Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - THỂ THAO - ĐÂU LÀ BIÊN GIỚI

14 Tháng Mười Hai 20221:57 SA(Xem: 4709)
GS. Nguyễn Văn Lục - THỂ THAO - ĐÂU LÀ BIÊN GIỚI

 THỂ THAO - ĐÂU LÀ BIÊN GIỚI

Nguyễn Văn Lục


image001

World Cup 2022 sắp đến hồi kết thúc. Hàng tỷ người trên thế giới đang háo hức theo dõi và trông chờ. Nhân dịp này, tôi xin được ‘’bàn ngang” về World Cup trong quá khứ gọi là giúp vui, hay chia sẻ cũng được.

 

Thoạt tiên, hãy nói về kích thước của một trái banh.


Kích thước của trái banh

image004

Trái banh FIFA 2018. Nguồn: FIFA


Kích thước của trái banh, một quả bóng tròn, đường kính hơn một gang tay hay khoảng 22 cm, nặng chưa tới nửa ký (410-450 gram) nhưng ảnh hưởng của nó bao trùm cả thế giới.

Trái banh trở thành sức nặng nay mang niềm đam mê, cảm xúc, nỗi vinh nhục cho cả một dân tộc. Sức nặng ấy nay ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

Thật vậy, bất kể họ là thù địch, bất kể là nước giàu nghèo, bất kể mầu da chủng tộc, bất kể ở đâu Mỹ, Iraq, Iran, Trung Quốc, Việt Nam. Họ là Pháp, Đức, Nga hay ai khác đều ra sân thi đấu đối diện với “kẻ thù chính trị” với tinh thần thể thao. Bất kể tôn giáo, bất kể họ là đàn ông hay đàn bà, bất kể họ là trẻ hay già, bất kể là họ đang vui hay đang tuyệt vọng.. Họ đều có chung một nguồn vui và một niềm tin, họ đều cần một sự hòa giải ngắn hạn: Tên nó là World cup do Fifa tổ chức.

Và như thế, bao giờ có nhũng trận đấu giữa người Việt với nhau? Trong nước, ngoài nước?

Và trong vòng đúng một tháng, kể từ hôm nay, ở Việt Nam, mọi sinh hoạt làm ăn, mọi dịch vụ, mọi công đọan sản xuất, mọi việc buôn bán, giao dịch, mọi đấu đá chính trị của ông Tổng Trọng hay mọi sinh hoạt cá nhân như vợ chồng từ ăn uống, ngủ nghê đến làm chuyện ấy đều sẽ quay chậm lại, sẽ điều chỉnh, sẽ *khoan* nhường chỗ cho world cup. Chỉ  trừ có hai người có thể không mấy quan tâm tới: Ông Putin và ông Zelensky.

Và Không lạ gì mà trước đây, Albert Camus- một nhà văn đồng thời với J.P Sartre-đã phải thú nhận như thế này:

“Ce que je sais le plus sur la morale et les obligations de l’homme, c’est au football que je dois.’’
(Điều mà tôi biết hơn hết về luân lý và những bắt buộc của con người, chính là do đá banh mà tôi học được.)

Nhưng nếu chúng ta đi ngược lại dòng lịch sử về câu chuyện đá banh, chúng ta sẽ bắt gặp được nhiều thái độ trái chiều đến kinh ngạc.

Thế giới ngày hôm nay đã đổi thay đến không cắt nghĩa được.

 Nhà nhân bản Georges Duhamel

Còn nhớ, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, tôi có dịp đọc nhà văn Georges Duhamel, một nhà nhân bản thời đại.. Ông đã nhiều lần, nhiều dịp lên tiếng tố cáo cái nền văn minh máy móc, quá độ, quá tải của con người. Ông đã để lại một số sách vở cho đời như La possession du Monde, Tribulations de l’espérance… Tôi chỉ còn nhớ là Georges Duhamel đã chế diễu cái thú giải trí coi đá banh của người Âu Châu, đặc biệt là dân Paris thời thế chiến thứ nhất 1914.

Theo ông, đó chỉ là những bọn đàn ông khoác lác, chỉ có tài ăn tục nói phét trên bàn nhậu, một bọn người vô tích sự. Họ tụ họp nhau lại, chen chúc, tranh dành, chửi thề để chiếm được một chỗ ngồi tốt trên các bục khán đài. Họ huýt gíó, họ bực tức, họ la lối, họ ra lệnh. Họ muốn cầu thủ trên sân cỏ phải chơi thế này, phải đá thế kia. Không đúng ý họ thì họ Merde, salaud, bú dzù con khỉ, vung tay vung chân thất vọng hoặc cười hả hê.

Cái đó, người ta gọi là tinh thần thể thao?

Họ ngồi đó, ăn uống đến bụng phệ ra. Chẳng những người họ không khỏe ra mà còn sinh bệnh hoạn vì ngồi một chỗ. Vài chục ngàn người trong bọn họ, trả tiền đến để xem đá banh, xem người khác chơi chứ đâu phải họ đến để chơi đá banh.

Rồi cứ tưởng như thế là nền thể thao nước Pháp đang tiến triển mạnh. Cũng thế, Việt Nam thắng giải thì cả nước Việt Nam như thể đang tiến lên địa vị Quốc tế!!

Giả dụ đá thắng thì làm như thể chính cả nước Việt Nam đã chiến thắng, đã làm bàn.

Cái cảnh ấy tôi cũng thấy lại na ná trong các cuộc tụ họp trước màn ảnh truyền hình của các cộng đồng của nhiều sắc dân trong đó có Cộng đồng người Việt. Thật ra chỉ là công sức của khoảng hơn 20 các cầu thủ trên sân cỏ.

Thật là tội nghiệp cho những Messi, Ronaldo, Mesut Özil, gốc Thổ Nhĩ Kỳ của đội banh Đức, hay Kylian Mbappé của Pháp. Họ gánh trách nhiệm quả banh trên vai, mà sức nặng cả ngàn cân.

Hiện nay, nếu hai đội hòa nhau, đá thêm hai hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Nếu trong cả hai hiệp vẫn hòa, người ta cho đá những quả phạt đền để phân chia thắng bại. Đây là những cú đá phạt nhiều may rủi nhất. Nó như một thứ trò chơi sổ số may rủi hên xui.

Phải có dịp nhớ lại Trần Văn Trạch mỗi kỳ sổ số hát : Sổ số mau lên, sổ số gần đến…

Nhắc lại thuở ban đầu của nền bóng đá, cả Paris thời thế chiến I chỉ có trên dưới vài trăm cầu thủ thực sự có thao luyện, thực sự chơi thể thao, thực sự có tinh thần thể thao. Tất cả những khán giả còn lại của Paris chỉ là một bọn người “xem’’ thể thao như một trò giải trí. “Xem’’ và “chơi’’ hẳn khác nhau chứ?

Xứ người thì vậy. Ở Việt Nam, thời thực dân Pháp cai trị, cũng có những người nhân bản cỡ như Georges Duhamel.


Các ông Lý Đình Dù còn được gọi là ông Lý Toét và ông Xã Xệ.

Cách đây 82 năm, các ông đã đưa ra những lời nhận xét cũng lý thú lắm về môn bóng đá.

image006

Lý Toét và Xã Xệ. Nguồn Wiki.

Hai ông Lý Toét và Xã Xệ có mặt trên văn đàn vào khoảng 1930, trong một vở Chèo Cải Lương. Lúc đó ông Lý Đình Dù, tức là ông Lý Toét, lý trưởng làng Đình Dù. Các ông lo mọi việc trong làng, từ việc thuế má, tuần đinh, nhất nhất đều một tay các ông. Ông Lý Toét khổ người ốm yếu tong teo, lưng đi còng, luôn sách cái ô cặp nách. Còn ông Xã Xệ thì lại mập phì quá khổ.

Trông các ông, người ta nghĩ đến cặp hề Laurel và Hardy.

Hai ông nổi tiếng từ đó và xuất hiện trên các báo miền Bắc như Nam Phong, Phong Hoá và sau này trên tờ Ngày Nay. Đặc biệt các ông xuất hiện thường xuyên trên trang nhất các báo Tây thời đó như tờ Indochine.

Các ông chửi Tây mà Tây lại đăng hình các ông lên trang nhất mới lạ.

Sự nổi tiếng của hai ông suốt từ 1930-1945 còn hơn Út Trà Ôn, Thành Được, Thanh Nga, Thái Thanh, Khánh Ly cộng lại. Hình ảnh các ông đã được kích xấu lên nhiều lần qua những câu thơ như sau:

“Ông Lý Toét mà cắp cái ô.
Đi ra phố gặp lúc mưa to
Có bác Xã Xệ mà muốn đi nhờ
Tay thì vời vợ, miệng thét bô bô
Kìa ông Lý, thục nhĩ ra sao
Gọi như thế mà chẳng xem sao
Giá có cúp rượu thì đến chơi liền
Đi nhờ một tý thì cứ vênh vênh
Ồ ông Xã thật rõ lôi thôi
Ô tôi năng cụp mà bất năng xoè
Năng dựng đầu hè mà bất năng treo.’’

Đến cái độ Lý Toét nổi tiếng như cồn trong một giai thoại thi cử.

Có một lần một thí sinh đi thi vào vấn đáp, ông giám khảo hỏi rằng sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà, trò cho biết ai đã lên kế vị vua Lý Thái Tổ? Học trò bí quá thì ông giám kháo nhắc khéo, Lý này bắt đầu bằng chữ T. Anh học trò sướng quá, phá ra cười, nhớ ra được rồi và nói thật to: ‘Thưa thày, ông Lý Toét ạ.’

Dĩ nhiên, thầy phải ép mình cho đỗ thôi.

Sau đó, hai cụ lại có ý muốn đi xem đá banh vì thiên hạ rủ nhau đi coi đông lắm. Các cụ cũng muốn đi coi một lần cho sáng mắt. Hai cụ mua vé, rồi vào chỗ ngồi. Ngồi một lúc các cụ nhìn nhau thấy lạ quá.

Có mỗi một trái banh mà hai mươi mấy người cứ dành nhau, đá qua đá lại đến chán.

Cụ Lý quay sang cụ Xã nói:

“cụ xem, cái người Tây Phương họ đoản trí không? Họ tranh dành nhau một trái banh rồi bắt mình mua vé ngồi coi. Có vô lý không? Tại sao, họ không nghĩ ra là phát cho mỗi người một trái banh để khỏi phải tranh dành nhau, mà lại giữ được hoà khí không?”

Phải, tại sao không phát cho mỗi người một trái banh? Phải tại sao danh dự, vinh nhục lại chỉ kết thúc bằng một trái banh đá vào khung thành địch? Kích thước và trọng lượng trái banh nhỏ như thế mà lại mang sức nặng của cả nhân loại?

Theo tôi, câu trả lời tuy đơn giản mà không dễ đâu!

Bản thân tôi bây giờ, rất dị ứng với “đám đông về hùa’’, với sự đòi hỏi “quá sức con người’’ như Kylian Mbappé, cầu thủ pháp 22 tuổi, chạy với tốc độ 37km/giờ trên sân cỏ. Tại sao phải “thúc ép’’ nhau chạy nhanh đến như thế? Sự thúc ép như thế vượt quá sức người, bắt con người trở thành nô thuộc cho một trò chơi?

Cái gì đòi hỏi quá sức tối đa của con người thì đối với tôi đều “bất nhân’’ và “vô nhân bản’’. Cũng vì thế, thay vì khen ngợi ca tụng như nhiều người, tôi thấy hầu hết các môn thể thao đều làm mất nhân tính, “tha hóa’’ con người như một dụng cụ, một cái máy, một robot thể thao.

Nhân rộng ra tôi cũng thấy cuộc sống tại các nước như Nam Hàn, Nhật bản là “phi nhân tính’’ là không đáng sống! Nó tệ không thua các nước cộng sản ở mặt triết lý nhân bản.

Nhưng tôi cũng phải nhìn nhận là thời thế nó thay đổi nhanh lắm.

Có nhiều điều ta tưởng quen thuộc bình thường và rất tự nhiên, nhưng thực ra lại không phải vậy. Tôi đọc một lá thư viết cách đây đúng 93 năm, trên tờ Nam Phong, số 142, tháng 9 năm 1929 của một bà mẹ gửi cho con gái đi du học, đọc mà sửng sốt:

“Trong lá thư gửi cho mẹ ở Singapore, con có nói ở trên tầu, con được nghe các bà Pháp chơi Piano vui lắm. Tới Paris thế nào con cũng học. Đờn Tây, mẹ không muốn con học. Khiêu vũ mẹ lại còn không muốn cho con tập, một người đàn bà Annam, nhảy đầm trước mắt mẹ chẳng những là không đẹp mà lại dơ nữa.”

Chết thật. Nhảy đầm tưởng bình thường. Ở đây còn “dơ nữa”.

Chuyện đá banh nhìn từ góc nhìn của Lý Toét là thậm vô lý, vô nghĩa. Chuyện nhảy đầm dưới mắt một bà mẹ là dơ lắm.

Nay thì mọi sự đã đổi khác. Càng già càng ham nhảy, càng ham dơ. Càng dơ càng thích.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Cũng thế, câu truyện ngắn rất đặc sắc và thú vị của nhà văn Nguyễn Công Hoan – nào có xa xôi gì đâu, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, số 251 năm 1939, nhan đề Tinh thần thể dục sau đây nói về truyện coi đá banh như món quà gửi đến độc giả nhân dịp World cup.

Truyện bắt đầu như thế này:

“Có lính huyện mang trát quan về làng:
Quan Tri huyện huyện XX.
Sức Hương lý xã Ngũ Vọng tuân cử.
Nay thừa lệnh Tỉnh đường, ngày 19 mars này, tức 29 tháng giêng An Nam, tại sân vận động Huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ. Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ 100 người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện. Ai có mặt tại sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách. Làng Ngũ Vọng lại phải có 5 lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng. Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu. Nay sức.
Lê Thăng.”

Đi coi đá banh mà như đi bắt người trốn thuế vậy. Và đây là hoàn cảnh của từng nạn nhân trốn đi coi đá banh.

“Anh Mịch nhăn nhó, nói:
– Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

– Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồị
– Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
– Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
– Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đóị
– Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm, đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
– Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấỵ
– Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương taọ Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.

[…]

Ngay từ sáng tờ mờ hôm 29, ở sân đình làng Ngũ Vọng, đã có tiếng ông lý quát tháo om sòm:

– Thiếu những mười tám thằng kia à? Tuần đâu, đến tận nhà chúng nó, lôi cổ chúng nó ra đâỵ Chứ đã hẹn đi lại còn định chuồn phỏng!
Sau tiếng dạ ran, những ngọn đuốc linh tinh kéo đi các ngả. ông lý dặn theo, tiếng oang oang:
– Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịụ Mẹ bố chúng nó! Việc quan thế này chết cha người ta không! Chúng bay gô cổ cả, giải cho được ra đây cho ông!

Lại một tiếng dạ nữa, giữa những tiếng chó rống dậỵ Ngọn lửa đỏ như nổi lềnh bềnh trong biển sương mù.
Thì đại khái cái cảnh diễn ra như thế này:
Hai người tuần, một người cầm đuốc, một người cầm tay thước, đạp cửa vào nhà thằng Cò. Sau khi tìm sục khắp gian ngoài, buồng trong, không thấy một ai, họ xuống bếp, chọc tay thước vào cót gio và bồ trấụ Rồi họ lùng ra mé sau nhà. Cũng vô hiệụ
Nhưng bỗng có tiếng trẻ khóc thét lên, thì hai anh tuần mới khám phá ra chỗ người trốn: Thằng Cò nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm.Nó bị lôi ra ngoàị Nó van lạy:

– Lạy các bác, các bác cho tôi ở nhà làm ăn.
– Sao anh đã hẹn với ông lý, lại không đi, để ông ấy chửi địa lên kia kìạ
– Tôi đi thì tôi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đóị
– Tôi không biết!
– Mấy lị tôi không mượn đâu được quần áọ
– Không biết! Anh ra đình mà kêu với ông lý.

Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữạ Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi sềnh sệch đị
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. Dăm sáu anh khôn ngoan, đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Họ làm như lánh nạn.

Khi thấy đã chậm giờ, ông lý trưởng nghiến răng nói:

– Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.

Rồi ông ra lệnh:

– Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp taọ Đứa nào mà trốn về thì ông bảọ

Đoạn ông lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.

– Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!

Tiểu thuyết thứ bảy, số 251; 1939
Hết”

Câu chửi của ông Lý trưởng xin gửi lại các vị mê đá banh ngày nay.

Chuyện đốc thúc người đi coi đá banh xảy ra vừa đúng 83 năm.

Đọan văn trên thật sống động, trung thực và mô tả hết được cái tâm trạng người dân quê nghèo đói mà bị bắt buộc đi coi đá banh. Hay không còn chỗ chê. Nghe vừa ngậm ngùi vừa tức cười.

Nay thì mọi chuyện đã không còn như trước nữa.

Điều mà tôi băn khoăn tự hỏi là nay người ta mê xem đá banh đến mức độ có thể trì hoãn, bỏ mọi công việc để coi cho bằng được. Xem đá banh như thế là một giải trí hay là một tinh thần thể thao? Xem như thế thì nó giúp ích gì cho sức khoẻ một người? Nay thì có thể nói đến một nền Văn Hoá Xem: Xem đá banh. Xem đánh Tennis. Xem thế vận hội.

Xem trình diễn Hoa Hậu. Xem Ciné. Xem trình diễn ca nhạc. Xem lễ và nếu cần xem phim con heo.

Đối với chính quyền Việt Nam, thì đây là cơ hội bằng vàng.

Nhờ những sinh hoạt thể thao như thế này giúp cho hơn 90 triệu dân tạm thời quên đi đời sống khó khăn chật vật, quên những phiền muộn đủ thứ, quên những bất mãn đủ thứ.

Và nhất là quên đi biểu tình, quên chuyện chống Tàu.

Phải chăng đó là những liều thuốc ngủ qua đêm? Phải chăng đó là những giấc mơ Vĩ Cuồng? Phải chăng là một phương tiện hòa giải, một giải pháp chính trị nhất thời hay một một giấc mơ cho đại cuộc?

Càng hỏi càng gây lúng túng!

Vì làm thế nào hiểu hết được kích thước của trái banh?

Thời trước 75, người ta dồn sức mạnh vào chiến thắng Mỹ, với những người anh hùng mang ý nghĩa thời đại. Việt Nam mình là nhất:

“Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng. Đến em thơ cũng hóa anh hùng.” (Tố Hữu.)

Và người ta đã hy sinh, quên mình cho những ý nghĩa cao cả đó đến nỗi mơ ước “sáng thức dậy trở thành người Việt Nam’’.

Ngày nay, cuộc chiến là kinh tế, nước ta đang đổi mới bước chân vào kinh tế thị trường với còn lại một cái đuôi xhcn phe phẩy. Ta còn nghèo mạt rệp. Phải nhân lên 50 lần lợi tức đầu người mới bằng người Nhật. Thế chiến thứ hai, Nhật đã chế tạo được máy bay chiến đấu, tầu chiến, tầu ngầm, xe thiết giáp.

Còn nay, chúng ta chưa chế tạo nổi một chiếc xe gắn máy? Tất cả nền kinh tế hiện nay là làm gia công, lắp ráp. Vậy giấc mơ vĩ cuồng trong thời vào WTO là chơi thể thao chăng?

Thời trước ta ngon nhờ chiến tranh. Thời nay, ta ngon vì chơi hay “xem” thể thao?

Chúng ta chỉ cần hơn 20 chục cầu thủ trên sân cỏ, nếu thắng được Nhật, Singapore, Thái Lan, thế là chúng ta mạnh, chúng ta ngon và chúng ta có thể ăn no, ngủ kỹ rồi.

Cả nước đang rúng động lên, đang hồi hộp, bàn tán, tạm thời lấy cái vui của người làm cái vui của mình. Nhưng đừng để cho nhà nước biến những trò giải trí thể thao thành những liều thuốc ngủ và tai hại hơn nữa thành những giấc mơ vĩ cuồng.

Hãy nhìn kích thước trái banh để thấy trái banh sẽ muôn đời là trái banh. Nó không thể lớn và cũng không thể nhỏ.

Tương lai một dân tộc không thể nhất thiết đặt vào nó.

Thực tế cho thấy gì? Nếu chỉ coi đây là thứ giải trí thì chẳng có gì để nói nữa. Nhưng nếu nghĩ thêm rằng cả một thành phố Sài Gòn có được mấy sân đá banh?(1) Hình như có một sân, hai sân thì phải? Hơn 4 triệu thanh niên, thiếu nữ, từ tiểu học đến đại học có ai là người có cơ hội chơi đá banh? Những khu tân lập phát triển vùng ven đô thành phố, có ai nghĩ dành một miếng đất trống cho sân vận động thể thao, cho tụi trẻ có chỗ quậy tay chân thay vì vào quán càphê, quán Karaoké, rạp ciné hay bóng tối công viên?

Chỉ xem đá banh thôi mà không được chơi đá banh thì tuổi trẻ kể là thiệt thòi? Trong số 80 đứa cháu của tôi ở bên Việt Nam lớn lên, phần đông mới lớn lên.

Không một đứa nào chơi thể thao cả.

Đấy là điều tôi suy nghĩ và băn khoăn khi xem World Cup của năm nay. Tuổi trẻ Việt Nam đi về đâu? Cho dù có sân vận động, chắc gì có thì giờ để chơi. Đứa cháu gái tôi, cháu Hoàng Uyên, cháu mới nghỉ hè và viết thư cho tôi như sau:

“Ông trẻ yêu quý. Hôm nay là ngày thứ sáu, con bắt đầu đi học ở trường Hội Việt Mỹ miễn phí đó ông. Học rất vui, lớp chỉ có 21 đứa thôi mà. Cô giáo rất hiền. Có cả cantine rất đẹp nữa, nhưng đồ ăn thì không rẻ. Bữa trước con không nhớ ngày đi học nên bỏ mất một buổi, bữa hôm nay đi thì một khối bài khủng khiếp ạ… Mà mấy ngày nay, nhà cháu chẳng bận gì cả, mẹ cháu chỉ bận đưa cháu đi học thôi. Ông biết không, hè này cháu học 3 môn: Toán, Anh và vi tính và cả thêm môn Anh ở hội Việt Mỹ nữa, vì vậy có ngày cháu phải đi học 3 chỗ mệt chết đi được, nhưng rất vui, ở nhà chẳng có gì làm. Đi học có bạn vui, nhưng phải đi từ chỗ này đến chỗ kia cũng hơi rắc rối.’’

Lá thư mấy dòng đủ nói lên thực trạng giáo dục ở Viêt Nam. Chúng chỉ biết một điều là cắm cúi học và chúng không có tuổi trẻ.

image007

Giải bóng tròn nữ – Cúp Thái Sơn Bắc 2016. Nguồn: VFF

 

Nhưng trong World Cup kỳ này, tôi nhận thấy có một điều lạ mà ít ai lưu tâm tới cho đủ! Đó là vấn đề chủng tộc.

Nước Pháp thắng giải vô địch là do đâu? Nhờ ai? Có bao nhiêu cầu thủ chính gốc là người Pháp?

Tôi được biết trong đội tuyển của Pháp có 21 cầu thủ gốc Phi Châu. Đó là trường hợp những Kylian Mbappé, mặc dù sinh đẻ ở Paris, nhưng bố mẹ gốc gác người Cameroune. N’Golo Kanté, gốc Mali, Paul Pogba, gốc Guinée, Blaise Matudi, gốc Angola, Antoine Giezmann, gốc Sénégal, v.v...

Trên sân cỏ tại Nga, mang tiếng là cầu thủ Pháp, nhưng người ta chỉ thấy bóng dáng những người da đen với kiểu tóc và vóc dáng Phi Châu với sức chạy vô địch.

Vậy thì chiến thắng này là của nước Pháp hay là của các nước Phi Châu?

Câu trả lời một phần có thể tìm thấy trong lời phát biểu của bà Sylvine Thomassin, thị trưởng Bondy (Seine-Saint-Denis), nơi sinh trưởng của Kyliane Mbappé như sau:

“Dù sao, thanh niên Bondy (Seine-Saint-Denis), thanh niên các ngoại ô toàn nước Pháp đều công nhận nơi Kylian Mbappé các đức tính ấy, tin chắc sau cuộc đấu bóng thế giới nầy, toàn thể dân cư Bondy đều hãnh diện đều rất hãnh diện về đứa con của thành phố.’’

Và câu phát biểu quan trọng nhất của bà thị trưởng:

“Kylian Mbappé là một nhân vật đã hòa giải những thanh niên bị xỉ nhục (vùng đông) và bị sợ hãi (vùng tây)’’

Nhưng nếu giả dụ kỳ này Pháp thua thì lấy gì để hòa giải một nước Pháp bị chia rẽ về vấn đề chủng tộc?


image009

Đội banh Pháp: vô địch FIFA 2018. Nguồn: Wikipedia

Tôi mong muốn bạn đọc chia xẻ hơn khi tôi đọc cuốn: “Histoire des Français venus d’ailleurs de 1850 à nos jours’’ (Lịch sử những người Pháp đến từ những nơi khác từ 1850 đến ngày hôm nay) của tác giả Vincent Viet.

Những cầu thủ gốc Phi Châu chỉ là một phản diện của những người ngoại quốc như lính thợ đã từng sinh sống ở nước Pháp thời trước mà nhiều binh đội Pháp cũ bao gồm nhiều người ngoại quốc hơn người pháp chính gốc. Có 120.000 người tù binh Đức đã chiến đấu dưới lá cờ của nước Pháp trong thế chiến I! Họ được đối xử như thế nào và họ chiến đấu trong tinh thần nào? Họ chiến đấu như một người Pháp chính cống, yêu nước ra mặt trận hay như một người lính đánh thuê?

Hiện nay, nhiều khu vực tại Marseille, có rất nhiều ghetto sống chen chúc đủ loại Quốc tịch và làm thế nào tránh và giải quyết được những rối ren của tinh thần bài ngoại?(Troubles xénophobes)

Tương tự trường hợp Đức đã bị loại kỳ này thì cầu thủ gốc Thổ Nhĩ Kỳ Mesut với hơn 3 triệu người Thổ hiện nay đang sinh sống tại Đức từ nhiều thế hệ lấy gì để bảo đảm một sự rộng lượng và hòa đồng giữa người Đức phần đông theo Thiên Chúa Giáo và người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo?

Phải chăng như thế, chúng ta cần nhiều giải túc cầu thế giới thay vì 4 năm thì mỗi năm một lần?

Vì thế, để hiểu được nguồn cội của vấn đề này, tôi rất chú trọng đến thái độ, cử chỉ, ánh mắt và cái miệng của các cầu thủ mỗi lần hát bài Quốc ca. Cầu thủ chính gốc thường ca với cả tấm lòng, với nhiệt huyết và với gương mặt đầy cảm xúc. Cầu thủ không chính gốc thường biểu lộ ít nhiệt tình hơn, nhiều khi chỉ nhếch mép và đôi khi thiếu cả một cái nhếch mép.

Sự hòa nhập đến mức dộ nào tùy thuộc vào sự nhếch mép khi bài quốc ca được cử hành. Và cũng nhờ thế mà nay tôi mới hiểu được rằng trong hoàn cảnh nào mà Montesquieu cách đây vài thế kỷ đã viết cuốn Les lettres de Persanes cũng như Voltaire viết cuốn L’Ingénu!

Thôi thì tôi đành nhận lấy câu nói của thi hào Goethe mà trong đó tôi cũng mang thân phận người xa xứ khi ông viết, “Da wo wir lieben, ist Vaterland’’. Tổ quốc là nơi mà chúng ta yêu mến



Nguồn:Bài của tác giả. DCVOnlune biên tập và minh họa và chú thích.

(1) Sài Gòn hiện có khoảng hơn 40 sân đá banh. Nguồn: http://www.guviet.vn/tong-hop-cac-san-bong-da-tai-tphcm-114, “Tổng hợp các sân bóng đá tại TPHCM”.

 

 

22 Tháng Năm 20155:27 CH(Xem: 26862)
xa xa bướm trắng Ngô-Quyền, đến giờ rời tổ huyên thuyên chuyện trò. từng đôi tung cánh nhấp nhô, lượn lờ trên thảm nên thơ, hữu tình.
22 Tháng Năm 201512:24 SA(Xem: 19840)
Một năm lo việc học hành Hạ về chim hót trên nhành líu lo Thương sao tuổi ngọc học trò Dòng sông dĩ vãng con đò bé thơ. Tháng năm, mùa hạ mong chờ...
21 Tháng Năm 20152:49 CH(Xem: 27847)
Tác giả: Phạm Duy Trình bày: Thanh Lam Âm nhạc: Vương Hương, Luân Vũ
16 Tháng Năm 20151:05 SA(Xem: 24431)
Tháng Năm là tháng của hoa Muguet. Trong ngôn ngữ của loài hoa, Hoa Muguet mang thông điệp "Sự trở lại của hạnh phúc" ...Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh.
15 Tháng Năm 20152:47 SA(Xem: 25579)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức Nhạc: CON YÊU - FREDDIE ANGUILAR - Lời Việt: CẨM VÂN - Trình bày: Tấn Phước
15 Tháng Năm 201512:10 SA(Xem: 35112)
Nguyện cầu Mẹ sống mãi trăm năm Đại thọ Mẹ tròn tuổi chín lăm Sáng suốt tinh anh vầng nguyệt rạng Tâm hồn minh mẫn tựa trăng rằm
14 Tháng Năm 201512:29 SA(Xem: 31281)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh MÙI CỦA MẸ - Thơ Nguyễn Văn Anh - Tác giả diễn ngâm
13 Tháng Năm 20151:58 CH(Xem: 27660)
Chẳng lẽ đến cuối đời Cũng chưa lần gặp lại Để gọi khẽ người ơi! Như ngày xưa thân ái??
13 Tháng Năm 20151:26 CH(Xem: 24968)
Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con ...
13 Tháng Năm 20152:42 SA(Xem: 25372)
Kể bạn nghe Câu chuyện về ngày lễ Mẹ Người đàn bà ko6ng còn trẻ Tôi đoán chừng... vì màu tóc bạc phơ
12 Tháng Năm 20152:06 CH(Xem: 26740)
Vắng bóng em tôi, Xa tít mù khơi. Tí tách mưa rơi, Gieo sầu vạn cổ, Cho đến bao giờ, Phai hết tình tôi.
11 Tháng Năm 20152:10 CH(Xem: 29097)
Với tay sợi tóc muộn phiền Tình yêu gảy cánh đảo điên cuộc đời Lỡ sinh ra kiếp con người Yêu đương hờn giận cuộc chơi rồi tàn Chờ em, một chuyến đò sang....
09 Tháng Năm 20151:14 SA(Xem: 21976)
"Tiễn con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương.
09 Tháng Năm 201512:30 SA(Xem: 25506)
Biên Hùng đó! Cố nhân đâu?! Hẻm hun hút nhớ, cúi đầu bóng cây Ngô Quyền ơi! Tôi về đây Bâng khuâng nghe lạnh trăng gầy bên hiên
09 Tháng Năm 201512:22 SA(Xem: 30132)
Má là... cả cái gì thân thiết nhất. Không thể hình dung, không thể trình bày. Má nằm trong tim nhịp đập mỗi ngày. Trong hơi thở vẫn thơm mùi của má.
08 Tháng Năm 20155:34 CH(Xem: 28071)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh AI TRỔ VỀ XỨ VIỆT - Nhạc Võ Tá Hân - Bảo Yến trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Năm 20152:35 CH(Xem: 28739)
Mời thưởng thức BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN - Nhạc của Đức Huy - Tiếng hát ChsNQ khóa 14 Thanh Lan - Trình bày The Friend Vương Hương & Luân Vũ
08 Tháng Năm 201511:27 SA(Xem: 16469)
Hồng bưng cà phê ra. Một gói ba số năm vàng rực. Khói cà phê thơm phức làm ruột tôi cồn cào. Cà phê thứ thiệt. Trời ơi, cà phê thứ thiệt. Tôi cúi xuống cái phin, giở cái nắp ra.
08 Tháng Năm 20152:46 SA(Xem: 28241)
Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, tội nhớ lại giọt nước mắt cuối cùng của Mẹ tôi, giọt nước mắt vô giá mà tôi không sao tìm lại được … cho dù trong cả suốt cuộc đời tôi,
08 Tháng Năm 20152:19 SA(Xem: 27582)
Thu đi chưa trọn một năm Vĩnh Minh giờ cũng xa tầm nhân gian Nghe tin sao quá ngỡ ngàng Sáu hai tuổi cũng đa đoan phận người
07 Tháng Năm 20155:50 CH(Xem: 27561)
*Xin bấm vào phần youtube bên dưới để thưởng thức Còn Hoài Một Câu Hỏi - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâmKiều Oanh thực hiện youtube
07 Tháng Năm 20152:04 SA(Xem: 26524)
Xuân đến, là xuân của đất trời Trần gian chưa thấy được yên vui Vẫn còn khắc khoải tâm vô định Vẫn thấy gian tham ngợp cõi người
02 Tháng Năm 20154:23 SA(Xem: 27356)
Cứ mỗi lần đi ngang qua trường cũ Nước mắt lại đầy lấp lánh bờ mi Kỷ niệm ngày xưa tưởng là yên ngủ Bỗng trào dâng nghìn con sóng đổ về.
02 Tháng Năm 20154:00 SA(Xem: 24776)
Tôi cũng khóc cho những ước mơ của tôi vừa chớm nở ̣đã tàn lụi... Tôi bỏ lên sân thượng ngước mắt nhìn lân bầu trời cao thẳm... bầu trời hôm đó tối như bầu trời của đêm ba mươi...
02 Tháng Năm 20153:50 SA(Xem: 26885)
Bốn mươi năm đã bao thay đổi Tóc bạc da nhăn cỗi lẫn cằn Thương người dân mãi nhọc nhằn Sống đời kềm kẹp giữa lằn quê hương
02 Tháng Năm 20152:15 SA(Xem: 29207)
Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L. “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Ca Dao)
02 Tháng Năm 20151:54 SA(Xem: 29926)
Phượng hồng lấp ló đầu cành Ngập ngừng nắng úa vàng hanh sân trường Em ngồi ôm lấy hạ thương Chín mươi ngày đủ nỗi buồn chia xa.
02 Tháng Năm 20151:21 SA(Xem: 27579)
Mời thưởng thức Nhạc phẩm AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT - Thơ Minh Đức Hoài TrinhNhạc Phan Văn Hưng - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Năm 201512:11 SA(Xem: 26052)
Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con.
02 Tháng Năm 201512:05 SA(Xem: 28103)
Sài Gòn sáng nắng chiều mưa. Không ai xóa được tên xưa Sài Gòn. Em hát to nhạc Sài Gòn. Em vinh danh thuở Sài Gòn 70. Em giơ biểu ngữ rợp trời. Sài Gòn vẫn sống muôn đời trong em.
01 Tháng Năm 201511:34 CH(Xem: 29477)
Con viết cho Ba bài thơ của Đêm Vắng bóng trăng hiền soi hàng hiên lặng Bên cạnh con, sách triết Marx-Lénine Nhưng trước mặt, sau lưng là tối tăm vây hãm Bữa cơm chiều ăn sắn khoai no tạm
01 Tháng Năm 201512:06 CH(Xem: 18077)
Sài Gòn mưa. Mưa tầm tã. Mưa bong bóng phập phồng. Mưa mù mịt. Mưa thối trời, thối đất. Mưa quất rát mặt, rát da. Mưa như một triệu cây roi đập tứ phía. Mưa từ Hồng Thập Tự,
25 Tháng Tư 20152:59 SA(Xem: 25316)
Tôi sẽ về để nghe Chích Choè trên cây khế trước nhà tung tăng réo gọi .Nước mắt nào rơi-giấc mơ vừa tỉnh thức ...tháng Tư buồn thổn thức giữa đêm thâu...thương quá Việt Nam ơi !
25 Tháng Tư 20152:45 SA(Xem: 29984)
Ngày 30 tháng 4 là ngày đầu tiên tôi đã thấy Bố rơi lê, cho thân phận GĐ ,cho Tổ Quốc và cho một chuyến lưu vong đã không thành. ..Giờ nầy Bố Mẹ tôi đã ra người thiên cổ, nắm tro tàn cũng đã nằm trong lòng đất lạnh.
24 Tháng Tư 201511:28 CH(Xem: 29947)
Những hình ảnh những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam trong ngày hội ngô văn hóa toàn cầu 40 năm tị nạn, đáng vinh danh và trân trọng
24 Tháng Tư 20155:23 CH(Xem: 28736)
Anh ở đây. Đành thôi em ạ! Nước mất nhà tan làm kẻ bại binh Đêm trăng lạnh gối đầu bên núi Nhớ thuở hiên ngang, áo trận nhà binh.
24 Tháng Tư 20154:49 CH(Xem: 20164)
Tháng tư đen tháng tư buồn hận tủi. Của bao người của nước Việt lầm than Mời xem youtube do Kiều Oanh thực hiện - Nhạc phẩm "HẬN LY HƯƠNG"
24 Tháng Tư 20151:22 SA(Xem: 27669)
Bây giờ đã là 40 lần 30/4 lại về. Biết bao oan khiên đã xảy ra cho dân tộc VN. Bao nhiêu xác người bỏ thây trên biển đông vì hai chữ tự do, bao nhiêu mạng tù nhân CS chết ức oan trên núi rừng Việt Bắc,
24 Tháng Tư 201512:50 SA(Xem: 30694)
Em viết tịnh khúc sao buồn Mùa đông vừa hết mưa nguồn đã tan Em đi trên đống tro tàn Khói hương tình mộ vẫn râm ran buồn
24 Tháng Tư 201512:47 SA(Xem: 27691)
Tháng tư có nhớ gì không... Máu xương đủ kết nên vòng hoa tang Lập lòe nến tỏa đôi hàng Áo sô khăn trắng vỏ vàng mộ sâu Buồn ơi, rút ván qua cầu...
24 Tháng Tư 201512:27 SA(Xem: 26079)
Cho những bạn bè thân thương của tôi mong một ngày về - TRẢ NỢ CHO NHAU! - Ta còn nợ nhau Như lời thề ước Mai về Cố Quốc TRẢ NỢ CHO NHAU!!!...
23 Tháng Tư 20152:12 SA(Xem: 26589)
Ta còn nợ nhau, Miền Nam nhuộm đỏ, Ba mươi tháng tư, Toàn dân đói khổ, Bao giờ.... phục lại quê hương????
19 Tháng Tư 20151:55 SA(Xem: 29473)
Người là ai và Người ở đâu Tuyên ngôn xuất trận thuở ban đầu “ Nam Quốc Sơn Hà”… Vua Nam ở Vách đá chưa nhòa ngàn năm sau
19 Tháng Tư 20151:30 SA(Xem: 35922)
Tháng tư về, tháng tư lần nữa Bốn mươi năm ta hiểu đời đau Trong vòng tay con cháu thương trao Tim người lính thôi buồn hóa đá...
19 Tháng Tư 20151:23 SA(Xem: 28113)
Ai ra đi một chiều xưa biền biệt, Có mơ về con đường cũ xa xăm. Ta ở lại, nỗi nhớ mong bất diệt, Chút tình xưa vương vấn đến bao giờ.
18 Tháng Tư 201511:42 CH(Xem: 29465)
… 30 tháng 4, một ngày của mỗi năm, một ác mộng đã khởi dậy trong cuộc đời tôi, … 40 năm trôi qua, 40 lần của một cơn ác mộng. Giá của sự tự do mà tôi phải trả quá đắt.
18 Tháng Tư 20156:06 CH(Xem: 28137)
Nhân dịp lên xem Lễ Hội Hoa, vào đúng lúc hoa nở. May mắn chụp được một số ảnh của ngày “Cherry Blossom Festival”--April 11, 2015, xin chia sẻ cùng quý vị những hình ảnh đẹp
18 Tháng Tư 201512:14 SA(Xem: 26929)
Tiếng rao mỗi ngày 'Bờ Lút" tới lui. Bánh mì nóng dân Phi đem bán Cám ơn Phi Luật Tân rời Bataan một sáng. Để nhớ hoài thời tị nạn buồn vui.
17 Tháng Tư 201511:18 SA(Xem: 18145)
Buổi chiều đang xuống. Trời còn sáng nhưng mưa lất phất. Tôi nghe Quỳnh nói tên. “Xin anh chị chờ.” Tiếng sỏi khua dưới chân lạo xạo. ..
17 Tháng Tư 201512:21 SA(Xem: 27588)
Gửi nồng nàn vào chập chùng đá núi Nhé Sơn Trà cánh lá chở yêu thương Để đá bớt thiên thu sầu vạn cổ Cùng núi miệt mài ôm giữ trà hương.
16 Tháng Tư 20154:26 CH(Xem: 49617)
Trôi vào hư ảo trăng vàng Con thuyền không bến vơi đầy hoàng hôn Chênh chếch nửa bóng trăng suông Cô liêu... một chiếc vô thường nhẹ tênh
13 Tháng Tư 201512:17 SA(Xem: 28352)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh SÀI GÒN NGÀY TRỞ LẠI - Nhạc Lê Tín Hương - Ca sĩ Anh Dũng Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
13 Tháng Tư 201512:03 SA(Xem: 26217)
Mỗi tháng Ba về, tôi nhớ anh… Mặt trời bên ấy, phải rạng rỡ hơn bên này? Có chắc gì “bên này” vui hơn “bên ấy”? Có chắc gì, tôi hạnh phúc hơn anh?
12 Tháng Tư 20159:05 SA(Xem: 23400)
Tụi anh bi giờ vậy đó cô Mai, hễ muốn “rụng” giờ nào là rụng, đâu ai biết trước được? Nên mỗi khi có dịp gặp gỡ “mầy tao, mầy tớ” với nhau như hồi đi học, tụi anh cảm thấy hạnh phúc gì đâu…
12 Tháng Tư 20151:23 SA(Xem: 25907)
Tháng Tư Mẹ buồn lặng lẽ. Nhìn ba con như chiếc lá khô vàng. Những chiếc lá tháng tư bay tứ tán hoang mang Trên biển, trên rừng, trên đường di tản. Bài lịch sử con học trên trường cùng bạn. Đã không thật thà, chính xác , rõ ràng.
12 Tháng Tư 20151:16 SA(Xem: 30552)
Bao nhiêu năm nữa biển vẫn màu xanh, Đẹp cho đời thường cho người thơ mộng, Bao nhiêu năm nữa biển còn dậy sóng, Trong lòng những người vượt biển năm xưa.
12 Tháng Tư 20151:05 SA(Xem: 30550)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 201512:56 SA(Xem: 28257)
Nghe nói nhóm người phương Bắc đến San bằng Dốc Nhỏ, đắp sân Gôn Mây chiều lãng đãng vương đầu ngõ Tiếng cú đêm đêm khản giọng buồn
12 Tháng Tư 201512:24 SA(Xem: 28084)
Cây xanh nhờ máu dân mầy Nước ngàn sông ngọt nhờ thây chết nhiều Việt Nam mầy khát khao yêu Nhưng đau xót những thân yêu không về !
11 Tháng Tư 201511:13 SA(Xem: 19704)
Sau đó hai mẹ con ôm nhau cười.” Chị cũng kể một câu chuyện thương tâm mà chị nghe được trên đường từ Bắc trở về. Nó còn địa ngục hơn là địa ngục chị đang sống.
11 Tháng Tư 20156:25 SA(Xem: 27602)
Bốn mươi năm về thăm trường cũ Nhìn cổng NGÔ QUYỀN mắt chợt cay Hàng cây nghiêng bóng che đầu bạc Gió chuyển mùa buông tiếng thở dài...
07 Tháng Tư 201511:59 CH(Xem: 25621)
... cùng chia sẻ với gia đình người bạn, người em những mất mát, bệnh tật và những lo toan khi đối diện những bài toán nan giải của cuộc đời. Trong chốn thinh lặng nào đó, tự hỏi riêng mình… Đời có vui?
07 Tháng Tư 20154:19 SA(Xem: 28931)
Bốn mươi năm đủ dạ thưa Nhìn nhau tóc trắng theo mùa nhớ thương Tháng tư chớp bể mưa nguồn Rừng xưa đâu dễ vùi chôn phận người Ngồi buồn giọt lệ tuôn rơi...
07 Tháng Tư 20151:18 SA(Xem: 27138)
Có những tình cờ trong cuộc sống để lại một dấu ấn suốt đời mang theo. Xin được ghi lại vài nét của một trong những chuyện không bao giờ quên trong lịch sử thuyền nhân.
06 Tháng Tư 201511:40 SA(Xem: 20684)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Bài " Ma Femme" Ca sĩ Claude Bazotti - Hạnh Phạm thực hiện youtube Video clip - Hạnh Phạm
06 Tháng Tư 201511:40 SA(Xem: 27109)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Nhạc phẩm "Cỏ Vẫn Xanh" trình bày Sĩ Phú
06 Tháng Tư 20157:36 SA(Xem: 24872)
Anh về quê cũ, dù Xuân muộn Xin giữ cho nhau giọt nắng tàn Giọt nắng một thời vương áo trận Theo mình chiến đấu giữ giang sang!
06 Tháng Tư 20157:31 SA(Xem: 28206)
Mong lắm nhé, ngày bên sông đầy gió, Để tóc bay, chờ ai đến bâng khuâng. Trời tháng tư, nắng sao vẫn miệt mài, Tôi vẫn đợi, bên dòng sông trôi mãi.
06 Tháng Tư 20157:28 SA(Xem: 29165)
Anh mang uất ức nén trong câm nín. Để ngậm ngùi kéo xác bạn đi chôn.
03 Tháng Tư 201511:42 SA(Xem: 17717)
Tôi không yêu nổi chính con người tôi, tôi còn có thể yêu nổi được ai. Và như vậy nếu không ai yêu tôi, không yêu nổi tôi, điều đó cũng chẳng có chi là lạ.
03 Tháng Tư 20157:12 SA(Xem: 39051)
Rất cảm ơn gió đã trả chị về Tiếng nói Dạ Lan một thời yêu dấu Dẫu xuân thì đã úa tàn trên tóc Giọng nói ngày xưa vẫn thế ngọt ngào.
29 Tháng Ba 20151:09 SA(Xem: 36408)
Em về đâu cô bé tóc cột nơ Đứng ngắm cụm hoa vàng bên cửa sổ Mai sau khóc những roi đòn định mệnh Có người về lau nước mắt bơ vơ (Trích “Tuyển Tập Thơ” NGÔ TỊNH YÊN - sắp phát hành)
29 Tháng Ba 20151:06 SA(Xem: 25935)
Xin cám ơn Khánh Minh đã cho tôi một cảm nhận rất cụ thể rõ rệt về “cái-đang-là” của một “Mái Ấm”. Cám ơn ngôn ngữ trong veo của Khánh Minh đã giúp tôi tái hiện lại một vùng “Ký Ức của Bóng”
29 Tháng Ba 201512:32 SA(Xem: 30025)
Tôi tự trách tôi. Nếu ngày đó tôi đừng chú ý gì nhiều đến em (dù đồng hương), tôi không để những tình cảm, xúc động lan tràn quá nhiều đến em, ... Hôm nay chắc có lẽ tôi cũng chẳng phải cảm thấy gì hơn.
28 Tháng Ba 201511:00 CH(Xem: 27815)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Gửi Người Em Gái Miền Nam" - Nhạc Đoàn Chuẩn - Anh Dũng trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 20154:37 SA(Xem: 17263)
Tôi tên là Giang Đồng Nai, tên cũ là Giang Phước Long, tên thân mật là Sông Đồng Nai. Thưa bà con cô bác mấy tháng này tôi đau đớn quá, vì hàng vạn tấn đất đá đã trút lên thân thể của tôi
28 Tháng Ba 20154:26 SA(Xem: 31575)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HUẾ MỘT LỜI HẸN CHƯA THÀNH- Thơ Trần Kiêu Bạc - Nhạc Nguyễn Hữu Tân - Hồng Vân diễn ngâm
28 Tháng Ba 20152:40 SA(Xem: 30649)
Sao nở chặt đi những hàng cây. Những hàng cây xanh chứng nhân lịch sử. Là yêu thương là ấm mát thân yêu. Kỷ niệm anh dìu em vào những buổi chiều.
28 Tháng Ba 20152:17 SA(Xem: 29640)
Ngồi buồn nghĩ lại mà thương. Đời trôi muôn nẽo vô thường phút giây. Còn trong máu nóng tim nầy. Cho xin sống lại tuổi hai mươi buồn. Chợt nghe nắng xế chiều buông...
28 Tháng Ba 20152:07 SA(Xem: 29545)
Đại dương xa cách đôi bờ, Vượt ngàn vạn dặm đâu ngờ gặp đây? Thơi gian trôi tựa như mây, Mong ngày "gặp lai"ngất ngây Xuân Hồng.
27 Tháng Ba 20159:01 CH(Xem: 28403)
Mẹ đi chấm thi xa Gửi bé về nhà bà Vào ra bà nhắc mãi "Cháu đừng đi đâu xa"
22 Tháng Ba 20155:44 SA(Xem: 30549)
rồi năm tháng sẽ qua như mùa Đông đã hết, em vẫn cứ hoang mang về một nỗi buồn không biết vì sao? bắt đầu từ lúc nào? bởi không ai giải thích.
21 Tháng Ba 20152:11 SA(Xem: 28572)
Ở cuối con đường mưa rất nhẹ. Nghiệng vai thầm gôi tiếng ai về Có buổi đứng chờ theo hạnh phúc Chở đầy vào mắt biếc thơ ngây
20 Tháng Ba 20154:49 CH(Xem: 31138)
Tháng ba, núi khóc sông buồn Chia tay Đại Lộ Hoàng Hôn đỏ màu Hẹn ngày về lại Chu-Pao Plei-Ku, phố núi cao cao đứng chờ...
20 Tháng Ba 20154:29 CH(Xem: 26788)
Đầu Xuân vang dậy tiếng cười, Mừng nhau cạn chén cho đời nên hương. Dù cho xa cách muôn phương, Hãy luôn liên lạc, tình thương chan hòa.
20 Tháng Ba 20153:55 CH(Xem: 28257)
Tôi hằng tin ba trăm năm sau và thêm nhiều lần ba trăm năm nữa, thi phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với nhân gian…
20 Tháng Ba 20152:34 CH(Xem: 26330)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "MƠ HOA"- Nhạc Hoàng Giác - Ca sĩ Ngọc Bảo Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Ba 201511:21 SA(Xem: 17377)
.....Máu của cả một dân tộc đổ xuống, xương của nhiều thế hệ xếp lại để cho cả bọn mua bán quyền lực đưa đẩy đến ngày Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm.
15 Tháng Ba 20151:07 SA(Xem: 28271)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức : CHÀO EM MÙA ĐÔNG - CHIẾC LÁ MÙA ĐÔNG - TIỄN NHAU MÙA ĐÔNG - MÙA ĐÔNG VÀ MÂY XƯA - GỌI NHAU MÙA ĐÔNG - ĐÔI TAY MÙA ĐÔNG - DẤU CHÂN MÙA ĐÔNG - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông
15 Tháng Ba 201512:03 SA(Xem: 30665)
“Người Biên Hòa dù sống nơi đâu cũng là đồng hương Biên Hòa”. Cảm nghĩ chân thật của giới trẻ Lưu Tuyết Hương như đã nói lên được sự mong ước sự đoàn kết thương yêu và quý mến của người Biên Hòa.
14 Tháng Ba 20158:17 CH(Xem: 27238)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh XUÂN THÌ - Nhạc Pham Duy - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Ba 20154:19 CH(Xem: 20916)
Cho nên bạn hãy yên tâm khi kết bạn với người nẫu. Họ thiệt thà, chơn chất nhưng tốt bụng. Họ sẽ là những người bạn đáng tin cậy. Hãy tin tui đi. Vì tui cũng là "người nẫu"
14 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 21535)
Nhiều đêm tôi nghe có tiếng gõ cửa nhưng tôi không buồn ngồi dậy. Kệ nó. Chẳng phải là công an đâu. Nếu công an nó đâu để mình yên. Có lẽ một ông quen nào đó. Chờ lâu không thấy trả lời rồi họ cũng đi thôi.
14 Tháng Ba 20153:12 SA(Xem: 29610)
(Tặng Phẩm & Lynh) Anh như mây trắng trên trời, Nay đây mai đó cuộc đời thênh thang. Nỗi buồn riêng để Em mang, Những ngày "Xa vắng" Em sang "bên nhà"
14 Tháng Ba 20152:01 SA(Xem: 29864)
Mùa Xuân chị về thăm quê. Dù cho năm tháng bộn bề áo cơm. Mây mùa đuổi bóng hoàng hôn. Nghe chừng nước mắt thôi dồn bờ vai.
13 Tháng Ba 20158:44 CH(Xem: 27263)
Một nỗi đau nào ai có hay ! Phượng Hoàng đã khuất cuối đường bay Ta tìm mộng cũ trong đêm vắng Hồn chuốc cơn sầu giữa rượu cay
13 Tháng Ba 20154:53 CH(Xem: 26525)
Gánh hàng nặng trĩu đôi vai. Nuôi con chẳng quản tháng ngày gian lao. Công ơn dưỡng dục cù lao. Mẹ ơi! âm điệu đi vào thiên thu.
13 Tháng Ba 20154:02 CH(Xem: 26072)
Em theo chân mẹ lên chùa Mai chào đầu ngõ, đào cười trước hiên Trâu nằm phơi nắng - tháng Giêng Em về giởn bóng bên triền đời tôi!
07 Tháng Ba 20153:13 SA(Xem: 43261)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
07 Tháng Ba 20152:29 SA(Xem: 25779)
Cám ơn những giọt nước mắt ngày mồng một Tết của cháu tôi. Vì nhờ nó ngày Tết năm nay thêm giá trị. Giá trị không phải là những giọt nước mắt rơi, mà giá trị ở chỗ cháu tôi bắt đầu hiểu biết để yêu thương cha mẹ