Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Võ Tất Thắng - NỖI BUỒN CƯ XÁ

25 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 115592)
Võ Tất Thắng - NỖI BUỒN CƯ XÁ

 

 NỖI BUỒN CƯ XÁ


Mến tng Tun, mt người bn cùng dãy ph Nht.

Thương tng các em Khánh, Tiến, Tâm, Thơ.

Thương tng Hương, người v hin ca tôi, đã khuyến khích tôi viết truyn này.

 

 

Vancouver, ngày….tháng…..năm…….

Tiến em,

Tối nay anh lại ngủ mê về Việt Nam thấy má, dì Tám cùng các em thuở chúng ta còn ở căn nhà số 6 trong cư xá của cái bệnh viện nổi danh nhất nước: DƯỠNG TRÍ VIỆN BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HOÀI, mà người đời thường gọi là NHÀ THƯƠNG ĐIÊN BIÊN HOÀ. Đây cũng là nơi chôn rau cắt rún của anh em mình. Giật mình thức dậy, liếc nhìn cái đồng hồ dạ quang để bên bàn, đã hơn 12 giờ khuya. Anh nằm trăn trở một hồi, biết không ngủ lại được, anh nhẹ nhàng bước ra phòng khách lấy giấy viết thư cho em.

duongtrivienbh-content











Chắc em còn nhớ con suối nhỏ chảy qua bệnh viện. Dòng nước trong xanh uốn khúc qua chiếc cầu gỗ. Hai bên bờ suối hàng dừa soi bóng và những bãi cỏ xanh rờn. Mỗi khi đi học về, buớc lên chiếc cầu gỗ, nhìn xuống nước cá lội nhởn nhơ. Anh cùng mấy thằng bạn, đứa thì quăng những mẩu bánh vụn, đứa thì chổng mông phun nước miếng xuống. Từng đàn cá lòng tong, cá trắng đua nhau rỉa rói tranh mồi. Trong vùng nước nhỏ bé đó có biết bao loài thủy tộc sinh sống. Từ những chú tép bạc nhỏ xíu, đến những chú cua đồng xám xịt, và trong đám đất bùn kia lại có vô số những con nòng nọc, thòi lòi sinh sống.

Bên cạnh những loài cá thông thuờng như trê, lóc, rô, sặc buớm, mè…bã trầu, còn có những loài hiếm như cá đỏ mang mà mỗi con lớn hơn bàn tay; cá bông, chạch lấu dài hơn nửa thước. Nhưng làm đám nhỏ say mê hơn cả vẫn là những chú lia thia với màu sắc rực rỡ; những chú cá bạc đầu nhỏ bé nhưng rất tinh ranh, lúc ẩn lúc hiện rất khó bắt.

Giữa các dãy phố sừng sững những cây điệp tây già, thân sù sì và to hai ba người ôm không hết. Tàn lá tỏa xum xuê là nơi làm tổ cho các đàn chim sáo, cưởng, se sẻ từ các nơi kéo về. Đến mùa hè, bầu trời còn được tô điểm bởi những chùm bông phuợng đỏ rực ở cạnh khu vực trường học.

Những buổi chiều hay những ngày nghỉ học, các sân phố nhất, phố nhì, phố ba, phố tư vang lên những tiếng reo hò, la hét của những cầu thủ tí hon. Chúng chạy nhảy đùa giỡn, lăn lộn trên những bãi cát trắng mịn được nhóm người bịnh tỉnh làm “cỏ vê” quét dọn mỗi ngày.

Chúng ta cũng không quên được cái vườn bông của ông Hai Lợi. Thôi thì đủ loại “kỳ hoa, dị thảo”. Đây cũng là thế giới của loài buớm. Hàng trăm con buớm màu sắc rực rỡ, bay chập chờn trên những luống hoa. Có những cô cậu bé trốn cha mẹ, bỏ giấc ngủ trưa, chạy ra đây rình bắt bướm đem ép vào tập vở.

Quây quần trong khoảng không gian thơ mộng đó là gần một trăm gia đình công chức bệnh viện. Cuộc sống của họ rất êm đềm và bình dị, chỉ hơi ồn vào những ngày cuối tháng. Đó là những kỳ lãnh lương, hốt hụi.

Lúc đó rất ít nguời có tư tuởng ra sống ở nuớc ngoài. Cả nuớc chỉ có vài ký giả đuợc may mắn đi theo các đoàn thể thao ra nuớc ngoài biểu diễn rồi về viết lại những bút ký tường thuật những thành phố đã đi qua, cũng làm say mê người đọc lắm rồi.

Thế mà sau mấy mươi năm chiến tranh, hòa bình trở lại. Hòa bình mang ý nghĩa đoàn tụ, mà ở đây lại là phân ly. Nhìn trong cư xá lấy dãy phố nhất làm tiêu biểu. Từ căn số một đến căn số mười, hầu hết nhà nào cũng có con cháu, họ hàng ra sống ở nước ngoài.

Con suối trong xanh ngày nào, bây giờ nước đục ngầu. Rác rến nổi lều bều. Không một loài thủy tộc nào còn sống sót. Cái đập nước xinh xắn mà mỗi cuối tuần được ngăn lại, dòng suối nhỏ biến thành hồ tắm thiên nhiên lôi cuốn hằng trăm du khách xưa kia, nay trở thành hoang phế. Những bệ xi măng bị bể nát, nằm chổng chơ. Các sân bãi ngày trước sạch sẽ, bây giờ toàn là lau lách, sình lầy. Các dãy phố trước kia đuợc giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ, nay đã xuống cấp rất nhiều. Nhà thì cái thụt vào cái nhô ra, tường thì loang lổ. Đã vậy, người ta còn xây bức tường cao ngăn cách giữa bệnh viện và khu cư xá. Nếu bức tường Bá Linh đuợc dựng lên để ngăn chia hai chủ nghĩa, thì ở đây bức tường này đã ngăn cách hẳn đời sống của khu bệnh viện và cư xá. Còn đâu cảnh những đứa bé cầm lồng đèn nôn nóng chờ đoàn múa lân từ khu bệnh viện đi qua. Còn đâu cảnh những cô cậu bé quần áo lòe loẹt, môi son má phấn, lũ lượt kéo qua khán đài bên khu vực trị liệu để biểu diễn trong những dịp văn nghệ mừng xuân cho gia đình nhân viên và bệnh nhân.

Giờ đây trong căn phòng lạnh lẽo của xứ Bắc Mỹ này, huớng về mảnh đất nhỏ bé hình chữ S bên kia địa cầu, anh thấy lòng bâng khuâng khi nhớ tới hình bóng thân quen trong cư xá. Anh nhớ tới cái bụng chang bang của thằng Tám Cụt (đã thế nó thường hay mặc quần xà lỏn, ở trần). Cái tên đã phản ảnh cuộc đời ngắn ngủi của nó. Mới muời tám tuổi nó đã từ giã bạn bè, từ giã sân bóng, đi quân dịch, và hy sinh trong trận Bình Giả.

Anh cũng không quên đuợc thằng Sáu Thầy Lục, một yên hùng trong cư xá. Không biết nó “đá cá lăn dưa” ở đâu, nhưng đối với anh, nó đối xử rất thân tình. Còn nhớ một lần anh bị bệnh không đi học được. Buổi chiều, sau giờ tan học, nó chạy qua đưa anh hộp sữa đặc hiệu con chim và nói: “Má tao biểu đem qua cho mày uống mau hết bệnh.” Anh cũng không quên hình dáng lom khom của anh Thu (sau này là cầu thủ xuất sắc của đội Quân Cụ), cùng với nụ cười hiền lành của anh Chúc bán “cà lem”. Hai anh là những nhà mạnh thường quân của đội bóng con nít trong cư xá. Hàng tháng vào ngày chủ nhật sau kỳ lãnh luơng, hai anh tập trung đám cầu thủ con nít chia làm hai đội. Anh Thu làm trọng tài, anh Chúc làm khán giả danh dự. Sau trận đấu, bên thắng cũng như bên thua đều được thưởng “cà lem". Dĩ nhiên đội nào thắng được gấp đôi. Và anh cũng nhớ mãi nụ cười hóm hỉnh, đôi mắt hấp háy của nhà văn Nguiễn Ngu Í. Sau giấc ngủ “trị liệu” hai ba ngày, ông vui vẻ từ trại Quan Sát băng qua nhà mình để mượn tờ tạp chí Văn, Bách Khoa mới phát hành.

Thư đã khá dài, anh dừng bút nơi đây, thân chúc các em, các cháu luôn vui khỏe.

Anh Hai,

Võ Tất Thắng

24 Tháng Mười 2020(Xem: 10657)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?
24 Tháng Mười 2020(Xem: 12605)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13051)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12509)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13408)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 11052)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 13517)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 13308)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 12498)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 14341)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13532)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 15042)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 13005)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12342)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 14111)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 12838)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 15676)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12117)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12986)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 11988)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 11983)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 14042)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 13826)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9992)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9424)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 14478)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 15334)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 13847)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...