Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 4):

01 Tháng Ba 20244:54 CH(Xem: 863)
GS. Huỳnh Công Ân NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 4):

GS. Huỳnh Công Ân
NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU
CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 4):

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 1)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 2)

(Tiếp theo và hết)

Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được. Là một người từng ở trong ngành giáo dục của miền Nam, nhìn thấy sự vong thân của hệ thống trường học xà hội chủ nghĩa ngày nay ở Việt Nam, tôi không thể nào không luyến tiếc những ngôi trường của miền Nam trước 1975 đã đi đúng ba mục tiêu trên . Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho. Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tuy nhiên các trường trung học ở các địa phương khác cũng hoàn thành nhiệm vụ không thua kém các trường được nêu tên.

 

Phần 4: Những trường của các giáo hội

 

Tuy các trường của các giáo hội là các tư thục nhưng cũng đã có nhiều đóng góp to lớn vào nền giáo dục của VNCH

 

1)      Hệ thống trường Bồ Đề của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất

 

Sau ngày 2/11/1963, chính quyền Đệ nhất Cộng Hoà của tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, phong trào Phật Giáo phát triển và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Song song với việc truyền bá đạo pháp và xây dựng các chùa chiền, Giáo hội còn mở các trường học lấy tên là Bồ Đề trong nhiều địa phương ở miền Nam. Xin đơn cử trường Bồ Đề ở Sài Gòn làm tiêu biểu.

 

1 Bo de
-Trường trung học Bồ Đề, Sài Gòn

Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường  mang tên Nguyễn Văn Khuê vào năm 1940 là một trong những trường tư thục lớn ở Nam Kỳ. 

 

Lycéum (tiếng Latin nghĩa là trường trung học) Nguyễn Văn Khuê nằm ở quận nhì (nay đổi thành quận 1) trên đại lộ Nguyễn Thái Học, gần chợ Cầu Muối. Tên trường cũng là tên của ông hiệu trưởng, ông có bằng cử nhân văn chương của trường đại học Sorbonne nổi tiếng của Pháp. Trường có hai hệ: chương trình Pháp và chương trình Việt. Ai theo chương trình Pháp thì học bằng tiếng Pháp theo giáo trình như bên Pháp, thi cử do Mission Culturelle của tòa đại sứ Pháp đưa ra. Lớp nhỏ nhất của chương trình này là sixìèm moderne tương đương bên chương trình Việt là lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ). 

 

 

Niên khoá 1955-1956 tôi học lớp đệ thất C của chương trình Việt, lớp con trai. Tôi còn nhớ lớp đệ thất A gồm toàn con gái trong đó có Lý Thị Quỳnh Nga, một hoa khôi của trường, sau này là vợ dân biểu đối lập Lý Quý Chung của thời Đệ Nhị Công Hòa ở miền Nam.

 

Tôi học ở trường Nguyễn Văn Khuê từ năm 1955 đến năm 1961 mới rời trường sau khi đậu bằng Tú Tài 1 để xin vào học trường Chu Văn An.

 

Đến năm 1963, ông Nguyễn Văn Khuê đã nhượng lại nhà trường cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất do Hòa thượng Thích Quảng Liên đặc trách Hiệu trưởng kiêm giám đốc. Ngày 15.5.1967, trường chính thức được thành lập với tên gọi: trường tư thục Bồ Đề.

 

2) Các trường trung học của Giáo Hội Công Giáo

 

Trường La San Taberd
Trường La San Taberd  SaiGon

Trường La San Taberd là một trường học tại Sài Gòn, được thành lập từ thời Pháp thuộc, hoạt động từ năm 1873 đến năm 1975. Trường này vốn là sản nghiệp riêng của Hội truyền giáo Công giáo, có công và thanh danh lớn trong việc đào tạo nhân tài trong xứ thời bấy giờ.

 

Khoảng cuối năm 1865 có sáu sư huynh dòng La San (một dòng tu Công giáo với mục đích giáo dục cho trẻ em nghèo) rời ToulonPháp sang Việt Nam. Khi đến Sài Gòn vào đầu năm 1866 các sư huynh tham gia quản giáo trường Trung học Adran (Collège d'Adran) vốn đã được các linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris mở ở Sài Gòn từ năm 1861. Vì có tiếng dạy giỏi, các sư huynh được nhiều nơi như Chợ LớnMỹ Tho lần lượt xin mở trường vào năm 1867, rồi đến Vĩnh Long và Sóc Trăng, vào năm 1869. Nhưng đến năm 1879, chính quyền ở Pháp thay đổi chính sách, ngưng cấp học bổng và không tài trợ nữa. Trường Adran buộc phải đóng cửa vào khoảng năm 1887.

Vào năm 1873Linh mục Kerlan (1844-1877) quyết định mở một trường nghĩa thục dạy các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều trẻ em lai. Trường được gọi theo tên của Jean-Louis TaberdGiám mục địa phận Nam Kỳ từ 1830 đến 1840. Khi trường Adran đóng cửa, những học trò của trường này được đem gửi đến theo học trường Taberd. Do gặp khó khăn về tài chính, Linh mục Kerlan mời các sư huynh Dòng La San (Les frères des Ecoles Chrétiennes Jean Baptiste de La Salle) trở qua giúp ông. Năm 1889 có 9 sư huynh từ Marseille qua. Năm sau đó, các sư huynh tiếp nhận trường tư Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm 5 sư huynh theo qua, mở thêm một trường nghĩa thục nằm ngay cạnh trường Taberd. Các sư huynh lại mở thêm một chi nhánh ở Vũng Tàu và sau này ở nhiều nơi khác. Do sự sắp xếp của Linh mục Kerlan, Hội Thừa sai gánh chịu trách nhiệm tài chánh đối với những trường do các sư huynh điều hành và giảng dạy. Năm 1897, trường Taberd được mở rộng thêm.

Vào niên khóa 1973-1974, trường có 115 lớp và 7464 học sinh từ lớp 2 đến lớp 12.

 

Trường tọa lạc ở số 53 đường Nguyễn Du, Sài Gòn, gần góc đường Tự Do.Ngoài trường La San Taberd tại Sài Gòn, còn có các phân hiệu trường Taberd tại những nơi khác.

 

Nhữnɡ nɡhệ sĩ đã từnɡ họᴄ ở trườnɡ Tabеrd ᴄó thể kể đến là Jᴏ Marᴄеl, Nɡuyễn Ánh 9, Mai Châu, Trần Trịnh…, thế hệ sau này ᴄó Dᴏn Hồ. Nhạᴄ sĩ Nɡhiêm Phú Phi ᴄũnɡ từnɡ ᴄó thời ɡian dạy nhạᴄ ở trườnɡ Tabеrd.

 

Các tuyển thủ bóng bàn danh tiếng như Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được cũng xuất thân từ trường Taberd.

 

Hiệu trưởng cuối cùng là Sư Huynh Felicien Huỳnh Công Lương. 

 

Trường Saint Paul
-Trường Saint Paul, quận 1, Sài Gòn

Theo các tài liệu lịch sử truyền giáo, vào ngày 20/5/1860, các nữ tu dòng Thánh Phaolô gốc ở thành Chartres (Soeurs de Saint Paul de Chartres) từ Hong Kong đặt chân đến Sài Gòn. Họ cùng tạm định cư tại một căn nhà nhỏ vùng chợ cũ cùng các nữ tu dòng kín (đến Sài Gòn năm 1861). Vào tháng 9/1862, mẹ bề trên dòng thánh Phaolô Benjamin khởi công xây cất nhà giám tỉnh tại khu đất Đường Thành (Rue de la Citadelle). Toàn bộ công trình này hoàn thành vào ngày 10/8/1864. Trong bản thảo viết tay của mẹ Benjamin chỉ ghi lại tên kiến trúc sư là Thầy Học. Lúc ấy các bà phước chẳng biết kiến trúc sư “Thầy Học” là ai. Không biết trước đây đã có tài liệu nào xác định Thầy Học là ai chưa.

 

Trường Saint Paul được đặt trong một khu vực tu viện tọa lạc ở số 4 boulevard Luro (sau là đường Cường Để, quận 1, Sàigòn).

 

Tên gọi ban đầu của tu viện là La Sainte Enfance (Thánh Hài Đồng), được xây và làm chủ bởi những nữ tu nhà dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Phaolô thành Chartres). Tu viện được khánh thành vào tháng 5 năm 1864.

 

Trường này còn được gọi là trường Nhà Trắng không phải là vì trường được sơn màu trắng mà bởi vì các Sơ này “trinh bạch từ linh hồn đến những chiếc áo dòng trắng toát”.

 

Giáo dục các trẻ em gái được giao cho các Sơ nhà dòng Saint Paul de Chartres ở Sàigòn.Năm 1870, 5 học bổng 900 quan Pháp được cấp cho con gái những công chức Pháp. Năm 1874, một nội trú thứ hai được mở ra để đón nhận các trẻ em gia đình trung lưu. Năm 1880 , tổng cộng số tiền của nhiều học bổng khác nhau được thuộc địa cấp cho trường học này là 60.000 quan tây.

Vào năm 1874, trường École de La Sainte Enfance có 113 học sinh.

Trường École de La Sainte Enfance nhận học sinh nội trú, bán nội trú và ngoại trú. Ngân quỹ của trường được trợ cấp từ ngân quỹ địa phương và các học bổng.

Trước năm 1975, trường Saint Paul là một trường tư thục phổ thông chỉ nhận nữ sinh, gồm có các lớp từ mẫu giáo tới tú tài với số lượng 1.600 học sinh (có ký túc xá cho học sinh nội trú).

 

Một cựu nữ sinh xuất sắc của trường là bà  Henriette Bùi Quang Chiêu (1906-2012) con của ông Bùi Quang Chiêu, Viện trưởng Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (1939) bị Việt Minh xử tử năm 1975. Bà là nữ bác sĩ đàu tiên của Việt Nam, vợ của luật sư Vương Qusng Nhường, thủ lảnh luật sư đoàn Sài Gòn.

 

Bà xã tôi là nữ sinh trường Saint Paul từ lớp onzième (lớp 1) đến lớp terminal (lớp 12).

 

Trường Nguyễn Bá Tòng
-Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn

Trường Nguyễn Bá Tòng là trường trung học tư thục công giáo đệ nhị cấp. Trường được đặt theo tên của vị giám mục đầu tiên của Việt Nam : GM Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. 

Trường này đã có từ lâu do một số Cha công giáo hợp tác với Cha sở nhà thờ Huyện Sĩ đứng tổ chức. Ban đầu, trường chỉ xử dụng có 5 phòng học.

Từ niên khóa 1955-56 ,mới xây thêm dẫy nhà 3 tầng, cha Nguyễn Quang Lãm làm hiệu trưởng, rồi cha Nguyễn Khánh Tường, sau cùng là cha Đỗ Đình Tiệm làm hiệu trưởng cho tới năm 1975.

 

Trường Nguyễn Bá Tòng là tổ hợp phát triển giáo dục, trong đó Bùi Chu có 33%, địa phận Sàigòn 33% và nhà thờ Huyện Sĩ 34% cổ phần. (Phụ chú : Giáo xứ Bùi Chu là chủ nhà in Nguyễn Bá Tòng nằm gần Trường ).

 

Trường Nguyễn Bá Tòng được xây cất từ năm 1956 (1955?) với sự trợ giúp đặc biệt của cơ quan Caritas Germanica Đức Quốc và cơ quan NCWC, Công Giáo Hoa Kỳ. Trường nằm trên một khu đất rộng trên đường Bùi Thị Xuân với những lớp học trên hai tầng lầu của hai tòa nhà lớn, có đến 38 lớp với 47 thầy cô giáo, dạy dỗ cho trên 2 ngàn nữ sinh.

 

Vào năm 1963, trường có nhiều cấp lớp từ đệ thất đến đệ nhất đủ các ban A, B, C đặt dưới quyền đìều khiển của 8 vị linh mục cùng với sự giảng dạy của 160 vị giáo sư và 30 nhân viên văn phòng.

 

Những năm kế tiếp , để đáp ứng số lượng ghi danh học càng ngày càng tăng và cũng để tăng phẩm chất giảng dạy, trường Nguyễn Bá Tòng đã xây thêm nhiều cơ sở mới trong khuôn viên trường.

 

Từ thưở thành lập , trường Nguyễn Bá Tòng ở  đường Bùi Thị Xuân, quận 1, Sàigòn là một trường trung học hỗn hợp nam và nữ sinh, nhưng vào khoảng năm 1970, sau khi ban quản trị trường Nguyễn Bá Tòng mở thêm một phân hiệu mới ở đường Hoàng Hoa Thám-Gia Định có cùng tên là trường Nguyễn Bá Tòng, các nam học sinh trường Nguyễn Bá Tòng-Sàigòn được chuyển về trường bên Gia Định . Để phân biệt hai trường, đề nghị tạm gọi trường thứ nhứt là trường Nguyễn Bá Tòng (Sàigòn) , trường thứ hai là trường Nguyễn Bá Tòng (Gia Định).

 

Vì không còn nam sinh học tại trường bên Sàigòn, ban giám thị cũng như nhân viên văn phòng nhà trường đều do các nữ tu Mân Côi đảm nhiệm.

 

Trong số, các trường tư thục ở miền Nam được trang bị phòng thí nghiệm để cho học sinh học môn khoa học có thể nghiên cứu, chỉ có Nguyễn Bá Tòng và Hưng Đạo là hai trường được trang bị đầy đủ nhất, đến nỗi người ta nói rằng hai trường này có thể so sánh với trường Đại Học Khoa Học tại Sàigòn.”

Tuy là một trường trung học tư thục nhưng kỷ luật trong trường rất nghiêm minh. Ngoài chương trình học, nhà trường rất chú trọng về đức dục .Mỗi tuần một lần, khi nghe tiếng chuông điện reo lên, sau đó là tiếng loa phát ra trong từng lớp học : ‘’ Kính thưa quí vị giáo sư, xin quí vị ngưng giảng bài, cho phép các em học sinh bỏ bút xuống, im lặng để nghe bài giáo dục trong tuần…’’.Bài giáo dục trong tuần thường là một câu truyện ngắn hay ngụ ngôn với những nhận xét giúp học sinh thành người lịch sự và có trách nhiệm.Đầu mỗi buổi học, học sinh đọc lời tâm niệm.

Trường Nguyễn Bá Tòng được đánh gíá cao trong việc giáo dục vì vậy đạt được nhiều uy tín ở Sàigòn.

Trường Nguyễn Bá Tòng là nơi đào tạo nhiều người nổi tiếng: các ca sĩ Mai Hương, Phương Hoài Tâm, Ý Lan, MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Đây cũng là nơi nhạc sĩ Thu Hồ (cha của ca sĩ Mỹ Huyền) dạy nhạc, thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Kỷ Cương dạy toán, nhà văn Bùi Nhật Tiến dạy lý hóa,,,

Em gái tôi học ở trường Nguyễn Bá Tòng từ lớp 6 đến lớp 12.

 

-Trường Thánh Thomas (Nhà thờ Ba Chuông). Phú Nhuận
-Trường Thánh Thomas (Nhà thờ Ba Chuông). Phú Nhuận

Trường Thánh Thomas là trường trung tiểu học tư thục công giáo được thành lập vào năm 1959 bởi dòng Daminh Việt Nam.

Niên khóa đầu tiên của trường được khai giảng năm 1952. Trường là hậu thân của trường Saint Thomas mở tại Nam Định năm 1950 và Vũng Tàu năm 1958.

Sau đây là danh sách các tu sĩ từng phục vụ tại trường đã qua đời:

Hiệu trưởng:

1        Lm Giu Se Hoang Kim Thao (22.07.2028)
2        Lm Phan Xi Cô Mai Bảo Thư (17.09.2002)
3        Lm Giu Se Phạm Văn Vàng (29.12.1986)

Giám học, Giám Thị:

1    Lm An R êĐinh Dưỡng Thiệm (11.07.1993)
2    Lm Angelo Nguyễn Ngọc Thuỵ (31.07.1992),
3    Lm Phêrô Nguyễn Doãn Quang (16.08.1988),

       4    Lm Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ (12.01.2009), ( Tổng Giám Thị niên khóa cuối 1974- 1975 ) ,

       5    Thầy Phêrô Mai Văn Tộ (10.04.2008)

       6    Thầy Đaminh Trần Thanh Khiết (06.06.1980).

 

Trường Thánh Thomas còn có hiệu trưởng linh mục Nguyễn Ngọc Thành và giám học linh mục Nguyễn Đức Hòa .

 

Chỉ có tám năm sau khi thành lập ,vào ngày 17 tháng 3 năm 1967 trong chương trình Lễ Ngày thành lập Tỉnh Dòng Đa Minh tại Việt Nam với thánh hiệu “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo”, các học sinh trường Thánh Thomas được vinh dự chào đón Cha Bề Trên Tổng Quyền Aniceto Fernandez và phái đoàn, sau khi ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt, về tới Tu viện Alberto, Phú Nhuận. (Tu viện này được xây cùng năm với trường Thánh Thomas bởi các tu sĩ Dòng Đa Minh Việt Nam).

 

Niên khoá 1974-1975, qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi được trường Saint Thomas mời phụ trách môn toán lớp 12 ở đây.

 

Tôi còn nhớ ngày 28 tháng 4 năm 1975, vào buổi sáng, tôi đang dạy một lớp 12 của trường Saint-Thomas, ở Phú Nhuận, nhìn lên bầu trời qua cửa sổ lớp học tôi thấy từng đàn trực thăng bay ngang thật thấp: người Mỹ đang di tản khỏi Việt Nam. Tôi tự hỏi rồi mình sẽ ra sao? Lúc ở phòng giáo sư, Cha hiệu trưởng nói với tôi: sắp có giải pháp, thầy cứ yên chí mình sẽ tiếp tục dạy học như thường. Sự lạc quan của Cha hiệu trưởng không đủ sức trấn tỉnh tôi trước một tương lai mình không đoán được!

 

Lời kết: Như đã nói trong phần dẫn nhập,  những trường trung học kể trên là những trường tiêu biểu cho bậc trung học thời VNCH. Tuy vậy, trong  cả ba miền : Trung, Đông và Tây của VNCH có những trường lớn khác cũng nổi tiếng . Miền Trung có các trường: Phan Châu Trinh (Đà Nẵng),  Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Phan Bội Châu (Phan Thiết). Miền Đông có các trường: Ngô Quyền (Biên Hoà), Trịnh Hoài Đức (Bình Dương), Châu Văn Tiếp (Bà Rịa). Miền Tây có các trường: Tống Phước Hiệp (Vĩnh Long), Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), Hoàng Diệu (Sóc Trăng)…

Ngoài ra hệ thống trường trung học tư thục trong cả miền Nam cũng góp phần đáng kể cho hệ thống giáo dục trước 1975 và đã đạo tạo những con người Việt Nam, văn minh , lịch sự và có đầy đủ kiến thứ để dấn thân vào xã hội.


_____________________________________ 

Tài liệu tham khảo:

 

THCS Đồng Khởi

https://thcsdongkhoiq1.hcm.edu.vn/luoc-su/luoc-su-va-truyen-thong/ctmb/84878/59737#

 

Trung học La San Taberd

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_trung_h%E1%BB%8Dc_La_San_Taberd

 

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 1: Trường Lasan Taberd

https://chuyenxua.net/nhung-ngoi-truong-noi-tieng-nhat-sai-gon-xua-truong-lasan-taberd/

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG và TỔNG HỢP ở SÀIGÒN-CHỢ LỚN và GIA ĐỊNH trước năm 1975: Trường Saint Paul

https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/10/28/truong-trung-hoc-1-2/3/

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG và TỔNG HỢP ở SÀIGÒN-CHỢ LỚN và GIA ĐỊNH trước năm 1975 

https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/11/16/truong-trung-hoc-31/4/

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG và TỔNG HỢP ở SÀIGÒN-CHỢ LỚN và GIA ĐỊNH trước năm 1975 :Trường Thánh Thomas

 

https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/11/23/truong-trung-hoc-65/11/

 

(Hết)

 

Huỳnh Công Ân 

25/1/2024

12 Tháng Chín 20142:15 SA(Xem: 29641)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
12 Tháng Chín 20141:12 SA(Xem: 31746)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngay Hè thư thả Đi trở về cùng sách vở thân thương
11 Tháng Chín 20142:39 SA(Xem: 38360)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
06 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 27938)
Thuở còn bé Mẹ chỉ vầng trăng sáng, Bảo Hằng Nga đẹp lắm ngự trên trời Một vầng nhỏ đen đen là chú cuội. Bỏ trâu ăn lúa bởi ham chơi.
05 Tháng Chín 20143:36 CH(Xem: 30068)
Nhân mùa trăng Trung Thu, xin gửi đến quý vị một vài hình ảnh họa theo dòng nhạc của thời xa xưa, những ngày còn ấu thơ thường đùa vui ca hát dưới ánh trăng
05 Tháng Chín 20142:09 CH(Xem: 19018)
Tính đến nay, Gia Phả cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền – Biên Hòa đã lên đến 408 thành viên rồi anh chị em ơi!...
05 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 28676)
Nắng lang thang góc phố Ghé vào trang sách thơm Sợi treo dòng thác đỗ Cho thơ chảy thành nguồn
30 Tháng Tám 20147:43 CH(Xem: 29541)
Bây giờ khi bay về ngang khung cửa Ngôi trường Ngô Quyền một thuở thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường
29 Tháng Tám 20142:05 CH(Xem: 28482)
Tháng tám, mưa nặng hạt tuôn. Dòng sông nước cuộn xa nguồn về xuôi. Lũ mang nguồn sống cho đời. Bập bềnh hai tiếng khóc cười trầm luân.
28 Tháng Tám 20149:19 CH(Xem: 29920)
Bước chân lạc giữa hư không. dẫm vào vạt nắng cuối dòng nhân gian ngẩn ngơ đếm những lá vàng Dòng đời muôn mối ngổn ngang ưu phiền
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32771)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30453)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33436)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27963)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 34022)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28327)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 25051)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27418)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25474)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29282)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40642)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34987)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23411)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29360)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30754)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28585)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16297)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36510)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 22085)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41308)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23319)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29861)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30292)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17185)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31368)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29569)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26287)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30247)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26841)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28643)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30826)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 31085)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 29072)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30140)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29680)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29996)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24199)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33720)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32857)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30970)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30880)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29307)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28537)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23843)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23484)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”