Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VII

18 Tháng Năm 20142:24 SA(Xem: 17596)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VII

Sach_moi_NXH-2-large(Bìa sách mới tái bản - Họa sĩ Đinh Cường cung cấp)

Kỳ VII


Chương Năm

Người đầu tiên cho tôi hay rằng tôi đã được Sở Giáo Dục thành phố cho phép “thôi việc” là Sự, “hiệu phó” của Hiên. Sự người Nam, tập kết ra Bắc từ năm Năm Tư, lấy vợ Bắc.

Cả hai đều là giáo viên cấp ba. Chồng dạy toán vợ dạy Việt văn. Sự nói tiếng Nam trăm phần trăm, giọng không lơ lớ như những người tập kết đã “sống ngoài Bắc hai mươi nhăm năm.” Chị Tâm thì khác hẳn chồng. Chị là người Bắc rặt, Hà Nội thứ thiệt. Chị là cháu cụ Ngô Tất Tố: Chậm rãi, nhỏ nhẹ, dịu dàng, chị biết lắng nghe người khác nói và cũng biết nói điều gì khi cần nói. Sự thì xốc vác, năng động, cởi mở.

“Đơn xin thôi của anh đã được chị Sáu Nỡ, giám đốc Sở Giáo Dục chấp thuận. Anh nghĩ sao mà xin thôi?”

Tôi nhìn Sự dò xét ý nghĩa câu hỏi của anh ta. Tôi chưa biết trả lời sao. Có nên nói rằng tôi không thể là loại người làm công việc xoay một vòng một trăm tám mươi độ trên chính nơi bục gỗ mà trước kia tôi đã từng làm chủ? Có nên nói rằng trước kia tôi chỉ là một người dạy học bất đắc dĩ, giờ đây việc đó còn bất đắc dĩ hơn, một triệu bất đắc dĩ hơn trước chăng? Phải chi tôi là người dạy Toán, Lý Hóa, Sinh vật, thì có thể tôi sẽ dễ dàng hơn khi đứng nói trước mặt các em những điều trắng mà mới hôm qua mình còn nói là đen?

Đứng ở lan can hành lang, chúng tôi cùng ngó ra sân trường. Tôi thấy mình sao quá xa lạ ngay giữa khung cảnh quen thuộc từ bao nhiêu năm nay. Từ sau ngày Ba Mươi Tháng Tư đến nay, lòng tôi không bao giờ yên, trái tim tôi không bao giờ ngưng lo âu hồi hộp. Tôi sợ những câu hỏi, và tôi thấy mình lúng túng khi tìm câu trả lời.

“Mừng quá phải không?” Sự hỏi tiếp khi thấy tôi lặng thinh hơi lâu.

“Cảm ơn anh đã cho biết tin. Nhưng bao giờ thì tôi được chính thức nghỉ?”

“Giấy đã về chỗ ông Hiên rồi. Có lẽ nội sáng nay ông Hiên sẽ đưa cho anh. Và từ ngày mai anh có thể... có thể...”

Sự không nói hết câu. Tôi không hiểu ý anh ta muốn gì. Tôi quay lại, nhìn Sự. Sự hơi thấp hơn một người Việt Nam trung bình. Da mặt anh đen sạm, hai con mắt sáng, giọng nói rổn rảng.

“Có một điều tôi muốn nói với anh, ông Hiên đã làm một bản báo cáo về anh cho sở. Bản báo cáo không tốt về anh, nhưng có lẽ nhờ đó anh đã được cho nghỉ việc theo ý muốn của anh.”

Bất ngờ, Sự mở cặp đưa cho tôi tờ “pelure” của bản lót giấy than đại khái viết rằng tôi là một người “phóng đãng”, cuộc sống của tôi không thể thích ứng với một nhà giáo, và càng không thể thích hợp với một nhà giáo xã hội chủ nghĩa trong chế độ cách mạng. Nhà trường cách mạng không cần một nhà giáo kiểu Trần Lâm Thăng. Bản báo cáo còn ghi sự liên hệ của tôi với gia đình ông Phan, một nhân vật phản động của chính trị tại miền Nam. Tôi không chờ đợi những lời tốt đẹp của Hiên viết về tôi. Tôi hiểu tôi là “thứ” người gì. Nhưng tôi không ngờ y viết về tôi kiểu đó.

“Nếu không ở được thì nên tìm cách đi đến một chỗ tốt hơn.”

Sự nắm cánh tay tôi giật giật rồi bước đi.

Tôi nhìn theo anh không biết có phải thật là chính Sự nói những lời đó không. Tôi ngó xuống tay mình. Tờ giấy pelure vẫn còn đó.

Thật tình tôi có mừng khi hay tin được nghỉ việc, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy lòng mình xót xa, như thể có một con dao nào khá bén lịm đang cứa từ từ một phần thân thể mình.

Tôi đi chậm rãi dọc theo hành lang, trở lại phòng giáo sư. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sát bên cửa hông. Đám đất nhỏ vừa được mấy thầy cô giáo xới lên trồng rau. Một chuồng heo vừa mới được rào giậu. Những cái đó thật xa lạ với ngôi trường mà tôi đã từng có mặt hơn mười lăm năm nay, từ một đứa “học trò nhưng không sách cầm tay” ngồi ở dưới bàn học kia, đến lúc đứng trên bục gỗ này nhìn lại tuổi trẻ của mình.

Hai câu đối trước cổng trường, cây phượng trong sân che mát trạm của người gác dan, nơi có chú Phẩm hiền lành cục mịch như một củ khoai mở cửa cho chúng tôi mỗi sáng. Phòng y tế nơi có bác Thử làm việc người gầy nhom gầy nhách, nhưng lúc nào cũng tươi cười chăm lo sức khỏe cho cả trường. Thầy Ái dạy Pháp văn ăn nói lưu loát hoạt bát, ông Tổng giám thị Chương ưa nói chuyện thời sự, và còn bao nhiêu kỷ niệm đang quanh quẩn ở góc sân, ở vòm cây, ở mái ngói, ở đợt nắng sắp vào hè, ở cơn mưa dầm, ở khói lựu đạn cay tỏa đầy sân trường khi các em xuống đường.

Không, có thể tôi không phải là một người dạy học hội đủ những điều kiện của một người thầy tốt theo quan niệm Khổng Tử, nhưng tôi chắc chắn là lòng tôi tràn đầy niềm yêu mến công việc của tôi. Tôi hiểu tôi phải làm gì khi đứng trên bục gỗ. Tôi biết tôi cung cấp điều gì cho học sinh của tôi: những kiến thức tối thiểu cho việc thi cử và những bất đồng giữa trang sách và đời sống. Tôi yêu các bạn đồng nghiệp của tôi, các em học sinh mà tôi chỉ gặp mỗi năm một lần rồi đi qua ngưỡng cửa vào đại học, rất ít khi ngoái đầu lại. Chắc chắn các em đã mang theo trong lòng những điều đồng ý và bất đồng ý với tôi qua những gì tôi trình bày. Nhưng điều đó có hề gì. Điều mà lòng tôi muốn gửi đến các em là con người và những giới hạn của nó: sự đau khổ, nghèo đói, dốt nát, bệnh tật và nhất là cái chết. Tôi muốn các em chia sẻ cùng tôi bài học làm người. Bài học ấy chúng tôi cùng học, không ai dạy ai.

Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy. Tôi sẽ không còn phải đêm đêm chong đèn biên chép cái gọi là “giáo án” để sáng mai vào lớp đọc từng chữ như một học sinh không thuộc bài. Tôi sẽ không còn phải,... không còn phải,... không còn phải...

Ở lớp ra, tôi không về thẳng nhà như mọi khi. Danh biết tôi được nghỉ việc, hẹn tôi ra quán cà phê, uống mừng một ly. Quán cà phê vỉa hè lúc sau này, mọc khắp đường phố Saigon. Ở đường Trần Quý Cáp trước trường Tư thục Tân Văn, Danh hỏi tôi:

“Này, ông định làm gì?”

“Tôi chưa biết làm gì bây giờ. Có lẽ tôi sẽ về quê. Tôi muốn nhân dịp này thăm ông anh hiện bị bệnh nặng.”

“Tôi thì không về quê. Gia đình tôi không còn ai ở dưới. Tất cả bây giờ đều tập trung ở nhà tôi. Tôi đã liên lạc được với tòa Đại Sứ Tây Đức. Tôi đang hy vọng sẽ được đưa cả gia đình đi Đức. Tôi tin tưởng và chờ đợi.”

“Thật tình là tôi chưa biết mình sẽ làm gì. Về quê thì được, nhưng sống bằng cách nào? Từ trước tới giờ tôi có nghề ngỗng gì đâu ngoài cái nghề đứng trên bục gỗ! Ông có khuyên tôi được gì không?”

“Tôi không dám khuyên ông điều gì đâu. Nhưng tôi nghĩ, sống ít lâu ở vùng biển cũng là điều hay. Đó là nơi dưỡng sức lý tưởng.”

(còn tiếp)

19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127049)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138604)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 212417)
biển về trãi cát em nằm giao thừa sóng hát thì thầm ca dao ru em giấc mộng xuân đầu một nhành hoa biển lộc vào tay em
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 156221)
Xuân áo bay trên triền sông bát ngát Rợp hoa vàng nắng đổ hát say mê Chiếc đò ngang rẽ nước sông xanh mát Chở yêu thương, chở trọn vẹn câu thề.
12 Tháng Giêng 2011(Xem: 169405)
Tựa Đề: Đôi Tay Mùa Đông. Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Quang Sáng
08 Tháng Giêng 2011(Xem: 130693)
Em vẫn yên lặng chờ anh đến Cho em thêm ánh nắng mùa XUÂN Vườn nhà mình hoa vàng có nở... Trước sân thềm cỏ có còn xanh???
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128572)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 125826)
Như mây trắng ngang trời Biết có về chốn cũ? Hương xưa cơn sóng gợn Nhạt nhòa bước thời gian
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128822)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 59264)
Anh lại đi trời đông mưa lay lắt Giot nhớ thương giăng mờ mịt sông chiều Ba nhịp cầu đìu hiu hoàng hôn vắng Một mình em trở lại đếm sầu rơi.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 140818)
Yêu dã quỳ em lao đao ngơ ngẩn Chờ mãi trên đồi lãng đãng hoàng hôn Quên mùa nào thì hoa vàng bừng nở Rợp đường xưa yêu dấu phủ đầy hồn.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54167)
Nầy anh người của xa xăm Nhớ tìm sông nhé âm thầm gió lay Đông về lá chết còn bay Ngày mai xa lắc vẫn say dáng người
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 172403)
Cảm ơn người đã vui gieo hạt Trên đất phì nhiêu tuổi thơ nầy Thương từng đôi mắt tròn trong vắt Giữ được hồn quê trong tuyết bay.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 57577)
Có người đã nhắc nhở đến nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và các bài thơ về Giáng sinh của ông. Trong không khí của ngày Noël năm nay, có lẽ chúng ta cũng nên nhắc lại những bài thơ ấy.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 141283)
Miền đông tuyết trắng ngoài sân Ca-Li mưa gió hoa tàn lá rơi Đông về buồn lắm anh ơi! Xứ người lạc lõng cuối đời tha hương...
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 110349)
Cảm giác mỗi mùa Giáng Sinh tuyệt vời đến nỗi tôi tưởng như mỗi năm một lần, mình lại là đứa trẻ thơ mới lên tám tuổi, hình ảnh con búp bê tật nguyền lại chập chờn trở lại trong trí nhớ, y như năm nào tôi còn bế nó trên tay.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 137141)
Hôm nay đó, ta trở về Phố cũ Sài gòn xưa, đã đổi mặt thay tên Nghe đắng cay và mặn chát môi mềm Còn đâu nữa Sài gòn đầy kỷ niệm...
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 58184)
Mây nhớ mùa đông bay lang thang Buồn ủ ê theo lá úa vàng Giăng hờ hững chờ đông phong lạnh Thả sương chiều rơi xuống mênh mang.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136978)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49777)
có phải em vừa say rượu thánh? vì anh, đôi mắt tỏ nghìn câu có phải tiên thiên đang chớp cánh? tháng chạp huy hoàng rợp ánh sao
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 71718)
Cùng cất tiếng hát với tôi người ơi, cho mưa thôi rơi trên đường đời, về nơi có quê hương nắng ấm tươi đẹp mãi
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 173530)
Xin em giữ giùm một tiếng chuông ngân Rúc vào chăn êm còn vang chuông đổ Cất cho anh chút chuông lùa qua khe cửa Chuông của Nhà Thờ, chuông của tim anh!
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 142883)
Em viềt cho anh bài thơ cuối Tình lắm xót xa lẩn ngọt ngào Con tim có muôn điều thầm kín Biết bao giờ anh hiểu vì sao ?
15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 139752)
Cám ơn anh và mối tình đầu Chan chứa cả tấm lòng nhân hậu Cho em sống một đời êm ả Giáng Sinh về, thêm yêu người thiết tha!
15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136295)
Nếu có thể - Em xin làm cơn gió thoảng Mang đến bên Anh một chút lãng mạn tình Nếu có thể - Em hóa hạt cát mịn màng Làm Anh cay mắt trong muôn vàn nỗi nhớ…
14 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134407)
Tình ơi, đá nát vàng tan. Sao em còn mãi đa đoan nỗi niềm?
11 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49870)
Những bông hoa cuối mùa, dường như vẫn giữ lại trong lòng Ngọc biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ dễ thương nhất của cuộc đời, mà những kỷ niệm ấy như những tiếng chuông mùa Giáng Sinh, vẫn ngân nga trong lòng nàng mỗi mùa Giáng Sinh trở lại.
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128038)
Thư tình anh gửi lần đầu Em còn cất giữ những câu tình nồng Bây giờ em đã sang sông Còn mong chi nữa để lòng đớn đau