Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Ánh Nguyệt - THƯƠNG TIẾC NGƯỜI PHI CÔNG TRẺ

12 Tháng Tư 20151:05 SA(Xem: 30613)
Hoàng Ánh Nguyệt - THƯƠNG TIẾC NGƯỜI PHI CÔNG TRẺ


Th
ương Tiếc Người Phi Công Tr

 

 Nguoi phi cong tre



        Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại 40 năm qua, nhưng những dư âm tang thương từ “Tháng Tư Đen” vẫn còn là nỗi đau vang vọng trong lòng chúng ta, trong lòng từng gia đình, nhất là những gia đình có những người thân yêu đã một thời khoác áo kaki…

   Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Anh, em trai hầu hết là quân nhân. Chồng tôi, Hoàng Ngọc Thái Đại Úy Công Binh, anh Hai Thiếu Tá Pháo Binh, anh Ba Chiến Tranh Tâm Lý, em thứ Năm Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng Công Binh, em thứ Sáu Trung Sĩ Pháo Binh, và em thứ Bảy Thiếu Úy Không Quân. Tất cả những quân nhân trong gia đình đã chiến đấu hào hùng vì lý tưởng, chính nghĩa Quốc Gia, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho một Tổ Quốc Tự Do toàn vẹn.

    Năm 1967, Em tôi, Hồ Xuân Đạt, khi vừa đậu xong bằng tú tài I, dù vẫn được hoãn dich vì lý do học vấn, vẫn tình nguyện lên đường theo tiếng gọi của non sông. Em đã xếp áo thư sinh, Từ giã học đường, gia đình, bạn bè…gởi lại sau lưng những kỷ niệm, những ước mơ thật đẹp, thật hồn nhiên của tuổi mới lớn.

   Năm 1968, sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức, em được chọn vào ngành Không Quân và được gửi đi Hoa Kỳ thụ huấn khóa đào tạo phi công trực thăng (Helicopter) tại tiểu bang Texas Hoa Kỳ.

   Năm 1970, khi tốt nghiệp em về lại Việt Nam, phục vụ tại phi trường Biên Hòa thuộc Sư Đoàn III Không Quân QLVNCH. Ngay chính nơi chôn nhau cắt rún của mình.

Nguoi phi cong tre.2 pg

Bằng Lái Máy Bay

    Hai năm sau, vì nhu cầu chiến trường, em nhận lệnh thuyên chuyển ra vùng I chiến thuật, công tác tại phi trường Đà Nẵng rất gần với đơn vị của chồng tôi. Khi ấy, chồng tôi, đại úy Hoàng Ngọc Thái, đại đội trưởng đại đội Biệt Lập 127 Cầu Nổi.

 Hàng tuần vào những ngày nghỉ, em hay về nhà tôi chơi trong khu cư xá Phước Tường Đà Nẵng. Chị em có nhiều dịp gần gũi nhau hơn. Em hay kể cho tôi nghe về những chuyến bay tác chiến, những phi vụ tiếp tế và tải thương tại chiến trường về đêm đầy những hiểm nguy mà em tham dự. Về những người lính can đảm đã anh dũng chiến đấu, đã hy sinh bỏ mình cho tổ quốc.

Chiến tranh vẫn tiếp diễn và em tôi, vẫn hằng đêm thực hiện những phi vụ hiểm nguy để yểm trợ, sát cánh cùng chiến hữu các đơn vị để chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương.


Nguoi phi cong tre.3 pg

   Tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Tin tức địch quân sắp chiếm Đà Nẵng làm dân chúng xôn xao, hỗn loạn tìm đường thoát chạy. Trong khu cư xá sĩ quan của Liên Đoàn 8 Công Binh, tôi không làm sao liên lạc được với chồng vì anh đang phải cấm trại tại đơn vị. Vừa lo lắng cho chồng, vừa lo cho Đạt em tôi, vừa lo cho chính bản thân mình và các con. Sau này nghĩ lại, thời gian ấy thật sự đáng sợ và kinh khủng nhất trong đời tôi.

   Bỗng nhiên một buổi sáng trước ngày Đà Nẵng thất thủ, Đạt lái trực thăng đáp xuống khoảng sân rộng trước nhà tôi ở khu cư xá sĩ quan Công Binh Phước Tường. Khi bước vào nhà gặp tôi, trông em có vẻ căng thẳng và lo lắng. Em nói “Chị và các cháu chuẩn bi sẵn sàng. Em sẽ trở lại đón vào phi trường tìm đường về Sàigòn càng sớm càng tốt”.  Nói xong, em quay lưng bước vội về chiếc trực thăng vẫn còn đang nổ máy ngoài sân. Trước khi cất cánh, em nhìn tôi rồi gượng nở nụ cười qua khung cửa gió của con tàu.. Tôi không bao giờ ngờ rằng đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Đạt. Cũng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy nụ cười của em tôi. Một nụ cười buồn, rất buồn. Bởi, em chẳng bao giờ trở lại đón tôi như lời đã hứa.

   Ngày 29/03/1975 Đà Nẵng thất thủ.

   Ngày 05/05/1975 với nhiều vất vả, khổ cực, tôi một mình dìu dắt bốn đứa con nheo nhóc từ Đà Nẵng về nhà mẹ ở Sàigòn. Về đến nhà Mẹ thì mới hay Thái, ông xã tôi,  đã có mặt ở nhà Mẹ cả tháng, vì nghĩ rằng chú các cháu đưa vợ con vào phi trường về Sài Gòn trước nên trong lúc thất thủ anh cũng vất vả tìm cách về Sài Gòn, anh có ngờ đâu vợ con anh còn kẹt lại Đà Nẵng. Bỏ ăn, bỏ ngủ với thân hình tiều tụy, vì nhớ thương vợ con, anh đã không từ một xác trôi nổi nào được tấp vào bất cứ bãi biển, bến tàu nào anh cũng tìm đến nhìn mặt, anh lang thang khắp nơi như người mất hồn.Tôi cũng không gặp được anh vì anh đã đi ngược ra Đà Nẵng tìm vợ con sau một tháng trời mất liên lạc. Giữa đường anh bị bắt, bị bịt mắt còng tay ra sau lưng, bị dẫn độ đi ngày đêm trong rừng sâu, và từ đó anh bặt tăm, một lần nữa tôi lại đi tìm chồng, không biết địch có để cho anh sống hay chúng đã giết anh rồi…Nhưng may mắn anh còn sống.  Tôi đã gặp anh và anh đang bị tù mãi tận trong núi Kỳ Sơn Quãng Nam…

        Ngày tháng trôi qua cả nhà tôi lại tiếp tục đi tìm em trai Đạt, hết trại tập trung này đến trại cải tạo kia, vẫn không nơi nào có tên em, cứ tưởng Đạt bay đi được ra khỏi Việt Nam và đang tị nạn ở Hoa Kỳ, Canada hay một nước nào đó trên thế giới, không ngờ đến tháng  11/1975  một anh quân nhân VNCH cùng đi trên chuyến bay định mệnh, sau khi máy bay bị bắn rớt, anh bị bắt đi tù gần 8 tháng về kể lại:

        Máy bay cất cánh vội vàng với số lượng quá tải, cũng cố cất cánh bay cao rời khỏi phi trường Đà Nẵng với bao nhiêu người trên chuyến bay định mệnh trong những giờ phút mà đạn pháo quân thù bay ra xối xả, Đạt có ngờ đâu đó là phi vụ cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp…

        Khi phi cơ bay qua vùng Bồng Sơn thuộc tỉnh Bình Định thì bị một loạt mưa đạn AK của địch từ phía dưới bắn lên nhắm ngay buồng lái, Đạt bị trúng thương, người phi công nữa vào thay cũng bị bắn, trong lúc Đạt bị bắn trọng thương anh lính đã chăm sóc, Đạt biết mình không thể sống, nên đọc địa chỉ nhờ nhắn tin về nhà, cả hai phi công đều tử nạn, chiếc trực thăng không người lái, bay chúi xuống ruộng, sát chân núi. Những người trên chuyến bay còn sống đã bị địch bắt…

        Vẫn giữ lời, sau khi ra tù anh quân nhân tốt bụng, đã tìm đến tận nhà báo tin về chiếc phi cơ của Đạt bị địch bắn và rơi xuống vùng Bồng Sơn (Bình Định) ngày 27/03/1975 như tôi đã kể trên. Và chỉ rõ địa điểm máy bay lâm nạn.

         Quá bất ngờ lẫn đau sót và vô cùng bối rối, và cũng vì anh lính vội vã về gia đình nên anh lính chỉ báo tin cho biết và đi ngay, cả nhà tôi nghe tin sét đánh, đã lặng người, không còn nghe thấy gì, không còn nhớ tên anh lính cũng như địa chỉ hay quê quán nơi anh cư ngụ…

        Theo lời anh lính chỉ đường, tôi và Má tôi đi xe đò ra Bồng Sơn, mặc dù không rành đường, nhưng khi xe chạy gần đến nơi tôi linh tính như có ai dẫn đường, tôi kêu xe ngừng lại đúng ngay địa điểm chiếc máy bay vẫn còn nằm dưới đám ruộng tuốt trong xa, gần chân núi, chỉ cần sơ ý xe chạy lướt qua, coi như không thể tìm thấy.

           Xuống xe quan sát, tôi nhìn thấy ngay nấm mộ đất dưới bờ ruộng, sát lề đường QL.I. ,không mộ bia. Hai bên đường là ruộng, xa xa mới có một căn nhà. Má và tôi tìm đến căn nhà gần nhất để hỏi thăm, cũng may mắn chính ông chủ căn nhà là một trong số những người dân ở đó chôn em tôi khi bị nạn giữa đường mà không có thân nhân… Mộ em nằm cách nhà ông khoảng 50 m. Thuộc thôn Vân Cang, Xã Hoài Đức Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định.

        Ông chủ nhà rất tử tế, khi được biết chúng tôi đi tìm mộ người thân, ông mời Má và tôi ở lại nhà ông,vì khi tìm đến nhà ông trời cũng đã chạng vạng. Một căn nhà tường xây thật lớn, coi như ông là người khá giả nhất vùng đó, tắm rửa xong, ông mời dùng cơm, một bửa cơm thịnh soạn, thật cảm động, ông kể:

        Khi máy bay rớt ông là người đứng ra chôn cất em tôi và một phi công nữa cùng bị nạn chung trên chuyến bay này. Nhưng anh phi công đó được gia đình biết sớm nên đã di dời về quê. Đêm đó ông lại nhường phòng ngủ của ông cho hai má con tôi ngủ, cái đặt biệt nữa là cái bóp của Đạt, tôi đã nhận ra ngay vì khi em tôi du học Mỹ em mua về sử dụng tôi có biết cái bóp da có hình đầu con Ngựa được đóng nổi. Trong bóp lại còn có tấm hình em mặc bộ đồ bay, tôi mang ra và xin phép ông được nhận lại kỷ vật…Ông rất vui vẻ. Ông cho biết khi ông chôn cất em tôi ông giữ lại kỷ vật này, ông vẫn để trên đầu giường (giường hộp) của ông.

        Sáng hôm sau, Má tôi nhờ ông làm dùm tấm bia bằng gổ cắm trên mộ em tôi. Vì mộ mới nên không thể hốt cốt mang về. Và lần gặp này gia đình tôi rất mang ơn ông, mỗi khi có dịp vào Sài Gòn ông và các con ông đều ghé nhà chơi.

         Năm năm sau Má tôi trở ra Bình Định hốt cốt em về và hỏa thiêu, sau đó gửi cốt vào chùa, Đạt mất khi em mới 25 tuổi.

         Cái kỷ niệm đau thương, buồn rầu ấy cứ mãi đeo đẳng theo tôi đến tận bây giờ, trong trí tôi lúc nào cũng hình dung cái chết tức tưởi, đau đớn của em mình và trong lòng tôi như có một vết thương chưa lành hẵn…

        Bài viết này, tôi ôn lại và ghi lại những gì tôi còn nhớ, những gì tôi được biết. Tôi chỉ còn nhớ và chắc chắn là không đầy đủ chi tiết.

         Đã 40 năm qua, thời gian cứ trôi, bao kỷ niệm cay đắng vẫn còn, càng cố quên  hình ảnh đứa em thân thương đó tôi lại càng cứ nhớ, càng  yên lặng là lúc hồn tôi miên man nhớ về quá khứ, cái quá khứ đau xót mà gia đình tôi nhận lấy.

         Có nhiều kỷ niệm, kỷ niệm vui buồn, nhiều thứ để quên, nhưng nỗi đau mất mát này không thể nào phai nhạt. Đạt là đứa em gần gũi tôi nhiều nhất.

         Chiến tranh qua đi, là một nỗi đau hằn sâu vết thương lòng cho những người còn lại, sau cuộc chiến là sự mất mát tang thương, bao nhiêu người con yêu của tổ quốc đã xong nợ xương máu không trở về, bao nhiêu quả phụ chít khăn tang khi mái tóc còn xanh, trở thành góa phụ ngây thơ với nỗi buồn và sự mất mát to lớn.

         Không có người Mẹ, người vợ nào trên thế giới lại không tan nát trái tim, trước sự mất mát quá lớn này, sự ra đi vĩnh viễn của những người con, những người chồng, người cha của mình “Vị Quốc Vong Thân” ! Đã hy sinh một cách âm thầm.

        “Tổ Quốc Không Gian”, vùng mây trời mênh mông bao la đã vương giọt máu đào của em tôi, của Đạt, của những người anh hùng nghiêng cánh sắt. Cố bảo vệ, gìn giữ quê hương, đã đem sinh mạng đổi lấy hai chữ “Tự Do”.

        Hồ Xuân Đạt một phi công trẻ của QLVNCH, đã chết vì quê hương, dân tộc. Là người thanh niên Biên Hòa, lớn lên trên dãy giang sơn hoa gấm thân yêu hình chữ “S”, một đất nước hiền hòa đầy tình dân tộc được dựng xây bằng xương máu của các bậc tiền nhân bốn ngàn năm văn hiến, sẽ mãi mãi làm trang sử QLVNCH đời đời sống dậy và người lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bao giờ chết.

        Xin chân thành biết ơn những anh em Thương Phế Binh VNCH đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương, cho chúng tôi còn được nguyên vẹn. 

        Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản. Những Anh Hùng Bất Tử trong dòng lịch sử Việt Nam. 

Hoàng Ánh Nguyệt

(San Jose 2015)

13 Tháng Tư 2020(Xem: 9457)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 11850)
Bây giờ là những ngày đầu tháng tư. Như TT Trump đã tuyên bố. Đây là hai tuần lễ thương khó của nước Mỹ. Dịch Virus Vũ Hán sẽ lên đến cực điểm. Người dân phải hết sức bình tỉnh và nên ở nhà để tránh lây nhiễm
11 Tháng Tư 2020(Xem: 15354)
Khó khăn băng suối vượt đéo. Lênh đênh sóng nước cùng trèo tới nơi. Hãy cùng cố gắng Bạn ơi Ngày tan đại dịch khắp nơi an bình
10 Tháng Tư 2020(Xem: 16710)
Anh đã giấu niềm riêng vào lá Nên mùa thu rụng xuống ngập đường Em muốn nhặt mà rơi nhiều quá Thu đi rồi thương vẫn còn thương.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 16780)
Chiều nay trời Cali rất lạnh. Em Face time hôn anh giữa màn mưa "Nụ hôn tình yêu" anh đã chịu chưa. Tình ta đẹp trong giữa mùa đại dịch.
03 Tháng Tư 2020(Xem: 14752)
Lạy Chúa! Bây giờ dịch chưa tiêu Lạy Phật! Người dân chết quá nhiều Ban ơn cứu rỗi cho nhân loại Phóng hào quang soi sáng mọi điều.
28 Tháng Ba 2020(Xem: 10520)
Trung Cộng thiếu nước Mỹ hai cái cúi đầu. Cái cúi đầu thứ nhất xin lỗi đã đem dịch bệnh đến các tiểu bang của nước Mỹ. Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc. Sự thật bao giờ cũng là sự thật.
27 Tháng Ba 2020(Xem: 12780)
Lạy Chúa, Phật, Trời xin xót thương. Người dân vô tội rất thê lương. Ra tay thu tóm con Wuhan. Đem lại bình an lẫn phú cường.
09 Tháng Ba 2020(Xem: 15689)
Quê hương, ai cũng có quê hương Dạt dào, thổn thức những nhớ thương Về thăm, virus Corona rượt. Mừng quá! Máy bay rời phi trường.
09 Tháng Ba 2020(Xem: 13667)
Tạm biệt Hóa An, tôi không biết mình còn có dịp trở về thăm. Tôi coi như đây là lần cuối trở về. Tình cảm dành cho Biên Hòa vẫn tràn đầy trong tôi. Con sông Đồng Nai quê hương của Mẹ tôi mãi mãi trong trái tim xa xứ.
20 Tháng Giêng 2020(Xem: 13925)
Tôi chợt nhớ những lá tre bỏ quên trong quyển sách, còn nằm yên trong phòng khách. Dường như có một sắp đặt nào đó rất thi vị, vì chiếc lá tôi mới ép vừa ‘đúng tuổi’** cho một cái gài sách tuyệt vời…
31 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 14433)
đôi mắt nào của Chúa ở trần gian hãy phán đoán tâm hồn tôi, thánh thiện đôi mắt nào tuyệt vời linh hiển hãy tò mò thêm chút nữa, tình tôi!
28 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13126)
Giòng sông thương nhớ ấy Trôi hoài trong tìm ta Sóng tình yêu thơ dại Vỗ mãi đến cuối đời
28 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13360)
VŨNG TÀU- Kỷ niệm xa dần rồi, Như áng mây chiều luôn mãi trôi. Dẫu có đổi thay qua năm tháng , TÌNH QUÊ ƠI! Vẫn nhớ trong đời.
23 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 16665)
Một năm sắp hết. Xin gửi đến tất cả những người thân yêu của tôi: Gia Đình, Thầy Cô, Bạn chung trường, chung lớp, bạn ảo trên khắp thế giới mà tôi chưa một lần biết mặt lời cám ơn trân trọng
23 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13108)
Nhiều thứ quá để mang ơn và nhớ ơn. Xin cầu chúc tất cả những người thân quen trong đời luôn được vui, khỏe và bình an cho mùa Xuân này và nhiều mùa Xuân sau nữa.
23 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 18263)
Cứ ngỡ là không gì ngăn được Tình yêu đắm đuối của chúng mình Vậy đó mà bỗng dưng ly biệt Nhẹ nhàng như cánh gió lênh đênh.
22 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 18670)
Từng hồi chuông đổ mừng Chúa vang, Muôn vì sao sáng thật rỡ ràng. Đêm Thánh Vô Cùng lan Trần Thế, Tôi thả hồn về đất Chúa thênh thang
16 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13563)
Giáng Sinh là niềm vui và hạnh phúc. Xin cám ơn đất trời, cám ơn nước Mỹ, cám ơn tình người, tình quê hương, tình nhân loại. MERRY CHRISTMAS. CHÚC MỪNG GIÁNG SINH ĐẾN VỚI TẤT CẢ CÁC BẠN.
16 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 15851)
Trời Cali mùa đông mưa bay May không có tuyết rơi mỗi ngày Để tôi thương quá người homeless Cảm ơn nước Mỹ rộng vòng tay.
06 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 17446)
Nhìn bầy Én lưon trên trời, Tai nghe chim hót tuyệt vời biết bao? Bên hoa bướm lưọn xôn xao Buâng khuâng thương nhớ dạt dào Xuân xưa.
05 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 15148)
Năm 2020 sẽ có "New Dubai Festival" tin chắc Dubai sẽ có nhiều mới lạ hơn cho người thăm viếng. Vườn hoa sẽ mở cửa và sẽ không còn thấy những cần cẩu dọc ngang khắp mọi nơi.
28 Tháng Mười Một 2019(Xem: 19796)
Mưa chiều, kỷ niệm cuốn trôi theo, Thị trấn phồn hoa hay xóm nghèo. Góc phố rộn ràng, thôn vắng vẻ , Dâu bể trong đời, luôn mãi mang theo.
25 Tháng Mười Một 2019(Xem: 14593)
Tạ Ơn Thầy Cô biết bao nhiêu cho đủ. Con xin kính chúc Thầy Cô sức khỏe khang an và gia đình hạnh phúc. Nguyện ơn trên gia hộ cho các Thầy Cô yêu dấu của con.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 21251)
Con viết lên đây hai chữ Tri Ân Tạ ơn Thầy đã dạy con chữ viết Để bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt Đơn giản rõ ràng. Không để mất Thầy Ơi!
23 Tháng Mười Một 2019(Xem: 17159)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc hoài trong đêm!
20 Tháng Mười Một 2019(Xem: 18613)
Ra đi sao vẫn mãi riêng mang, Gởi đến Em bao tiếng thở than! Nhờ gió đưa lời về nơi ấy, Để cùng nhớ nhau những ngày tàn.
20 Tháng Mười Một 2019(Xem: 17619)
Thời gian bay lẹ ai ngờ? Tuổi vàng còn khỏe từng giờ vui đi Vài hàng gửi bạn cố tri. Hẹn nhau họp mặt những khi Thu về.