Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - EM TÔI

21 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 124403)
Nguyễn Thị Thêm - EM TÔI


EM TÔI.

 

em_toi-large

 

Nó là thằng út được yêu thương nhất nhà. Nó lùn lùn, hai má bầu bỉnh và nụ cười thật dễ thương. Nó lanh lẹ, không nhõng nhẽo, không vòi vĩnh nhưng bị cái tội hám ăn và hay đòi mẹ. Thằng Út Mười ai nhìn thấy cũng cưng, nhưng vì nhà đông con lại phải làm việc vất vả má không dành cho em tôi nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc. Em tôi hay đưa mắt nhìn mẹ, hai tay đưa ra mỗi khi mẹ đi ngang, miệng nó mếu xệch khi mẹ chẳng nhìn vì mãi mê làm việc. Thương em, tôi bồng nó ra sau vườn, trải một manh chiếu bên cạnh gốc dừa, bày đồ chơi và hai chị em quấn quít với nhau.

 

Nói ra cũng tội, Út Mười nhỏ nhất nhưng cũng là đứa bé sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ba đi làm về mỏi mệt lại tính ba không hay gần gũi, chăm sóc con cái. Mọi việc nội trợ lo lắng trong nhà đổ vào vai má tôi, một người đàn bà lam lũ, ít học chỉ biết lo làm để chống đỡ một gia đình. Bên nội, bên ngoại gì cũng một tay má tôi lo lắng, chăm sóc. Má buông cái này, bắt cái kia, xoay trở liên hồi để nuôi một đàn con đông đúc. Đứa học Sài Gòn, đứa học quận lỵ, đứa học trường làng và thằng Út Mười còn nhỏ xíu. Má thương nó lắm, khi được rãnh một chút là má ôm nó vào lòng hun chùn chụt trên đôi má bầu bỉnh. Má hít cái mùi thơm ngọt ngào của em tôi một cách say mê.

Có một dạo ba tôi bệnh nặng phải lên nhà thương Saint Paul mỗ ruột. Má đi theo ba để chăm sóc. Nhà cửa, heo gà giao cho chị Bé, cháu kêu má tôi bằng cô họ. Chị Bé đang tuổi dậy thì lại có bạn trai là anh Hồng xóm trên. Nên dù chị ở nhà nhưng đầu óc cứ nghĩ về những chuyện đâu đâu, không lo cho chị em tôi đàng hoàng. Có khi chị bỏ chị em tôi đói lả để đi hẹn hò. Em tôi nhớ má quá, chỉ biết ôm tôi vừa thút thít vừa hỏi:

-“Sao má không dìa hả chị?”. Tôi ôm em vào lòng. Khóc theo em

-“Giỏi! nín khóc chị thương. Má vài bữa nữa sẽ dìa”. Em ôm lấy tôi, dụi đầu vào ngực chị

-“Mười nhớ má! Út nhớ má!”

Nước mắt em tôi ràn rụa, em khóc, khóc hoài, khóc lớn, khóc ra tiếng, rồi không ra tiếng, rồi thút thít, sụt sùi. Cho đến một lúc mắt em tôi sưng lên, em dường như chẳng thấy đường, cũng ít khi mở mắt ra. Cả nhà cuống quít.

Má tôi về, em tôi nhìn má nghiêng một bên, mắt hi hí lèm nhèm. Má ôm em trong tay, run lên vì sợ. Má bồng em đi Bác Sĩ, nhỏ thuốc, chăm sóc tận tình mắt em tôi mới lành.

 Em lớn hơn một chút má tôi ra quê chồng rước bà nội tôi vào Nam. Trước khi đi má ôm em vào lòng dặn dò:

- “Con ở nhà nhớ giỏi, không được khóc đòi má. Má về Bình Định rước bà nội về cho con. Bà nội sẽ xước mía cho con ăn, không cần chờ má róc. Út giỏi, má cưng.”

Em tôi cố nín khóc gật đầu cho má đi. Má tôi đi độ một tuần đem bà nội tôi vào. Bà nội sống ở vùng gần núi nên nước da đen sậm, bà lại vận đồ đen, mắt bà bị đau nên mang một khăn đen cột xéo, che một bên mắt. Bà tới nhà, em tôi mừng rỡ chạy vào mừng nội. Nhìn thấy nội, em cứ đi thụt lùi, đôi mắt mở to sợ sệt. Bà nội giọng nói miền Trung khó nghe, lại dùng toàn những từ địa phương khó hiểu, nên nội tới nhà mà chị em chúng tôi không dám gần gũi. Một ngày, nội kêu em tôi lại và dùng răng xước mía cho em như lời hứa. Bà nội nhuộm răng ăn trầu. Răng bà đen rưng rức, mía bà xước ra có màu đo đỏ của nước bả trầu trông thật dễ ghê. Em sợ quá tay cầm miếng mía, nước mắt cứ chực tuôn ra, không dám ăn. Cuối cùng em bỏ chạy ra sau nhà. Bà nội gọi với theo:

-“Mừ! Mừ quơi! đi mô, đi mô con hử?''

Sau một thời gian nghỉ dưỡng sức, má tôi lại đem bà nội tôi lên Sài Gòn để mỗ cái bướu to tướng che kín mắt của bà. Em tôi nhớ má, không dám khóc vì má đã dặn. Em làm thinh, không nói gì với ai. Dụ cách nào em cũng không mở miệng, chỉ đưa tay làm dấu. Em hay kéo tay tôi ra gốc dừa sau nhà, đứng một chỗ nhìn ra đường nhựa, mặt em buồn thiu. Em trông má tôi về. Cả xóm đều thì thầm:

-“Tội nghiệp thằng Mười, nó nhớ mẹ quá, không nói chuyện, coi chừng bị câm!”

Cho đến một ngày, xe chở má tôi về tới ngõ, má tôi bước xuống xe, em tôi chạy ra kêu một tiếng “MÁ” tiếng kêu thảng thốt, tuôn ra như bị nén lâu ngày, òa vỡ tội nghiệp. Thương em tôi biết bao nhiêu!

Em tôi lớn lên đi học. Em là đứa con trai ngoan hiền, học giỏi, đẹp trai và rất thương mẹ. Má tôi ở nhà làm bánh cam, bánh chuối chiên bảo hai chị em tôi đi bán phụ. Tôi không có duyên buôn bán nên đi về mâm vẫn cứ còn đầy. Em tôi thật lanh lợi, biết cách nói, biết tìm những chỗ đến bán được nên lần nào về mâm cũng hết. Em sợ má la tôi nên dặn

-”Chị đi theo em, em bán hết hai chị em mình về chung”.

Vậy đó, thằng Út Mười, em của tôi thương chị như vậy. Những ngày nghỉ hè, em đi theo những người dân vào lô bôi dầu kích thích cho cây cao su. Em còn nhỏ, lại lùn, đi làm người ta đâu có mướn. Vậy là em trao đổi với cô Thành ở kế nhà, để em bôi dầu ở miệng cạo dưới thấp, Thành bôi ở miệng cạo trên cao hơn. Tiền kiếm được em đưa hết cho má. Lớn hơn em lại đi chặt củi cao su để bán cho thầu. Em gom góp may cho má tôi bộ đồ mỹ a thật đẹp trong kỳ nghỉ hè năm đệ ngũ. Thằng em tôi sao mà nó ngoan hiền và thật dễ thương vậy không biết.

Em tôi mang mộng hải hồ, lúc nào cũng mê sông nước. Cho nên em bỏ học dở dang tình nguyện đăng tên vào hải quân. Ngày nhận được hình em gửi về từ quân trường má tôi khóc sướt mướt, thương thằng Út cưng, má nói trong nước mắt:

-“Dòm thằng Mười nè! Nó ốm nhom, đen thùi lùi. Chắc là nó cực khổ lắm, không biết nó có ăn no không?''

Thế là, em tôi ra trường, em lênh đênh trên những con tàu, trải dài sông nước, biển khơi. Mỗi bến ghé là một bến tình thơ mộng để viết thư về cho chị. Mỗi lần Tết đến là em lại viết thư về cho má, cho chị, kể lể những vui buồn và chúc má khỏe mạnh, bình an. Mỗi lần tàu cập bến là em vội về nhà để được nghe má nói, má cười mừng rỡ, được má cho ăn những món thật dân dã mà em ưa thích. Có một lần em đem về cho má tôi một bộ ống ngoái trầu thật đẹp. Em nói do tự tay em làm. Má tôi quý lắm dùng ngay, ai tới chơi cũng khoe là thằng Mười nó làm cho tui đó. Thương má tôi chưa quá già mà răng xệu xạo, rụng rất nhiều phải ăn trầu ngoáy.

Tháng 4 năm 1975, tàu em tôi về cảng ở Vũng tàu. Vì tình hình biến động em không thể liên lạc với gia đình. Ba má tôi hoảng loạn vì em tôi bặt vô âm tín. Em ra khơi trong chuyến cuối cùng của con tàu định mệnh. Ba má tôi đã không hề biết tin tức của hai chị em tôi. Năm 1977, tôi từ Quảng Trị tìm cách về nhà. Còn em tôi mọi người cầm bằng em đã chết. Mấy lần má tôi tính làm bàn thờ và rước thầy về làm lễ cầu siêu. Nhưng từ trong thương yêu má tôi hy vọng, Niềm hy vọng mong manh xuất phát từ trái tim của một người mẹ. Một ngày thật bất ngờ có một bà trung niên lạ mặt tìm đến nhà và cho biết tin em tôi đang ở Mỹ. Bà tự xưng là má nuôi của em tôi. Bà đưa tấm hình đám cưới em để ba má tôi nhận dạng. Má tôi mừng suýt ngất. Vậy là thằng út Mười đang ở Mỹ và có vợ rồi. Từ đó má tôi như được sống lại, bà luôn nhắc về em với những nụ cười và giọng nói thương yêu. Những món quà thỉnh thoảng em gửi về cho ba má luôn kèm theo lời nhắn:

” Sữa này má nhớ uống cho khỏe, vải con gửi về má phải may để mặc không được bán. Con nhớ má lắm. Thằng Út Mười của má”

Hôm má tôi mất, em tôi ở Mỹ. Đêm em nằm mơ thấy má về gọi em. Em bừng tỉnh gọi về VN thì quả thật má tôi đã qua đời. Em tôi khóc vật vã như chưa bao giờ được khóc. Trong em một niềm hối hận dày vò. Từ ngày xuống tàu ra khỏi nước, em chưa về một lần. Em ân hận đã làm đứa con bất hiếu.

Ngày tôi đặt chân đến Mỹ, một gia đình HO lếch thếch 7 người cả già lẫn trẻ. Em đón tôi ở phi trường với đứa con gái. Nhìn những thùng đồ mang theo và gương mặt xơ xác từng người, em tôi không dằn được nước mắt. Bước vào căn nhà em đã mướn sẵn cho chị với 3 phòng ngủ đầy đủ giường gối, mền và mọi thứ tiện nghi cần dùng tôi thật bất ngờ và cám ơn em vô cùng. Em đã giúp chúng tôi đủ mọi thủ tục để hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhà gần chợ cho tôi có thể đi bộ, gần thư viện để mượn sách và nhất là trường Tiểu học cũng như Trung học cho các cháu chỉ đi bộ vài phút là tới. Em lúc nào cũng chăm chút lo lắng cho cả nhà tôi không ngại khó khăn hay tổn phí thời gian. Từng bước, từng bước các con tôi trưởng thành và lập gia thất đều có bàn tay giúp đỡ, dạy dỗ và sự thương yêu tận tụy của cậu.

Tôi thương em tôi lắm, không chỉ vì nó là Út mà bởi lẽ nó và tôi hai chị em luôn gắn bó, yêu thương và bảo bọc lẫn nhau. Em tôi là một người đặc biệt, rất hiền lành, thẳng thắn, không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, không chửi thề. Cho tới bây giờ em tôi đã quá lục tuần, đã làm ông ngoại mà trong đôi mắt tôi em vẫn là thằng Mười dễ thương ngày nào.

Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi. Ông Cậu number one của bầy cháu tôi. Em tôi ngoài là em út, còn là người bạn chân thành, chung thủy đã gắn bó suốt trong quảng đời thơ dại của tôi cho đến bây giờ.

 

 Nguyễn thị Thêm

26/11/12

 

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 70041)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69934)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18493)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37745)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86963)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37570)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32716)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67516)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67593)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77656)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74900)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81985)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37217)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64236)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70363)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68048)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88067)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70059)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65429)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66326)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71956)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67566)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67382)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69507)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71694)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67426)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66116)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69330)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...