Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Vũ Khánh Thành - Triết lý giáo dục

14 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 42806)
GS. Vũ Khánh Thành - Triết lý giáo dục


Triết lý giáo dục


 

MBE Vũ Khánh Thành
Viết riêng cho BBC từ London

Trong bản tin của Viện Thông Tin KHXH, thì có một cuộc hội thảo khoa học” Một số vấn đề về triết lý giáo dục và triết lý giáo dục ở Việt Nam: Thông tin và bình luận” trong khuôn khổ nhiệm vụ cấp Bộ cùng tên do NCV Ngô Đức Phúc làm chủ nhiệm, diễn ra vào ngày 18.9.2008 với nhiều đại biểu từ các cơ quan nghiên cứu và nhiều trí thức tham dự.


thay_vkthanh2-content
Ông Vũ Khánh Thành là chủ tịch hội An Việt ở UK
 
  

Bản tin không cho biết nội dung Triết lý Giáo dục mà hội nghị bàn thảo đó như thế nào nhưng đã nhận định đây là một nhu cầu bức thiết; nguyên một điều này đã là một điểm son chói lọi và là cội gốc cho vấn đề Việt Nam Học.

Có người nghĩ rằng Hội thảo Việt Nam học quốc tế ngày 5 tháng 12 vừa rồi tại Hà Nội với chủ đề là Hội Nhập và Phát Triển, không ăn nhm gì với Việt Nam Học hay Triết Lý Giáo Dục.


Tìm hình mẫu

Nhận định như thế là sai lầm vì muốn hội nhập để phát triển thì phải xem xét lại mình là ai, khả năng mình thế nào để có thể hội nhập và phát triển tới đâu.

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn ở đầu thế kỷ 20 quan niệm “Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dư. Theo mới là Âu hoá”, nay mới ngã ngũ ra rằng Âu hoá đã đem Việt Nam tới hố thẳm mà Berdieff đã nhận định là Âu Châu đã mang đến cho thế giới 3 thảm họa là chủ nghĩa thực dân, óc kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa cộng sản.

Chúng ta không còn trông dựa gì vào được Âu Châu, mà họ cũng đang bị khủng hoảng trầm trọng, chưa tìm ra lối thoát; trước kia còn dựa vào Thiên Chúa Giáo, nay chỉ còm bám viu vào khoa học kỹ thuật, tưởng rằng sự giầu sang vật chất sẽ đem tới hạnh phúc.

Nhìn sang Ấn Độ, Trung Á, chúng ta muốn theo họ được chăng? Dân ta có chấp nhận nổi chuyện để xã hội chia giai cấp sinh ra bởi đầu Thần Linh thì là quí tộc, sinh ra bởi chân tay Thần thì là nô lệ Paria, cho tới nay hàng triệu triệu người vẫn không thể ngóc đầu lên được; hay bắt phụ nữ phải trùm hết mặt mũi chỉ còn 2 con mắt?

blank

Triết lý giáo dục

Con đường chúng ta phải theo là tìm ra một cơ sở tinh thần làm nền móng cho xã hội, cho cuộc sống của người dân, cho giáo dục, đó là DÂN TỘC TÍNH, là hồn của dân nước đó, đó là một ý thức về những cách sống, cách suy tư, cách tổ chức xã hội, tất cả đều hướng về một trung tâm. Sứ mạng của giáo dục là vun xới, tài bồi cho cơ sở tinh thần dân tộc đó. Đó gọi là Triết Lý Giáo Dục.

Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.

Đừng nghĩ nó là những sách dị đoan mê tín như thực dân đã đầu độc hay của Tàu như người ta thường nghĩ.

Ông Will Durant, một học giả rất uy tín và thâm sâu đã nói: “Kinh Điển là phần hương hỏa quí nhất mà Viễn Đông đã cống hiến cho thế giới” (Civ III p.74).

Kinh Điển là tài sản tinh thần chung của khối dân Bách Việt đại diện là Tàu, Việt, Nhật, Hàn …Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cũng là một phần của Bách Việt nhưng sau này ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ nên không còn kể là thuộc văn hoá Bách Việt nữa.


Triết ở phương Nam

Cũng cần lưu ý là nền văn hoá nguyên thủy này nếu đúng tên phải gọi là văn hoá Nguyên Nho hay Việt Nho như Khổng Tử đã chỉ đường “Hãy tìm đạo ở Phương Nam”, chứ không tìm ở văn hoá du mục phương bắc Mông Cổ hay Hán Nho đã bị xuyên tạc, bẻ quẹo để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế của Hán tộc.

Kinh Điển Việt Nho tóm gọn chỉ trong mấy chữ: Nhân Chủ, Thái Hoà, Tâm Linh hay “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” hoặc NHÂN - TRÍ - DŨNG là ba riềng mối quan trọng nhất làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Trong Thiên Chúa giáo cũng có 3 riềng mối là TIN - CẬY - MẾN (Tin vào Chúa, trông cậy nơi ngài và con người chỉ cần kính mến ngài là được ơn cứu độ).

Phật giáo cũng có 3 nền tảng BI - TRÍ - DŨNG, cũng nhắm vào việc giải thoát con người.

Nhân Trí Dũng của nguyên Nho nhắm vào con người đang sống ở đây và bây giờ; đạt Đạo ngay ở trần gian chứ không cần đợi mãi ở đời sau.


Tài và Đức

Đây là giải pháp Mẹ Tròn, con Vuông. Mẹ là Đức, ôm lấy con là Tài. Không thể chỉ có tài mà không cần đức “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Anh là một nhà ngoại giao ư, là một trí thức ư? Anh phải dùng hết tài năng của anh để làm vẻ vang cho đất nước, phát triển thị trường văn hoá hay kinh tế cho dân tộc nhưng nếu anh thiếu đức thì chỉ mang họa như buôn lậu như vụ Nam Phi, Nhật Bản mới đây.

Anh là nhà Quân Sự giỏi, lấy Dũng làm đầu, ngoài việc thanh toán mục tiêu, anh cần có đức để khỏi thí quân, giết hại dân lành như trong các trận đánh đẫm máu gần đây hay tình hình Do Thái Palestine đang diễn ra trước mắt.

Anh là Thầy Tu, lấy Nhân làm đầu nhưng cần có Trí để khỏi đi vào bất lực trước bất công xã hội hay nỗi khốn khổ của con người.

 


24 Tháng Mười 2020(Xem: 12577)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13021)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12485)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13382)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 11029)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 13493)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 13285)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 12474)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 14316)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13520)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 15033)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 12978)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12325)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 14086)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 12814)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 15659)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12109)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12965)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 11969)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 11971)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 14013)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 13816)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9974)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9416)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 14459)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 15321)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 13827)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...
09 Tháng Tám 2020(Xem: 12826)
Con tạ ơn Thầy Cô đã cho chúng con qua sông yên bình, cho chúng con có căn bản đạo đức và kiến thức làm người hữu dụng. Ở nơi xa không thể về đốt hương tưởng niệm. Con xin kính gửi đến Thầy cô tất cả lòng kính yêu trân trọng nhất.