Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trangđài Glassey-Trầnguyễn- Căn Nhà Ngói Đỏ: NGUYỄN XUÂN HOÀNG GIỮA TRẬP TRÙNG TIỀM THỨC

13 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38644)
Trangđài Glassey-Trầnguyễn- Căn Nhà Ngói Đỏ: NGUYỄN XUÂN HOÀNG GIỮA TRẬP TRÙNG TIỀM THỨC

 

 

CĂN NHÀ NGÓI ĐỎ:

 

Nguyễn Xuân Hoàng giữa trập trùng tiềm thức

 

nxh_cannhangoidocover_copy-content


Nguyễn Xuân Hoàng, người thật, là một con người vui vẻ, ý tứ, kín đáo. Ít ra là trong lần duy nhất tôi gặp ông. Ngoài ra, tôi chỉ thỉnh thoảng giữ liên lạc với ông qua điện thư. Nhưng ông luôn là một người thân thiện, vui vẻ, và lịch sự. Chưa bao giờ ông chậm hồi âm. Chỉ trừ khi tôi gửi email đến địa chỉ đã rơi khỏi quỹ đạo sinh hoạt của ông.

Bẵng sáu năm mất liên lạc. Tôi vẫn giữ những tác phẩm của ông ký tặng. Ông tặng cho tôi những tác phẩm in của ông, như tất cả những tác giả muốn tìm cha mẹ nuôi cho những đứa con tinh thần của mình. Và tôi nuôi ba đứa con của ông thật kỹ. Chúng vẫn tinh tươi, nõn nà, như những quyển sách tặng khác, ngay cả trong những khi tôi phải chống chọi với ba đào.

Tôi có thử đến “Căn nhà ngói đỏ.” Lần đầu đi ngang, ngập ngừng chưa dám vào. Có vẻ ảm đạm quá. Tâm hồn trẻ con của tôi lưỡng lự. Thời khóa biểu của tôi quá đầy. Tôi không gõ cửa.

Vài năm sau, tôi trở lại. Tôi đã đi qua những miền đất cổ của Việt Nam cận đại, đã thu nhận chứng từ của người Việt tha hương cho các dự án nghiên cứu. Tôi đã lưu vong, không tự toại với sự dễ chịu của Little Saigon. Tôi đủ can đảm để đối diện với cái ảm đạm của “Căn nhà ngói đỏ,” mà trong đó, NXH-nhà-văn ẩn hiện như một bóng ma: khi thì là người kể chuyện, khi thì là kẻ chứng kiến, lúc thì là triết nhân rách óc để thấu đời, và cũng là một sử gia, ghi lại cái manh mún của người và đất Việt giữa bể dầu sôi lịch sử.

NXH-nhà-văn viết từ tiềm thức, một tiềm thức khá cô đơn ‘và buồn thảm’ (cái chữ buồn thảm này, ông đã bao nhiêu lần lạm dụng nó?). Có phải NXH đã cố tình chọn cho mình cái tâm thức cô đơn, để làm một người viết đúng nghĩa? Vì để viết, thì người cầm bút cần một khoảng trống tâm linh và tâm thức. Để cho chữ thở. Để được một mình.

Tôi chưa bao giờ đọc các tiểu thuyết ghê rợn của Stephen King, vì tôi không quan tâm đến thể loại này, nhưng tôi đã tham khảo quyển “On Writing” và đồng ý với ông về điều tiên quyết của quá trình viết. Đóng cửa để viết.

NXH-nhà-văn đóng cửa, dựng cô đơn, tránh tiếng động của nhân gian. Ông viết.

Ông viết. Từ đổ nát của đời sống xung quanh. Từ thất vọng với cuộc đời, với thế sự, với ngòi nổ của chết chóc. Ông viết, với cái chân thành của trẻ thơ, và cái xót xa của người lớn. Cái nhãn quan lưỡng mạch ấy cho ông giàu có trong nhận xét và vô hạn trong cảm xúc.

Tôi tự hỏi, có phải khi viết về cái đổ nát, thì chính ông tìm được sự thanh thản nào đó? Viết về hy vọng, là tìm được cho mình niềm hy vọng trên trang sách. Viết về tình yêu (mà ông gọi là ‘một xa xí phẩm’ giữa thời chiến), là nắm lấy tình yêu vốn đang bị “con yêu quái ăn thịt người” mang tên Chiến Tranh thắt cổ?

Ông viết. Viết từ những gót chân của quá khứ, xiêu vẹo trong chiến tranh, rổn rảng mùi cay đắng. Văn của ông có thể là người ở chỗ ông đặt mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của nhiều người khác. Người = bản thân ông. Người = tha nhân. Ông dám đi vào những “Căn nhà ngói đỏ” không quen, và ở lỳ trong đó, cho dù có những bóng ma hay yêu quái đang làm ông kinh động.

“Tự Truyện” chẳng hạn, bắt người đọc phải giật mình. Bất cứ người đọc nào. Vì ông thiết kế bao tấm gương soi mà trong đó, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy một mảnh đời mình. Những bức tranh tả thực não nuột. Những ảnh soi rợn người. Những ảo ảnh mập mờ giữa mong và mất.

“Giáng Sinh, hãy chờ” là một vũ điệu héo hắt của hy vọng đi vào bể tuyệt vọng, đắm đuối trong một tình yêu tức tưởi, một quyết liệt gãy cánh. Thời gian có thể giết người ta bằng cái mòn mỏi và vô vọng. “hãy chờ.” Đến bao giờ? Chờ cho đến khi hy vọng và tình yêu đều đã trầm mình giữa rừng cao su đô hộ?

Còn “Barbara,” ôi, cái lãng đãng buông chùng của điệu thơ, cái chới với hốt hoảng của đất sập người tan. Người ta yêu nhau khi có thể, và ‘hẹn hò’ nhau trong tâm thức khi thế cuộc bắt phải biệt tin. Náo nức tìm, chỉ để hụt hẫng. Hớn hở mong, chỉ được di thư. Cán nát cái nhớ mong, thì chỉ còn một lời “xin mãi mãi chia tay…”

Là một triết nhân, NXH-nhà-văn luôn xây mỗi căn-nhà-truyện của ông với bao giai tầng suy nghĩ, lợp mái ngói đỏ nhưng lại phả sương mù và ném lựu đạn lên nó, để ở cuối nhiều câu truyện, căn-nhà-truyện của ông cũng tan thành mây khói. Có phải đây chính là hệ quả trực tiếp, tàn khốc, mãnh liệt nhất của chiến tranh lên tâm-hồn-nhà-văn-triết-nhân?

Tôi sinh sau chiến tranh, nhưng luôn sống giữa chiến tranh, không chỉ chiến tranh như một ký ức, mà chiến tranh như một thực thể, đã thoát thai từ bom đạn, giờ đang hiện diện trên thân thể, tâm khảm, tư tưởng của những người đã sống trong binh lửa. Tôi không thể tách rời tôi với họ, vì họ là quá khứ và hiện tại của tôi. Họ là tiềm thức của tôi. Là kiếp trước của tôi.

NXH-nhà-văn đã bắt tôi sống với chiến tranh trong “Căn nhà ngói đỏ,” xô tôi vào tuyệt vọng của cái sống đang cố bấu víu vào vạt đất sạt trên vực thẳm chết chóc, phá sập cái bức tường hôm-qua và buộc tôi chứng kiến cái kinh hoàng mà dân tộc tôi đã chịu trong suốt bao năm.

Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ mà thế hệ hậu 1975 chưa từng đối diện khi ở quê nhà, và sẽ không đối diện nếu không có can đảm đi vào những “Căn nhà ngói đỏ” như căn mà NXH-kiến-trúc-sư đã xây (và biết rằng, thời gian và hoàn cảnh sẽ làm cho chúng tàn sập).

Nhưng trong cái bế tắc ấy, NXH-nhà-văn lại được chính NXH-triết-nhân giải thoát. Ông dám nhìn vào hiện thực của chiến tranh, nhưng cũng dám nhìn tới miền nắng lành đất ấm ở bên kia chân trời, nơi mà bom đạn không bay tới được. Một con tằm trong kén mơ. Ông không đánh mất cái di sản quý nhất của một người làm công việc sáng tạo: viễn ảnh.

Ông đóng cửa để viết. Và tuy NXH-nhà-văn đóng cửa, cánh cửa ấy lại chính là thông lộ giữa trái tim nhạy cảm của ông và vạn cảnh đời thật. Cho nên, ông cô đơn vì ông nhuốm cái cô đơn của kiếp người đang hiển lộng trong muôn trùng cuộc đời quanh ông. Ông tránh tiếng động của nhân gian, nhưng lại nghe rất rõ tiếng gào thét từ trong mỗi nhân linh đang cố bay ngược con-gió-chiến-tranh, dấn bước giữa bão-tố-chết-chóc.

NXH đi nhiều, viết về nhiều nơi như viết về chính một phần cơ thể của ông. Ông có lối diễn tả dầy đặc, dính chặt như kẹo kéo, sánh như nhựa đường. Ông trải những lối đi lạ, vạch những đường mòn chưa có vết chân người. Ông là người cô độc. Nhà-văn-cô-độc. Trên những quang lộ cô độc của riêng ông. Cho đến khi người đọc ghé “Căn nhà ngói đỏ,” thì sự cô độc của ông bị phá vỡ. Ông đã tìm được người chịu lắng nghe những lời tâm sự ngút lòng của ông. Giọng văn của ông luôn là một lời tâm sự. Một lời tâm sự khẩn thiết.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

(Nguồn: http://damau.org)

 

04 Tháng Tám 2020(Xem: 11146)
Nhà báo Hà Tường Cát, cựu tổng thư ký nhật báo Người Việt, qua đời lúc 7 giờ 30 phút sáng Thứ Hai, 3 Tháng Tám, tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi, vì bệnh già.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 13133)
Cũng như hết mùa hè mùa Thu sẽ đến. Cháu tôi không được đến trường nhưng vẫn được học online. Những đóa hoa của vườn hồng Portland cũng sẽ héo tàn, nhưng những nụ hoa mới sẽ mọc lên, thay thế và rực rỡ vào mùa Xuân tới.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 12166)
Anh ghé lại chiều thu vàng vọt Nho cuối mùa, anh lỡ cuộc tình Chẳng thể nào hò hẹn ba sinh Thôi cứ thế, em mãi là 18.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 8777)
Mục đích là hướng dẫn về tai biến mạch máu não, cung cấp những tin tức về nghiên cứu và điều trị,và những chương trình sẽ làm trong cộng đồng.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 12750)
Ngày sinh nhật này có ý nghĩa lớn lao đối với em. Em sẽ dành cho chồng em những gì lãng mạn nhất để chuộc lỗi lầm..Đương nhiên em sẽ giấu kín như bưng chuyện ngày hôm qua, một ngày vô vị nhất trong cuộc đời em. Tất cả điều tồi tệ xảy ra vì em đã quá GHEN.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14615)
Sáng nay nhìn bạn mừng sum họp Tôi bỗng thấy đời như giấc mơ Những gương mặt ấy thời con gái. Rưng rưng xúc động thuở dại khờ.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14383)
Tình Ta chân chất đậm đà Dù cho xa cách lòng già nhớ thương. Mặc dù Đại dịch nhiễu nhương. Ngày xưa thân ái như đương trở về.
18 Tháng Bảy 2020(Xem: 13151)
Lucy đã từ giã chúng tôi để trở về nơi nó bắt đầu. Mạng sống của sanh linh đều đến rồi đi. Tôi rồi cũng sẽ ra đi như nó.Tôi không biết nó từ đâu đến, nhưng nó đã chấm dứt cuộc đời ở tại nơi này, trong tình thương của đại gia đình chúng tôi.
17 Tháng Sáu 2020(Xem: 15663)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI TÂM SỰ CÙNG CHA – Thơ Ngọc Quý- Phổ nhạc: Đăng Phương Hòa âm: Quang Đạt - Kim Ngân trình bày
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 14503)
Con sẽ bay theo gió Và rơi xuống gốc cây Ủ mục theo ngày tháng Thêm đất màu nơi này Một mầm non lại nhú Những chiếc lá tái sinh Cây cội nguồn Đất Mẹ Bao thế hệ giữ gìn.
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 13166)
Xin đừng đập phá. Xin đừng mang theo gạch đá, búa và gậy gộc để đập phá cửa kiếng. Khi một tiếng bụp vang lên. Những tấm kiếng rả ra và gục xuống rệu rạo. Có khác gì một thây người bị thương quỵ xuống.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 15083)
Chúc mừng cháu hôm nay thành tựu Tốt nghiệp học sinh giỏi của trường Hết hè này cháu phải lên đường Sống tự lập đời sinh viên Đại học.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 13379)
Ngày Memorial Day, tôi treo lá cờ Hoa Kỳ trước nhà để tưởng niệm và tri ân. Trong nhà, tôi mua hoa và trái cây đặt lên bàn thờ ba tôi. Tôi đốt hương khấn nguyện cho hai người cha, hai người lính.
23 Tháng Năm 2020(Xem: 13056)
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau.
22 Tháng Năm 2020(Xem: 14781)
Nếu một ngày điều này có thật Thì con ơi! chuyện đó cũng thường Hãy tin đi ở cõi vô thường. Mẹ an lạc bình yên, siêu thoát.
15 Tháng Năm 2020(Xem: 15331)
Để Mẹ ra đi lòng thanh thản. Vui cùng cây cỏ với trăng sao. Tự hào phủi sạch bao nghiệp chướng. Nhẹ nhàng hồn phách bay lên cao.
10 Tháng Năm 2020(Xem: 9291)
Chúng ta đã bước vào tháng Năm. Tháng của an vui và hạnh phúc. Hãy chúc lành cho nhau và mong rằng nắng ấm tháng năm sẽ đem đến nhiều tin tốt hơn về dịch bệnh, kinh tế và chính trị. Chào mừng tháng Năm, tháng của những hy vọng.
09 Tháng Năm 2020(Xem: 15089)
Năm nay Phật Đản chẳng đi chùa Dịch cúm hoành hành phải chịu thua Trong bếp rộn ràng nồi cháo nấm Ngoài sân tíu tít cháu chơi đùa
03 Tháng Năm 2020(Xem: 13348)
Hôm nay thứ năm ngày 30/4/2020. Tôi thức dậy sau một đêm không ngon giấc. Tối qua trên iphone một mình cô độc, tôi nằm xem những bài viết, những video nói về ngày 30/4 mà thao thức.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15400)
Tháng tư đói rạc nơi nơi Bo bo cho ngựa, nay người phải ăn Từ nay xuống kiếp lầm than Đọa đày dân Việt hàm oan tội gì?
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15236)
Thư bất tận ngôn! Xin chúc bạn: Ráng mà gầy dựng chút tương lai Phần ta, còn quãng đời hiu hắt Như khói hoàng hôn muộn cuối ngày.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 18004)
Nguyện Mẹ siêu sanh cõi vĩnh hằng Hương linh của mẹ được vinh thăng Theo chân Phật Tổ về Tịnh Độ Thoát vòng sinh tử dứt nghiệp căn.
26 Tháng Tư 2020(Xem: 13264)
Nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Phật Tử Lê Văn Tới Pháp danh Nhật Minh tạ thế vào 20/4/2020 nhằm ngày 28/3 năm Canh Tý tại San Jose về cõi niết bàn.
24 Tháng Tư 2020(Xem: 14167)
Thoát xa cõi tạm xô bồ Sát na hơi thở bên bờ tử sinh Con đường riêng chỉ một mình Giữa mùa dịch bệnh hành trình lẻ loi
18 Tháng Tư 2020(Xem: 15281)
Không ai muốn mình có một vết sẹo trên người cũng không ai muốn mình sống với những nỗi đau. Những ai gây ác nghiệp chắc chắn sẽ nhận hậu quả, mọi sự việc trên đời vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ xem mọi việc sẽ phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 16233)
Đám tang chị tôi đầy nước mắt Vỏn vẹn 10 người. Chồng, con, cháu chỉ được 8 người Nhà quàn hai người Đúng như luật lệ. Tôi đứng xa xa như người viếng mộ Tham dự chui tang lễ chị mình.
14 Tháng Tư 2020(Xem: 12368)
Có lẽ hai ông Tổng thống và Thống đốc chỉ huy chiến tuyến chống dịch, trước những con số kinh khủng cũng đã tìm thấy mối đồng cảm trong cõi đời phù du này chăng?
13 Tháng Tư 2020(Xem: 9387)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?