ hả!”, hắn hất mặt, quắc càm, gằn giọng. Tôi chẳng hiểu. - “Làm bộ ta đây trí thức hả?!”. Anh ta liếc xéo, liếc xiên, gườm gườm. “Lột kiếng xuống, làm bộ trí thức hả?!”, Tôi mơ màng nhanh hiểu được  Anh nầy chắc học thức chẳng là bao, không phải dân thành phố. “Tao biểu mầy lột kiếng xuống, mày có nghe không? Tỏ vẻ trí thức hả!?”. Tôi vô tư nhẹ nhàng trả lời Anh: “Tôi cận thị mà, tôi lột kíếng xuống làm sao tôi thấy Anh?” - “Mang kiếng để chứng tỏ trí thức, ta đây?”. Tôi lại cải bướng: “Đây là kiến thuốc giúp tôi thấy được xa hơn. Anh cứ thử đeo xem”. - “Không có kiếng thuốc gì cả, lột bỏ” - “Anh cần gì? Tôi làm việc gì để giúp Huyện? như Anh bảo “mời lên Huyện làm việc”, Anh nói nhanh lên vì tôi không còn nhiều giờ và tôi phải trở lại Trường vì Trường sắp tan học”. – “Nói xỏ, nói xiên hả?, làm chánh trị hả? CIA hả?”. Anh ta hất đầu ra lệnh cho một tên du kích đứng cạnh đâu đó. “Lột kiếng nó xuống, dắt nó xuống dưới kia”. Tôi thật mừng trong bụng lúc bấy giờ, vì tôi không màng anh ta nhờ tôi làm bao nhiêu công việc để giúp anh ta, miễn anh ta bắt đầu sớm để tôi còn giờ về. Càng chờ tôi càng nóng ruột.

 

        Anh du kích nầy dắt tôi ra ngoài sân, dắt tôi qua nhiều nơi, đi sâu hơn, rồi Anh dừng lại nơi phòng kế đó, nhẹ nhàng bảo tôi đưa kiến cho Anh cầm. Anh bảo: “Dơ hai tay Cô ra”. Anh lấy còng, còng hai tay tôi lại rồi đẩy tôi vào trong phòng trong tương đối tối, tôi nghe thấy có tiếng người đàn ông nhận diện ra tôi: “Ồ! Cô Giáo cũng vào đây nữa sao?”. Anh ta là một người đàn ông, nghe giọng như quen thuộc, tôi cũng trong ánh sáng mờ ảo đó, thấy có thêm hai người đàn ông khác nữa. Anh lên tiếng chào tôi, một chân Anh bị siết bằng xiềng. Dây xích dày, nặng và dài khoảng 6 tấc. Chớp nhanh, Anh du kích đẩy tôi vào trong phòng trong với hai tay tôi bị còng. Trong phòng đã có sẵn một người đàn bà rồi. Tôi nhớ lúc đến đồn Công An, trời vẫn hãy còn ban ngày sáng, nhưng sao nơi đây không thấy ánh sáng đâu cả. Trời tối om, chỉ nghe tiếng người đàn bà chào tôi và nhanh nhẩu giới thiệu: “Chị, Em mình có đôi cũng vui”. “Đây là phòng giam đàn bà, bên ngoài là phòng giam đàn ông”. Tôi như quay cuồng! Tức tưởi!         Phòng tối om, tay bị còng, tên du kích đẩy tôi vào trong, tôi không có kiếng trên mắt. Trên người tôi còn đang mặc chiếc áo dài, quần trắng, mang đôi guốc vông đến Trường. Khoảng 10 phút sau, đôi mắt tôi quen dần với bóng tối lờ mờ trong căn phòng, nhìn thấy người đàn bà cùng phòng, lớn tuổi hơn tôi. Phòng chiều rộng khoảng 1 thước, chiều dài khoảng 3 thước. Bên ngoài tiếng văng vẳng của Anh tù (biết tôi) búa xua ra: “Ủa! Cô Giáo như Cô vậy mà cũng bị tù sao? Làm gì vậy?. Có dạy mà. Chúng nó muốn Cô “mất dạy” đó”. “Tụi nó là vậy đó”. “Allez, Cochon!”, “Nhưng không sao đâu, Anh, em đây sẽ giúp Cô, ở đây nhiều người tốt lắm. Gia đình tôi có thăm nuôi đều và đem đồ ăn vô nhiều lắm, chúng tôi sẽ chia xẻ cho Cô Giáo, không sao đâu, không lo chết đói đâu. Hiền như Cô mà cũng bị bắt thì hết nói rồi. Tư bản hả? Trí thức hả? Phá hoại hả? (làm như Anh đã quá quen những giọng điệu nầy rồi) – biết quá mà”. “Chỉ có bao nhiêu đấy thôi, đồng chí ạ!, Gia đình có biết chưa?”. Rồi Anh liên tục nói và giới thiệu về Anh với tôi. “Cô còn nhớ tôi không? Tôi là thằng Hai lang bạt, giang hồ, bụi đời, nhà phía dưới mé sông, con bà Bảy bán mắm đó, nổi tiếng quậy khắp làng đó. Nó đó. Nó là tui đây. Tui vô đây lần nầy là lần thứ 3 rồi. Lần nầy tụi nó còng tôi bằng sợi dây xích chuyền móc sắt, dính đây luôn, không đi đâu xa được. Cũng vậy thôi. Có sao đâu? Đời mà. C’est la vie!. Tôi tội đánh bài, cờ bạc, uống rượu, say sưa, phá làng, phá xóm. Nó nhốt đã, rồi thả tôi ra, tôi tiếp tục, nó nhốt lại, rồi cũng vậy thôi, chẵng thay đổi tí nào, chẵng làm gì được nhau, chẳng làm gì được tôi”. Rồi Anh bắt đầu ca nghêu ngao. Anh lại an ủi: “Cô Giáo đừng có lo, ở đây có tụi tui lo cho Cô, ca hát tối ngày, vui lắm, không buồn đâu. Có chè ăn mệt nghỉ mỗi ngày. Cô Giáo có thích ăn chè không? Nếu có cần gì tôi nhắn gia đình mang vô cho, gia đình biết chưa? Cô có cần nhắn gia đình, sẽ nhờ gia đình tôi nhắn cho …”. Người đàn bà cùng phòng giam tôi bị bắt vì tội trộm cắp, cướp giựt, … Tôi như đang trong mơ!. Tôi ngồi xổm dưới đất, tựa lưng vào tường, nước mắt tôi rớt xuống dạt áo dài màu xanh biển của tôi đã bị cuốn nhăn nheo.

 

        Chẳng biết chuyện gì đã xảy ra ở nên ngoài. Hy vọng ngày mai được ra ngoài rồi thì cũng không sao. Ba, Mẹ, gia đình tôi sống ở thành phố. Tôi đi dạy học ở tỉnh nhỏ. Mỗi cuối tuần tôi về nhà. May quá mới đầu tuần. Chắc gia đình chưa biết đâu.

 

    Sáng hôm sau, người du kích mở cửa phòng, ánh sáng mặt trời làm chói mắt tôi. Anh du kích trẻ đến bên tôi và mở còng sắt cho tôi ra ngoài rửa mặt, … Tôi hỏi Anh, “Anh hỏi dùm tôi, tôi tội gì? Tại sao lại nhốt tôi?  Và khi nào tôi được thả ra?''. Anh cúi đầu, thì thầm, dặn dò, nói nhỏ với tôi: “Dạ, thưa Cô, Cô chưa được ra đâu. Em để còng lỏng cho Cô để dễ xoay xở, nhưng Cô đừng cố gắng tháo nó ra, vì càng gở tháo, thì nó sẽ tự động siết chặt tay Cô, chặt hơn, đau lắm. Cô đừng nói với ai. Em là học trò của Cô đó”.  Rồi Anh vội vã bước ra đi. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt Anh du kích nầy với nhiều xúc động và lời biết ơn tôi trong giọng nói của Anh. Hôm sau, Anh trở lại cũng mở còng cho tôi ra ngoài rồi lại khóa nới lỏng còng khi đưa tôi lại vào phòng giam tôi: “Em tiếc không thể thả còng cho Cô được, lệnh phải khóa còng Cô” và buông câu: “Họ nói Cô làm chính trị, tình báo CIA, rất nguy hiểm, tội nặng lắm”.

 

Hôm sau, khoảng giữa trưa, giờ cơm, tôi được bên ngoài đưa vào phòng giam tôi một gói đồ: quần, áo để thay, bàn chải, kem đánh răng, một đôi dép xẹp cuộn thêm một lon “guigot” cơm bên trong và bảo là của gia đình gởi vào. Tôi muốn khóc. Gia đình đã biết rồi sao? Ai vậy?. Mẹ tôi  bận làm ăn ở thành phố làm gì biết lẹ thế? Và ai là người đã đưa tin? Tôi mừng rỡ thay bộ áo dài, quần trắng của tôi ra, thật thoải mái vô cùng. Mở lon “guigot” cơm trắng, bay mùi gạo Jasmine mà gia đình tôi và tôi thích ăn, phía trên có gói muối tiêu thật lớn, đủ thức ăn cho một lon “guigot” cơm trắng như thế. Không có thịt, cá gì hết. Nước mắt tôi cứ chảy dài, không kiềm được. Nuốt sao trôi đây? Ai gởi cơm trắng vào cho tôi? Anh tù kế phòng la lên: “Trời ơi! Mùi cơm Jasmine thơm quá, bức hơi luôn, bức cả ruột tôi. Tư bản thật!”. “Có đồ ăn không?. Bên nầy nhiều lắm.” Rồi Anh cố gắng lết thân Anh đến sát tường phòng giam tôi, sợi dây xích nặng nề mà Anh kéo theo sột soạt dưới đất nghe rợn người, phía trên có lỗ thông hơi nhỏ, đủ có thể chuyền thức ăn vào như người du kích đưa cơm vậy, nhét cho tôi một gói khô sặc đã nấu chín: “Ăn đi! ngon lắm!”. “Bon appetit”. Rồi Anh ngân nga cất tiếng hát: “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”. “Cô Giáo ăn cơm xong, tôi sẽ đưa chè qua cho Cô Giáo ăn tráng miệng”. Người đàn bà cùng phòng dành lấy hộp “guigot” cơm của tôi và tự sớt ra một phần cơm phía trên mà không màng (cần) phải hỏi xin tôi một tiếng nào. Xong bà đưa lại cho tôi lon cơm, mở gói muối tiêu và rắc lên bàn tay đang cầm cơm. Bàn tay kia bốc cơm cho vào miệng, ăn ngấu nghiến. Bà tự than thở: “Thèm cơm mấy hôm nay không ai đi thăm nuôi hết”. Tôi còn đang miên man suy nghĩ và nhìn vào lon cơm còn lại. Cơm có vẻ được ép chặt xuống lon như cơm vắt. “Ăn đi! Ăn đi!, cơm ngon quá chịu hết nỗi” -  Người đàn bà hối thúc tôi. Gia tài tôi chẵng còn gì  ngoài hai bàn tay bị còng của tôi. Trong nầy không có muỗng, nĩa gì hết, cứ tự chế. Tôi lần tay trong chiếc hộp “guigot”. Một tay nâng hộp, một tay cố gắng đưa ngón tay vào trong hộp, nâng cơm lên miệng. Thật không dễ chút nào với chiếc còng tay nầy. Tôi văng vẳng nhớ lại lời dặn dò của Anh du kích: “Cô nhớ đừng đụng đậy chiếc còng nhiều nhá, vì càng động đậy, càng rút tay ra vô, chiếc còng ‘ô tô ma tíc’ sẽ siết tay Cô chặt thêm hơn”. Thật vậy, tay trái tôi ráng không lay mạnh, chuyền qua cổ tay mặt tôi, nhẹ nhàng và chậm rãi để không bị siết chặt. Nhưng rồi có một phút vô ý, thật vậy chiếc còng sắt siết chặt vào cổ tay tôi chật hơn. Nước mắt tôi tức tưởi chảy xuống. Bụng đói cồn. Bàn tay ôm cứng lon cơm vào mình, dùng ngón tay trỏ mặt để móc lấy vài miếng cơm bỏ vào miệng. Quả thật là quá gian nan. Bụng tôi càng cồn cào nhiều hơn, mùi gạo Jasmine thật chết người, dù tôi không có cảm giác đói và muốn ăn. “Thôi ráng ăn đi đừng khóc nữa, giữ gìn sức khỏe để mai mốt ra về”. Thật tình tôi muốn hét lên thật to để bảo người đàn bà đó im miệng lại, ồn ào quá, xen vào chuyện người khác nhiều quá; đầu tôi muốn nổ tung ra với nhiều chuyện quá ngỡ ngàng trước mắt tôi. Tôi chưa kịp định thần lại. Ngón tay tôi đụng vào một vật gì rất cứng cùng lúc người đàn bà lại thêm: “Cơm ngon không chịu được”. Tôi giật nẩy mình, hết hồn như tôi đang phạm vào một tội gì đây? Tôi nghiêng người ra phía sau và bình tĩnh, ôn tồn với người đàn bà mà tôi muốn biến mất đi khỏi mắt tôi lúc nầy. “Thôi tôi đi ngủ đây nhé!”. Người đàn bà dạy khôn tôi. “Ráng ăn miếng cơm đi, để khỏi phụ lòng người đã cực khổ mang vào và còn được yên ngủ chứ. Đói không ngủ được đâu”. Trời lúc nầy chắc đã về đêm.

 

Bóng tối mờ ảo vẫn luôn hiện diện trong căn phòng nầy, sáng hay tối, ngày hay đêm? Nào tôi có biết ra sao ở bên ngoài kia? Chỉ cảm thấy mệt mỏi, mắt muốn nhắm lại, tôi buồn ngáp nhiều lần để có thể tin rằng trời bên ngoài có lẽ đã xụp tối. Tôi ôm chặt bình “guigot” cơm vào người. Tôi bỏ vài miếng cơm trong miệng. Ừ có lẽ tôi đói thật!. Từ sáng đến giờ tôi có ăn được gì đâu. Tôi lại đụng miếng vật cứng trong lon. Vẫn lo sợ người đàn bà nhìn tôi mà tôi không thấy bà. Tôi như đang là một tên trộm… May sao tiếng ngái của bà ấy vang lên, … càng đều đặn hơn. Tôi đở lo, nhưng hơi sợ. Tôi bắt đầu tìm hiểu… Dường như đó là một cái muỗng. Ngón tay tôi cố khiều những hạt cơm qua một bên: chiếc muỗng nhỏ trong cái bọc nylon, rồi một miếng sườn nướng – không – hai miếng sườn nướng, trong một bọc ny lông khác. Lại thêm có một bọc ny lông nhỏ khác nữa, tuốt dưới đáy lon “guigot”, dưới hai miếng sườn nướng. Người đàn bà đã ngủ say. Tiếng ngái trong đêm của bà làm tôi rợn người , khiếp sợ. Tôi muốn khóc. Tôi biết đây là “guigot” cơm của Mẹ tôi đã giở vào trong tù cho tôi. Tôi vội rút miếng giấy nhỏ đựng trong bọc ny lông phía dưới cùng để cố tìm hiểu là gì. Nôn nao, thất vọng vì tôi không thấy gì cả. Bóng tối đã bao trùm. Tôi biết Mẹ tôi đang mang thông điệp đến cho tôi. Phải kiên nhẫn đợi đến ngày mai thôi. Tôi múc cơm bỏ vào miệng, cắn miếng thịt sườn Mẹ tôi đã nướng cho tôi. Nước mắt chan hòa! Mẹ ơi! Con thương Mẹ nhiều lắm. Tôi nuốt miếng sườn nướng chung với những dòng nước mắt mằn mặn của tôi. Thật tức tối! Thật khổ sở vì đôi tay không thể động đậy một cách tự nhiên và thoải mái được. Tôi có tội tình gì??? Tôi như người bị tàn tật. Hai bàn tay tôi cố xoay sở để khều cơm, múc cơm, đưa lên miệng. Rồi lại buông muỗng ra, cố cầm lấy miếng thịt đưa lên miệng để cắn tiếp. Tôi nuốt cơm và nuốt lẫn cả nước mắt, nước mũi tôi bao giờ vào trong cổ họng với nhiều uất nghẹn không thể diễn tả được. Tôi cố gắng dấu miếng bao ny lông có miếng giấy nhỏ bên trong cuộn lại trong lưng quần tôi để chờ đến ngày mai, hay khi ánh sáng có thể giúp được mắt tôi đọc thông điệp của Mẹ tôi. Cổ tay tôi bị siết chặt lại vì di động quá nhiều. Tôi biết đau. Đau thật! Đau quá! Lời đứa học trò nói quả không sai. “Cô ráng đừng có động đậy tay nhiều, còng sẽ bị siết chặt hơn. Càng cựa quậy, còng sẽ càng siết chặt hơn. Sẽ đau tay lắm!” … Giờ đây, ngồi dựa tường, trong bóng tối bao trùm, tiếng ngái của người đàn bà cùng phòng, tiếng ngái của Anh tù chung hộ, nhưng ở phòng cạnh bên, cổ tay tôi rát quá, đau nhói, tôi hãi hùng thật. Tôi thắc mắc, tôi tủi thân. Trái tim tôi như muốn ngừng đập. Đôi tay mất tự do, cố bám lấy mảnh giấy nhỏ cuộn trong mình cùng lúc ôm lấy lon “guigot” cơm, ráng ngồi cuộn tròn mà nhắm mắt cho qua cơn sợ hãi, cho qua thêm một đêm. Đêm quả thật là dài!....

 

Tôi chìm vào giấc ngủ không biết lúc nào, thật bình an. Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con bỗng nhiên bị tù đày, biến mất đi không biết tại sao? Tôi giận mình bất lực!.

 

Ánh sáng xuyên qua phòng bên ngoài, lờ mờ, len lỏi trong phòng tôi. “Cơm hôm qua ngon quá, ăn hết chưa? Cho tôi “ké” thêm một chút đêm nay nhé”. Cửa phòng bên ngoài mở, tôi nghe tiếng vươn vai của Anh tù kế bên: “Một ngày nữa đã trôi qua. Không biết còn bao nhiêu tờ lịch nữa ta?. Cô Giáo đêm qua ngủ ngon không?”.  Đứa học trò du kích bước vào. “Trời ơi!, còng tay Cô bị siết chặt quá!. Chắc Cô đau lắm phải không?” Anh quay vội mặt đi. Tôi nghĩ có lẽ  Anh cũng xúc động và cảm thấy được cơn đau của tôi, nhưng anh cũng bất lực. Biết nói gì và sao đây với Anh?. Tôi muốn ở lại trong phòng, không muốn ra ngoài và làm gì hết. Xấu hổ thật! Tại sao tôi lại bị giam? Tội tình gì? Ấm ức không lường được! Anh cai tù mở còng cho tôi để ra bên ngoài thoáng khí, rửa mặt. “Cô ra ngoài sáng cho thoải mái một chút, mặt trời đang lên”. Rồi Anh vội quay đi. Khi Anh trở lại, trước khi bỏ tôi lại phòng tù, tôi nói Anh ta rằng, tôi có tội gì? tại sao lại giam tôi? Tôi muốn ra nói chuyện với cấp trên của Anh! - “Không được đâu Cô ơi! Họ đang căm thù Cô. Cô ráng chờ từ từ”. Và Anh kề sát tai tôi và dặn dò, “Em không còng tay Cô thực sự nữa. Em chỉ giả bộ thôi. Có nghĩa là em không khóa còng. Khi có ai vào gặp Cô, Cô làm bộ như Cô bị còng. Cô để tay Cô vào còng che dấu mối khóa còng và làm như đang bị còng thực sự, làm như vầy nè (Anh làm dấu chỉ cách cho tôi), nếu họ ra ngoài, Cô tháo còng ra để qua cạnh bên; khi có ai bước vào, Cô lại lại làm bộ máng còng vào trở lại, nếu kẹt thế quá Cô tự bóp còng tay Cô lại như Cô đã bị còng như mấy ngày qua. Khi đến giờ thăm Cô lại, Em sẽ mở còng lại cho Cô. Đừng để cho ai thấy và biết việc làm nầy Cô nhá!”. “Em thả còng lỏng cho Cô để Cô được tự do xoay sở và thoải mái hơn trong phòng. Khi người nhà Cô mang cơm vào, Em sẽ ra lấy đem vô cho Cô”. Tôi lặng người nhìn Anh du kích học trò, không biết nói sao hơn? Lần nào Anh đến, tôi cũng nhìn thẳng vào trong mắt Anh. Đôi mắt Anh có vẻ cay cay. Đôi lúc tôi thấy Anh bối rối khi áp dụng một luật hình nào cho tôi. Dường như chưa bao giờ tôi nhớ đến Anh như một người học trò nào trong lớp tôi. Nhưng Anh đã nói Anh là học trò tôi khi ngày đầu tiên Anh mang còng đến để còng tay tôi tại phòng giam. Anh vẫn luôn tỏ ra rất lễ phép và như muốn làm một điều gì để trả ơn lại cho tôi. Nỗi đau tôi đôi lúc được xoa dịu vì dường như có người đang hiểu được tôi. Người đó lại là một người học trò trong Trường tôi và đang là người thi hành việc Anh chẳng muốn làm bao giờ đối với tôi.

 

Tay tôi vẫn ghì chặt miếng giấy nhỏ trong bao ny lông nhỏ trong bàn tay tôi đêm qua, như một bảo vật vô giá và vô cùng tò mò, hồi hộp. Làm sao tôi có thể mở ra xem đây? Người tù cạnh phòng vẫn vui vẻ nói chuyện, kể chuyện, ca hát, đánh chẻn ầm vang. Người đàn bà tù cùng phòng cứ mon men, cạnh bên tôi để vuốt ve và như đang chờ tôi sẽ có thêm lon “guigot” cơm mới cho hôm nay để được cùng ăn. Tôi chỉ muốn được yên lặng, chỉ một mình, và được bỏ rơi vì tôi đang xốn xang muốn đọc thông điệp của Mẹ tôi.

 

Cuối cùng tôi phải giả mệt, buồn ngủ và muốn cuộn mình dưới đất trong phòng giam tôi để được một giấc ngủ ban ngày lấy lại sức khỏe vì hơn ba ngày qua, giấc ngủ cứ chập chờn, mộng mị. Người đàn bà cùng phòng vội la lên: “Ban ngày mà ngủ được sao?”. Tôi trả lời: “Đêm qua bị mất ngủ, hơi mệt, do đó cần ngủ bù lại”. Trong phòng chật chội, quá ẩm, nóng. Người đàn bà cầm quạt, quạt luôn cả tôi. Tôi cuộn mình như con tép, lấy áo dài xanh, quần len trắng (quần áo đi dạy học của tôi) làm mền che thân. Hai tay được tự do, tay đã xuất còng nhờ đứa học trò tình nghĩa, tôi co ro ôm hai đầu gối, xoay mình, lưng đưa về phía người đàn bà cùng phòng, nằm lặng yên được một chút, chờ có dịp, cơ hội để mở bức thông điệp của Mẹ tôi đêm qua. Miếng giấy đang nằm gọn trong bàn tay tôi. Hai chiếc còng vẫn cạnh bên. Tôi mơ màng, giật nẩy mình khi người đàn bà đưa tay sờ nhẹ lên cánh tay tôi, lên vai tôi và vào cổ áo tôi. Chị nắm lấy sợi dây chuyền vàng trên cổ áo tôi: “Vào đây thì đừng có mang những thứ quý giá nầy, để Chị cất dấu dùm cho”. Tôi chỉ muốn được một mình yên nghỉ và được đọc thông điệp của Mẹ tôi. Trời lại sắp sụp tối. Tôi rướm nước mắt . Miếng giấy được xếp nhỏ lại, theo 4 lần gấp, giấy không được thẳng, ngay lắm, viết bằng bút chì, với vài chữ “giữ gìn” thật đậm mực chì (như bút chì đã được thắm nước trong miệng), vài chữ hơi lợt hơn. Sau dấu chấm cuối cùng, giọt nước vẫn còn ầm ĩ: Giọt Nước Mắt Của Mẹ Tôi - “Con ráng giữ gìn sức khỏe! Yên tâm. Mẹ đang lo”

 

Nhớ lại Mẹ tôi - Nhân Ngày Hiền Mẫu - MD – Tháng Năm, Hai Không Một Năm.

 

                                                                                               
Cỏ Non
                                          MD, ThángNămHaiKhôngMộtNăm

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70247)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70152)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18531)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37790)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87026)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37603)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32740)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67732)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67923)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77715)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 75137)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 82242)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37354)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64547)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70691)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68233)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88305)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70204)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65583)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66464)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71988)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67882)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67700)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69810)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71749)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67637)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66240)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69625)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...