Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ V)

05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 15874)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ V)

sach_moi_nxh-2-large

(Bìa sách mới tái bản - Họa sĩ Đinh Cường cung cấp)


Kỳ V

“Aicó ý kiến?” Tôi hỏi ngay khi vừa chấm dứt phần sơ lược. Cả lớp im lặng.Mấy cậu học trò cũ ngồi ở bàn chợt nhìn tôi bằng những đôi mắt thương cảm. Từ Socrates, Platon, Aristote... tôi không nhảy tới Heidegger, Sartre mà nhảy qua Marx, Engels một cách khó hiểu. Rõ ràng là tôi nói không suông sẻ lắm. Có lẽ tôi giống như một người đọc diễn văn do một người khác viết. Tôi là cây kim đồng hồ quay một góc một trăm tám mươi độ chăng? Tôi nhìn Nhị Hà. Mắt cô ngó thẳng vào mắt tôi. Tôi thấy cánh tay cô nhúc nhích. Rất chậm rãi, cô từ từ đưa tay lên.

Cô không đưa một ngón tay kiểu Sài Gòn. Cô đưa cao nguyên cả bàn tay.

“Thưa thầy, em có ý kiến!”

Tôi gật đầu.

“Thưa thầy, em nghĩ rằng nhân vật trong Cái Sân Gạch là một nhân vật lạc hậu...”

Tôicúi xuống nhìn lại trang giáo án. Đúng, tôi quên nói cái chính trong bài giảng là phải nhìn cho ra tính cách lạc hậu trong nhân vật lão Am.

“Phải.Cám ơn Nhị Hà.” Tôi liếc qua trang sách giáo khoa tiếp tục nói như đọc “Cái ưu điểm của Đào Vũ là đưa ra được một nhân vật có nội tâm phong phú, có cá tính - tôi biết mình lặp lại điều đã nói - nhưng viết về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp mà lại chọn một trung nông sống bằng nghề thủ công làm nhân vật trung tâm thì không thuận lợi cho việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm...”

Cả lớp im lặng, lạnh lẽo. Mấy học sinh cũ lắc đầu. Các học sinh mới cũng không khá hơn. Nhị Hà cúi xuống cuốn tập đã xếp.

“Thưa thầy!”

Có tiếng nói từ cuối phòng. Người đưa tay lên, chỉ một ngón thôi, là Hiệp, bạn của Kiệt, một trong những học sinh giỏi của tôi.

“Emkhông hiểu gì hết! Ông nhà văn này viết những điều chẳng ăn nhập gì đếnđời sống của chúng ta hết. Hợp tác hóa là gì? Tại sao lại phải vào hợp tác xã?”

“Em có ý kiến!” Nhị Hà lại giơ nguyên cả bàn tay lên. “Em không đồng ý với phát biểu của anh gì gì đó”, cô quay đầu lại nhìn về phía Hiệp. “Nhà văn Đào Vũ viết những điều rất liên hệ đến nông thôn miền Bắc. Có thể nông thôn miền Nam chưa có cảnh này, nhưng nông thôn miền Bắc vào những năm sáu mươi nó là như thế.”

“Em xin có ý kiến.” Hiệp đưa tay lên.

Tôi đưa mắt ra dấu cho Hiệp cứ nói.

“Tôi muốn hỏi chị vậy chớ bây giờ ngoài Bắc vấn đề ấy ở nông thôn còn không?”

Nhị Hà không trả lời ngay. Một lúc, chị đưa cả bàn tay lên, nhìn tôi xin nói. Tôi gật đầu.

“Tôi nghĩ là vấn đề đó vẫn còn.”

Tôinhìn đồng hồ. Còn mười phút nữa đến giờ đổi lớp. Tôi ra dấu cho cả lớp ghi chú những điều cần làm ở nhà cho kỳ tới. Tôi cố ý không giải quyết vấn đề. Tôi xếp mấy trang giáo án và cuốn sách giáo khoa lại, buồn bã ngó xuống lớp học. Tôi chờ tiếng chuông đổi lớp, nhưng thời gian hình như đã ngừng lại ngay khi tôi không còn chút chữ nghĩa nào trong đầu để nói thêm về bài học trên. Tôi lẩn thẩn tự hỏi không biết mình sẽ làm gì trong những ngày sắp tới, nhưng tôi biết chắc chắn công việc đứng trên bục gỗ này không còn thuộc về tôi nữa. Bao lâu tôi còn đứng ở chỗ này, tôi sẽ còn tiếp tục nói dối. Nói dối đã là điều đáng khinh, nếu tất cả những điều dối trá ấy lại được thốt ra trong sự thành thật của tôi thì sự khinh bỉ ấy không biết cách nào đo lường được. Tôi đi tới dãy bàn cuối phòng, ngồi xuống chỗ ghế trống của Kiệt.

Tôi hỏi Hiệp:

“Em có gặp Kiệt không?”

“Thưa thầy có!”

“Sao Kiệt không đi học?”

“Kiệt nói với em sẽ theo má về dưới quê.” Hiệp ngập ngừng tiếp. “Mà thầy có biết là cha của Kiệt đã tự tử không?”

“Có, có!” Tôi nói.

"Thầy thấy ba của Kiệt đúng hay sai?”


Tôinhìn thẳng vào mắt Hiệp. Ba của Hiệp là sĩ quan Biệt Động Quân, bạn củaông anh tôi. Thời đảo chính Ngô Đình Diệm ông là một trong những sĩ quan có công lớn. Cũng như Kiệt, Hiệp là người ít nói và là học sinh xuất sắc.

“Theo em thì sao? Ba Kiệt chọn cái chết là đúng hay sai?” Tôi hỏi ngược.

“Em không biết. Em muốn nghe thầy nói.”

“Tôi cũng không biết. Có nhiều điều mới xảy ra đây, tôi không biết gì hết.”

“Tại sao thầy không đi?” Đột nhiên Hiệp hỏi tôi.

“Tạisao mình không đi?” Câu hỏi ấy đâu phải đặt ra cho một mình tôi. Câu hỏi ấy đặt ra cho hằng triệu con người... ở Sài Gòn và cả miền Nam. Những người của tháng Tư, Quỳnh chuẩn bị sinh con đầu lòng.
Một tuầnlễ trước ngày Sài Gòn thất thủ, một người bạn ở tòa đại sứ Úc hứa cho hai vé và cho điểm hẹn. Tôi chở Quỳnh đến nơi đúng giờ, nhưng điểm hẹn không một bóng người. Quanh tôi người ta bắt đầu hôi của. Bàn ghế, rượu,xe, đàn dương cầm, gạo... ở mấy căn nhà bị kéo ra sân. Người ta ngang nhiên chở đồ đạc nhà người khác đi như một kiểu dọn nhà công khai. Quỳnhôm bụng ngồi yên sau chiếc Lambretta. Đôi mắt Quỳnh thất thần, sợ hãi. Suốt buổi chiều chờ đợi không thấy bóng dáng tăm hơi, tôi đành chở Quỳnhtrở về. Người ta bảo xuống bến Bạch Đằng. Tôi chở Quỳnh đi qua đường TựDo. Cả dãy phố đóng cửa. Bến tàu đầy người chen chúc nhau. Quỳnh hỏi tôi có nhớ vụ di tản miền Trung không. “Chắc em chết. Chắc hai mẹ con emchết.” Tôi hiểu nỗi lo sợ của Quỳnh. Tôi buồn bã quay xe trở về. Quỳnh đóng cửa, mở cuốn album của tôi ra và xé đốt tất cả những ảnh tôi chụp hồi ở quân trường Quang Trung.

“Còn gia đình em? Ba má em có tính gì không?”

Tôikhông muốn trả lời trực tiếp câu hỏi của Hiệp. Trước Ba Mươi Tháng Tư nhiều lần trong lúc giảng bài, tôi hay đưa ra thái độ vô chính trị của mình. Đối với tôi chế độ nào mở được nhiều nhà trẻ, nhà thương, nhà trường, dẹp bỏ được nhà tù, nâng cao được mức sống văn hóa và vật chất người dân, chế độ ấy là tốt. Trong khi giảng bài, có lần tôi nhắc đến Niccolo Machiavelli qua cuốn Le Prince, Sứ Quân, và tôi nói tôi rất sợ thủ đoạn trong chính trị. Tôi đọc truyện Bác Sĩ Zhivago và tôi khó lòng chịu nổi nhân vật đối đầu, một Komarovski thủ đoạn và một Pacha Antopov khi đi theo cách mạng. Tôi ca ngợi Lara, người tình tuyệt vời của Zhivago. Khi vào quân trường Quang Trung, không có giờ nghỉ nào mà tôi không nghĩ ngợi đến Lara. Tôi cho rằng để bảo vệ một chế độ người ta phải dùng bạo lực và bạo lực không thể không đi kèm với nhà tù, chiến tranh và đổ máu. Nó có tính cách nhất thời và tiêu vong. Chỉ có tình yêumới làm cho con người hạnh phúc và tồn tại. Người ta có thể sống mà không cần chiến tranh nhưng không ai có thể sống mà thiếu tình yêu được.

“Gia đình em đi hụt. Suốt ngày chờ trên sân thượng của một điểm hẹn nhưng không có chiếc máy bay trực thăng nào đáp xuống cả.”

“Nhà em bây giờ ra sao?”

“Ba em đã đi học tập cải tạo. Ổng có vẻ tin tưởng là sẽ được sớm trở về. Ổng tin chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc.”

“Còn em?”

“Emkhông rõ. Em không biết làm thế nào là đúng trong lúc này? Có lẽ...” Hiệp ngập ngừng. Nhưng có tiếng chuông đổi lớp bất ngờ reo lên đã chấm dứt câu nói của Hiệp. Tôi đứng dậy đặt nguyên bàn tay lên người học sinh. Tôi nghe câu hỏi của Hiệp dội lại lồng ngực tôi, reo lên như một hồi chuông.

(còn tiếp)



21 Tháng Mười 2010(Xem: 125202)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58091)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 124283)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 52009)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 120928)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34846)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 110494)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 132309)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46671)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47790)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 33075)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41816)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 124793)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216541)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68178)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 117848)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 119990)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 116611)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129889)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40247)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53852)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115582)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 108595)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119986)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125816)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 111127)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 41240)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 100855)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.