Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

vph Hạ Vũ - Tản Mạn Về Cái Chết của Hai Bà Trưng

05 Tháng Bảy 20141:04 SA(Xem: 37005)
vph Hạ Vũ - Tản Mạn Về Cái Chết của Hai Bà Trưng


 Tản Mạn Về Cái Chết của Hai Bà Trưng
 Hai-Ba-Trung-4
 
 Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi
1. Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
Khi tôi nêu thắc mắc này, nhiều bạn đọc sẽ thầm mắng: "Đặt câu hỏi tào lao. Ai mà không biết Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự tử vì không muốn lọt vào tay địch. Người đặt câu hỏi này có lẽ từ hồi Tiểu Học cho đến hết Trung Học hễ tới giờ Sử là ngủ gục hay trốn học đi chơi với kép cho nên không biết điều đó." Xin thưa, khoan khoan đừng mắng vội. Tôi có lý do để thắc mắc. Tôi biết Hai Bà tự tử  自 死  (nghĩa là tự mình giết mình chết, không để ai giết chết mình) nhưng Hai Bà chọn tự kết liễu đời mình theo kiểu nào?
 Có sách viết Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự tận自盡 Hai Bà nhảy xuống sông để tự chấm dứt sự sống của chính mình thì cũng đúng thôi (tận: chấm dứt). Nhưng có cả sách lẫn báo viết rằng Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự vẫn 自  . Ôi chao! Hai Bà muốn chắc chắn được chết, vì sợ tụi Tàu vớt Hai Bà lên rồi chém đầu nên Hai Bà thực hiện hai động tác tự tử một lúc để "xí hụt" tụi bây chơi. Đó là vừa nhảy xuống sông vừa cầm gươm tự cứa cổ mình (tự vẫn: tự cắt cổ chết), nhưng mà tôi không thấy sách sử nào viết như vây.
Có người còn cho Hai Bà có phép thần thông hơn xa những đại hiệp của Kấm Dùng xếnh xáng mà viết rằng Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự ải  (tự ải: tự treo cố chết). Không nghe sách sử nào viết giữa dòng sông Hát có cây cổ thụ hay có cây cầu treo để mà cột dây treo cổ. Mà dù có đi nữa, con người bình thường chúng ta làm sao mà thực hiện được? Từ cổ chí kim có lẽ chỉ mỗi Hai Bà Trưng trong tiểu thuyết dã tưởng của ai đó mới thực hiện được những động tác này mà thôi. May quá, ngày xưa chưa có ai chọn cái chết bằng cách tự tẫm dầu/xăng rồi bật quẹt lửa để đốt chính mình, có lẽ lúc đó chưa có xăng, dầu nên không ai cho Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự thiêu 自燒!!!
Tôi chỉ biết sách sử ghi rằng Hai Bà Trưng chọn cái chết bằng cách nhảy xuống sông Hát để kết liễu đời mình. Như vậy thì chúng ta phải nói là Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự trầm  自 沈 (tự dầm mình xuống nước mà chết) hay dùng những chữ chung chung là tự tử, tự tận, tuẫn tiết.

2. Nơi Hai Bà Trưng tự trầm 
Theo sách sử của Tàu và ta-ngày-xưa (viết bằng chữ Tàu) ghi chép con sông nơi Hai Bà tự trầm là Hát giang. Giang nghĩa là sông. Hát giang là sông Hát. Ta-ngày-nay có chữ viết theo mẩu tự La-tinh để ghi lại tiếng nói của chúng ta. Xin viết: hoặc sông Hát (thuần Việt) hoặc Hát giang (Hán Việt), đừng trộn lẫn cả hai thành "sông Hát giang," Tương tợ như vậy nên viết: sông Hương hoặc Hương giang, sông Cửu Long hoặc Cửu Long giang, sông Bạch Đằng hoặc Bạch Đằng giang, sông Hồng hoặc Hồng hà (hà: có nghĩa là sông) vân vân.
 
3. Nhân nói về các kiểu tự kết liễu đời mình, xin được lan man viết thêm về việc tự chọn cách chết cho chính mình của các tướng lãnh VNCH vào Tháng Tư Đen 1975. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ đã dùng súng kết liễu đời mình. Các vị này đã tự sát  自殺 (Tự sát: dùng binh khí mà tự giết mình. Chữ sát: thuộc bộ 'thù'. Thù: là cái thù, một thứ đồ binh dài một trượng hai thước, không có mũi nhọn). Vậy xin quý vị đừng cho các Tướng này tự vẫn.  Sai sự thật làm buồn lòng các tướng.
Hai Tướng Phạm Văn Phú và Trần Văn Hai uống thuốc độc tự tử, xin đừng cho hai vị này tự sát, tự vẫn, tự ải, cứ viết hai vị Tướng này uống thuốc độc tự tử hoặc tuẫn tiết 殉 節Nếu dùng chữ tuẫn tiết 殉 節 (vì tiết nghĩa mà liều chết) thì đẹp vô cùng.
Vài hàng lan man, lẩm cẩm. Nếu có sai sót xin quý vị bổ sung.
 
vhp.Hạ Vũ
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55598)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54749)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105682)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 126123)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125872)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125150)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112444)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62873)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43596)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121656)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47782)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124636)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125062)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122957)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120225)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124922)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64398)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135158)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48837)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117076)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118682)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116174)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124471)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281453)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112422)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57892)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi