Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - MÙA HÈ ĐANG TỚI HAY ĐANG QUA?

09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 42182)
Nguyễn Thị Minh Thủy - MÙA HÈ ĐANG TỚI HAY ĐANG QUA?

Mùa Hè Đang Tới Hay Đang Qua?


Nguyễn Thị Minh Thủy


mua_he_dang_toi-large-content


Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Không dưng mà tôi bỗng nhớ tới mấy câu thơ trên của Xuân Diệu khi bước vào một siêu thị với những mặt hàng mới mẻ đang được dọn ra để chào đón mùa tựu trường trở về. Có phải vì tôi chợt mang tâm trạng giống như nhà thơ tiền chiến lừng danh ấy, không chờ nắng hạ mới hoài xuân, không đợi qua mùa thu mới nhớ nhung mùa hè bởi đang thầm cảm nhận mùa hè đương tới và cũng đương qua, rõ ràng trước mặt?

Bây giờ là tháng tám, tháng giữa hè. Bọn trẻ đang nghỉ hè, nhưng không đầy một tháng nữa thôi, mùa hè sẽ trôi vào dĩ vãng. Hồi xưa, xưa lắm, tôi thích mấy câu thơ trên có lẽ vì chúng hợp với bản chất ưa “triết lý vụn” của tôi. Nhưng bây giờ thì khác. “Thời giờ như tên bay,” câu thành ngữ ấy nếu đối với một cô bé mười sáu chỉ gợi trong đầu một ý niệm mơ hồ thì nay đã là một điều đã được rõ ràng chứng nghiệm. Nên phải nói tôi yêu chúng, trân quý chúng, vì tôi thực sự “cảm” được những gì tác giả trình bày.

Đúng vậy, đang giữa hè mà tôi bỗng nhớ nhung mùa hè! Tôi nhớ những mùa hè thuở các con còn bé, hè là thời gian mà mẹ con được gần nhau nhiều nhất (may mắn là lúc ấy tôi làm việc part time tại nhà). Vì bọn trẻ không đến trường, tôi bận bịu nhiều hơn bởi phải lo thêm nhiều việc như cho chúng ăn uống buổi trưa, đưa đi thư viện, đưa đi học bơi, kèm học thêm một tí cho chúng khỏi quên nếu năm đó không có lớp “Summer school,” vân vân, đó là chưa kể chuyện mệt hơn vì phải làm trọng tài phân xử bọn chúng “full time.” Ấy, cực bao nhiêu thì cực, vậy mà nhớ lại vẫn thấy nao nao nuối tiếc một thời.

Tôi cũng nhớ tới cái không khí rộn ràng của mỗi lần chuẩn bị đi chơi xa vào cuối hạ – cắm trại, hoặc lái xe du ngoạn sang một vài tiểu bang lân cận. Vợ chồng con cái chất lên xe với bao thứ vật dụng lỉnh kỉnh, mỗi lần “xuất quân” thường vui ít mệt nhiều, nhưng sau đó, bắt gặp những hạnh phúc gia đình nho nhỏ chợt có được trên đường nghỉ hè, mới thấy thật không uổng công thực hiện: Ít nhất mình cũng đem lại được tuổi thơ cho con cái, như mình đã từng may mắn được hưởng.

Đọc lại bài viết của chính mình tuần rồi, qua đoạn nhắc tới những trò chơi ấu thời, trong đó có chuyện câu cá với các anh, cả một ký ức về những mùa hè êm đềm tuổi nhỏ lại như bừng sống. Còn nhớ, vào những ngày bãi trường như thế, cơm nước xong là bọn trẻ được lệnh phải đi ngủ trưa (có lẽ để vừa giúp thân thể mạnh khỏe vừa đỡ gây ồn cho người lớn). Các anh tôi, sau một hồi nằm giả đò ngủ say, khi thấy người lớn đã đi nằm, bèn lẻn dậy ren rén làm những chuyện mình thích, trong đó có mục leo lên mấy cây mận quanh nhà tìm bắt những ổ kiến vàng để lấy trứng kiến làm mồi đi câu. Tôi cũng chẳng vừa, lén theo dõi các anh từng bước, tới chừng biết được mục này cũng chẳng hấp dẫn gì, tôi mới ngoan ngoãn trở lại nằm ngủ với chị tôi.

Má tôi sinh hai con gái đầu lòng, sau đó sinh một hơi ba cậu con trai rồi mới tới tôi nên giữa tôi với các chị tôi cách nhau khá xa, trên mười tuổi lận. Thành thử các chị đủ lớn để thay má tôi săn sóc em, và tôi tha hồ nhõng nhẽo với họ, nhất là với chị Ba tôi. Mùa hè, trưa trưa chị khép cửa phòng khách, lau sạch chỗ gạch cạnh vách tường cho đỏ au mát rượi rồi hai chị em nằm nghỉ nhưng thường chỉ một mình chị ngủ mà thôi. Không hiểu sao lúc ấy tôi hiếm khi ngủ trưa, chỉ nằm vật vạ để say sưa vọc tóc chị, hết thắt bím lại mở ra, trông cho mau tới lúc chị thức dậy, đi làm những món ăn, thức uống giải nhiệt giải khát cho cả bọn. Khi thì chị róc mía chặt ra từng khoanh nhỏ, gọt đu đủ, bổ dưa gan, cắt thơm. Khi thì chị xắt xương xâm, xương xáu hay xương xa hột lựu, bánh lọt, vân vân. Đơn sơ thôi, nhưng những bữa “snack” ấy mới ngon lành đối với tôi lúc đó làm sao.

Còn nhớ, mỗi lần nghe tôi nói, “Bữa nay chị Ba nhớ làm hột é đười ươi nha” là chị cười nắc nẻ và kiên nhẫn chỉnh sửa tôi, “Bậy. Lười ươi chớ không phải đười ươi như con đười ươi đâu bé ơi.” Buồn cười, hồi còn bé, khoảng năm sáu tuổi, tôi hay mắc phải cái tật bộp chộp kiểu “trông gà hóa cuốc,” nghe cái nọ xọ cái kia như vậy đó. Thí dụ như có lần tôi cũng làm cả nhà cười bò khi tôi bắt chước con nít hàng xóm, hát ầm ĩ như vầy, “Nhà bên kia có con gà trống gáy, bắt đem lên bỏ trong nồi hết gáy, xong rồi đem ra xé hai ăn liền.” Té ra, ở câu cuối, hát đúng (cho dầu đã bị nhại lời để diễu) phải là “xé phai” (là tên một món gỏi) chứ không phải “xé hai” như tôi tưởng. Một lần khác, đang bực mình vì tật nhõng nhẽo của tôi, má tôi cũng phải bật cười (và dĩ nhiên các anh chị tôi cũng cười bể bụng) khi nghe tôi òn ỉ như thế này, “Má ơi, má cho con đi chung với mấy anh coi phim Anh Hùng Sôi Máu Họng nha má.” Thì ra nhóm chữ “sôi máu hận” vô lỗ tai tôi đã bị biến dạng thành “sôi máu họng” cho… minh bạch dễ hiểu, có lẽ.

Mùa hè tuổi nhỏ cũng là những tối anh chị em tôi dẫn nhau ra mé sông, nơi có một công viên đơn sơ nhưng luôn mát rượi nhờ những đợt gió nhẹ hiền hòa từ sông thổi vào. Tôi ngồi hóng gió, chờ ăn ké những cắn hạt dưa do má tôi hay chị tôi cắn cho trong khi các anh lăng xăng chạy giỡn hoặc tìm bắt những con dế cơm mập ú no tròn. Đây đó, con nít nô đùa, người lớn trải chiếu trên cỏ ngồi nhìn ra sông hóng gió. Nếu không có trăng, dòng nước ngoài kia thật tình chỉ là một khối tối thui không có gì để theo dõi ngoại trừ những tiếng sóng ì uộp vỗ vào bờ kè. Vậy mà sao mỗi lần được nghe má nói, “Bữa nay nóng quá, ăn cơm xong mình ra mé sông” là bọn tôi mừng rơn. Hình như chỉ cần một chút “biến động” là đủ thấy vui rồi, đối với bọn con nít như tôi lúc đó.

Có lẽ cũng vì thế mà lúc nhỏ tôi cũng hay trông đợi những ngày cúng giỗ, mà đám giỗ lớn nhất trong năm, đám của ông ngoại tôi, lại rơi đúng giữa hè, sướng chưa! Đám giỗ giữa hè cho phép tụi tôi ăn giỗ “full time” vì không phải đi học và bà con thân tộc cùng con cháu của ông ngoại tôi, trong đó có nhiều đứa bé bằng tuổi tôi hay lớn hơn chút đỉnh, tựu về đầy đủ y như ngày Tết để rồi bọn tôi tha hồ bày ra những trò chơi tập thể, ôi còn gì vui hơn!

Thế đó, những ngày hè của tuổi thơ tôi đã qua. Thế đó, những ngày hè của tuổi trung niên bên chồng bên con của tôi cũng đã qua. Và thế đó, mùa hè đang qua ngay trước mắt mình, ngay giờ phút mình đang nói chuyện, đang gõ máy, đang suy nghĩ. Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.” Vâng, trong chớp mắt, cái tôi của hiện tại đã trở thành cái tôi của quá khứ liền tức thì. Nhà Phật nói, chúng ta chết trong từng sát na. Mất/còn, nếu mình muốn níu kéo thì thấy đau lòng đến muốn khóc. Còn như nếu cứ ung dung tự tại thì thấy mọi thứ “chỉ là mơ qua.” Chỉ hiềm một nỗi là luyện cho có được cái tâm ung dung tự tại như vậy thật không phải dễ, phải không các bạn.


Nguyễn Thị Minh Thủy

Westminster, ngày 5 tháng 8, 2013


17 Tháng Năm 2010(Xem: 54387)
Thơ: Võ Thị Tuyết Nhạc: LmST Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca sĩ: Tâm Thư
15 Tháng Năm 2010(Xem: 76300)
Gặp nhau siết mạnh tay một chút Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi Giá như chưa hết bao nuớc mắt Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi
14 Tháng Năm 2010(Xem: 83214)
26 năm nghiệt ngã Kết thúc cuộc tình buồn Em trở thành nước lã Anh trở thành người dưng!
13 Tháng Năm 2010(Xem: 86648)
Lục bình theo con nước Vui nở tím triền sông. Đồng lúa xanh mênh mông Cò vui bòn tôm cá
13 Tháng Năm 2010(Xem: 81371)
Bờ giếng khơi lan cỏ Mặt nước trong ngời ngời Chứa trăm làn mây nhỏ Vầng nhật nguyệt chơi vơi.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140275)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 61973)
Tháng Năm Lễ Mẹ, mẹ ơi! Con không về được xin Người thứ tha Thêm mùa Lễ Mẹ xa nhà Nhớ lòng biển cả mẹ già dấu yêu!
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91441)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 75209)
Giờ muốn khóc, tự nhiên con thèm khóc Như lăn vòng khỏi võng, khóc hụt hơi Ước chi Má một bên bồng con dậy Khóc một đêm rồi xa Má muôn đời!
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80500)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 65707)
Để con lạnh Mẹ sợ ghê Chiều Đông mưa gió não nề lạnh căm Mẹ ôm con chặt trong lòng Lời ru Mẹ hát, ấm vòng tay êm
30 Tháng Tư 2010(Xem: 79875)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
29 Tháng Tư 2010(Xem: 80031)
Vòng eo áo nhỏ mồ côi Chờ vòng eo thật của người mình thương Lao xao gió bụi mười phương Những hàng khuy bấm giận hờn bung ra
28 Tháng Tư 2010(Xem: 82636)
Xa sông Đồng Nai rồi thấy nhớ Bìm bịp kêu con nước lớn ròng Một bên bồi phù sa màu mỡ Bờ bên kia sóng cuộn thành dòng.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93946)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
17 Tháng Tư 2010(Xem: 76414)
Vẫn em, áo, với tóc thề, Nghìn xa vẫn một tình quê đậm đà. Đã đành xa vẫn còn xa, Áo em vẫn nét mượt mà Việt Nam!
17 Tháng Tư 2010(Xem: 75958)
Xưa mình đi học về Qua đường đê quanh co Tím màu hoa mắc cỡ Đồng xanh trắng cánh cò.
16 Tháng Tư 2010(Xem: 77276)
Khắc khoải niềm tâm sự Sầu trọn kiếp chưa nguôi Biết ai người tri kỷ Chia xẻ những ngậm ngùi?
15 Tháng Tư 2010(Xem: 59874)
Kể lại để cùng nhớ Cau trầu nhai với vôi Thành màu son đỏ ối Thắm tình nghĩa thiêng liêng.
12 Tháng Tư 2010(Xem: 73638)
Ru em khúc tình sầu Anh quên lời ca cuối Bên ngoài trời mưa vộ i Em hãy ngủ cho ngoan
07 Tháng Tư 2010(Xem: 73359)
Đẹp như màu áo em Nữ sinh trường Ngô Quyền Đạp xe theo Quốc Lộ Che chiếc nón nghiêng nghiêng
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83995)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
05 Tháng Tư 2010(Xem: 75292)
Mỗi một mùa gió lộng Mươi bài hát phiêu du Cò xưa gầy bay trắng Rừng lá phủ sương mù .
05 Tháng Tư 2010(Xem: 72160)
Tình em là biển cả Tình anh là mây trôi Hai nẽo đời khác lạ Đành gọi cố nhân thôi!
05 Tháng Tư 2010(Xem: 74098)
Thêm mùa hoa bưởi tháng ba Lòng tôi nhớ đến Biên Hòa ngày qua Bao mùa hoa bưởi xa nhà Nhớ về quê cũ hương hoa thơm nồng
04 Tháng Tư 2010(Xem: 61965)
Mồ hôi chan vào đất Cho dâu lá xanh rờn Trải dài xa tít tắp Dáng mẹ càng gầy hơn.
04 Tháng Tư 2010(Xem: 71169)
bất ngờ phố cổ chiều vàng nắng xao xuyến lòng ai chợt bâng khuâng tôi đã gặp em từ lâu lắm, hay mới hôm nào giữa phố xuân?