Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Vũ Ngọc Mai - Đến Với Hội Ái Hữu Ngô Quyền.

26 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 27959)
GS. Vũ Ngọc Mai - Đến Với Hội Ái Hữu Ngô Quyền.


Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu. Họ đã đến với chúng ta bằng tất cả tấm lòng, tham gia mọi sinh hoạt, và nhất là chung lòng góp sức xây dựng Hội. Chúng tôi đặc biệt giới thiệu bài viết của thân hữu: Cô Vũ Ngọc Mai

co_vu_ngoc_mai-large-content


Như đã dự tính, vào mùa Hè năm 2001, cô Hà Bích Loan, giáo sư Ngô Quyền, đến chơi California và ngụ tại nhà tôi trong suốt thời gian ở Hoa Kỳ. Trong thời gian đầu, tôi được đóng vai tài xế, chở Loan đi đây đi đó, và "tháp tùng" cô đi dự buổi họp mặt đầu tiên của trường Trung Học Ngô Quyền. Nơi đây tôi đã gặp cô Nguyễn Thị Hiền và Ma Thị Ngọc Huệ, Giáo viên Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, nơi tôi đã và đang làm Hiệu trưởng. Ngọc Huệ lại là học trò cưng của cô Loan, nên tôi cũng cảm thấy như thân thiết với em hơn từ lúc đó.
Sau phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi bắt đầu quan sát những hoạt cảnh chung quanh mình. Thầy trò Ngô Quyền đang ríu rít tay bắt mặt mừng, dường như đã lâu lắm họ mới có dịp gặp nhau đông vui đến thế. Những chiếc máy hình được thi nhau bấm lia lịa, rồi các cựu học sinh trao đổi địa chỉ và số điện thoại, rồi họ cười đùa như những thư sinh thuở còn cắp sách đến trường. Những nụ cười rạng rỡ ấy đã nói lên niềm vui và hạnh phúc của tình bạn, và của những người "tha hương ngộ cố tri." Thật vậy, có những người bạn dù học cùng trường hoặc chung lớp nhưng lúc trước không thân nhau, bây giờ gặp lại nơi đây, họ bỗng trở thành thân thiết. Riêng những mối thâm giao ngày cũ, phải nói rằng đó là những bằng hữu đã chiếm một địa vị thật quan trọng và bất khả thay thế trong lòng chúng ta. Thế nhưng tình tri âm như Bá Nha và Tử Kỳ, tình tri kỷ như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha, tuy rất hiếm quý song nếu có duyên may thì chúng ta vẫn có thể gặp gỡ, cho dù muộn màng. Do đó tình bạn đã thăng hoa và phong phú hóa cuộc sống, khiến cho nó mang thêm nhiều ý nghĩa. Hãy thử tưởng tượng nếu không có bạn, chúng ta sẽ thấy đời mình nghèo nàn và tẻ nhạt đến đâu!Tình thầy trò còn được coi trọng hơn nữa.

Sau phần khai mạc, một đại diện cựu học sinh Ngô Quyền đã không nén được xúc động khi nhắc lại công ơn của Thầy Cô. Những đóa hoa tươi thắm đượm tình thầy trò được trao tặng cho những bậc thầy cũ nay mái tóc đã đổi màu và bước đi đã chậm chạp. Các em đã làm sống lại tình thầy trò thuở trước nơi quê nhà. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người xưa đã xếp thầy vào hàng thứ nhì, sau vua và trên cha mẹ theo thứ tự quân-sư-phụ. Trong kho tàng văn chương cổ, ta thấy nhiều câu ngụ ý vinh danh nhà giáo như: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư," nghĩa là dù dạy một chữ cũng là thầy, mà nửa chữ cũng là thầy, hay: "Không thầy đố mày làm nên," và: "Kính thầy mới được làm thầy," hoặc "Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thời yêu lấy thầy."
Sử sách còn ghi lại gương mô phạm của ông Chu Văn An: Ông mở trường dạy học, có rất đông học trò sau này nên danh phận song khi đến thăm thầy vẫn phải một lòng thủ lễ. Bên Pháp cũng có ông Carnot, khi trở thành Đại tướng, trở về trường cũ thăm thầy với tất cả sự thân thương và ân cần.
Bây giờ chúng ta đang sống trong một xã hội mới đầy máy móc và tính toán, tuy địa vị người thầy không còn được như xưa, song chúng ta vẫn trân quý thứ tình thầy trò thắm thiết và hiếm hoi của thời gian cũ. Các Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh đã được thành lập và đang làm công việc ấy.

Về phần tôi, trong buổi hội ngộ đầu tiên, tôi cũng đã được tặng những cánh hoa tươi thắm, và tôi bỗng cảm thấy như thể đã vừa gia nhập vào hàng ngũ giáo sư Ngô Quyền, dù vẫn biết rằng mình không thể nào được "thâm niên" như các bạn đồng khóa của tôi, Thầy Nguyễn Thế Văn và Cô Hà Bích Loan.
Cái duyên của tôi với Ngô Quyền khởi đi từ đó. Và cứ như thế, tôi đã chưa vắng mặt trong một buổi họp mặt nào của Hội Ái Hữu Ngô Quyền. Tôi đã đến để chung vui với các giáo sư và cựu học sinh, để cùng Hội đóng góp công sức trong khả năng và thì giờ của mình. Niềm vui được sống lại cái bối cảnh của một ngành nghề mà tôi đã trải qua trên mấy thập niên chắc hẳn phải to lớn lắm...

Như một lời chúc cho sự lớn mạnh của Hội Tân lập Ngô Quyền, tôi muốn bàn đến một số phương cách giúp Hội phát triển và trường tồn. Bất cứ Hội nào cũng sống một phần nhờ niên liễm của hội viên. Trong giai đoạn đầu, cần có kế hoạch phát triển hội viên bằng mọi phương tiện: thư tín, điện thư, điện thoại, bản tin, truyền thanh và truyền hình. Danh sách hội viên cần được cập nhật hóa với đầy đủ số điện thoại, địa chỉ và email. Mặc dù hội viên có thể không quen biết nhau vì học khác lớp và khác năm, song nhờ Bản tin mà họ có thêm một số dữ kiện để cảm thấy gần gụi nhau hơn. Khi một người bạn cũ nhắc đến những chi tiết nào bạn thấy có thể dùng cho bản tin thì hãy nắm ngay lấy cơ hội bằng cách ghi xuống càng nhiều chi tiết càng tốt. Nhờ vậy, bạn có thể viết thành một truyện ngắn có sức hấp dẫn người đọc. Như thế, nếu hàng năm chúng ta không ra được một Đặc San cho hội thì it nhất chúng ta cũng có 3 hoặc 4 Bản Tin để hội viên có thể tìm đến với nhau qua bài viết.

Thêm vào đó, hàng năm thủ quỹ cần gửi thư kèm theo phiếu niên liễm để nhắc nhở hội viên tiếp tay vun xới cho hội của mình. Chúng ta cũng kèm theo kết toán chi thu của năm vừa qua để giúp cho hội viên thấy rõ những sinh hoạt hữu ích của nhóm mình.
Hội viên cũng cần được thông báo đầy đủ về những dự kiến hoạt động trong tương lai, chẳng hạn, phát một số học bổng cho học sinh xuất sắc, giúp đỡ thầy cô và bạn bè nơi quê nhà, tổ chức các cuộc thi để khuyến khích giới trẻ hải ngoại trở về nguồn v.v... Mục đích càng thiết thực thì sự ủng hộ tài chánh càng dồi dào, và tiếng vang của hội càng lan rộng. Một cách tự nhiên, chúng ta đã đi từ vấn đề tình đồng môn đến các hoạt động có tính cách giáo dục và văn hóa cho con em hội viên.

Nếu có thì giờ chăm sóc, hội có thể thành lập một web site, khởi đầu bằng một trang nhà trên mạng lưới internet, sau đó sẽ từng bước thêm bài vở và tin tức. Với phương tiện này, chúng ta có thể liên lạc với bạn cũ ở khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng.
Ngoài ra để có một ngân quỹ dồi dào cho hội, hàng năm chúng ta có thể tổ chức gây quỹ một đôi lần qua các buổi Dạ Vũ hoặc Dạ Tiệc. Đây cũng là dịp đại hội để bạn cũ tụ họp về, vừa vui chơi, chuyện trò thoải mái, vừa tiếp tay với hội trong các dự án tương lai.

Bài viết này được coi như một món quà ra mắt, một lời cám ơn gửi đến Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Ngô Quyền. Hội đã tạo cho tôi thêm một dịp gặp gỡ giới học sinh mà tình bạn rất khắng khít, và tình thầy trò vẫn còn mang những nét đẹp Đông phương nửa như cổ kính, nửa như tân thời. Nhờ vậy, mặc dù dạy học vốn bị coi là một nghề bạc bẽo, song đối với một số người và với riêng tôi, nó cũng đồng thời mang nhiều kỷ niệm thật dễ thương và đáng nhớ...

Thân tặng cựu học sinh Ngô Quyền.

GS Vũ Ngọc-Mai

(Trích Đặc San Ngô Quyền 2003)

12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 80020)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91534)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97325)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67408)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82089)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91570)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94717)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210400)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100449)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100928)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96042)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69618)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71435)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 67049)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68851)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68255)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69701)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69139)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65826)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73328)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82752)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66480)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87700)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34801)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 67069)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 70120)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69497)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66712)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.