Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CON TRÂU

12 Tháng Mười Hai 20146:18 CH(Xem: 36662)
Nguyễn Thị Thêm - CON TRÂU

CON TRÂU

con trau
Nhiều người không thích con trâu vì nó khá xấu xí.
Nó lại đen thùi to lớn và dơ nữa.
Nhìn nó thật dễ sợ với hai cái sừng rất dài và to, cặp mắt lờ đờ.
Người ta thường ví von "Ngu như trâu"  để chỉ những người tối dạ. Hay "Đàn khảy tai trâu" để ngầm chê bai, đừng tranh luận với những người nói hoài mà vẫn không  hiểu, giải thích mãi vẫn không lọt vào tai.

Riêng tôi, một thời đã từng gắn bó với con trâu nên tôi có nhiều cảm tình với nó. Nói nào ngay nhìn nó tôi cũng sợ không dám lại gần. Nó mà đá hay húc một cái chắc là vong mạng.  Nhất là lần đầu tiên phải dẫn nó đi ăn cỏ. Ui chao nhìn nó  mà chân tay tôi run, chỉ muốn quay về. Tuy nhiên có gần gũi mới thấy con trâu thật hiền và trung thành. 

Các bạn có thấy không? Những đứa bé nhà quê nhỏ xíu, trèo lên mình trâu cũng không nổi. Vậy mà nó có thể sai khiến, dẫn dắt con trâu đi ngon ơ. Chúng nằm trên lưng trâu như nằm trên tấm ván. Chúng dùng roi quất vào mông, dùng chỉa thọt vào đùi để bắt con trâu đi theo ý chúng. Thế mà con trâu cũng ngoan ngoản vâng lời. Chúng đứng lên lưng trâu làm đủ thứ trò trẻ con. Thậm chí có đứa nghịch ngợm dùng pháo cột vào đuôi trâu rồi châm lửa đốt. Con trâu giật mình chạy bất kể sống chết.

Con trâu là bạn của lũ mục đồng vào những ngày xa xưa . Trẻ con nhà quê không được cắp sách đến trường, chúng được cha mẹ gửi đến giúp việc hoặc làm công cho những người giàu có. Chúng chăn cả bầy và thả trâu ăn cỏ rồi rũ nhau chơi bằng thích. Con trâu chỉ yên lặng chậm chạp gậm cỏ. Thỉnh thoảng có con mon men xuống ruộng ăn lúa người ta. Nếu bị phát hiện, chú chủ chăn đó sẽ bị hậu quả và đương nhiên hôm sau chú bé sẽ có dịp trả thù con trâu. 

Còn một trò chơi của nhà quê về con trâu mà nhiều người thành phố không biết. Đó là dùng phân trâu khô đốt lên vào ban đêm sẽ quyến dụ rất nhiều con bọ rầy bay đến. Trẻ con lấy bọ rầy quẻ quặp hai vỏ cứng của cánh chúng xuống. Dùng kẻm bẻ thành một chiếc xe. Đặt hai vỏ cánh con bọ rầy vài cái khe của dây kẻm. Thả xuống đất, thổi nhẹ, thế là cánh con bọ rầy đập mạnh. Chiếc xe sẽ chạy và bọn trẻ sẽ chấm điểm xe nào về nhất.

Con trâu là lao động chính của nhà nông. Chúng cày ruộng, bừa ruộng, chuyên chở lúa về nhà, đạp lúa và làm bao nhiêu việc linh tinh khác.
Thế nhưng tối về chỉ được nhai rơm khô hay thả đi ăn cỏ ngoài đồng khi chủ nhân nghỉ ngơi. Con trâu bản chất rất hiền. Đôi mắt nó lim dim như một triết gia đang suy nghĩ điều gì. Nó không gây ồn ào, không kêu lên như bò. Nó chỉ yên lặng nằm nhẩn nha nhai cỏ như nghiềm ngẫm số phận đời mình.

Lúc được phân công giữ trâu trong hợp tác xã, tôi như từ trên trời rơi xuống. Tôi thật bất mãn, uất ức và tủi nhục. Nhưng khi gần gũi tôi thấy nó thân thiết như một người bạn. Tôi có thể bảo nó đi hay dừng lại, quẹo trái hay phải. Sợi dây nhỏ xíu nếu nó muốn chạy là dây bứt ra hay kéo tôi ngã nhào. Nhưng bao giờ nó cũng lặng lẽ đi theo tôi, nó yên lặng như một người bạn sẳn sàng lắng nghe tôi tâm sự. Khi tôi lại gần vuốt ve hay bắt rận trên mình nó, nó đứng yên, cặp mắt nhìn tôi hiền từ như tỏ ý cám ơn.

Tôi sợ nhất là cho nó đi tắm, tức là dầm nước miền trung gọi là "trâu mẹp." Cả thân hình nó nằm bẹp trong nước chỉ ló cái sừng lên thôi. Giữa một đàn trâu của cả xã, tôi hoàn toàn không phân biệt cái sừng nào là sừng của con trâu hợp tác xã của tôi. Tôi phải chạy về nhờ ông đội trưởng xuống đem nó lên dùm. Ông ta nhìn tôi cười, còn tôi thì muốn khóc.

Nhưng lần hồi tôi không còn sợ. Bởi vì trâu nào có chủ đó. Các con trâu theo từng đàn mà lên bờ. Con trâu Bầu của tôi cũng từ từ đi lên. Nó không đi theo các trâu xóm khác mà đi lại bên tôi chờ tôi cột dây rồi thong thả theo tôi đi về.

Trẻ con thì khác, cho trâu mẹp là một việc vui. Ngoài bỏ mặc cho trâu nằm dưới nước, chúng rũ nhau bỏ đi chơi thỏa thích. Chúng còn bày trò chơi đùa, nghịch phá với anh bạn to con này. Chúng đứng trên lưng trâu rong rong xuống nước thi đua nhau. Chúng dùng lưng trâu để hái những trái cây cạnh bờ sông mà chúng không với tới. 
Trong khi tôi ngồi trên bờ sông lật mo cơm ra ăn mà buồn cho mình, cho gia đình, cho đất nước thì con trâu vẫn hồn nhiên hưởng thụ sự mát mẻ trong ngày. Đối với nó được ngâm mình dưới nước giữa bầu trời oi bức là một đặc ân mà người chủ ban cho nó.

Có những ngày thả trâu ăn trên đám ruộng đã gặt xong, tôi nhìn con trâu hiền lành thật thà thương thật là thương. Cái kiếp trâu bò của nó thật tội nghiệp biết bao. Khi sống làm việc quần quật, Khi bệnh hay khi cần người ta xẻ thịt chia nhau. Con trâu tôi chăn và những con trâu trong hợp tác xã là những con trâu riêng của các xã viên trước tháng 4/75. Khi thành lập Hợp tác xã, tất cả ruộng cá nhân của dân làng được gom về một hợp tác xã kể cả trâu bò của họ. Ruộng được phân ra cho từng đội và người nông dân mất trắng chỉ đơn thuần là một xã viên. Trâu cũng quy về Hợp tác và được tính thêm bao nhiêu điểm tôi không rõ. Con trâu từ là tài sản của gia đình, có những người bạn của gia đình bị dẫn về nhốt trong chuồng hợp tác. Người chăn là các xã viên được phân công. Chúng đoạn lìa nơi chúng được chăm lo từ khi là một con nghé.

Con Bầu của tôi chỉ là một con nghé đang lớn. Lúc tôi chăn nó đang được tập để kéo cày. Nó cũng như tôi đoạn lìa những người thân yêu để sống một cuộc đời mới quang vinh hơn mà mình cũng không biết rằng sẽ tốt như thế nào.
Hôm nay một người bạn gửi cho tôi những bức hình con trâu thật dễ thương với lũ trẻ nhà quê. Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.  

"Làm ruộng thì phải cần trâu bò" Câu nói này đã đi vào quá khứ trong những nước tiên tiến. Một đường cày bằng một con trâu quần quật cả buổi, một người dẫn trâu đi trước và một người cầm cày theo sau. Nông thôn đã hiện đại hóa để người nông dân đỡ tay lấm chân bùn và con trâu chỉ còn là hình ảnh tượng trưng cho đồng quê như con sông, cây đa, bến nước.

Con trâu ngày xưa tôi giữ có lẽ nó đã bị làm thịt lâu rồi. Khi lần đầu tôi về lại quê chồng để đi thăm nuôi chồng tôi. Một người trong đội đã dẫn tôi thăm lại nó. Nó cũng đã bắt đầu già, gầy ốm và tội nghiệp. Tôi vuốt ve lông của nó và sờ đôi sừng đã đổi khác màu. Nó nhìn tôi với đôi mắt như xưa. Hiền lành và lừ đừ. Không biết nó còn nhớ tôi không? Nhưng tôi không bao giờ quên nó.

Một thời kỷ niệm với con trâu. Con trâu Bầu thân thiết đã gắn liền với tôi bằng những hồi ức khó quên.
Nguyễn thị Thêm.


Xin mời xem video "Con trâu quê mình"
Thực hiện Nguyễn thị Thêm.


05 Tháng Năm 2011(Xem: 41506)
Hôm nay, con viết vội vần thơ Khóc Mẹ một chiều gió Thu mưa Mong Mẹ từ đây đời thanh thản Nương cửa Từ Bi cõi Niết Bàn….
05 Tháng Năm 2011(Xem: 48221)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
05 Tháng Năm 2011(Xem: 129352)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 133597)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67435)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
20 Tháng Tư 2011(Xem: 131077)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121804)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142854)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
10 Tháng Tư 2011(Xem: 137157)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 113526)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
10 Tháng Tư 2011(Xem: 127719)
Bài thơ tặng cậu bé Aisawa, nạn nhân của tai nạn sóng thần tại Nhật đã được phổ nhạc và dịch sang Anh ngữ, Nhật ngữ để phổ biến.
06 Tháng Tư 2011(Xem: 52552)
XIN HÃY ĐỢI AISAWA – Thơ Tưởng Dung - Phổ nhạc Phạm Trung – Ca sĩ Minh Quang
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146876)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68185)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 122255)
Mây trắng buồn trôi, mây viễn xứ Gió ơi! xin gió chở dùm ta Một chút tâm tư người ở lại Gửi cho bè bạn ở phương xa
27 Tháng Ba 2011(Xem: 133964)
Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người.
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155790)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 132370)
Cả nhà nắng nhạt dần Lẫn vào thung lũng sâu Mặt trời gom nắng lại Khuất xuống chân trời xa .
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70648)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 72960)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162760)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.