Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VIII

23 Tháng Năm 201412:27 SA(Xem: 17280)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VIII

Sach_moi_NXH-2-large(Bìa sách mới tái bản - Họa sĩ Đinh Cường cung cấp)


Kỳ VIII



Tôi hiểu ý Danh. Người Saigon bây giờ không ai là không mơ ước một chiếc ghe, một người tài công giỏi và một “bãi đổ quân” an toàn.

Tôi nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi không thể không nghĩ đến Quỳnh và đứa con chúng tôi hãy còn quá nhỏ. Tôi cũng chờ đợi những tờ giấy bảo lãnh từ Pháp và từ Mỹ. Quỳnh bắt liên lạc với một người làm ở tòa Tổng Lãnh Sự Pháp mua tờ khai sanh và cái thẻ của một công dân Pháp - đã chết - để ra vào tòa lãnh sự cho dễ. Chúng tôi muốn đi Pháp theo ngả có “giấy tờ của người đã chết” này nhiều hơn.

Tờ khai sanh tôi mua là của một người mang tên Jean Francois Didier có cùng tuổi tôi, con của bà Trần Thị Ba và ông Maurice Didier nào đó khá mơ hồ và không có chi chắc chắn. Tôi chờ đợi để xin vào tòa lãnh sự, dù chỉ một lần thôi. Công an áo vàng đứng đầy ở cổng, còn chặt chẽ hơn bức tường cao có những mảnh ve chai nhọn. Người bán khai sanh bảo chúng tôi nên chờ. Chờ đến bao giờ? Không thấy nói.

Chúng tôi ngồi như vậy khá lâu và không biết nói gì thêm. Ly cà phê đen đã hết, chúng tôi được châm cho một bình trà. Đến sẩm tối, chúng tôi chia tay.

“Coi như kể từ ngày mai, ông không bước chân tới trường nữa, phải không?” Danh leo lên xe đạp hỏi tôi câu cuối cùng.

Tôi gật đầu. Tôi lên xe. Tôi may mắn chưa bán chiếc Lam màu bạc. Quỳnh nhất định bắt tôi phải giữ lại để làm chân chạy chỗ này chỗ nọ. Nhưng lên xe rồi tôi vẫn chần chờ. Tôi không muốn trở về nhà. Tôi chạy ngang qua Chợ Đũi. Dựng xe ở dưới gốc cây. Chợ Đũi tối tăm lạnh lẽo. Chợ Đũi đã không còn như xưa. Tôi không thấy cái bàn quen thuộc của chúng tôi: Nhật đã đi học tập cải tạo. Cả Ký và Lộc nữa. Chỉ còn Nghĩa, nhưng từ hôm Saigon mất đến nay tôi chỉ gặp Nghĩa có một lần trong một quán cà phê vỉa hè trên đường Tự Do. Nghĩa dạy môn Kinh tế ở trường Luật và bây giờ chuẩn bị thất nghiệp. Tôi không gặp lại Giang, nhưng hôm Saigon vừa mới bị tiếp thu tôi có nghe một ca khúc của anh vang qua làn sóng điện. Đình vẫn ốm yếu bệnh tật, và mặc dù chỉ gặp có một lần tôi thấy mình càng yêu Đình hơn. Tôi thèm nghe vô cùng giọng nói của anh qua chương trình nhạc chủ đề mỗi tối Thứ Năm.

Tôi chỉ gặp lại Tâm và Phùng. Vẫn Tâm khuôn mặt sạm đen, vẫn Khô-Khốc-Thiền-Sư, vẫn thở thuốc lá đen như ống khói tàu... Còn Phùng vẫn đôi kính cận màu nâu nhạt, vẫn giọng nói gấp gáp đuổi nhau từ tiếng này sang tiếng khác. Chúng tôi chỉ là thứ lính chín tuần ở Quang Trung. Chúng tôi không là sĩ quan, nên chúng tôi không phải đi học tập cải tạo. Hai người cháu trai tôi, một trung úy, một đại úy, cậu em rể thiếu tá bị thương ở chân, tất cả đã bị bắt đi trại tập trung, trừ ông anh trung tá Biệt Động Quân “may mắn” bị bán thân bất toại được nằm nhà chờ chết khỏi phải trình diện.

Tôi lại lên xe, tiếp tục chạy quanh thành phố. Quán Cái Chùa trên đường Tự Do đã trở thành tiệm ăn. Givral cửa kính dầy vẫn có khách ngồi, nhưng tôi biết không còn đám bạn của tôi trong đó. Tôi chạy xuống bờ sông Sài Gòn. Đêm lạnh lẽo. Chiếc phà chở người về Thủ Thiêm vừa tách bến. Tôi đến ngồi trên chiếc ghế đá nhìn ra chiếc tàu đang bỏ neo. Ước gì gia đình mình được một chỗ trên tàu kia. Tôi thấy trước mặt tôi một bóng đen, một người đàn bà đang tỳ hai tay trên sợi xích sắt, nhìn xuống mặt nước đen. Hình như tôi nghe cả tiếng khóc. Hai bờ vai bóng đen rung lên.


Tôi vẫn ngồi yên, không nghĩ ra cách nào để can thiệp nếu người kia nhảy xuống nước. Tôi cúi xuống, ngó dưới chân mình. Tôi biết mình đang làm một cử chỉ vô nghĩa. Nhưng tôi phải làm gì bây giờ? Tôi nhìn quanh quất. Bến tàu thưa người. Tay tôi bỗng chạm một túi vải, như là một túi đựng quần áo. Tôi rụt tay lại. Hình như phía trên còn có một mảnh giấy. Tôi cầm lên, nhưng ánh sáng mờ của ngọn đèn công cộng trên cao phía xa không soi rõ chữ. Tôi cầm tờ giấy trên tay phân vân không biết nên để lại trên túi vải kia hay mang đến chỗ sáng đọc xem trong đó viết gì. Sau cùng, tôi quyết định cầm đến chỗ đèn sáng.

Tờ giấy viết:

Chồng tôi đã bỏ đi.
Con tôi đã chết.
Tôi không muốn sống.
Xin cho ba má tôi ở địa chỉ... đường Cống Quỳnh, quận nhì, Sài Gòn biết.
Con bất hiếu,
Trần Thị Lan

Tôi chạy trở lại chỗ ngồi. Bóng đen vẫn còn đứng tỳ tay trên sợi xích sắt.

Tôi bước tới. Tôi đặt tay lên vai người đàn bà:

“Chị Lan!” Tôi kêu tên người đàn bà nhưng thầm mong chị ta không phải là tác giả bức thư trên. Nhưng bóng đen đã quay phắt lại:

“Ông... là ai?”

“Có phải chị là chị Lan không? Chị đừng làm như vậy!”

Tôi nắm chặt tay người đàn bà kéo về phía chiếc ghế xi măng.

Người đàn bà mềm như sợi bún.

“Tại sao chị phải làm như vậy?” Tôi biết mình hỏi một câu hỏi thừa.

“Trời ơi, sao tôi khổ thế này?” Người đàn bà vật vã khóc, hai tay vồ lấy túi vải ôm chặt vào lòng. Tôi đứng nhìn chị, nhưng chị không buồn nhìn tôi. Lưng người đàn bà tựa vào thành ghế, nghiêng về một phía như một thân cây bị bão thổi dạt theo chiều gió.

“Nhà tôi ở gần chỗ nhà chị. Chị có muốn tôi đưa chị về không?” Tôi nhận ra đường Cống Quỳnh này gần góc Nguyễn Cư Trinh, nghĩa là gần khu Mã Lạng với khu nhà tôi.

“Cám ơn! Ông đi đi. Tôi không có nhà có cửa gì hết.” Chị nói thều thào như một người hết hơi, kiệt sức.

Chắc chị không biết là tôi đã đọc lá thư trên túi vải của chị.

Tôi quay ra mặt đường, muốn tìm một chiếc xích lô đạp. Đường vắng. Một chiếc xích lô đang nằm dưới trụ đèn đường. Một vài chiếc xe đạp đang đi ngược trên đại lộ Tự Do, nay là đường Đồng Khởi. Tôi bước đến trụ điện. Người phu xích lô đang ngồi trong xe đọc báo. Ánh sáng chiếu rõ tờ tạp chí Lettres Soviétiques. Tôi dụi mắt. Lettres Soviétiques là một tập chí văn học của Nga viết bằng tiếng Pháp. Tôi rụt rè:

“Ông..., xin lỗi, ông có nhìn thấy người đạp xích lô đi đâu không?”

“Ông đi đâu?”

“Tôi muốn tìm người đạp xích lô!”

“Là tôi đây!” Ông nói nhẹ nhàng.

“Xin lỗi...” Tôi ấp úng.


(Còn tiếp)




05 Tháng Năm 2011(Xem: 41629)
Hôm nay, con viết vội vần thơ Khóc Mẹ một chiều gió Thu mưa Mong Mẹ từ đây đời thanh thản Nương cửa Từ Bi cõi Niết Bàn….
05 Tháng Năm 2011(Xem: 48247)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
05 Tháng Năm 2011(Xem: 129413)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 133663)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67525)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
20 Tháng Tư 2011(Xem: 131140)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121861)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142895)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
10 Tháng Tư 2011(Xem: 137210)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 113572)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
10 Tháng Tư 2011(Xem: 127759)
Bài thơ tặng cậu bé Aisawa, nạn nhân của tai nạn sóng thần tại Nhật đã được phổ nhạc và dịch sang Anh ngữ, Nhật ngữ để phổ biến.
06 Tháng Tư 2011(Xem: 52567)
XIN HÃY ĐỢI AISAWA – Thơ Tưởng Dung - Phổ nhạc Phạm Trung – Ca sĩ Minh Quang
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146908)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68222)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 122287)
Mây trắng buồn trôi, mây viễn xứ Gió ơi! xin gió chở dùm ta Một chút tâm tư người ở lại Gửi cho bè bạn ở phương xa
27 Tháng Ba 2011(Xem: 134016)
Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người.
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155849)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 132410)
Cả nhà nắng nhạt dần Lẫn vào thung lũng sâu Mặt trời gom nắng lại Khuất xuống chân trời xa .
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70693)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 73003)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162806)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.