Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - NHẬT BẢN KHUNG TRỜI THƯƠNG NHỚ - Phần 2

27 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 140374)
Nguyễn Anh Tuấn - NHẬT BẢN KHUNG TRỜI THƯƠNG NHỚ - Phần 2



blank


Ngày Hội Ngộ 2012 - Japan

 

NHẬT BẢN KHUNG TRỜI THƯƠNG NHỚ


PHẦN II : KYOTO-TAKAYAMA-KUSATSU-TOKYO


Nguyễn Anh Tuấn


“Some people come into our lives and quickly go.
Some stay for awhile and leave footprints on our hearts.
And we are never, ever the same.”


Sáng nay (12/14), một người bạn năm xưa phone cho tôi, Trần Vĩnh Thuận, Thuận đọc bài tôi viết về Musashi bị "nhốt" ở Himeji-jo 3 năm, và tôi bị "nhốt" ở Himeji 4 năm, mà cùng phá lên cười. Thuận cũng là người bạn thơ văn của tôi khi chúng tôi còn học ở Himeji Kodai, trước khi tôi rời "Harima no Kuni, 播磨国", tên cũ của Himeji trong thời chiến quốc về "Kai No Kuni, 甲斐国", tên cũ của Yamanashi, quê hương cũa Takeda Shingen (武田 信玄). Tôi cũng nói cho Thuận biết Đặng Tuấn (exryu 70, Himeji Kodai) vừa đi business trip ở Ai Cập về đến Kansai là đến gặp chúng tôi ở Kyoto, và ngủ ở phòng Khải Tú đêm 3 tháng 12. Thuận, Đặng Tuấn và Nguyễn Quang Khải là do-kyusei với nhau (ex ryu 70).

blank

Đặng Tuấn (exryu 70, Himeji Kodai)


Thôi bây giờ tôi viết về phần II, sau khi chấm dứt chuyến đi tour của các anh chị Bắc Cali (NCA) từ Kobe, Kurashiki (Okayama), Miyajima (Hiroshima) và Kintaikyo/ Iwakuni (Yamaguchi).

Xe bus đưa chúng tôi đến Sannomiya để đến restaurant của Tòng. Cái dốc lên tiệm Mekong không dài lắm, nhưng cũng không ngắn lắm, đủ để các chị thở hổn hển. Tiệm Mekong trông rất dễ thương và xinh xắn như một cô gái tuổi dậy thì, nằm trong một khu yên tịnh. Bước vào thì đã thấy các bạn từ Tokyo, Nagoya, như Phúc, Trung, Khuê, Mỹ Tuấn etc đã đến tự bao giờ. Tay bắt mặt mừng. Cả muôn ngàn câu chuyện nổ như bắp rang, sợ không có thì giờ để nói. Sao đông quá. Có nhiều anh chị không có chỗ để ngồi. Không biết mình bắt đầu từ chỗ nào. Thôi có ông do-kyusei Trần Ngọc Phúc đang đứng đó làm bạn với tôi, rồi anh Kha. Tòng-san và bà xã Junko cùng mấy cô làm việc thì chạy đôn đáo lo đồ ăn, nước uống. Để cảm tạ lòng hiếu khách của anh Tòng và chị Junko, chị Hải (phu nhân anh Đăng Đức) và tôi cám ơn Tòng-san và chị Junko đã cho chúng tôi một buổi ăn tối thật ngon, thật đầm ấm, và chị Hải đại diện chúng ta trao một món quà (hand bag) cho chị Junko. Chúng tôi chia tay nhau khoảng 11:00 khuya. Dành những câu chuyện chưa nói hết cho đêm Hội Ngộ ngày mai. Đêm đó tôi share phòng với anh Kha, và tôi thấy thiếu một cái gì đó : đó là hai tay đờn: Tòng và Lữ Hùng.

Đêm Hội Ngộ được tổ chức tại "Plaza Kobe Hotel" nơi ex ryu đang ở. Các exryu chiếm dãy lầu 16. Chiều hôm đó, trong phòng Khuê thì tiếng hát, tiếng đờn in õi của ban Văn Nghệ. Ông bầu Khuê đảm đang thật, với sự phụ giúp của ông em, và Dũng Bắc Cali, ban Văn Nghệ thừa thắng xông lên : Phương Tú, Đức, Hải, chị Chi, Hân, Cảnh, Thành, Phú, Tấn, Trực.

Sau khi anh Kha lên có vài lời cho Đêm Hội Ngộ, phút mặc niệm và chiếu hình các exryu qua đời thật cảm động. Sau đó là màn "Taiko" do đội trống Nhật trình diễn. Tiếng trống được đánh theo một tựa đề như : chào mừng, oiwai etc. Khi thì dồn dập như ngựa phi, khi thì nhẹ nhàng như gió thoảng, làm tôi nhớ đến một màn taiko mà Mifune Toshiro diễn trong phim "Người Phu Xe" (The Rickshaw Man) năm nào tôi coi ở rạp Kinh Đô đường Lê Văn Duyệt. Trong phim, chỉ còn có một người trong thành phố Kokura (Kyushu) còn đánh được điệu trống xưa, lồng trong một chuyện tình câm nín của một người phu xe yêu thầm người quả phụ mà anh đến nha` chăm sóc và đưa đứa con của bà đi học hằng ngày. Vì giai cấp xã hội còn ngăn cách trong buổi giao thời dưới thời Taisho, anh phu xe biết mình không thắng được định mệnh, đành ôm mối tình tuyệt vọng xuống tuyền đài trong một cơn say mềm. Anh ngã gục trên tuyết trắng của mùa đông giá lạnh. Và đêm nay, tôi được nghe lại tiếng trống o-iwai năm xưa. Cám ơn đội trống Taiko, cám ơn Tòng-san.


blank

BAN TỔ CHỨC

 

blank

TAIKO

https://www.youtube.com/watch?v=g7-5tBImYvE 


Đặc biệt là BTC đã mời được một số thầy cô dạy ở Kansai Kokusai Gakukyukai năm xưa đến dự. Một số anh chị exryu có dịp đến chào và hàn huyên với thầy cô cũ. Tôi thấy các thầy cô và các anh chị rất mừng và nói chuyện không dứt làm tôi nhớ đến bà Shiba và ông Hojo, dạy Nhật Ngữ ở Kokusai Tokyo. Không biết hai người thầy nầy ra sao. Omedeto các anh chị.

blank

KANSAI KOKUSAI GAKKYUKAI SENSEI GATA


Sáng chúa nhật 12/2, chúng tôi lại khăn gói lên đường đi Kyoto. Chúng tôi phải đến đúng giờ để thăm Gyo sho, hay Kyoto Imperial Palace(京都御所), nơi mà Thiên Hoàng trú ngụ từ năm 794 cho đến khi dời kinh đô lên Edo (Tokyo) năm 1869. Gyo sho có nhiều building mà quan trọng nhất "Shinshinden", nơi hành lễ các lễ quan trọng như lễ đăng quang (Thiên Hoàng Taisho và Thiên Hoàng Showa). Còn vua thì ở "Otsunegoten". Còn bàn chuyện quốc sự thì ở "Kogosho", nơi đây là nơi đã quyết định giao quyền lực lại cho Thiên Hoàng 1868, đưa nước Nhật đến một khúc quang lịch sử, đó là nước Nhật bước vào thời đại mới : "Minh Trị Duy Tân". Hình ảnh tôi chụp ở đây khi sang qua Flash Drive bị error, nên không có để bỏ vào trang nầy (zannen desu).

Rời Gyo sho, chúng tôi lên đường đi Fushiminari Taisha Jinja nằm gần Kyoto eki. Nơi đây có hàng ngàn tori màu đỏ do các công ty sponsor hay cầu nguyện cho business của họ. Khởi nguyên, lịch sử của jinja nầy là thần gạo (God of Rice). Nhưng dần dần là God của các business. Các anh chị nào có business có thể đến đây cầu nguyện. Phía sau có một cái trail để đi lên núi "Inari". Nhưng vì không có thì giờ, nên các anh chị đến đây viếng thăm cho biết và chụp ảnh kỷ niệm.

blank

FUSHIMI INARI TAISHA


Rời Jinja, chúng tôi đi thăm chùa Kiyomizudera, một nơi không thể thiếu được khi đến Kyoto. Chúng tôi đi bộ lên chùa theo dòng người đi lễ Phật và ngắm momiji. May mắn thay, momiji ở đây còn sót lại. Lá còn vàng và người ta còn thưởng thức mùa thu ở đây. Ở Kiyomizu cũng có một tục lệ hàng năm, là Hiệp Hội Kanji Nhật Bản phát biểu "Kanji of The Year" vào khoảng trung tuần tháng 12. Kết quả được dựa theo số nhiều nhất mà khắp nước gởi về. Họ vừa phát biểu kanji of the year là "KIM" (金) ngày hôm qua tại Kiyomizudera. Không biết là vì vàng lên giá nên mọi người muốn mua vàng hay vì một lý do khác?

blank

CẦU LỘC, MAY MẮN Ở KYOMIZUDERA


blank

KYOMIZUDERA

 

blank

ENJOY AUTUMN’S FOOD

 

blank

jinrikisha (人力車, rickshaw) in Kyomizudera


blank

THE KANJI OF THE YEAR (Kyomizudera, 12/12/2012)


blank

Ronin samurai trước cổng chùa


Buổi chiều chúng tôi đi thăm viếng "Kinkaku-Ji" và Heian Jingu. Năm 2004, chúng tôi có ghé Heian Jingu, nhưng không có vào Japanese Garden ở bên trong. Vườn rất đẹp và lá vàng còn lã lướt trong gió lạnh mùa thu.


blank

Japanese Garden at Heian Jingu


Kinkakuji là một giáo phái thiền (Zen) trong Phật Giáo. Kinkakuji được xây cất vào thời đại Muromachi/ Ashikaga (thế kỷ thứ 14~ 16). Kinkakuji cũng được nổi tiếng qua cuốn tiểu thuyết "Kinkakuji" được viết bởi Mishima Yukio, người đã "seppuku" năm 1970. Mùa đông, trời tối sớm. Chúng tôi trở về hotel và không có dịp định thăm "Nijo Castle" như dự định. Nhưng, may mắn cho tôi là tôi có dịp đi thăm Nijo Castle, khi tôi đến Kyoto sớm vài ngày, trước khi về Kobe gặp các anh chị đi NCA Tour.

Tối hôm đó, một số đi thăm Gion : chị Bính, anh Khánh, anh Hạnh, chị Thủy, anh Sanh, chị Dung. Các anh chị không may mắn "chụp" được geisha, nhưng anh Hạnh kể cho chúng tôi trên xe bus một câu chuyện về geisha, khi anh và chị Thủy gặp một ông (có lẽ là shacho). Ông rất thích thú khi biết anh chị đến từ New Jersey, và share câu chuyện về geisha với anh chị. Ông nói, muốn gặp geisha, phải có hẹn trước. Giá tiền là khoảng 5-man trở lên, tùy theo ranking của người geisha. Huyền thoại về geisha vẫn còn làm ấm ức nhiều anh chị, trong đó có tôi. Hy vọng, trong tương lai mình sẽ tổ chức chuyến đi Kyoto, sẽ có dịp tiếp xúc với geisha.Trước ngày đi Kobe, tôi có đi dọc theo Shijo-dori gần "Keihan Shijo" eki, khu Gion, trong cơn mưa tầm tả, tôi có gặp được 3 cô geisha, và có chụp được hình các cô.


blank

GION KYOTO (11/25/2012)

 

blank

GION KYOTO (11/25/2012)

 

blank

GION KYOTO (11/25/2012)

 

blank

GION KYOTO (11/25/2012)


Rời cố đô (千年の都) trong một buổi sáng sương khuya còn đọng lại trên nóc chùa, lá vàng cuối thu rung ring trong nắng sớm như vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi. Chúng tôi trên đường đi đến "Shirakawa-Go"(白川郷). Đây là lần đầu tiên, tôi được đi về hướng của Gifu-ken. Ngày xưa khi đi Kyuko hay Shinkansen về Tokyo, lúc nào tàu điện cũng ngừng ở Maibara (米原) để khách đổi tàu đi Hokuriku (北陸地方), Fukui, Ishikawa, Toyama, Niigata. Nên đối với tôi cái gì cũng lạ, cái gì tôi cũng tò mò và muốn học hỏi thêm. Khi xe bus gần đến intersection đi Shirakawa và Nagoya, tôi thấy có một bảng chỉ dẫn đi "Sekigahara"(関ヶ原). Thì ra tôi đang ở "Sekigahara", một nơi mà hơn 400 năm trước, nơi đây, gần cả trăm ngàn người hò hét, chém giết nhau, giữa Tokugawa Ieyasu (Đông Quân) và Toyotomi Hideyori (Tây Quân).


blank

EXIT TO “SEKIGAHARA”, GIFU-KEN


Dấu binh lửa nước non như cũ,
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc)

Đây là trận đánh quyết định đã đưa dòng họ Tokugawa lên làm shogun trị vì nước Nhật 268 năm (1600- 1868). Người Nhật gọi trận đánh nầy là “Tenka Wakeme no Tatakai” (天下分け目の戦い). Rất tiếc xe bus không có ngừng ở Sekigahara để tôi có dịp thăm cổ chiến trường. Nhưng xe bus ngừng ở một trạm rest area, cách đó vài chục cây số. Tôi may mắn mua được vài món quà kỷ niệm của Sekigahara.

Khi nói về "rest area" của Nhật, nó có vài restaurant, có chỗ bán quà kỷ niệm, có information center, có rest room (rất sạch), và đặc biệt là có free green tea cho lữ khách. Tôi rất impressed về "rest area" của người Nhật.

blank

 

Khi chúng tôi đến Shirakawa thì trời mưa lâm râm. Theo cô "guide", nơi đây đặc biệt với lối kiến trúc có một không hai trên thế giới, gọi là "gassho zukuri", với mái giống như hình chữ "V" ngược, vì nơi đây số lượng tuyết rơi rất nhiều. Các nhà nầy được làm bằng cây, bằng tre, đất trộn với rơm, cỏ. Ngày nay, người ta không còn xây loại nhà nầy nữa, nên những nhà "gassho zukuri" còn lại ở Shirakawa-go được cho vào UNESCO World Heritage. Ngồi trong kissaten uống một ly cà phê nóng, nhìn ra những mái nhà với những trái hồng còn sót lại trong cơn mưa phùn, thấy như hạnh phúc trong tầm tay.


blank

SHIRAKAWA-GO, GIFU-KEN

 

Mây thu đầu núi, gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nay đỗ bóng thầm
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động, tiếng hờn câm.

(Tống Biệt Hành, Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình)

 

blank

SHIRAKAWA-GO, GIFU-KEN

Trong cơn mưa lất phất, chúng tôi giã từ Shirakawa đi Takayama. Đêm nay, chúng tôi sẽ ngủ lại Takayama. Takayama được mệnh danh là "little Kyoto" vì có những con phố cũ từ hồi Edo jidai còn giữ nguyên vẹn. Đêm nay, chúng tôi sẽ được tắm onsen. Sao mà tôi mê cái nóng ấm áp của onsen, tôi ghiền cái "air", cái sắc thái của onsen, nhất là trong cái lạnh của mùa đông. Về Mỹ, tôi vặn nước nóng để ngâm, nhưng không thể tìm thấy cái thú onsen ở đây. I miss it. Tuyết đã bắt đầu rơi trên thành phố Takayama. Tuyết không rơi mạnh và nhiều, rơi lất phất nhưng đủ để nở ra những chùm "hoa tuyết" đầy trên cây. Đẹp thật. Tôi ngẫn ngơ vì vẽ đẹp của nó mà tôi đã làm mất mấy chục năm nay.


blank

TAKAYAMA, GIFU (TAKAYAMA GREEN HOTEL)

 

blank

TAKAYAMA, GIFU (TAKAYAMA GREEN HOTEL, FROM HOTEL ROOM)

 

blank

OFURO (ONSEN), MAN

 

blank

STREET OF TAKAYAMA, LITTLE KYOTO. GIFU-KEN


blank

STREET OF TAKAYAMA, LITTLE KYOTO. GIFU-KEN


blank

JR TAKAYAMA STATION

 

blank

TÒNG ĐANG GIÚP EXRYU ORDER DINNER


Rời Takayama khi bên ngoài tuyết đã phủ trắng con đường. Chúng tôi đi về hướng Nagano-ken. trước khi vào Matsumoto, tôi nhìn thấy bảng đi "Kamikochi", nơi mà tôi đã đi qua trong những ngày học đại học viện ở "Yamanashi Dai". Kamikochi sẽ dẫn về Yamanashi, nơi có những con đường thơ mộng đi vào đền thờ "Takeda Shingen", hay "Shosenkyo" đầy lá vàng khi mùa thu đến. Đến Matsumoto trời gần trưa, chúng tôi đi thăm "Matsumoto-jo" (松本城). Đây có lẽ là lần đầu tiên trong chuyến đi, Chúng tôi có dịp thấy một thành còn nguyên vẹn, vì Himeji-jo thì đang renovation. Còn Okayama-jo thì chúng tôi không có vào, chỉ thấy từ phía xa. Matsumoto-jo thì nhỏ rất nhiều so với Himeji-jo, nhưng nó còn sót lại trong 3 castle như là "Kokuho, 国宝" (National Treasure) của Nhật Bản. Hai cổ thành kia là Himeji-jo và Kumamoto-jo.


blank

MATSUMOTO CASTLE, NAGANO-KEN


Sau đó chúng tôi đi thăm "Zenkoji "(善光寺"). Một ngôi chùa cổ được cất vào khoảng thế kỷ thứ 7, một trong vài ngôi chùa nguyên vẹn còn lại qua bao thăng trầm của lịch sử. Ngôi chùa cũng nổi tiếng qua sự quan hệ của ngôi chùa trong thời chiến quốc giữa Takeda Shingen và Uesugi Kenshin.


blank

ZENKOJI, MATSUMOTO, NAGANO-KEN


Sau Matsumoto, chúng tôi đi đến Kusatsu onsen ở Gunma ken. Quê hương của Trương Hà Sanh. Sanh muốn đi ngang trường Gunma để vẩy tay chào người xưa. Nhưng anh em khuyên, thôi đừng đi, hãy giữ hình ảnh xưa tốt hơn, gặp lại thì chỉ thấy obaa-san mà thôi. Kusatsu là một trong những onsen nổi tiếng nhất của nước Nhật. Ở đây có roten furo, nên chúng tôi có dịp ngâm mình ở hai nơi: bên trong ấm áp hơn, nhưng bên ngoài là roten, nước nóng hơn. Ở Kusatsu có một nơi rất nổi tiếng, gọi là "Yubatake", đi bộ khoảng 20 phút từ hotel chúng tôi ở (Kusatsu "Now Resort"). 5 giờ sáng tôi thức dậy, rũ Tòng đi Yubatake, nhưng Tòng buồn ngủ quá, tôi đi một mình. Tôi xuống front desk hỏi họ đường đi. Họ cho tôi một cái bảng đồ. Bên ngoài tuyết rơi lất phất. Không một bóng người. Tôi mọ mẩm đi trong cái mù mờ với ánh đèn đường hiu hắt trong tuyết rơi. Tuyết trên đường còn mới và xốp. Lạnh quá, tôi chạy khoảng 10 phút. Thấy thân thể ấm dần. Tôi nhìn lại bảng đồ. Hình như tôi đi lố vài trăm thước. Tôi đi trở lại, nhìn bảng chỉ dẫn. Ừ nhĩ mình đi hơi lố một chút xíu. Nhưng mà may quá, chỉ một chút xíu thôi. Đi theo con đường lộ nhỏ chỉ vừa một chiếc xe hơi đi qua. Ở đây có những ngọn đèn đường dễ thương quá. Có vẽ bông hoa trên đó nữa. Đến "Yubatake" rồi. Cái áo coat của tôi màu chocalate bây giờ thì đã trở thành màu trắng. Tuyết phủ đầy trên áo, trên nón. Ở đây có một cái nhà nhỏ trong đó có một cái hồ bề dài khoảng 1m, bề ngang khoảng 0.5m, chứa nước nóng onsen. Tôi nhúng hai tay vào nước onsen. Ấm quá. Tôi đi vòng vòng Yubatake, nhìn nước onsen chảy qua những máng sói, đóng bằng gỗ hình chữ nhật, từ trên thượng lưu chảy xuống. Nghe nói onsen ở đây có nhiều khoáng chất như sulfurous (và acid), có thể giúp chữa được vài bịnh về gân cốt, dạ dày. Trên đường trở về hotel, tôi được một tiệm mở cửa sớm, mời vào uống trà. Tôi mở hàng cho họ, mua vài cái bánh manju. Khi biết tôi ở San Francisco qua, họ cho thêm một cái bánh để ăn, và cho thêm nước trà. Tôi cho họ lại đồng quarter để kỷ niệm. Họ mừng lắm, đây là lần đầu tiên họ thấy tiền Mỹ. Họ nói họ sẽ treo lên cửa hàng. Tôi có chụp một tấm hình với một obasan ở đây.


blank

KUSATSU-ONSEN, GUNMA-KEN (NOW RESORT HOTEL)

 

blank

STREET TO YUBATAKE (20 minutes from hotel, walking)


blank

STREET SIGN TO YUBATAKE (I see also Matsuo Basho monument here. Is that right?)


blank

YUBATAKE, THE MOST FAMOUST PLACE IN KUSATSU ONSEN.


blank

CENTER OF YUBATAKE

 

blank

CENTER OF YUBATAKE

 

blank

WITH LOVE FROM KUSATSU

 

blank

YUBATAKE, THE WHOLE AREA

 

blank

SOUVENIR FROM KUSATSU


Trên đường về Tokyo, chúng ta ghé qua "Karuizawa" như là rest area, đi tìm quán cà phê mà John Lenon và Yoko Ono đã từng vào nhâm nhi cà phê ở đó, nhưng không có thì giờ nên chỉ đi dạo con phố chính của Karuizawa.


blank

KARUIZAWA, NAGANO-KEN (on the way to Tokyo)


Và rồi đây, chúng tôi về Tokyo ngày 6 tháng 12. Tokyo, thành phố đầy kỷ niệm cho những ai học Nhật Ngữ hay đi học ở đây năm xưa. Đa số ở tại Shinagawa Prince Hotel. Một số ít anh chị thì ở Ueno. Chiều hôm đó, anh Kha và anh Tòng dẫn chúng tôi đi thăm Sky Tree. Nó cao hơn Tokyo Tower. Sky Tree cao 634 mét, và dùng cho broadcasting. Chúng ta có thể lên đến tầng 450, nhưng chúng tôi dừng lại ở tầng 350.


blank

SHINAGAWA PRINCE HOTEL, SHINAGAWA, TOKYO


Hôm sau, thứ sáu 7 tháng 12, chúng tôi được free. Một số anh chị đi Nikko. Còn tôi thì đi Asakusa tìm mộ thầy Kagawa Ken Ichi để thăm. Năm 2004 (Hội Ngộ Tokyo), tôi được Kagawa Atsuko sensei (vợ của Kagawa Ken Ichi sensei) dẫn đi thăm mộ thầy. 8 năm sau, tôi chỉ nhớ lờ mờ đường đi. Tôi nghe nói ở Asakusa có một đường xe bus chạy vòng vòng "Shitamachi" như Yamate-sen. Trước là đi thử cho biết, sau là biết đâu đi qua một con đường nào, làm tôi nhớ lại con đường vào mộ thầy. Sau khi qua con đường "Nakamise" để vào lễ Phật ở Senso ji, tôi có hỏi thăm về đường xe bus "Shitamachi", và được chỉ đường đi. O kagesama de, tôi đi đúng con đường xe bus mà mình mong muốn, xe chạy qua Kappayashi, Nihonbashi, Kaminarimon dori. Khi đi gần đến Kaminarimon dori, tôi thấy một con đường hơi quen. Sau khi xe bus dừng ở trạm nầy, tôi thả bộ đi ngược lại con đường mà khi nẩy tôi thấy quen. đúng nó rồi. Tôi lần mò đi vào vài nhà, thấy có bán bia mộ, không phải chỗ nầy, nhưng chắc chắn là đâu đây. Đi vào một vài chỗ nữa, nhưng cũng không phải. Tôi hơi thất vọng. Đi đến cuối đường, như là một hy vọng cuối cùng, tôi thấy một khu nhà quen quen. Rồi đúng rồi chỗ nầy. Không thể trật được. Không thấy ai, tôi nói lớn "Gomen Kudasai". Một người trung niên bước ra, tôi tự giới thiệu tôi là học trò của Kagawa sensei đển từ San Francisco và muốn thăm mộ thầy. Ông vui vẽ, hỏi tôi có biết mộ thầy ở đâu không để ông hướng dẫn. Tôi đáp là tôi biết. Tôi đưa ông 500 Yen để mua hai bó nhang. Ông đưa tôi thêm một bucket nước để rữa mộ. Tôi đến mộ thầy vái thầy xong, tôi mút vài gáo nước rữa mộ thầy. Xong tôi đốt hai bó nhang, vái thầy. Nhìn hương khói tỏa lên, tôi nhớ đến khuôn mặt hiền lành và phút hậu của thầy. Tôi trở lại văn phòng và hỏi thăm về Atsuko sensei vì tôi có phone cho thầy nhưng không ai bắt điện thoại. Ông kêu bà vợ ra hỏi, và bà cho biết Atsuko sensei đã 95, 96 tuổi, nên đã vào viện dưỡng lão, không còn ở nhà nữa. Tôi đưa business card cho hai ông bà và giả từ. Khi tôi về đến hotel nghĩ ngơi một chút thì một động đất khá lớn xảy ra, 7.3. Building lắc qua, lắc lại. Chạy xuống lobby thi`chỉ thấy người ngoại quốc. Ông bạn dokyusei Thành của tôi thì chỉ kịp mặc áo thun bên trong, bên ngoài mặc áo jacket. Còn vớ thì chỉ kịp mang một chiếc. Người Nhật có lẽ quen rồi, nên không thấy họ hốt hoảng.


blank

BIA MỘ KAGAWA KEN ICHI SENSEI Ở ASAKUSA, TOKYO


blank

BIA MỘ KAGAWA KEN ICHI SENSEI Ở ASAKUSA, TOKYO


blank

ĐỘNG ĐẤT 7.3 Ở TOHOKU LÀM RUNG CHUYỂN TOKYO & HOTEL

(hình chụp từ TV ngay sau động đất vài phút, Dec 7, 2012)


Đêm đó tôi lo thủ passport, vài bộ đồ, bỏ vào backpack. Còn vali thì chắc phải bỏ lại nếu có gì xảy ra. Tôi ngồi đợi phone của Hải và Tòng đi ăn tối. Mãi đến gần 9:00 giờ Tòng mới phone cho tôi, vì đi Nikko về trễ. Tòng dẫn một đám chúng tôi có vợ chồng Phú, vợ chồng Tín Holly, vợ chồng Hưng Thụy, anh chị Truyền, Bích Vân, anh chị thân hữu Thông đi ăn "Fubu" (cá nóc). Lần đầu tiên ăn "Fubu" nên tôi rất là excited. Nghe rất nhiều, nhưng chưa biết. Thịt Fubu thật trắng. Họ cắt ra từng miếng thật mỏng. Vì Fubu rất mắc, nên mỗi người ăn được 3, 4 miếng. Thịt Fubu chấm một chút xíu vào nước sauce, ăn ngon và hơi sạm sạm giống như gân. Không có một chút nào là mùi cá. Đó là lần đầu tôi được thưởng thức Fubu. Đó cũng là một kỷ niệm hay để khi nào người ta có nói chuyện về Fubu, thì mình cũng có chuyện để bàn vô.


blank

FUBU SASHIMI

 

blank

Tòng và anh Truyền

 

blank

anh Truyền và chị Bích Vân

 

blank

Holly, Tín và Thụy

 

blank

Phú và bà xã

Đêm hôm sau là Sayonara party ở Oedo jo, Asakusa. Như BTC có cho biết là số người tham dự đông hơn số ghi danh. Rất vui gặp lại nhiều bạn cũ : Lâm Văn Hải, Ngô Hải Kiệt, Triết, Thanh (đen), Nhân, Dũng. Có những bài enka cho chính ca sĩ người Nhật hôm đó trình diễn. Có những màn shibai mang mặt nạ cổ tuyền Nhật Bản, và sau đó là những ca khúc Việt Nam. Dù nhà hàng có chật chội vì số người quá đông, nhưng tôi nghĩ BTC đã cố gắng tuyệt vời và đêm Sayonara đã là đêm mà nhiều exryu không quên được.


blank

 

blank

 

blank

 

blank

 

blank

 

blank

 

Hai tuần qua mau. Cũng như nhiều anh chị, cuộc đi chơi chung nhân ngày Hội Ngộ nầy, đã làm chúng ta gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Có những người tôi nghe nói, nhưng chưa có dịp gặp như anh Hạnh, chị Thủy, Tấn Anh, Hưng Thụy. Cũng có dịp biết vài thân hữu rất dễ mến như anh Dũng, chị Nga (anh chị của Trung Sơn, Oanh. Cám ơn anh Dũng, chị Nga đã đãi cho tôi và Tòng một dinner yakiniku rất ngon ở Kyoto. Vì anh chị ở Fremont, hôm nào mình cụng nhau sake nghe anh Dũng), anh Truyền, chị Bích Vân ở Pháp và vài anh chị khác. Cuộc vui nào rồi cũng qua đi, nhưng cuộc đi nầy đã để lại trong lòng chúng ta những kỷ niệm khó quên, từ những lá vàng ở Kobe, ở Kyoto, ở Okayama, ở Kintaikyo, những ngày lạnh lẽo, tuyết rơi ở Shirakawa, ở Takayama, ở Kusatsu onsen, với con đường đầy lá vàng ở Shinagawa, ở Tokyo, và rồi những sợi dây quyến luyến khi chia tay. Xin cám ơn BTC, trong đó có Tòng, có anh Kha, có ông bầu Khuê, có Vĩnh Trường, có Trần Ngọc Phúc (cám ơn Phúc về cái CD presentation nghe bạn), có Bùi Chí Trung, có Kiệt.

Cũng không quên cám ơn các MC: Nguyễn Tiến Quang (Ohio), với những bài thơ lãng mạn của thời tiền chiến, những hoạt náo của Lê Quang Tấn, những ca khúc Nhật Bản của Lữ Hùng, Koyubi Ga Itai (Ito Yukari), của Dũng qua Nijuni sai No Wakare, và bài vọng cổ sáng tác over night của chị Nga, phu nhân anh Bích.


blank

Until we meet again, Gokigen yo ! Sayonara.

http://www.youtube.com/watch?v=T6fVDAjs9f0 

From California with love.

December 15, 2012

Nguyễn Anh Tuấn (Exryu 69 - Yamanashi-dai)


03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70214)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70124)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18498)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37748)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86979)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37581)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32721)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67620)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67895)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77671)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74915)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81995)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37227)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64425)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70553)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68065)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88079)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70075)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65456)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66337)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71964)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67850)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67671)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69780)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71729)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67615)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66203)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69512)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...