Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - ĐI SAO CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU

06 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 72021)
Hoàng Mai Đạt - ĐI SAO CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU

ĐI SAO CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU

 

hmdblog3-large-content


Westminster, 31 tháng Ba, 2013

Ngày xửa ngày xưa – ở tuổi ngũ tuần, đối với tôi thì những chuyện gì đã xảy ra trên một năm đều có thể được xếp vào folder quá khứ “ngày xửa ngày xưa” – tôi có đọc tác phẩm “Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất” của Phạm Công Thiện. Tính cho đến tháng Tư 2013 này, ông mất đã hơn một năm, để lại nhiều sách, bài viết thuộc hạng “cao siêu” vượt quá đỉnh đầu lưa thưa tóc bạc của tôi. Như nhiều người mà tôi từng có dịp nói chuyện, tôi chẳng hiểu ông Phạm Công Thiện viết gì trong những tác phẩm siêu phàm đó. Nói là siêu phàm vì đằng sau những câu văn, lời viết cho dù khó hiểu của ông Thiện, tôi vẫn linh cảm những ý niệm đầy thi tính, đạo vị của ông ở một cõi khác, xa lắc xa lơ cõi ta bà này. Nãy giờ viết lòng vòng như vậy vì tôi có ý mượn tựa “Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất” của ông cho bài viết ngắn, rất ngắn này.

di-cho-het-dem-hoang-vu-content

“Đêm Hoang Vu” của tôi không có gì là siêu phàm, siêu nhiên, siêu thực hay bất cứ cái gì có thể gọi là “siêu” như của ông Thiện, một người được xem là một nhà thơ, nhà văn, nhà triết mà tôi được hân hạnh gọi là “Anh” trong những lần gặp gỡ những bậc đàn anh trong giới viết lách ở chốn Bolsa thời thập niên 1980. “Đêm Hoang Vu” của tôi là những đêm đi bộ của hai vợ chồng chúng tôi. Đã hơn một năm nay, tức là từ “thời xửa, thời xưa,” chúng tôi đi bộ mỗi đêm từ nhà đến một ngôi chùa ở đầu đường trong cùng một khu phố, xong quay về. Ngoại trừ những đêm mưa lớn hoặc xa nhà, chúng tôi “đi đêm” như vậy ngày này qua ngày khác, mùa hè qua mùa đông.

Nhà của chúng tôi “tọa lạc” gần góc đường Magnolia và Hazard, tức là ngay trong khu phố Little Saigon. Nơi đây chắc chắn không là chốn hoang vu, hoang dã khỉ ho cò gáy (hoang mang thì may ra vì nơi đây thường xảy ra lắm chuyện sôi nổi, đấu đá lung tung khiến người ta không biết đâu mà lường, mà hoang đàng thì đương nhiên không đúng, chưa đúng). Chúng tôi có phước, tôi tin vậy, vì được sống gần một ngôi chùa, một nhà thờ trong khoảng cách đi bộ chừng 15 phút. Có lẽ nhờ ở gần những nơi tâm linh như thế, lúc nào cũng thấy Phật, thấy Thánh Giá, chúng tôi luôn được gợi nhắc về một cuộc sống với giá trị đặt bên trên vật chất, được che chở trước những làn hung khí mà lúc nào cũng lăm le, đe dọa cuốn trôi tâm hồn vào những chốn sa đọa, ngục tối. Cũng trong vòng 15 phút đi bộ từ nhà, tôi có thể đi một hướng khác đến một quán cà phê nơi mà hầu như lúc nào (ban ngày) cũng có các “em” tiếp viên trên đôi mươi mặc đồ ngủ rất tươi mát. Một phần vì đã đứng tuổi, một phần vì không hợp với mùi cũng như khói thuốc lá, không chịu nổi những mẩu chuyện tào lao bên ly cà phê của mấy “anh” tóc bạc ngồi quán, nên tôi chưa đến quán cà phê đó bao giờ.

Trở lại với chuyện “đêm hoang vu,” tôi không nhớ rõ vợ chồng bắt đầu đi bộ mỗi đêm đến chùa từ lúc nào. Chỉ biết có một đêm chúng tôi muốn đi bộ để vừa tập thể dục, vừa ghé chùa để được thấy Phật. Lẽ đương nhiên ở đâu cũng có Phật, nhưng đến chùa dễ thấy Phật hơn. Bạn hãy tin tôi đi, đừng kiếm cớ để tránh đi chùa. Tuy không bị “khổ sai” quá đáng như những người bị nhốt trong tù cộng sản, hai đứa chúng tôi cũng “lao động” quần quật từ ngày này sang ngày khác vì chuyện cơm áo, rất hiếm khi có dịp rảnh để cùng nhau đi chùa tụng kinh. Đứa nào có thời giờ thì đứa đó tự lo đọc sách, nghe băng để hiểu thêm về đạo. Trong lãnh vực “tự tu” này thì tôi thua xa vợ. Không chỉ đã bắt đầu chạy trước tôi khá xa, nàng còn thông minh hơn, có trí nhớ khá, đọc đâu nhớ đó. Tôi thuộc dạng cảm nhận đạo nhiều hơn là hiểu đạo, đọc sách hôm trước quên hôm sau, nghe băng giảng năm ngoái năm nay quên tuốt luốt, nghe lại tưởng mới nghe lần đầu, tụng kinh mà thường khi không biết mình tụng cái gì cho dù miệng cũng ê a không thua các bác lớn tuổi. Chẳng hiểu mô tê vậy mà tôi cứ thích đi chùa, lễ Phật.

Với những lý do như vậy, những đêm khuya đi chùa là dịp cho chúng tôi cùng bước chung trên con đường đạo. Đó là dịp cho vợ chồng chia sẻ, giải tỏa những khổ đau, phiền não đè nặng trĩu xuống đôi vai suốt từ sáng sớm đến tối khuya. Công việc ở sở lúc nào cũng căng thẳng, phải đối phó với chủ với đồng nghiệp. Chuyện gia đình luôn có kẻ bệnh, người đau, đứa phá của, đứa báo đời. Đó cũng là thời gian chúng tôi trao đổi một thứ hạnh phúc của vợ chồng già. Hai đứa thường đàm đạo, nêu những thắc mắc, trao đổi, có khi gân cổ cãi cọ về chuyện đạo. Bạn có thể tưởng tượng một cặp vợ chồng ốm ròm, mặc áo ấm ba, bốn lớp, đầu đội nón len, quàng khăn che kín cổ, đi co ro trong cơn lạnh giữa mùa đông mà miệng lại hăng tiết luận bàn chuyện đạo, máu trong người nóng lên như đang thi đấu đô vật sumo.

“Anh thấy tu theo nguyên thủy mới đúng. Phật tu sao thì mình tu y chang vậy, thêm thắt chi cho rườm rà, phát triển kinh điển tùm lum tùm la, dễ trật đường rầy, chẳng bao giờ giác ngộ, giác nghiếc gì hết trơn.”

“Nghĩ vậy chưa chắc đúng à nhen. Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Có phát triển mới tạo nhiều cơ duyên cho thêm chúng sanh được tu. Tùy căn cơ mà mình chọn con đường cho thích hợp mà cuối cùng vẫn tới cùng một đích, cho dù gọi đó là vô ngã hay chân không cũng vậy.”

Ai đúng ai sai có lẽ không quan trọng trên con đường đi bộ từ nhà đến chùa của chúng tôi. Hiểu rằng trong muôn vạn kiếp luân hồi, được đi cùng con đường trong cùng một khoảng khắc quả là một hạnh phúc lớn, một phép mầu, huống hồ được đi nhiều đêm như vậy trong hơn một năm trời.

Thường thì chúng tôi bắt đầu đi bộ sau 9 giờ tối, có khi nửa đêm tùy công việc của mỗi đứa. Cuộc đi bộ dài chừng nửa tiếng. Từ nhà nằm trên đường Jennrich, chúng tôi quẹo ở ngã ba đường đến chùa Giác Lý ở góc Titus – Hazard. Đúng ra đây là tịnh xá chứ không phải chùa. Sân trước tịnh xá không đóng cửa, người ngoài có thể bước vào bất cứ lúc nào, nửa đêm hay giữa trưa. Trước các tượng theo thứ tự Quán Âm, Địa Tạng Vương, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc, chúng tôi cung kính lễ lạy. Tôi không biết vợ khấn nguyện như thế nào, riêng tôi, mỗi lần thấy Phật hoặc Bồ Tát, ở tịnh xá này hay ở bất cứ nơi nào khác, tôi luôn tự nhắc mình hãy sống với lòng từ bi, nhẫn nhục, sống cho tha nhân, hãy quên mình, quên cái ngã luôn trỗi dậy để thống trị mọi ý nghĩ, việc làm trong ngày.

Sau khi ghé tịnh xá, lộ trình đi chùa đêm theo hướng kim đồng hồ của chúng tôi tiếp tục qua công viên Westminster. Dạo này thành phố cắt giảm ngân sách nên công viên bị tắt đèn điện vào ban đêm, khiến nơi đây không được sáng như lúc trước. Giữa công viên vắng vẻ, có những đêm chúng tôi vừa đi vừa nghe âm vang pháo bông bừng nổ trên công viên Disneyland từ xa vọng lại, đâu đó sau 9 giờ 30 tối. Có đêm giao thừa, chúng tôi nghe vang rền tiếng pháo đì đẹt của đồng hương đón mừng năm mới sau nửa đêm. Âm thanh và màu sắc của pháo, cho dù rực rỡ, huy hoàng trên không trung hay rộn ràng, hân hoan trước thềm nhà, chúng đều gợi nhắc những niềm hạnh phúc ngắn hạn của kiếp người.

Và cũng có nhiều đêm dưới ánh sáng mông lung hắt từ xe chạy ở góc đường, công viên chìm trong không trung hoàn toàn tĩnh mịch, trầm lắng, chỉ có bóng hai đứa tôi di chuyển đều đặn băng qua một quãng đường đi lại hằng đêm mà tưởng chừng như vô tận, đi hoài không hết. Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh. Đi từng đêm mà không mong cầu sẽ đến đích, chỉ nguyện được đi trọn với nhau chung một kiếp người.

Hoàng Mai Đạt

nguồn: "http://hoangmaidat.wordpress.com.
"


hmdblog3-large
14 Tháng Chín 2010(Xem: 100892)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 108753)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42825)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44103)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100850)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 45052)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 44312)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 118677)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 103588)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102296)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96874)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 98544)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 44089)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39459)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108722)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 88164)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86278)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21789)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96703)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 94224)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35541)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 96595)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35997)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95903)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97370)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96290)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95522)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 45497)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự