Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Đã một thời sinh viên Triết Đại học Đà Lạt

14 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 44179)
GS. Nguyễn Văn Lục - Đã một thời sinh viên Triết Đại học Đà Lạt

Đã một thời sinh viên Triết Đại học Đà Lạt


nguyenvanluc_1-content

 GS. Nguyễn Văn Lục

 

Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.

Thi cử hồi ấy gay go lắm. Mười người vị tất lấy được một. Vậy mà không hề nghe nói có chuyện chạy chọt đút lót. Đấy là những nét son của chế độ. Đấy là cái miền Nam của chúng ta đấy.

Phải nói chính phủ Ngô Đình Diệm đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu.

Trợ cấp của chính phủ cho sinh viên là 1500 đồng một tháng - bằng lương một người lính đánh giặc ngoài mặt trận-.

Cứ nghĩ như thế mà tôi chỉ còn biết ơn miền Nam đã nuôi dưỡng, giáo dục tôi thành một người trí thức.

Với 1500 đồng, tiền thuê phòng ở học xá hết 200 đồng. Tiền ăn 5 đồng một bữa ở quán cơm xã hội. Ngày 2 bữa hết 10 đồng. Vị chi ăn ở hết 500 đồng. Buổi tối đói thì mua thêm bánh mì nóng hổi mới ra lò giá hai đồng một ổ. Trét thêm mỡ Shortening, hộp mỡ của Mỹ viện trợ cỡ hơn hai kilô một hộp rồi rắc thêm chút đường. Ngon ơi là ngon! Chẳng ai thắc mắc vớ vẩn về cholesterol gì cả? Cũng không thấy một sinh viên nào ăn chay cả!

Cuộc sống sinh viên đạm bạc thật. Nhưng vẫn còn dành được chút tiền để cà phê, cà pháo và phần tôi còn chắt chiu hà tiện mua sách từ bên Tây về. Sách về chưa đọc mà chỉ giở ra ngắm và hít hà mùi thơm từ sách.

Cả cuộc đời sinh viên, tôi chỉ ước mơ mua một bộ veste để diện mà không dám mua. Phải chăng vì không có bạn gái? Cũng có. Và lần đầu tiên, bạn bè hai ba đứa xúm vào cho mượn bộ veste, cả cravate - dĩ nhiên phải cho mượn cả đôi giầy tây – dĩ nhiên cả bít tất luôn thể.

Nhưng những lần hẹn sau, thấy “phức tạp” quá, tôi trở về với cái “bản thể” nguyên thủy của tôi. Chân đi dép, tôi khoác cái áo nhà binh 4 túi mà một năm không nhớ giặt được mấy lần?

Đó là cái xì tin của tuổi trẻ. Chút ngang tàng, chút tự hào, chút bất cần đời.

Tuy vậy, tôi cũng biết dành dụm chút tiền để mua quà tết về cho bố mẹ. Phải nói hãnh diện và sung sướng lắm - tôi mua một bao tải nặng nào xú phơ, nào dâu tây khệ nệ vác. Chắc là không giống ai. Các nữ sinh viên thì thường nấu mứt dâu rồi để dành mang về.

Tôi thấy mẹ cười hả hê, đon đả ra mặt và hãnh diện về đứa con út lắm.

Mẹ tôi chỉ có một cái tật xấu nho nhỏ. Số là tôi có một cô bạn gái tên Huy, xinh và rất “đầm” thường đến thăm tôi, đến 9 giờ tối chưa chịu về. Đối với mẹ tôi, quá 9 giờ là có thể “hư” rồi, trước 9 giờ thì không sao. Mẹ áp dụng “chiến thuật” đuổi khéo, cụ cứ đi ra đi vô ở phòng khách và đọc kinh to tiếng. Phải ngượng mà ra về thôi. Tổng giám mục Kiệt sau này có áp dụng chiến thuật này mà không thành công, vì cộng sản trơ trẽn quá.

Sau 30 tháng tư 1975, tôi đã viết như thế này về mẹ tôi. Mất miền Nam, tôi mất luôn mẹ.

Mẹ tôi không nói ra, nhưng có vẻ héo hắt đi. Đôi mắt hõm sâu thêm vì những đêm không ngủ. Nụ cười úa tàn không còn oang oang như trước nữa. Bố tôi thì bề ngoài thấy như vẫn vậy. Thói quen của mẹ giấu diếm những điều cho riêng mình đã thành tật. Do đó, nó khoét sâu vào tâm klhảm, đục khoét cơ thể lúc nào không hay. Người mẹ cứ nhẹ đi như bấc. Có những buổi trưa bất ngờ sang thăm mẹ. Mẹ ngồi ngủ gục, ẻo lả một bên. Tôi ngỡ ngàng kinh ngạc xót xa. Con rể đi học tập, con trai thứ lang thang, lếch thếch ngoài Vũng Tầu tìm đường đi. Con cả ở ngoài Bắc vẫn biệt tăm, vẫn mù mịt không biết sống hay chết. Đã mấy chục năm rồi sao chưa về. Nỗi đau quá khứ trộn thêm nỗi lo hiện tại. Các con tứ tán. Mẹ vẫn không một lời ca thán.

 Mà mẹ biết trách ai bây giờ.

Chẳng bao lâu sau, mẹ từ giã cõi đời vì gánh nặng cuộc đời không gánh nổi”.

Nghĩ lại cuộc đời tôi trôi nổi và vất vưởng lắm. 7 tuổi “du học” Hà Nội vào mùa hè. Chưa học gì thì chiến tranh. Dân Hà Nội sơ tán. Mình tôi ở lại “chiến đấu” không phải với Tây mà với đói và lạnh. Mãi đến khoảng 1950, mới liên lạc được với gia đình và đi học lại.

Lớn lên, nhiều lúc tôi tự hỏi mình, tại sao mình sống còn? Tại sao mình không thành “du côn” mà lại có ngày cầm phấn viết bảng?

1954 vào đến miền Nam sớm lắm theo anh rể ở trong quân đội. Người ta đi học lại. Còn tôi làm phu “lục lộ” ở Đà Nẵng. Trôi dạt về trại di cư Củ Chi, ông anh họ con nhà bác “rước” tôi lên miệt cao su Dầu Tiếng để học nghề thợ may cho có tương lai. Chỉ một chút xíu nữa tôi có may mắn lấy con gái ông chủ thợ may thì nay tôi làm chủ tiệm may ở đồn điền cao su rồi.

Cho đến 1956, tôi mới chính thức được đi học lại và vì “giỏi quá” nên nhảy lớp lia chia. Từ lớp 5ème trường tây, nhảy luôn đệ tứ, rớt đệ tứ nhảy đệ nhị cho lẹ. Mất căn bản, nhất là toán và cho đến bây giờ phải thú thực trình độ toán của tôi tương đương với đại số phương trình bậc nhất. Khựng lại 3 năm tú tài một, tôi trở thành “trí thức” tối ngày trốn vào thư viện quốc gia đọc hết, đọc tất cả.

Đỗ tú tài một là một “phép lạ Hy Lạp” và kể từ đó, đường học vấn của tôi thênh thang vào Đại Học Đà Lạt bằng cửa lớn.

Nhưng thực tế lúc ban đầu bước chân lên Đà Lạt thì mọi chuyện đều trở thành ngỡ ngàng.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như:

Từ chiếc xe đò Minh Trung, 200 đồng một vé đến những địa danh như Định Quán, Blao cho đến những rừng thông, những núi đồi, những con dốc, những ngồi nhà thấp dựng dưới măt đường, những đồi xanh mướt cỏ với những ngôi nhà xinh xắn. Tất cả đều như “xa lạ”.

Tất cả nó toát ra một khung cảnh khoáng đạt, dâng cao, trang nghiêm và trí thức.

Cái cảm giác đầu tiên khi bước qua cổng viện Đại Học Đà Lạt cho thấy nơi đây mới đích thực là chốn để tu luyện trong hành trình trí thức của tuổi trẻ. Phải chăng nơi đây mới xứng danh trường “Académie” mà Platon đã sáng lập ở Athènes, năm 387, trước kỷ nguyên?

Người sinh viên phải làm quen, theo truyền thống triết học bao giờ cũng có thói quen coi những buổi đầu của việc học tập Triết là “Nhập môn” triết học. Nói nôm na là “dẫn vào triết học”. Nó còn có nghĩa bộ môn này có kén chọn, coi như cửa đóng, không thể tự mình sồng sộc vào ra tùy ý được.

Triết học hình như có một “cái cửa để vào” cho những ai theo nó.

Sau khi vào rồi thì đụng với chữ nghĩa phải “lầm than” cặm cụi những năm tháng sau đó!

Bởi vì học Triết những ngày đầu chỉ là những giờ khai tâm, mới đầu như một cuộc “vỡ đất”. Nó cày sới lên, ngổn ngang, chỗ này một câu, chỗ kia một ý, dàn trải bao la. Cho nên, học triết chỉ là “hiểu lõm bõm” mà theo tôi đó là bước đầu quan trọng nhất của một khai sáng trí tuệ!

Tuy lúc đầu lõm bõm, bập bẹ, nhưng đến một lúc nào đó không ngờ, nó “lóe lên”, nó “khai mở.” Nó giống như tâm cảnh của một người tù suốt đời nhìn vào phía trong bức tường của hang động và lúc được giải thoát được nhìn ra thế giới bên ngoài, ánh sáng chói chang mới hiểu được sự thật là cái gì.

Nói theo nhà Phật thì đó là “Ngộ”

Nhưng trước mắt thì mỗi ngày cours của các thầy như Gaultier, Tchen 1, Tchen 2, Raguin hay bất cứ ai khác như Palacios, Pineau, Larre thì chữ như “được nén chặt”, đọc mà như đụng vào bức tường.

Bài học vỡ lòng lúc đó là phải biết “giở sách” và từ đó hiểu được những danh từ theo nguyên thủy của nó. Chẳng hạn như từ Mauvaise foi chỉ có nghĩa luân lý là có ý xấu. Nhưng chữ ấy rơi vào tay J. P. Sartre mang ý nghĩa “siêu hình” được dịch ra là ngụy tín. Nhưng ngụy tín là gì nhỉ? Dài dòng lắm...

Có thể nói không hiểu được danh từ triết, không hiểu được triết học.

Vì thế phải đọc, phải nghiền ngẫm, phải vật lộn ăn nằm với chữ nghĩa để hiểu thế nào là Philosophie existentialiste của J.P Sartre nó khác với Philosophie existentielle của Gabriel Marcel và Karl. Jaspers và rồi nó cũng khác với Philosophie existentiale của Heidegger. Hiện nay, vẫn chưa có ai dịch nổi những từ này ra tiếng Việt.

Nào đã hết, một dây chuỗi danh từ xuất hiện như: Hiện-thực, ý niệm ngoại cảm, dịch biến, thác tạo tính, hủy thể tính, thân phận hữu hạn, hò hẹn với tuyệt đối, thách thức siêu hình v.v…

Hiểu hết những từ này, phải ăn chay nằm mộng thôi...

Triết học thật khó. Tôi phải thú thực như vậy. Nó chỉ dễ với những ai không biết nó, những người ngoài cuộc hiểu biết thứ “triết học vĩa hè” như trong bài tham luận “Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung”, Nguyễn Trọng Văn đã nặng tay viết:

Ngay cả những sinh viên chịu khó đi học và học bài, 100 người đã chắc 10 người hiểu được tới nơi, tới chốn Dasein, Hư vô, Dự phóng, Ngụy tín, Hiện hữu là gì, nhưng khi viết văn thì làm như mình đã hiểu hết, đã nắm mọi vấn đề. Họ dùng chữ một cách chát chúa để vượt mặt người khác và chính họ, coi việc làm dáng [tri’ thức] là làm văn nghệ, là sáng tác đích thực »

Trích lại trong bài viết: 20 năm triết lý Tây Phương ở miền Nam Việt Nam 1955-1975, Nguyễn Văn Lục, Tân Văn số 3, trang 7, 2007.

Phần Bùi Văn Nam Sơn, dịch giả và chú giải bộ sách đồ sộ, kinh điển của Emmanuel Kant, nguyên bản tiếng Đức: Emmanuel Kant, Phê phán lý tính thuần túy [Kritik Der Reineen Vernunft], dày 1260 trang.

Bùi Văn Nam Sơn khiêm tốn và đầy lòng biết ơn thầy dạy bằng những ý từ sau đây:

Tôi không hiểu hết những lời Thầy dạy về Kant… dù nhờ thầy mà lần đầu tiên được nghe những từ đầy “mê hoặc” như siêu nghiệm, võng luận, Antinomie...[..] khi dịch và chú giải cuốn Phê phán Lý tính thuần túy của Kant, tôi đã trộm phép thầy Trần Thái Đỉnh sử dụng lại một số thuật ngữ tiếng Việt quan trọng được Thầy dùng để dịch Kant mà đến nay, tôi vẫn chưa tìm thấy cách dịch nào tốt hơn: “Niệm thức” [Schema],”Ý thể” [das Ideal], “Phân tích pháp” [Analytik] v.v… để chỉ xin đơn cử một vài thí dụ.”

Trích “Triết Học Kant”, Hồi niệm và viễn cảnh, Bùi Văn Nam Sơn, tạp chí Tân Văn, 39-40.

Chỉ tiếc rằng sau khi rời khỏi “khung trời đại học” thì những người bạn cùng lớp như Nguyễn Trọng Văn, Dương Văn Ba, Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu học sau một lớp) và cả những người như Lữ Phương, (bỏ triết để học Việt hán), Bùi Văn Nam Sơn đã có những lý do riêng để “chia tay ý thức hệ”.

Phải nói rằng cái mối liên hệ giữa cầm phấn viết bảng và cầm bút rất là gần. Nhiều người trong anh em chúng tôi là những cây viết sáng giá.

Trong số những người bạn ấy có Nguyễn Xuân Hoàng cái gì cũng hơn tôi một bước. Trẻ hơn tôi mà học trước tôi. Trông thấy ông ấy đi sánh đôi với một trong những người con gái đẹp nhất trường ngó mà thèm. Đẹp trai mà hào hoa, tôi thì lôi thôi, lếch thếch. Ông trở thành nhà văn rất sớm có tên mà chưa đợi tuổi. Còn tôi thì có tuổi mà chưa có tên.

Đến nỗi nhà văn Uyên Thao khi phải giới thiệu cuốn sách: Hai mươi năm miền Nam không biết phải gọi NVL là gì? Nhà văn không phải, sử học cũng không, phê bình văn học cũng không.

Có lẽ cái danh xưng đúng nhất thì tôi là người cầm bút muộn.

Một điều an ủi nhất là tuyệt đại đa số những bạn bè khác như Hồ Công Hưng, Hồ Công Danh, Vĩnh Đễ, Nguyễn Đồng, Tô Văn Lai, Huỳnh Phan Anh, Phạm Phú Minh và hằng trăm người khác thì tự chọn đứng trong hàng ngũ những người chống lại những người cộng sản.

Và đến một lúc nào đó tình bạn bị sứt mẻ vì chính kiến bất đồng. Trong một bữa ăn họp mặt năm 2005 đầu 2006, tại Sài Gòn. Một người bạn đã nhân cơ hội này đứng lên vạch mặt một người bạn khác hài cái tội “gài bẫy” anh em.

Bữa ăn họp mặt đó tưởng đã đủ là một bài học cho ai đó. Vậy mà bằng một lý do tiềm ẩn nào sau đó, Nguyễn Trọng Văn bắn phát súng lệnh mở màn phê phán nặng nề thày cũ của mình.

Tôi đã buộc lòng viết những bài báo đáp trả nặng nề lại Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương. Hầu như không có phản hồi. Ngưng bắn.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ đó là một bổn phận người cầm bút. Và cái tội danh ấy cuối cùng phải nhìn thấy nguyên do là ở chính quyền cộng sản.

Cộng sản đã phá nát tất cả mọi giá trị con người trong đó có tình thầy trò, tình bạn và tình người.

Hóa cho nên, học cùng một trường, cùng một lề lối đào tạo mà tiêu chí của đại học là tinh thần tự do tư duy và tinh thần nhân bản trong sự tôn trọng con người chưa đủ để nối kết chúng tôi lại. Thời thế gay go, hoàn cảnh chính trị khuynh đảo đã là nguyên cớ tách rẽ một vài người bạn trở thành những kẻ đối đầu. Như Lê Mạnh Thát mang án trọng tội tử hình một lúc nào đó đổi chiều trở thành “người của thời thế” làm trung gian giữa thế quyền và thần quyền để rồi cũng mai danh, ẩn tích?

Nhưng trong buổi họp tháng bảy vừa qua, tại California với một số bạn bè cùng trường Đà Lạt, chúng tôi đã chẳng hề nhắc tên những người bạn ấy.


thu_nhan-content

Thầy Nguyễn Văn Lục gặp gỡ bạn bè cùng lớp ĐH ĐàLạt tại Cali - Tháng 7/2010


Tình bạn bè vẫn là yếu tố chính nối kết nối con người mà những nhân tố khác như chính trị tạm thời được “để trong ngoặc” hay đi chỗ khác chơi.

Vì thế chúng tôi chỉ nhắc lại những kỷ niệm vui buồn thời tuổi trẻ để mà cười như vỡ nhà.

Câu chuyện được kể lại và làm mọi người thích thú của Tô Văn Lai (Paris by night) kể là vào khoảng tháng 11, 12 gì đó, vào lúc gần nửa đêm, chẳng hiểu tại sao Tô Văn Lai thách: đứa nào bơi qua được hồ Hồ Xuân Hương với một tay thôi thì TVL mất cái Radio-Cassette. Trong lớp lúc ấy có ba Minh thì Minh “heo” nhận lời. Nửa đêm, sinh viên học xá ùn ùn kéo nhau chạy ra hồ để coi.

Phần tôi cũng choàng vội cái áo nhà binh 4 túi như thường lệ chạy theo ra coi. Đêm tối, trời lạnh quả là một lũ điên khùng mới làm như vậy… mọi người lo lắng hồi hộp theo dõi bóng của Minh. Đến giữa hồ, Minh heo sợ kêu to: cứu tôi với, cứu tôi với... Nhiều tiếng hét từ trên bờ kêu hắn quay trở lại, bơi vào bờ. Nguyễn Trọng Văn cũng to và mập cởi quần áo bơi hộ tống. Phần Minh, kêu thì vẫn kêu, nhưng anh ta vẫn cứ thế với chỉ một tay bơi vào bờ bên kia bằng mọi giá để chiếm cái Radio, một vật sở hữu không phải ai cũng có.

Nghĩ lại Tô Văn Lai nói, tại sao mình lại ngu thế: Nhỡ hắn bị syncope, cứng đơ chết đuối thì mình mang tội giết người mà nếu hắn bơi được vào bờ thì tư nhiên mình mất cái Radio! Khùng ơi là khùng! Cả thằng thách đố lẫn thằng nhận thách đố đều khùng.

Phải chăng đó là cái làm nên tuổi trẻ chúng tôi –Những nghịch phá ngây ngô và khờ dại-!!!

Câu chuyện thứ hai là vụ tranh chức chủ tịch sinh viên giữa Nguyễn Trọng Văn và Nguyễn Ngọc Thạch. Thạch nhỏ người so với Nguyễn Trọng Văn, biết là thua cuộc, lừa lúc NTV đang chải đầu trong nhà tắm, lấy gậy quất túi bụi vào lưng NTV rồi bỏ chạy...

Vậy mà lúc tôi đang viết những dòng này đây thì Nguyễn Trọng Văn đã bị tai biến mạch máu não, ngồi xe lăn từ mấy năm nay. Phần Nguyễn Ngọc Thạch thì nay lâm trọng bệnh khó qua khỏi.

Phải chăng đó là những kiếp người!!!

Đứng giữa những sinh hoạt dù là học hành hay sinh hoạt chính trị đôi lúc là cớ sự cho những “chia rẽ” vẫn là bóng dáng linh mục viện trưởng Nguyễn Văn Lập.

Ông là linh hồn của đại học Đà Lạt và chữ Thụ Nhân là do chính ông đặt cho huy hiệu sinh viên Đà Lạt trong vai trò “Trồng Người” theo tinh thần: trồng lúa thì một năm, trồng cây 10 năm và trồng người thì 100 năm.

Khi chúng tôi rời khỏi trường Đà Lạt và bung tỏa đi khắp nơi trên mọi nẻo đường đất nước. Nghĩ lại, chúng tôi là như những kẻ “gieo trồng” đem gieo hạt giống tư tưởng Triết đi khắp nơi, cho tất cả thế hệ trẻ miền Nam.

Trường Đại Học Đà Lạt sau đó thay hình đổi dạng như “mặc bộ áo mới” với hàng ngàn thanh niên trẻ “lên núi” học trường Chính Tri, Kinh doanh. Tại sao họ lại leo núi, tại sao họ chọn lựa phân khoa Chính Trị, Kinh Doanh? Câu trả lời về phía họ...Chỉ biết rằng, nhất là sau 1975, họ trở thành “nên ông nên bà”, có vai trò trong xã hội. Cả một lớp người mới mà sau này họ trở thành những nhà quản trị, những chủ nhân ông, những giám đốc xí nghiệp v.v…

Có lẽ đó là cách đánh giá quý giá nhất của viện Đại Học Đà Lạt.

Được như thế, như trên đã viết, không thể quên một người: linh mục viện trưởng Nguyễn Văn Lập mà sau này các anh em cựu sinh viên chính trị kinh doanh các khóa đầu đã đối đãi trong tình tôn sư trọng đạo.

Trong số những người mở đường cho phân khoa này, còn có giáo sư Trần Long có mặt trong kỳ họp cựu sinh viên Thụ Nhân, năm 2010.

Xin chia xẻ niềm vui và hân hoan với các cựu sinh viên CTKD, Đà Lạt .

Các anh, các chị “đã làm nên chuyện”.

Phần những cựu sinh viên như chúng tôi trở thành những thế hệ trót được đào tạo triết học trong bối cảnh miền Nam đang đi vào những nóng bỏng của thời cuộc.

Nhìn lại cả quãng đời tuổi trẻ theo nghĩa “Trở về” trong triết học thì hành trình nhân thế Đi là để Về, không thể Đi mà không Về... như bước Đi và bước Nghỉ, như thân phận Người...

Cái ý nghĩa của cuộc đời (raison d’être) là cảm thấy đã làm được một điều gì -dù có thể chưa hoàn tất- đi nữa. Dù có đôi chút tình tự lãng mạn:

“Hôm sau vào lớp

Nhìn em ngại ngần”

(Phạm Thiên Thư)


Nhưng điều chính là chúng tôi phải tự hào về những năm tháng ấy như những người thợ gieo gặt trên mảnh đất miền Nam- từng ngày- từng năm tháng- từng thế hệ thanh thiếu niên.

Chúng tôi đã “cấy” những luồng tư tưởng mới, cấy niềm tin, gieo vào vào đầu óc những thế hệ thanh niên những giá tri tinh thần với niềm xác tín. Bởi vì dạy học mà không có xác tín, không cấy được niềm tin thì không có giáo dục.

Chính ở điểm then chốt này từ sau 75, chúng ta mới có dịp so đo để thấy đâu là giáo dục, đâu là không giáo dục!

Và đây cũng là lời gửi nhắn đến các thế hệ sinh viên đàn em CTKD Đà Lạt, các học trò khắp nơi. Chúng ta có thể thua cuộc. Chúng ta có thể đã để mất miền Nam. Văn học của chúng ta bị Cộng sản vùi dập, phần thư.

Nhưng chúng ta vẫn có thể tự hào và đừng bao giờ để mất cái niềm tự hào ấy là sau 35 năm rồi, chưa bao giờ thế hệ con em chúng ta đã được thừa hưởng một nền giáo dục như thế!

Thụ Nhân là Trồng Người, nào có thể trao vào tay những tên bạo chúa của thời đại bây giờ. Chẳng lẽ chúng ta vẫn ngồi yên nhìn cái sa lầy và cái ngu dốt của một chế độ đang trên đà tan rã? Và đối với những ai đang tham gia vào quá trình “cách mạng” là tự tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt chính mình!

09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128104)
Thư tình anh gửi lần đầu Em còn cất giữ những câu tình nồng Bây giờ em đã sang sông Còn mong chi nữa để lòng đớn đau
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55783)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54804)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105747)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 126184)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125933)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125212)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112600)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62939)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43658)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121719)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47839)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124708)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125143)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 123011)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120317)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124992)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64505)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135230)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48894)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117172)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118746)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116233)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124544)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281594)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112496)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.