Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - TRÒ XƯA THĂM THẦY HIỆU TRƯỞNG

15 Tháng Ba 201512:16 SA(Xem: 20122)
Diệp Hoàng Mai - TRÒ XƯA THĂM THẦY HIỆU TRƯỞNG

TRÒ XƯA THĂM THẦY HIỆU TRƯỞNG

tham thay hieu truong_1

Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy. Còn nhớ lần tôi đưa anh Phạm Phú Hòa ghé thăm, thầy hiệu trưởng nhớ ngay đầy đủ họ tên đứa học trò bốn mươi năm trước, ngay khi anh tự giới thiệu:

-  Thưa thầy, con là Hòa cựu học sinh khóa một…

Và lần này, tôi có được niềm vui tương tự ông anh Phạm Phú Hòa. Thầy hiệu trưởng đã nhận ra tôi, ngay khi tôi cất tiếng chào thầy:

-  “Cái Mai” ở Biên Hòa đấy phải không?

-  Thế cái Mai có thích nghe thầy kể chuyện không?

-  Dạ có, hôm nay em có thời gian rãnh rỗi…

 tham thay hieu truong_2


Thầy hiệu trưởng thường bắt đầu bằng câu hỏi, mỗi khi nhắc tôi nghe về thầy cô giáo cũ trường Ngô Quyền:

-  Em biết Phan Thanh Hoài không? Hoài rất đôn hậu, sống tốt lắm nhé! Lần tôi sang Mỹ, tôi ở nhà Hoài nửa tháng đấy! Hoài có đứa con gái là Phan Thanh Nga học giỏi lắm nhé, đỗ dược sĩ đấy!…

-  Em có biết Phạm Văn Dật không? Trước khi đi Dật có ghé chào tôi, Dật khóc và nói “có thể em thăm anh lần này là lần cuối…”, vậy mà thành câu nói gỡ đấy! Dật mất rồi, em biết không?...

-  Em còn nhớ bà Tư Giàu không? Lần ấy bà gặp tôi khóc dữ quá, tôi phải đến Nha cảnh sát bảo lãnh cho con bà ấy về đi học đấy! Thì nó bị bắt quả tang rải truyền đơn ấy mà!....

 

Nhắc đến thầy cô nào, thầy hiệu trưởng cũng có một kỷ niệm nho nhỏ kể tôi nghe. Đặc biệt với thầy Tôn Thất Long, thầy hiệu trưởng cho tôi biết, niên khóa 1961 – 1962 học sinh lớp đệ nhị trường Ngô Quyền thi đậu Tú Tài I gần hết. Vị giám đốc Nha trung học nói với thầy hiệu trưởng rằng:

-  Ông liệu cách gửi học trò của ông về Sài Gòn học tiếp, chứ Nha không có đủ giáo sư cho các lớp đệ nhất của trường Ngô Quyền đâu. Thời may hôm ấy, đang lang thang trên phố tôi gặp được Tôn Thất Long…

 

Thời gian trước đó khi đậu Tú Tài I xong, các anh chị phải về Sài Gòn học tiếp lớp đệ nhất để thi tú tài phần hai. Nữ sinh thì chuyển về trường Gia Long, Trưng Vương; Nam sinh chuyển về Pétrus Ký, Chu Văn An hoặc Nguyễn Trãi… Thầy hiệu trưởng băn khoăn lắm, vì chuyển trường về Sài Gòn học tiếp sẽ vất vả và tốn kém cho học trò nghèo tỉnh Biên Hòa, không khéo “có đứa phải nghỉ học” vì hoàn cảnh nữa… Thầy hiệu trưởng không ngờ, bài toán khó của thầy lại được học trò cũ Tôn Thất Long giải đáp dễ dàng:

-  Học trò cũ của thầy ở trường Quốc Học (Huế) tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ nhiều lắm! Thầy đừng lo…

 

Niên khóa 1962 – 1963 là năm học đầu tiên, mà học trò lớp đệ nhất trường Ngô Quyền không … xa xứ. Và giáo sư cho các lớp đệ nhất đầu tiên của trường gồm quí thầy Tôn Thất Long, Tôn Thất Để, Thân Trọng Bình… Để có đủ số giáo sư cho các lớp đệ nhị cấp ngày càng tăng, thầy hiệu trưởng còn áp dụng chế độ “dạy giờ” cho các cử nhân từ các trường đại học khác nữa…

 

Qua những câu chuyện thầy hiệu trưởng kể, tôi có nhiều thêm vốn hiểu biết về ngôi trường xưa yêu dấu. Với tôi thầy hiệu trưởng là một trong những “cây đại thụ” ít oi còn lại của trường, mà qua những lần gặp gỡ thầy, tôi còn có cơ hội để thương nhớ trường xưa… Điều đáng mừng là, có rất nhiều anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền có cùng tâm trạng như tôi. Cho nên khi có dịp, là các anh chị lại ghé thăm thầy hiệu trưởng. Như anh Đặng Vũ Vĩnh ( chs.NQ khóa 4) mừng rỡ khi tình cờ gặp lại tôi ở quê nhà:

-  May quá! Anh mong gặp lại cô, để cùng anh đến thăm thầy hiệu trưởng…

 

Lần gặp anh Vĩnh tại nhà Đặng Vũ Giang ở Melbourne, anh Vĩnh hỏi tôi rất nhiều về thầy cô giáo cũ ở trường, đặc biệt là thầy hiệu trưởng. Khi biết nhóm bạn Bê Ba chúng tôi tổ chức mừng Đại Thọ thầy hiệu trưởng, anh Vĩnh đã gửi cho tôi 100 AUD, nhờ tôi mang đến mừng tuổi thầy. Về quê lần này, anh Đặng Vũ Vĩnh không bỏ lỡ dịp, đã nhiều lần đến thăm thầy hiệu trưởng…

 
tham thay hieu truong_6

Thầy hiệu trưởng cũng hỏi thăm nhiều về cô Phan Thị Tốt, khi biết anh Trương Đức Hoàng (chs.NQ khóa 11) là em ruột của cô. Thầy nhớ cả việc cô Tốt từng đi tu nghiệp tiếng Anh ở Singapore nữa. Thăm thầy hiệu trưởng trước và sau Tết Ất Mùi, ngoài anh Huỳnh Quan Minh (chs.NQ khóa 6), còn có các anh: Phạm Văn An, Nguyễn Đình Huân và Vũ Ngọc Giao (chs.NQ khóa 7) nữa. Anh Phạm Văn An đi du học Hoa Kỳ năm 1969, sau khi anh thi đậu tú tài đôi; Anh Nguyễn Đình Huân vừa trở thành “cựu giáo chức” được dăm ba tháng;  Anh Vũ Ngọc Giao đang cù bị hành trang lên đường sang Úc thăm cháu nội. Anh Giao cho tôi biết, thầy hiệu trưởng nhận ra tất cả – đặc biệt là anh An, hiện là bác sĩ  đang hành nghề ở miền Bắc California – dù đã trãi một thời gian khá dài, thầy trò không gặp gỡ …

 

Tháng 03/2015

Diệp Hoàng Mai

 

 

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69878)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18466)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37708)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86909)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37553)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32679)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67459)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67563)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77618)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74862)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81949)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37189)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64205)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70314)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68017)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88012)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70033)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65382)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66296)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71930)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67525)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67342)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69457)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71646)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67274)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66065)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69266)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...
27 Tháng Ba 2009(Xem: 70614)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!