Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VII

18 Tháng Năm 20142:24 SA(Xem: 17443)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VII

Sach_moi_NXH-2-large(Bìa sách mới tái bản - Họa sĩ Đinh Cường cung cấp)

Kỳ VII


Chương Năm

Người đầu tiên cho tôi hay rằng tôi đã được Sở Giáo Dục thành phố cho phép “thôi việc” là Sự, “hiệu phó” của Hiên. Sự người Nam, tập kết ra Bắc từ năm Năm Tư, lấy vợ Bắc.

Cả hai đều là giáo viên cấp ba. Chồng dạy toán vợ dạy Việt văn. Sự nói tiếng Nam trăm phần trăm, giọng không lơ lớ như những người tập kết đã “sống ngoài Bắc hai mươi nhăm năm.” Chị Tâm thì khác hẳn chồng. Chị là người Bắc rặt, Hà Nội thứ thiệt. Chị là cháu cụ Ngô Tất Tố: Chậm rãi, nhỏ nhẹ, dịu dàng, chị biết lắng nghe người khác nói và cũng biết nói điều gì khi cần nói. Sự thì xốc vác, năng động, cởi mở.

“Đơn xin thôi của anh đã được chị Sáu Nỡ, giám đốc Sở Giáo Dục chấp thuận. Anh nghĩ sao mà xin thôi?”

Tôi nhìn Sự dò xét ý nghĩa câu hỏi của anh ta. Tôi chưa biết trả lời sao. Có nên nói rằng tôi không thể là loại người làm công việc xoay một vòng một trăm tám mươi độ trên chính nơi bục gỗ mà trước kia tôi đã từng làm chủ? Có nên nói rằng trước kia tôi chỉ là một người dạy học bất đắc dĩ, giờ đây việc đó còn bất đắc dĩ hơn, một triệu bất đắc dĩ hơn trước chăng? Phải chi tôi là người dạy Toán, Lý Hóa, Sinh vật, thì có thể tôi sẽ dễ dàng hơn khi đứng nói trước mặt các em những điều trắng mà mới hôm qua mình còn nói là đen?

Đứng ở lan can hành lang, chúng tôi cùng ngó ra sân trường. Tôi thấy mình sao quá xa lạ ngay giữa khung cảnh quen thuộc từ bao nhiêu năm nay. Từ sau ngày Ba Mươi Tháng Tư đến nay, lòng tôi không bao giờ yên, trái tim tôi không bao giờ ngưng lo âu hồi hộp. Tôi sợ những câu hỏi, và tôi thấy mình lúng túng khi tìm câu trả lời.

“Mừng quá phải không?” Sự hỏi tiếp khi thấy tôi lặng thinh hơi lâu.

“Cảm ơn anh đã cho biết tin. Nhưng bao giờ thì tôi được chính thức nghỉ?”

“Giấy đã về chỗ ông Hiên rồi. Có lẽ nội sáng nay ông Hiên sẽ đưa cho anh. Và từ ngày mai anh có thể... có thể...”

Sự không nói hết câu. Tôi không hiểu ý anh ta muốn gì. Tôi quay lại, nhìn Sự. Sự hơi thấp hơn một người Việt Nam trung bình. Da mặt anh đen sạm, hai con mắt sáng, giọng nói rổn rảng.

“Có một điều tôi muốn nói với anh, ông Hiên đã làm một bản báo cáo về anh cho sở. Bản báo cáo không tốt về anh, nhưng có lẽ nhờ đó anh đã được cho nghỉ việc theo ý muốn của anh.”

Bất ngờ, Sự mở cặp đưa cho tôi tờ “pelure” của bản lót giấy than đại khái viết rằng tôi là một người “phóng đãng”, cuộc sống của tôi không thể thích ứng với một nhà giáo, và càng không thể thích hợp với một nhà giáo xã hội chủ nghĩa trong chế độ cách mạng. Nhà trường cách mạng không cần một nhà giáo kiểu Trần Lâm Thăng. Bản báo cáo còn ghi sự liên hệ của tôi với gia đình ông Phan, một nhân vật phản động của chính trị tại miền Nam. Tôi không chờ đợi những lời tốt đẹp của Hiên viết về tôi. Tôi hiểu tôi là “thứ” người gì. Nhưng tôi không ngờ y viết về tôi kiểu đó.

“Nếu không ở được thì nên tìm cách đi đến một chỗ tốt hơn.”

Sự nắm cánh tay tôi giật giật rồi bước đi.

Tôi nhìn theo anh không biết có phải thật là chính Sự nói những lời đó không. Tôi ngó xuống tay mình. Tờ giấy pelure vẫn còn đó.

Thật tình tôi có mừng khi hay tin được nghỉ việc, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy lòng mình xót xa, như thể có một con dao nào khá bén lịm đang cứa từ từ một phần thân thể mình.

Tôi đi chậm rãi dọc theo hành lang, trở lại phòng giáo sư. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sát bên cửa hông. Đám đất nhỏ vừa được mấy thầy cô giáo xới lên trồng rau. Một chuồng heo vừa mới được rào giậu. Những cái đó thật xa lạ với ngôi trường mà tôi đã từng có mặt hơn mười lăm năm nay, từ một đứa “học trò nhưng không sách cầm tay” ngồi ở dưới bàn học kia, đến lúc đứng trên bục gỗ này nhìn lại tuổi trẻ của mình.

Hai câu đối trước cổng trường, cây phượng trong sân che mát trạm của người gác dan, nơi có chú Phẩm hiền lành cục mịch như một củ khoai mở cửa cho chúng tôi mỗi sáng. Phòng y tế nơi có bác Thử làm việc người gầy nhom gầy nhách, nhưng lúc nào cũng tươi cười chăm lo sức khỏe cho cả trường. Thầy Ái dạy Pháp văn ăn nói lưu loát hoạt bát, ông Tổng giám thị Chương ưa nói chuyện thời sự, và còn bao nhiêu kỷ niệm đang quanh quẩn ở góc sân, ở vòm cây, ở mái ngói, ở đợt nắng sắp vào hè, ở cơn mưa dầm, ở khói lựu đạn cay tỏa đầy sân trường khi các em xuống đường.

Không, có thể tôi không phải là một người dạy học hội đủ những điều kiện của một người thầy tốt theo quan niệm Khổng Tử, nhưng tôi chắc chắn là lòng tôi tràn đầy niềm yêu mến công việc của tôi. Tôi hiểu tôi phải làm gì khi đứng trên bục gỗ. Tôi biết tôi cung cấp điều gì cho học sinh của tôi: những kiến thức tối thiểu cho việc thi cử và những bất đồng giữa trang sách và đời sống. Tôi yêu các bạn đồng nghiệp của tôi, các em học sinh mà tôi chỉ gặp mỗi năm một lần rồi đi qua ngưỡng cửa vào đại học, rất ít khi ngoái đầu lại. Chắc chắn các em đã mang theo trong lòng những điều đồng ý và bất đồng ý với tôi qua những gì tôi trình bày. Nhưng điều đó có hề gì. Điều mà lòng tôi muốn gửi đến các em là con người và những giới hạn của nó: sự đau khổ, nghèo đói, dốt nát, bệnh tật và nhất là cái chết. Tôi muốn các em chia sẻ cùng tôi bài học làm người. Bài học ấy chúng tôi cùng học, không ai dạy ai.

Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy. Tôi sẽ không còn phải đêm đêm chong đèn biên chép cái gọi là “giáo án” để sáng mai vào lớp đọc từng chữ như một học sinh không thuộc bài. Tôi sẽ không còn phải,... không còn phải,... không còn phải...

Ở lớp ra, tôi không về thẳng nhà như mọi khi. Danh biết tôi được nghỉ việc, hẹn tôi ra quán cà phê, uống mừng một ly. Quán cà phê vỉa hè lúc sau này, mọc khắp đường phố Saigon. Ở đường Trần Quý Cáp trước trường Tư thục Tân Văn, Danh hỏi tôi:

“Này, ông định làm gì?”

“Tôi chưa biết làm gì bây giờ. Có lẽ tôi sẽ về quê. Tôi muốn nhân dịp này thăm ông anh hiện bị bệnh nặng.”

“Tôi thì không về quê. Gia đình tôi không còn ai ở dưới. Tất cả bây giờ đều tập trung ở nhà tôi. Tôi đã liên lạc được với tòa Đại Sứ Tây Đức. Tôi đang hy vọng sẽ được đưa cả gia đình đi Đức. Tôi tin tưởng và chờ đợi.”

“Thật tình là tôi chưa biết mình sẽ làm gì. Về quê thì được, nhưng sống bằng cách nào? Từ trước tới giờ tôi có nghề ngỗng gì đâu ngoài cái nghề đứng trên bục gỗ! Ông có khuyên tôi được gì không?”

“Tôi không dám khuyên ông điều gì đâu. Nhưng tôi nghĩ, sống ít lâu ở vùng biển cũng là điều hay. Đó là nơi dưỡng sức lý tưởng.”

(còn tiếp)

13 Tháng Ba 2021(Xem: 15877)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 11943)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 14754)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 9531)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 12711)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 10343)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 14402)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 12321)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11735)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 9342)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 8386)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 10868)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10247)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12771)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10502)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12153)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 13535)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10689)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10765)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 14128)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 13413)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 14254)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 10946)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 12842)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 15517)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9880)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11201)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 12482)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……