Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai & Phùng Thị Ngọc Dung - NGÔ QUYỀN KHÓA 13 KHÓC BẠN PHẠM PHÚC HẢI

02 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 147994)
Diệp Hoàng Mai & Phùng Thị Ngọc Dung - NGÔ QUYỀN KHÓA 13 KHÓC BẠN PHẠM PHÚC HẢI

  

NGÔ QUYỀN KHÓA 13 KHÓC BẠN PHẠM PHÚC HẢI

  Diệp Hoàng Mai & Phùng Thị Ngọc Dung



nqkhoa13vapph

Từ trái sang phải: Nguyễn Mạnh Dũng, Diệp Hoàng Mai, Đinh Thiên Tùng, Phùng Thị Ngọc Dung, Phạm Phúc Hải.



LANG THANG MỘT CÕI ĐI VỀ…
 

Năm 1975 một loạt biến cố đổ ập xuống gia đình của Hải. Tháng 02/75 ba của Hải, nguyên sĩ quan sư đoàn 18 bộ binh tử trận. Tháng 04/75 cả gia đình Hải gần như thất nghiệp và rơi vào cảnh đói nghèo. Chủ nghĩa lý lịch phá vỡ ước mơ vào trường đại học của Hải. Công việc bấp bênh, tương lai mù mịt, khát vọng vỡ tan… Khi người yêu của Hải lấy chồng, thì niềm tin cuộc sống của Hải hoàn toàn sụp đổ…

Thấy Hải suốt ngày ru rú trong gian bếp tối tăm, cả nhà cứ cho rằng Hải thất tình nên hóa dại. Vì vậy mà tất cả những nỗi nhọc nhằn hay bất nhẫn, cả nhà đổ trút vào Hải. Không có kiến thức về bệnh tâm thần, nên không ai trong gia đình để ý những dấu hiệu trầm cảm của Hải. Mặc chị em càu nhàu chì chiết, Hải vẫn lặng thinh không phản ứng. Một thời gian sau, Hải bắt đầu đi lang thang khắp nơi … moi rác. Có những lúc Hải ôm đầu máu chạy về, mặt mày sưng húp chỉ vì tranh giành rác nên bị đám người đi lượm ve chai đánh đuổi. Có những lúc Hải bị trúng thực nôn thốc tháo đến tận mật xanh, chỉ vì ăn phải những thứ thiu ôi nơi bãi rác…

Càng lúc Hải càng hoang tưởng, thường xuyên mắng chửi ầm ĩ “những kẻ rắp tâm ám hại” mình. Năm 1980 gia đình phải làm thủ tục gửi Hải vô bệnh viện tâm thần. Những lúc bệnh ổn định, Hải được phép trở về nhà. Khi tái phát, Hải nhập viện điều trị. Cứ như thế, Hải trở thành bệnh nhân thường trực của bệnh viện tâm thần Biên Hòa hơn 30 năm qua…

Năm 1997, tôi tình cờ gặp lại Phạm Phúc Hải trong bệnh viện tâm thần. Hôm đó tôi đến tìm hiểu về liệu pháp điều trị mới dành cho người điên, và Hải là một trong những bệnh nhân được chọn thử nghiệm. Kết thúc chương trình, tôi đến bên Hải:

Bạn nhớ tui hôn?...

À, Diệp Hoàng Mai đó hả?”

- Anh Hải giỏi thiệt! Lâu lắm rồi, mà vẫn nhớ đầy đủ họ tên của chị Mai…

Một đồng nghiệp trẻ đi cùng tôi khen ngợi Hải, nhắc tôi hỏi xem Hải còn nhớ những ai học chung lớp với mình. Không suy nghĩ lâu, Hải kể rành rọt và đầy đủ họ tên từng đứa bạn học cũ : Chung Vũ Hùng, Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Trung Nghĩa, Phùng Thị Ngọc Dung, Đinh Thiên Tùng, Đào Minh Hòa, Phan Văn Chánh, Trần Thanh Châu … Ôi trời, bạn tôi như vầy ai bảo bạn điên? Tôi hỏi tiếp:

Nè, ông có …bồ chưa?

Ờ, ờ ! Đôi khi cũng nghe lòng rung động, lòng rung động

Ánh mắt của Hải bất chợt thất thần, rồi gục đầu lầm bầm những câu vô nghĩa … Cô điều dưỡng vội xin phép đưa Hải về trại. Nhìn dáng đi thiểu nảo của bạn mình khuất dần trong khuôn viên quạnh hiu của bệnh viện tâm thần, tôi không thể nào cầm nước mắt….

 Diệp Hoàng Mai

 

®

GIÃ TỪ GÓC TỐI CUỘC ĐỜI…

Và cứ thế, cuộc đời Phạm Phúc Hải là một chuổi ngày dài lang thang buồn tẻ. Những lúc bệnh tạm ổn trở về nhà, thế giới riêng của Hải là một… góc tối.

Trong căn nhà bé nhỏ mẹ cha để lại, Hải có riêng một góc tối rộng chừng… một mét vuông. Góc tối này vừa đủ chỗ cho Hải nằm co ro… không duỗi cẳng. Góc tối kề sát bếp, bên cạnh nhà tắm và WC. Cũng tại góc tối này, rất nhiều đêm mất ngủ Hải chong ngọn đèn tù mù ngồi… giải toán. Giải được, Hải reo mừng hát ca bất kể giờ giấc. Không giải được, Hải la hét mắng chửi ầm nhà… Để sáng ra Hải lại lang thang khắp nơi nhặt nhạnh, đùm túm mang vác đủ thứ thiên hạ vứt bỏ nơi bãi rác…

Mùng 7 Tết Nhâm Thìn, tôi và các bạn đến thăm ngay khi hay tin Hải xuất viện. Tôi gọi điện cho Trần Thanh Châu chuyện trò với Hải. Chung Vũ Hùng gọi điện cho Trần Thế Định chuyện trò với Hải. Tôi và Mai chuẩn bị sẵn mấy phong bì đỏ để các bạn … lì xì cho Hải. Hải rất vui với mấy chiếc phong bì có những tấm giấy bạc mới bên trong. Hải vui vẻ khoe mấy chiếc phong bì đỏ, khi tôi đề nghị chụp hình.

Buổi tối hôm đó, Hải cứ đếm đi đếm lại những tờ giấy bạc rồi đưa hết cho chị:

- “Thôi, tui cho hết chị nè! Từ nay tui không… sân si với chị nữa đâu…”

Mười hai giờ đêm hôm đó, Hải vẫn ngồi xem truyền hình với chị và cháu. Sáng sớm mùng 8 Tết, chị của Hải thức dậy đã thấy em mình đung đưa trên cây xà ngang, ngay trên góc tối Hải từng thu mình sống một quãng đời dài. Có lẽ trong giây phút thực sự tỉnh táo hiếm hoi, Hải đã quyết định chọn lối đi về cho cuộc đời mình, bằng một sợi dây thừng oan nghiệt…

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…

 Bạn Hải ơi!

Theo lời đàn em Diệu Hương thì, dù cho “anh Hải sống trong thế giới hư ảo của người mất trí. Nhưng khi về cõi vĩnh hằng, mọi người đều bình đẳng …” Huống gì Hải ơi, suốt chuổi ngày đơn độc trong thế giới hoang tưởng, Hải không hề quên họ tên những người bạn chung lớp thời trung học của mình. Vậy thì Hải ơi, mình và bạn bè cũng không thể nào quên người bạn thân thương Phạm Phúc Hải. Yên nghỉ nha Hải, bây giờ thì bạn đã thực sự thoát nợ trần gian. Mình và bạn bè sẽ luôn cầu nguyện cho hương linh của bạn, sớm siêu thoát và thật bình yên nơi cõi vĩnh hằng…

 Phùng Thị Ngọc Dung và bạn cùng lớp 12B3 (nk 74-75)

 ®

 

TÌNH BẠN LỚP BÊ BA

Không phải đợi đến lúc gặp lại tôi, Trần Thanh Châu mới gửi quà cho Phạm Phúc Hải. Những năm trước đó, thỉnh thoảng Châu vẫn gửi tiền về cho bạn Hải. Với Châu, đó là niềm vui được chia sẻ với người bạn học kém may mắn của mình.

 Tháng 07/2009, Châu có vẻ ngại ngần khi nhờ tôi cầm tiền về cho Hải. Tôi đề nghị với Châu “ Mình nên chia ra nhiều lần, cho bạn Hải được nhiều lần vui…” Thanh Châu đồng ý, và các bạn cùng lớp B3 cũng đồng ý cách làm của tôi. Thế là vào dịp Tết và sinh nhật Hải, tôi và các bạn lại mang “quà của Châu” trao tặng Hải. Gì thì gì, nhất định dịp Tết phải có bộ áo quần mới cho Hải. Phần tiền còn lại, chúng tôi gửi chị của Hải bồi bổ thêm phần nào cho bạn. Tiền của Châu, nhưng cách làm là của tôi và các bạn ở bên nhà.

 Tháng 07/2010, Châu đón tôi về nhà. Tôi có bốn ngày lang thang cùng Châu khắp San Diego. Châu hỏi tôi rất nhiều về Hải, và tôi cũng kể Châu nghe cặn kẻ về bạn Hải của chúng tôi. Tôi đùa với Châu:

 - ”Chưa biết giữa mình với Hải, ai hạnh phúc hơn ai? Bởi … người điên không biết nhớ, và người say không biết buồn mà! Hải không nhớ nên ổng cũng hỏng buồn…

 Trước lúc chia tay, Châu gửi tiếp cho tôi 100 USD nữa để dành “chăm sóc” bạn Hải.

 Như thông lệ, tôi và Dung đi chọn quà cho Hải. Một bộ trang phục mới, và những món quà Tết khác cho bạn. Thêm nhiều tờ tiền lẽ mới tinh, để Hải có thể … lì xì cho ai tùy thích. Dù cho có ý kiến “không nên mua quà và cho tiền Hải, vì trước sau gì Hải cũng … không dùng ”. Nhưng tôi nhất định phải có quà cho Hải, có tiền cho Hải. Bởi tôi cảm nhận được ít nhiều niềm vui của Hải những lần bè bạn ghé thăm, chuyện trò và tặng quà cho Hải. Miễn Hải vui là được, để rồi sau đó Hải muốn cho ai, tặng ai là tùy Hải. Vẫn có những lúc Hải không điên loạn, có lúc Hải chỉ chập chờn giữa ranh giới tỉnh – điên. Các cô điều dưỡng ở bệnh viện tâm thần cho tôi biết:

 - “ Chú Hải hiền lành lắm! Nếu chú uống thuốc đều đặn sẽ ít lên cơn…”

 Trước Tết Nhâm Thìn 2012, tôi và Dung hí hửng ôm hai gói quà to gói giấy hoa, thắt nơ thật đẹp đến nhà Hải. Chị của Hải cho biết, Hải lên cơn khá nặng nên gia đình đưa Hải nhập viện tâm thần. Hai đứa gửi quà lại nhà, rồi chạy vào bệnh viện thăm Hải. Khi Hải xuất hiện sau lần song sắt, trong bộ đồng phục bệnh nhân tâm thần, tôi run tay và chảy nước mắt, nên không thể nào ghi lại hình ảnh tội nghiệp đó của bạn mình. Hải bị bệnh đường ruột kéo dài, không ăn uống được nên ốm tong teo. Hải nhờ tôi nhắn với chị bảo lãnh cho Hải về nhà ăn Tết, qua Tết Hải sẽ trở lại trại điều trị bệnh.

 Mùng 7 tết tôi hay tin Hải về nhà, ngay lập tức tôi cùng với Phùng Dung, Vũ Hùng và Thiên Tùng tới thăm Hải. Tôi chỉ tiếc Hải không được mặc bộ đồ mới tôi và Dung cất công chọn lựa, không ghi lại được hình ảnh Hải xúng xính tươi cười khi mặc áo quần mới mà tôi “thay mặt” Trần Thanh Châu mua tặng Hải. Đó là cuộc chuyện trò lần cuối cùng của bạn bè lớp 12B3 với người bạn hiền lành Phạm Phúc Hải. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi được tin Phạm Phúc Hải đã tự kết liễu cuộc đời.

Chị của Hải kể lại với tôi, sau một hồi lâu vui vẻ đếm đi đếm lại tiền lì xì “Hải đem cho chị hết, bảo thôi không sân si với chị nữa….” Gần nửa đêm, Hải lại buồn buồn than với chị:

 - “Cuộc đời tui sao khổ quá!...”

  Nửa đêm về sáng, Hải quyết định kết thúc chui ngày lang thang của Hải nơi chốn hồng trần…

Giữa đêm, tôi điện sang Mỹ báo tin cho Trần Thanh Châu. Châu thảng thốt, vì mới chuyện trò với Hải trước đó không lâu. Châu tức tốc gửi về phần hùn với lớp số tiền 300 USD, để phụ lo ma chay cho Hải. Bạn Quảng Thị Hoa lớp 12A2 (nk 74-75) , biết chuyện của Hải khi tình cờ gọi điện về thăm tôi, cũng gửi hùn với lớp tôi 100 USD. Thêm số tiền đóng góp của bạn bè bên nhà, toàn bộ số tiền lớp chúng tôi gửi gia đình bạn Hải ngay buổi tối mùng 9 Tết là mười triệu, một trăm ngàn đồng. Chị của Hải xúc động bật khóc: “Chị mang ơn các bạn của Hải rất nhiều….”

 Số phận của Hải đơn độc đến cuối cuộc đời, chỉ l loi một tràng hoa tang chia buồn của lớp 12B3. Nhưng tôi chắc chắn, Hải rất ấm lòng với tấm chân tình của những người bạn học cũ. Phạm Phúc Hải ơi, đến bây giờ bạn mới thực sự hết khổ hết buồn. Những dòng này thay nén nhang tôi vĩnh biệt bạn!....

Tháng 02/2012

Diệp Hoàng Mai

 

Hình ảnh của Phạm Phúc Hải và Bạn bè:


pphai-3-contentpphai-content

pphai-1-contentpphai-4-content

27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75733)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92006)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34566)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65384)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65304)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75324)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69999)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68826)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161996)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84361)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64379)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68653)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76054)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68209)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67184)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41896)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93344)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70382)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70947)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69034)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68795)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70008)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71575)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73078)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146834)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71331)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70270)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69968)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...