Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - MỘT CHUYẾN NAM DU

23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30411)
Nguyễn Trần Diệu Hương - MỘT CHUYẾN NAM DU


Một Chuyến Nam Du

Nguyễn Trần Diệu Hương

DH- DSC00677

Không biết có phải vì phải sống tha hương quá lâu, nhiều lúc tôi bị "lùng bùng lỗ tai" khi nghe những từ mới từ trong nước như: khiên cưỡng, tiêu chí... Đó là văn viết, khi nghe ngôn ngữ hàng ngày còn bị ù tai, hoa mắt như nghe một ngôn ngữ lạ, chứ không phải là tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ mà cũng như tất cả mọi người Việt Nam, "tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời".

Ai cũng biết không có điều gì không thay đổi, cố định mãi mãi nhưng thay đổi kiểu lai căng, hay lạm dụng ngôn ngữ như cách nói "ngu như cái lu" thì vừa tội nghiệp cái lu không biết suy nghĩ mà bị chụp mũ là ngu dốt, vừa tội nghiệp người nói không phân biệt được giữa một sinh vật cao cấp (con người) biết suy nghĩ và một đồ vật bằng đất nung như cái lu đựng nước.

Và vì như vậy tôi vẫn thu xếp về dự họp mặt hàng năm của các tác giả "Viết về nước Mỹ" ở Nam California vào mỗi tháng 8 hàng năm. Những tác giả nghiệp dư, không phải là nhà văn, nhưng ít ra, tiếng Việt của họ không làm cho người đọc phải nhíu mày, nhăn mặt. Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.

Đúng ra trên hành trình xuôi Nam năm nay, bên cạnh tôi, ngoài chị Châu Hà, một tác giả Viết Về Nước Mỹ đến từ tiểu bang thông xanh Oregon, còn có chị Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh, một trong vài nhà văn thường xuyên góp bài cho "Viết về nước Mỹ". Giờ cuối, chị Thanh phải bay đi công tác ở xa, không về kịp, tôi mất dịp học hỏi kinh nghiệm viết của Chị khi có dịp ngồi bên nhau trên hai lượt đi và về. Tôi gởi email xin Chị một lời khuyên cho việc viết lách, như đã từng xin lời khuyên từ các Nhà Văn mà tôi ngưỡng mộ. Và tôi đã học được từ cây bút Tuổi hoa năm xưa từng là thần tượng của tôi, từ một nữ sinh Gia Long đã đoạt giải văn chương nữ sinh toàn quốc năm 1970, nguyên tắc duy nhất của Chị " viết bằng trái tim".

Đến Orange County vào một chiều thứ bảy giữa mùa hè, tôi thầm phục sự kiên nhẫn của người dân địa phương. Xe ở đây lúc nào cũng đông, đông từ ngày thường đến cuối tuần, từ lúc mặt trời mới mọc đến "nửa đêm giờ Tý canh ba". Nơi tôi ở cuối tuần không đông, dù xa lộ cũng đan vào nhau, cầu này bắc ngang cầu kia, nhưng dân miền Bắc California ở rải rác hơn, không quần tụ như miền Nam nên có lẽ chúng tôi thiếu đi tính kiên nhẫn khi lái xe. Một người bạn học từ thời "khi xưa ta bé", đúng ra là bạn cùng khối lớp, vì bạn học lớp nam sinh, tôi học lớp con gái, ra đón tôi ở bến xe đò Hoàng. Giữa một nơi "ngựa xe như nước, áo quần như nêm", chúng tôi thấy nhau từ xa, và giơ cao tay ra hiệu nhận người quen. Sống ở Mỹ dài gần gấp đôi thời gian sống ở quê nhà, chúng tôi không có thói quen nói lớn ở chỗ đông người, không bắt người khác phải nghe những chuyện không đâu vào đâu của mình. Bạn chở chúng tôi về nơi "ngủ đổ" trong hai đêm một ngày ở Westminster.

Lần này xuôi Nam chỉ để dự họp mặt với các tác giả của mục "Viết về nước Mỹ", và để ủng hộ tinh thần một đàn chị Ngô Quyền được vào chung kết của giải thưởng VVNM 2014, tôi không dám thông báo cho ai biết vì sẽ không có thì giờ đi thăm viếng. Nhưng vẫn dành thì giờ hạn hẹp của mình để đi thăm Thầy dạy Công dân ngày xưa. Chúng tôi có mặt ở ngưỡng cửa nhà Thầy với hộp bánh Trung thu Đông Hưng Viên mới làm từ một xưởng bánh ở Nam Cali. Lúc mua bánh, cô bán hàng vui vẻ mời chúng tôi ăn thử, chúng tôi cùng lắc đầu cảm ơn. Giá mà ngày còn học Ngô Quyền, được mời ăn thử như vậy, chúng tôi sẽ ăn tận tình, ăn đến nơi đến chốn.

Thầy già đi theo năm tháng nhưng phong cách mẫu mực của một nhà giáo thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, và dĩ nhiên chúng tôi vẫn giữ phận học trò vì chưa bao giờ quên câu ngạn ngữ "Không Thầy đố mầy làm nên". Thầy tiễn học trò cũ ra cửa, vẫn điềm đạm, vẫn mẫu mực như năm xưa, Thầy còn trẻ trung đứng trên bục giảng. Cây sứ trắng trước cửa nhà Thầy chưa ra hoa nhưng trong ký ức của tôi kỷ niệm học trò kéo về thơm ngát mùi hoa sứ, hoa ngâu thời thơ dại ở Biên Hòa.

Đêm đó sau khi đi lang thang ở phi trường John Wayne đón tác giả Võ Quách Tường Vi, một đàn chị Ngô Quyền của chúng tôi từ Houston (Texas), mấy chị em đi thăm chợ đêm ở Little Saigon để tìm lại một chút hình ảnh quê nhà. Chúng tôi phải đi bộ từ một khoảng cách khá xa để đến ngôi chợ đêm chỉ mở vào mùa hè (đầu tháng 6 đến cuối tháng 8). Không chỉ có người đến từ Portland và Houston "mê mẩn" chợ đêm, mà tôi từ San Jose cũng tròn mắt ngở là mình đang đi chợ đêm ở Saigon xưa. Trong thời tiết nóng của mùa hè, phải chi có những chậu hoa cúc, hoa mai, vạn thọ, mẫu đơn..., có tiếng loa đọc bài vè lô tô, có hàng dưa hấu, hàng mứt thì không cần phải "nhắm mắt cho tôi tìm về một thoáng hương xưa”, chợ Tết Saigon ngày xưa hiển hiện giữa miền Nam California vào mùa hè.

Chúng tôi nếm đủ món của quê nhà như chả ốc cuốn lá lốt, mực nướng chấm tương ớt, đu đủ bò khô… Vừa đi vừa ăn, mặt mày hớn hở như con nít được ăn quà, chúng tôi tròn mắt nhìn thiên hạ, nhìn thức ăn như thời còn nhỏ. Đến phần tráng miệng, chúng tôi chọn món chè bưởi - thật ra phải gọi là chè hoa cau trộn vỏ bưởi mới đúng- vì tò mò hơn là vì muốn ăn. Ra về, chúng tôi mang theo hình ảnh chợ Tết quê nhà đong đầy ký ức hơn là những món ăn Việt Nam lấp kín bao tử. Lần sau có dịp trở lại Orange County vào mùa hè, nếu có thì giờ, tôi vẫn đi chợ đêm một lần nữa để được thấy lại chợ Tết ngày xưa.

Sáng hôm sau dậy sớm, chúng tôi đi bộ trên đường Beach ở Westminster, sáng sớm Chủ nhật đường phố vắng vẻ, ít xe qua lại. Những lúc như vậy, lòng bình yên hơn, và quê nhà luôn hiển hiện rất gần trong tâm tưởng. Về lại khách sạn, chúng tôi lại được thưởng thức món cháo lòng home-made được bày bán trước cửa một nhà thờ Việt Nam. Chị Vi đi lễ ra thấy cháo lòng, thấy mận đỏ trồng ở sân nhà mua về bao nhiêu là túi thức ăn. May mà có đàn em Ngô Quyền đưa đón chị, nên chúng tôi được thưởng thức đủ món quê nhà. "Đại tiệc" bày ra trên nền phòng ngủ trong khách sạn, chúng tôi ngồi bệt xuống sàn, ăn đủ món quê nhà: cháo lòng, măng cụt, chôm chôm, mận, nhãn, xoài xanh chấm muối ớt… không sợ bị đau bụng vì có bác sĩ "in house", quên cả việc phải diet để buổi chiều còn mặc áo dài. Chợt thấy đời rất bình yên, và trẻ ra, vì kỷ niệm thời đi học kéo về tươi hồng hạnh phúc.

DH 3- DSC_0611Chiều hôm đó ở họp mặt năm thứ XIV của "Viết về nước Mỹ, chúng tôi được gặp lại những Nhà Văn, Nhà Thơ, những khuôn mặt nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975 trong văn học nghệ thuật cũng như trong chính trị, được nghe những lời khuyên chân tình mà chúng tôi sẽ nhớ đến khi mở Laptop gõ bài. Cũng có dịp gặp lại những "cây viết đồ cổ" góp mặt từ năm đầu tiên (2001), trong số các tác giả Viết về nước Mỹ. Ước gì thế hệ chúng tôi sẽ giữ được gia tài văn hóa mà những cây cổ thụ của văn chương Việt Nam đã khuất bóng (Nhất Linh, Khái Hưng, Duyên Anh...) hay còn khỏe để dẫn dắt chúng tôi (Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê,Trần Mộng Tú, Nguyễn Xuân Hoàng...) để lại.

DH 2-DSC_0593Ở một khoảnh khắc họp mặt, tôi rời phòng ăn, đến nơi trưng bày bộ sách 14 quyển Viết về nước Mỹ từ năm 2001 đến nay, lật từng trang, thăm lại một trong số những đứa con tinh thần của mình trên giấy trắng mực đen và nhớ đến nhà báo Ngô Vương Toại. Mới năm 2005, ông còn bắt tay chúc mừng, ân cần dặn dò chúng tôi "nhớ tiếp tục viết đều đặn nhé". Ông vừa qua đời đầu tháng 4 năm nay (2014), "người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?".


Xin chân thành cảm ơn độc giả "Viết về nước Mỹ" đã cho chúng tôi những cái tên mới như: "32 năm người Mỹ và tôi" của tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân, "Cây chuối sứ" của Lê Như Đức, "Về Nhà" của Lê Tường Vi, "Vượt biển một mình" của Nguyễn Trần Diệu Hương, "Thầy giáo cũ và lá cờ vàng" của Nguyễn Duy An, "Thị trấn Chula Vista" của LM Nguyễn Trung Tây, "Điều Mẹ không quên" của Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh… Và mới đây, Võ Quách Tường Vi vừa có thêm tên "Chai dầu gió xanh". Ở họp mặt tháng 8 mới đây, chị đã được gọi là "Chai dầu gió xanh" như độc giả của Viết Về nước Mỹ đã nhớ chúng tôi bằng tên tác phẩm đi vào lòng người đọc thay vì tên cha mẹ đặt cho chúng tôi.

Xin được "Về nhàThị Trấn Chula Vista, có trồng Cây Chuối Sứ, có Thầy Giáo Cũ Và Lá Cờ Vàng, mang theo Chai Dầu Gió Xanh từ thời Vượt Biển Một Mình, canh cánh bên lòng Điều Mẹ Không Quên cùng ký ức của 32 Năm Người Mỹ Và Tôi" để có một niềm tin ở sự trường tồn của tiếng Việt nơi quê người.

Ước mong mỗi năm sẽ có các cây bút mới hay hơn, và các "tác giả đồ cổ" sẽ viết thường xuyên hơn, hay hơn để nếu không làm phong phú hơn thì cũng giữ được ngôn ngữ Việt Nam chuẩn mực, giữ được cả văn hóa và văn học quê nhà bên đời lưu vong.

Nguyễn Trần Diệu Hương

(@ Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014 Westminster, CA)

12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 80008)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91521)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97307)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67403)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82079)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91562)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94709)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210390)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100441)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100923)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96036)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69610)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71422)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 67037)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68839)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68246)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69681)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69114)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65797)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73323)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82566)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66471)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87696)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34779)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 67060)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 70111)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69485)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66702)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.