Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - NGÀY ĐẠI HỶ

20 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 121815)
Đỗ Công Luận - NGÀY ĐẠI HỶ


NGÀY ĐẠI HỶ

dcluan-content


Còn hai hôm nữa là ngày 21/4/2011. Cách nay 36 năm, ngày ấy là ngày đại hỷ trong đời của tôi, ngày 21/4/1975, ngày tôi bắt đầu vào cuộc sống lứa đôi. Có người nói đó là ngày tra còng vào cổ, không biết có đúng hay không?
Sau một năm ở đơn vị chiến đấu và có nộp đơn cứu xét, tháng 10/1974 tôi được rút về ngành Hành Chánh Tài Chánh, bỏ cái huy hiệu 4.16 để thay vào huy hiệu ngành HCTC. Tháng 11/1974, tôi nhập học khóa 48.HCTC ở Huấn khu Thủ Đức. Khoảng cách từ nhà đến quân trường khoảng 10 cây số. Việc hôn nhân của tôi, gia đình hai bên đã đồng ý sau một thời gian tìm hiểu. Giữa năm 1974, đơn vị đưa tôi đi học khóa Truyền Tin ở Vũng Tàu. Lúc đó, chủ nhật mỗi tuần tôi đều dù về nhà để tìm hiểu nàng kỷ hơn. Tình yêu đôi lứa đã bắt đầu nẩy nở. Là sĩ quan quân đội, tôi phải chờ quyết định của phòng 1 Bộ Tổng Tham Mưu thì mới tiến hành lễ cưới được. Khoảng đầu năm 1975, phòng Văn Thư của quân trường trao giấy cho phép kết hôn cho tôi. Ôi! không còn gì sung sướng cho bằng. Thời gian học ở quân trường, mỗi chiều tối tôi được phép về nhà, sáng vào lên lớp học. Nhờ vậy, tình yêu ngày càng sâu đậm thêm, bỏ đi ngày tháng gian lao ở chiến trường máu lửa. Gia đình hai bên thỏa thuận đầu tháng 4/1975, hôn lễ sẽ được tiến hành, thời gian chuẩn bị cũng phải mất một tháng. Ngày11/3 ta mất Ban-mê-thuột. Gần cuối tháng 3, Vùng 1 bị xóa sổ. Sao tình hình diễn biến nhanh quá vậy? Đầu tháng Tư, Đà Lạt mất, Qui nhơn, Phú yên bỏ ngỏ. Lúc đó xe tải của ba vợ tôi đi giao gạch ngói cho khách hàng ở Phan Thiết, lượt về chở nước mắm về Biên Hòa. Ba vợ tôi kiêm luôn tài xế. Xe tải không thể quay về Biên Hòa được vì quốc lộ 1 đã bị cắt ở rừng Lá, căn cứ 4. Thôi thì chủ tớ, là ba vợ tôi và mấy người bốc xếp ,đành phải nằm chờ ở Phan Thiết.Tin xấu đưa về, ông sui gái bị "kẹt đạn" thì làm sao tổ chức lể cưới được. Hai gia đình đồng ý "hoản binh". Tờ đơn xin nghỉ phép của tôi đã gửi lên Chỉ huy trưởng rồi, làm sao rút lại? Tôi đành ngồi chơi xơi nước, hủ hỉ 3 ngày cùng em. Sau đó, gia đình 2 bên bàn thảo lại, đồng ý chọn lại ngày 21/4/1975, tính theo Âm lịch là ngày 10/3, ngày giổ tổ vua Hùng, tổ chức lể cưới cho hai chúng tôi. Lúc đó ba vợ tôi sẽ gửi xe tải cho người quen ở Phan Thiết, theo thuyền đánh cá về Long Hải, rồi đón xe đò về nhà.
Chiều thứ bảy 19/4, trước khi về nhà, tôi đã nói trước với anh bạn trưởng lớp là sẽ dù ở nhà ngày 21/4, đến sáng thứ ba 22/4, tôi mới vào trường để thi mãn khóa. Cũng may, lúc đó, các bạn cùng khóa, nhà ở Sài gòn, mỗi sáng lên lớp chúng đều báo tin sôi động, đã có di tản ở Sài gòn, sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu nhộn nhịp. Mặc, tôi chỉ lo cho đám cưới quan trọng của đời mình. Vì chỉ có 2 ngày chuẩn bị, tôi cũng không thể báo tin mời bạn bè. Lúc đó, bạn bè cũng đã vào quân đội hết rồi, chẳng còn mấy đứa. Hôm rước dâu, tôi mượn chiếc Toyota của Tâm “nhủi” làm xe hoa, nó kiêm luôn tài xế. Võ Hà Mỹ lúc đó đang ở Tân Sơn Nhất, về làm phù rể cho tôi. Cuối năm 1978, Mỹ vượt biên. Đầu năm 2009, ba anh em chúng tôi lại ngồi quanh bàn cà phê ở phố Lê Lợi để ngẩm nghĩ sự đời. Tiệc cưới chỉ đãi một lượt vào buổi trưa, khoảng 10 bàn tiệc. Quan khách chỉ là bà con hai họ, nội ngoại. Cô dâu, chú rể mặc quốc phục áo dài khăn đóng. Lúc đó đã có ảnh màu, do hiệu ảnh Phạm Lung chụp. Bác ba Phạm Lung thân quen với gia đình phía chồng của chị ba tôi.Sau khi quan khách ra về, gia đình bắt đầu hạ trại, dọn dẹp. Hồi đó, thực đơn thường do gia đình nấu, ít đãi ở nhà hàng hoặc những đám tiệc nấu ăn như bây giờ. Chiều tối, gia đình bật tivi lên xem. Long Khánh đã thất thủ . Ông Thiệu đang đọc diễn văn, khóc lóc, rồi xin từ chức. Tôi cũng không nghĩ tình hình diễn biến xấu nhanh như vậy. Sáng sớm ngày 22/4, tôi vào quân trường. rồi mỗi chiều tôi lại về với em. Chiều thứ bảy 26/4, như thường lệ, tôi về nhà. Chiến dịch đánh chiếm Sài gòn bắt đầu. Long Thành bị tấn công. Khuya tối 27/4 ,cầu Ghềnh bị đánh, đầu cầu hướng cù lao Hiệp Hòa bị chiếm.Trưa ngày 28/4, bạn U, bạn niên thiếu với tôi, con nuôi chú năm Sấm, hành nghề mổ heo, định qua Biên Hòa trình diện đơn vị, bị VC xả súng bắn chết giữa cầu. Bạn bè phải bò lên kéo xác về. Lính kiểng cũng chết. Sáng sớm ngày 30/4, cậu tôi từ Long Thành về Chợ Đồn để xem tình hình gia đình thế nào. Cậu nói với ba tôi, bộ đội CS/BV di chuyển đầy ngoài xa lộ, đang tiến về Sài gòn. Tôi cũng chưa tin. 10 giờ 30 Đài phát thanh Sài gòn đưa tin lệnh đầu hàng, Sài gòn bỏ ngỏ. Lịch sử sang trang. Xế chiều ngày 30/4, xe tải của ba vợ tôi về đến nhà, người và xe bình an vô sự. Gia đình mừng rở. Khoảng 10 ngày sau, gia đình cúng heo quay, làm lễ đáp tạ ơn trên giúp tai qua nạn khỏi,có mời bà con, hàng xóm đến dự. Đến tối, bà ngoại vợ bị trúng thực, ói mửa, phải đưa cấp cứu ở bệnh viện, qua ngày sau thì mất. Niềm vui chưa trọn vẹn lại có nổi buồn.
Tôi có 60 ngày đêm bên em. Không biết cuộc đời sẽ rẽ lối nào. Tháng 5/1975, Tâm “nhủi” cũng bắt chước tôi lên xe hoa, tra còng vào cổ. Đám cưới nó cũng chỉ có tôi và Mỹ đi rước dâu.
Thắm thoát nay đã 36 năm, ba đứa con gái tôi nay đã khôn lớn. Cháu gái đầu lòng đến thăm tôi khi còn ở trong bụng mẹ. Khi tôi vào trại Phú Lợi được ba, bốn tháng, em đến tìm tôi, đứng ngoài cổng nhìn vào trại. Tôi xin phép quản giáo dẫn tôi ra gặp em. Nhìn bụng lúp xúp của em, tôi hiểu. Khi tôi ở Trảng Lớn, ông bà ngoại, ông bà nội, đưa cháu gặp tôi khi vài tháng tuổi.Tôi ra trại, về với gia đình, cháu đã 13 tháng tuổi. Bây giờ 3 đứa con gái tôi đã có gia đình, mỗi cháu có một đứa con. Tôi đã có 3 cháu ngoại. Thời gian trôi qua nhanh quá. Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
 
BIÊN-HÒA, ngày 19/4/2011.
 
ĐỖ CÔNG LUẬN chs.k08.NQ.

28 Tháng Bảy 2009(Xem: 70958)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa
27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75762)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92182)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34595)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65546)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65349)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75470)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70027)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68866)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162054)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84407)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64434)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68718)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76136)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68266)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67223)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41911)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93379)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70426)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70982)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69065)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68827)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70064)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71623)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73125)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146898)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71370)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70294)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.