Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trangđài Glassey-Trầnguyễn- Căn Nhà Ngói Đỏ: NGUYỄN XUÂN HOÀNG GIỮA TRẬP TRÙNG TIỀM THỨC

13 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38660)
Trangđài Glassey-Trầnguyễn- Căn Nhà Ngói Đỏ: NGUYỄN XUÂN HOÀNG GIỮA TRẬP TRÙNG TIỀM THỨC

 

 

CĂN NHÀ NGÓI ĐỎ:

 

Nguyễn Xuân Hoàng giữa trập trùng tiềm thức

 

nxh_cannhangoidocover_copy-content


Nguyễn Xuân Hoàng, người thật, là một con người vui vẻ, ý tứ, kín đáo. Ít ra là trong lần duy nhất tôi gặp ông. Ngoài ra, tôi chỉ thỉnh thoảng giữ liên lạc với ông qua điện thư. Nhưng ông luôn là một người thân thiện, vui vẻ, và lịch sự. Chưa bao giờ ông chậm hồi âm. Chỉ trừ khi tôi gửi email đến địa chỉ đã rơi khỏi quỹ đạo sinh hoạt của ông.

Bẵng sáu năm mất liên lạc. Tôi vẫn giữ những tác phẩm của ông ký tặng. Ông tặng cho tôi những tác phẩm in của ông, như tất cả những tác giả muốn tìm cha mẹ nuôi cho những đứa con tinh thần của mình. Và tôi nuôi ba đứa con của ông thật kỹ. Chúng vẫn tinh tươi, nõn nà, như những quyển sách tặng khác, ngay cả trong những khi tôi phải chống chọi với ba đào.

Tôi có thử đến “Căn nhà ngói đỏ.” Lần đầu đi ngang, ngập ngừng chưa dám vào. Có vẻ ảm đạm quá. Tâm hồn trẻ con của tôi lưỡng lự. Thời khóa biểu của tôi quá đầy. Tôi không gõ cửa.

Vài năm sau, tôi trở lại. Tôi đã đi qua những miền đất cổ của Việt Nam cận đại, đã thu nhận chứng từ của người Việt tha hương cho các dự án nghiên cứu. Tôi đã lưu vong, không tự toại với sự dễ chịu của Little Saigon. Tôi đủ can đảm để đối diện với cái ảm đạm của “Căn nhà ngói đỏ,” mà trong đó, NXH-nhà-văn ẩn hiện như một bóng ma: khi thì là người kể chuyện, khi thì là kẻ chứng kiến, lúc thì là triết nhân rách óc để thấu đời, và cũng là một sử gia, ghi lại cái manh mún của người và đất Việt giữa bể dầu sôi lịch sử.

NXH-nhà-văn viết từ tiềm thức, một tiềm thức khá cô đơn ‘và buồn thảm’ (cái chữ buồn thảm này, ông đã bao nhiêu lần lạm dụng nó?). Có phải NXH đã cố tình chọn cho mình cái tâm thức cô đơn, để làm một người viết đúng nghĩa? Vì để viết, thì người cầm bút cần một khoảng trống tâm linh và tâm thức. Để cho chữ thở. Để được một mình.

Tôi chưa bao giờ đọc các tiểu thuyết ghê rợn của Stephen King, vì tôi không quan tâm đến thể loại này, nhưng tôi đã tham khảo quyển “On Writing” và đồng ý với ông về điều tiên quyết của quá trình viết. Đóng cửa để viết.

NXH-nhà-văn đóng cửa, dựng cô đơn, tránh tiếng động của nhân gian. Ông viết.

Ông viết. Từ đổ nát của đời sống xung quanh. Từ thất vọng với cuộc đời, với thế sự, với ngòi nổ của chết chóc. Ông viết, với cái chân thành của trẻ thơ, và cái xót xa của người lớn. Cái nhãn quan lưỡng mạch ấy cho ông giàu có trong nhận xét và vô hạn trong cảm xúc.

Tôi tự hỏi, có phải khi viết về cái đổ nát, thì chính ông tìm được sự thanh thản nào đó? Viết về hy vọng, là tìm được cho mình niềm hy vọng trên trang sách. Viết về tình yêu (mà ông gọi là ‘một xa xí phẩm’ giữa thời chiến), là nắm lấy tình yêu vốn đang bị “con yêu quái ăn thịt người” mang tên Chiến Tranh thắt cổ?

Ông viết. Viết từ những gót chân của quá khứ, xiêu vẹo trong chiến tranh, rổn rảng mùi cay đắng. Văn của ông có thể là người ở chỗ ông đặt mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của nhiều người khác. Người = bản thân ông. Người = tha nhân. Ông dám đi vào những “Căn nhà ngói đỏ” không quen, và ở lỳ trong đó, cho dù có những bóng ma hay yêu quái đang làm ông kinh động.

“Tự Truyện” chẳng hạn, bắt người đọc phải giật mình. Bất cứ người đọc nào. Vì ông thiết kế bao tấm gương soi mà trong đó, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy một mảnh đời mình. Những bức tranh tả thực não nuột. Những ảnh soi rợn người. Những ảo ảnh mập mờ giữa mong và mất.

“Giáng Sinh, hãy chờ” là một vũ điệu héo hắt của hy vọng đi vào bể tuyệt vọng, đắm đuối trong một tình yêu tức tưởi, một quyết liệt gãy cánh. Thời gian có thể giết người ta bằng cái mòn mỏi và vô vọng. “hãy chờ.” Đến bao giờ? Chờ cho đến khi hy vọng và tình yêu đều đã trầm mình giữa rừng cao su đô hộ?

Còn “Barbara,” ôi, cái lãng đãng buông chùng của điệu thơ, cái chới với hốt hoảng của đất sập người tan. Người ta yêu nhau khi có thể, và ‘hẹn hò’ nhau trong tâm thức khi thế cuộc bắt phải biệt tin. Náo nức tìm, chỉ để hụt hẫng. Hớn hở mong, chỉ được di thư. Cán nát cái nhớ mong, thì chỉ còn một lời “xin mãi mãi chia tay…”

Là một triết nhân, NXH-nhà-văn luôn xây mỗi căn-nhà-truyện của ông với bao giai tầng suy nghĩ, lợp mái ngói đỏ nhưng lại phả sương mù và ném lựu đạn lên nó, để ở cuối nhiều câu truyện, căn-nhà-truyện của ông cũng tan thành mây khói. Có phải đây chính là hệ quả trực tiếp, tàn khốc, mãnh liệt nhất của chiến tranh lên tâm-hồn-nhà-văn-triết-nhân?

Tôi sinh sau chiến tranh, nhưng luôn sống giữa chiến tranh, không chỉ chiến tranh như một ký ức, mà chiến tranh như một thực thể, đã thoát thai từ bom đạn, giờ đang hiện diện trên thân thể, tâm khảm, tư tưởng của những người đã sống trong binh lửa. Tôi không thể tách rời tôi với họ, vì họ là quá khứ và hiện tại của tôi. Họ là tiềm thức của tôi. Là kiếp trước của tôi.

NXH-nhà-văn đã bắt tôi sống với chiến tranh trong “Căn nhà ngói đỏ,” xô tôi vào tuyệt vọng của cái sống đang cố bấu víu vào vạt đất sạt trên vực thẳm chết chóc, phá sập cái bức tường hôm-qua và buộc tôi chứng kiến cái kinh hoàng mà dân tộc tôi đã chịu trong suốt bao năm.

Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ mà thế hệ hậu 1975 chưa từng đối diện khi ở quê nhà, và sẽ không đối diện nếu không có can đảm đi vào những “Căn nhà ngói đỏ” như căn mà NXH-kiến-trúc-sư đã xây (và biết rằng, thời gian và hoàn cảnh sẽ làm cho chúng tàn sập).

Nhưng trong cái bế tắc ấy, NXH-nhà-văn lại được chính NXH-triết-nhân giải thoát. Ông dám nhìn vào hiện thực của chiến tranh, nhưng cũng dám nhìn tới miền nắng lành đất ấm ở bên kia chân trời, nơi mà bom đạn không bay tới được. Một con tằm trong kén mơ. Ông không đánh mất cái di sản quý nhất của một người làm công việc sáng tạo: viễn ảnh.

Ông đóng cửa để viết. Và tuy NXH-nhà-văn đóng cửa, cánh cửa ấy lại chính là thông lộ giữa trái tim nhạy cảm của ông và vạn cảnh đời thật. Cho nên, ông cô đơn vì ông nhuốm cái cô đơn của kiếp người đang hiển lộng trong muôn trùng cuộc đời quanh ông. Ông tránh tiếng động của nhân gian, nhưng lại nghe rất rõ tiếng gào thét từ trong mỗi nhân linh đang cố bay ngược con-gió-chiến-tranh, dấn bước giữa bão-tố-chết-chóc.

NXH đi nhiều, viết về nhiều nơi như viết về chính một phần cơ thể của ông. Ông có lối diễn tả dầy đặc, dính chặt như kẹo kéo, sánh như nhựa đường. Ông trải những lối đi lạ, vạch những đường mòn chưa có vết chân người. Ông là người cô độc. Nhà-văn-cô-độc. Trên những quang lộ cô độc của riêng ông. Cho đến khi người đọc ghé “Căn nhà ngói đỏ,” thì sự cô độc của ông bị phá vỡ. Ông đã tìm được người chịu lắng nghe những lời tâm sự ngút lòng của ông. Giọng văn của ông luôn là một lời tâm sự. Một lời tâm sự khẩn thiết.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

(Nguồn: http://damau.org)

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69877)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18466)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37708)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86907)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37553)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32678)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67459)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67562)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77617)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74862)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81949)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37189)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64205)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70313)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68016)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88011)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70033)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65381)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66295)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71930)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67525)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67340)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69455)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71646)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67274)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66063)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69265)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...
27 Tháng Ba 2009(Xem: 70613)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!