Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - THÁNH NI KHEMA, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ TRONG HÀNG NI GIỚI

08 Tháng Mười Một 202211:48 CH(Xem: 3049)
Thích Nữ Hằng Như - THÁNH NI KHEMA, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ TRONG HÀNG NI GIỚI




Nhân vật Phật Giáo:

Thánh Ni Khema, đệ nhất trí tuệ trong hàng Ni giới

ThichHangNhu

Thích Nữ Hằng Như

 


I. DẪN NHẬP

Kể từ khi thành đạo cho đến lúc đức Phật nhập Niết-Bàn.  Trong thời gian 45 năm hoằng pháp, xung quanh Ngài tỏa sáng hào quang thành tựu của nhiều đệ tử cả nam lẫn nữ, cả người xuất gia lẫn tại gia. Đặc biệt, về phía Tăng đoàn, có 10 vị được kinh điển nhắc nhở đến rất nhiều, được xưng tán là “Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật”. Dưới sự giáo giới của đức Phật, mười vị Đại đệ tử đó tinh tấn tu tập và nêu cao đạo hạnh cùng sở trường ưu tú nhất, được xem là 10 tấm gương sáng trong Tăng đoàn. Vị nào cũng tràn đầy năng lượng, đã đắc quả A-la-hán khi còn tại thế. Đó là: 1) Tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta): Trí tuệ đệ nhất.  2) Tôn giả Mục-Kiền-Liên (Moggallana): Thần thông đệ nhất. 3) Tôn giả Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakassapa): Đầu đà đệ nhất. 4) Tôn giả A-Nâu-Đà-La (Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất. 5) Tôn giả Tu-Bồ-Đề (Subhuti): Giải Không đệ nhất. 6) Tôn giả Phú-Lâu-Na (Punna): Thuyết pháp đệ nhất. 7) Tôn giả Ca-Chiên-Diên (Katyayana-Kaccayana/Kaccana): Hùng biện đệ nhất. 8) Tôn giả Ưu-Bà-Ly (Upali): Trì giới đệ nhất. 9) Tôn giả Anan (Ananda): Đa văn đệ nhất. 10) Tôn giả La-Hầu-La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất.

Bên hàng Ni chúng cũng có các nữ tôn giả xuất sắc được đức Phật ấn chứng khen ngợi như: Tỳ-khưu-ni Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề (Mahã Pãjãpati Gotamĩ) người Trung Hoa dịch là Đại-Ái-Đạo, là Di mẫu Kiều-Đàm-Di của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta. Bà là vị Ni trưởng thánh hạnh đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, được đức Phật tuyên dương là vị Tỳ-khưu-ni có kinh nghiệm bậc nhất trong việc lãnh đạo Ni chúng. Nữ tôn giả Khema là vị thánh ni có Đại Trí tuệ tối thắng bậc nhất. Thánh ni Uppalavanna (Liên Hoa Sắc) tối thắng về  thần thông. Thánh ni Patacara là vị nổi tiếng Trì luật tối thắng. Thánh ni Sakula được xem là vị có thiên nhãn tối thắng nhất trong hàng Ni chúng v.v… và v.v…

Trong chương trình học của Thiền Tánh Không, qua chủ đề “Tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca”, chúng ta đã quen thuộc với hai danh xưng Kiều Đàm Di là di mẫu của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta và Da-Du-Đà-La là hôn thê của Ngài. Có dịp chúng ta sẽ tìm đọc về cuộc đời tu tập của hai vị thánh ni này. Hôm nay chúng ta cùng nhau lật lại trang cổ sử tìm hiểu về cuộc đời vô cùng thú vị và xuất chúng của vị Tỳ-khưu-ni lỗi lạc, vang danh bậc nhất về Đại Trí Tuệ trong Ni giới. Đó là nữ tôn giả Khema. Đặc biệt là Khema đã chứng quả Thánh cao thượng, chỉ sau một thời pháp của đức Phật, ngay khi bà còn là một hoàng phi cao sang quyền quý, chưa hề xuất gia, chưa hề quy y Tam Bảo, chưa phải là đệ tử của đức Phật Gotama.

 

                                   II. KHEMA, BÀ QUÝ PHI XINH ĐẸP CỦA HOÀNG ĐẾ BIMBISARA

 Từ  Khema mang ý nghĩa là “an lạc”, là “điểm tỉnh”. Tỳ-khưu-ni Khema xuất thân từ gia đình hoàng tộc ở vương quốc Ma-Kiệt-Đà. Cô có nhan sắc vô cùng diễm lệ, là quý phi được hoàng đế Bimbisara (Tần-Bà-Sa-La) sủng ái nhất. Bà quý phi này rất say mê sắc đẹp của bản thân. Bà luôn tự hào và hãnh diện về nhan sắc của mình.

Đức vua Bimbisara là một vị vua rất kính ngưỡng Tam Bảo, vua và chánh cung hoàng hậu Videhi đều là đệ tử thuần thành của đức Phật. Cả hai đã đạt quả vị Nhập Lưu, nên hiểu rõ về lý Nghiệp-Quả, nhận thức rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, vô ngã. Tuy yêu nhan sắc chim sa cá lặn của quý phi, nhưng sau khi học và hiểu giáo pháp, đức vua có nhận định rằng sắc đẹp mỹ miều của quý phi hiện tại trông giống như đóa hoa xinh đẹp đang tỏa hương thơm ngào ngạt quyến rủ ong bướm, nhưng theo thời gian đóa hoa sẽ tàn, nhụy hoa sẽ rửa. Sắc đẹp đó, sao bằng vẻ đẹp của tâm hồn! Khi tâm người có tu tập thấm nhuần hương vị chánh pháp, thì hương vị đó còn mãi và ngày một thăng hoa khởi sắc từ đời này sang đời khác. Đức vua muốn thức tỉnh cơn mê của quý phi, không muốn để nàng chìm đắm vào nhan sắc giả tạm của mình mãi như thế! Nhiều lần đức vua cố gắng tạo duyên cho quý phi Khema đến đảnh lễ đức Phật. Nhưng tất cả những cố gắng của đức vua đều bị bà quý phi yêu dấu này từ chối thẳng thừng. Nàng vẫn cương quyết cho rằng trên đời này không có gì quý bằng nhan sắc của chính nàng. Trả lời đức vua, bà nũng nịu nói rằng:

- Tâu đại vương, thần thiếp đồng ý và tin lời đại vương nói! Rằng là đức Thế Tôn ấy có 32 quý tướng, 80 vẻ đẹp. Rằng là Ngài ấy toàn hảo về mọi đức hạnh, quyền năng và trí tuệ. Thế gian xưng tán Ngài ấy là Thầy của chư thiên và loài người, thần thiếp cũng không hồ nghi! Nhưng thực tâm mà nói, thần thiếp không muốn gặp Ngài  ấy!

Gặn hỏi còn lý do nào khác mà nàng nhứt định không chịu đến đảnh lễ đức Phật, thì bà trả lời:   

- Tâu đại vương,  thần thiếp còn nghe nói rằng đức Thế Tôn ấy thường có lời khiếm nhã coi thường nữ giới, đôi khi mỉa mai, chê cười sắc đẹp của phụ nữ. Nghe nói nhiều lần Ngài ấy giảng cho đệ tử: đẹp gì, quý gì, mỹ miều gì… cái túi da chứa đựng những thứ bất tịnh bên trong, mà suốt ngày lo xông hương, ướp phấn. Hiện tại thần thiếp rất hạnh phúc với nhan sắc trời ban và được đại vương hết mực yêu thương. Thần thiếp không mong muốn điều gì khác. Nếu còn yêu thần thiếp thì cầu xin đại vương đừng ép thần thiếp đến đó được không?

Nghe bà quý phi xinh đẹp nói như vậy, đức vua biết được điểm yếu của ái phi mình rồi! Cái gì đối nghịch với nhan sắc của bà là không được! Bà không đến viếng thăm đức Thế Tôn là tránh không muốn nghe những lời bình phẩm về nhan sắc của bà trước mặt nhiều người, rồi sau đó lại nghe lời rao giảng hãy buông bỏ đam mê ngũ dục, hãy sống đời thiểu dục thanh cao. Những điều này ngược với sự mong muốn của bà, bởi hiện tại bà đang hưởng một cuộc sống mỹ mãn, đang ngồi trên ngôi vị cao sang, sở hữu một nhan sắc tuyệt trần, được hoàng đế sủng ái, và đang là một ngôi sao sáng chói trước những đôi mắt thèm thuồng của thế nhân!

Bấy giờ đức vua không hối thúc hoàng  phi nữa, mà triệu tập quân sư hiến kế. Quân sư đề nghị triều đình tổ chức các cuộc tuyển lựa sáng tác những bài thơ, bản nhạc… nhằm ca ngợi khu vườn thượng uyển Veluvana do đức vua cúng dường lên đức Phật và giáo hội. Nơi đó có hương thất, có giảng đường, có nhiều loại trúc trồng trong khu vườn nên đức Thế Tôn đặt tên là Trúc Lâm, là chỗ trú ngụ của đức Phật và Tăng đoàn. Thế là có nhiều sáng tác ca ngợi Trúc Lâm  đại tịnh xá là một nơi khả ái, khả hỷ, khả lạc, là một khung cảnh nên thơ hữu tình vô cùng xinh đẹp. Bất cứ ai bước vào khu đất thánh đó, chắc chắn tâm hồn người ấy sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát,  mát mẻ, dễ chịu… Tiếp theo là những bài hát vẻ vời, ca ngợi tôn vinh cảnh trí Trúc Lâm không thua kém gì vườn Hỷ Lâm (Nadavana) là thắng cảnh đệ nhất trên khung trời Đao Lợi, là nơi mà Đế Thích Thiên Chủ rất yêu thích, thường hay cùng các thiên nữ đến đó du ngoạn. Những mô tả quá sức tưởng tượng này, ngày một nhiều, và được mọi người truyền tụng ca vang, khiến hoàng phi Khema nổi tính hiếu kỳ, nhưng cũng chưa muốn đến viếng thăm Trúc Lâm đại tịnh xá.

 

                                                             III. QUÝ PHI KHEMA ĐẮC QUẢ THÁNH

Dù quý phi Khema không muốn, nhưng một ngày nọ hoàng đế Bimbisara ra lệnh các hoàng phi phải tháp tùng cùng Ngài và hoàng hậu Videhi đến tịnh xá Trúc Lâm viếng thăm đức Thế Tôn. Đến tịnh xá Trúc Lâm, quả như lời ca tụng, nơi đây là một khung cảnh xanh tươi, trong lành, mát mẻ. Cả không gian, đâu đâu cũng yên lặng, êm ả, thanh bình. Một niềm vui nhẹ nhàng lan tỏa trong tâm hồn quý phi Khema.

Đức vua Bimbisara cùng đoàn tùy tùng tiến vào giảng đường đảnh lễ đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đang trầm tĩnh tọa thiền trên bục đá.  Nơi Ngài toát ra vẻ vừa uy nghi, vừa an nhiên thoát tục. Vua Bimbisara cùng hoàng hậu và các hoàng phi tiến đến cung kính đảnh lễ Người. Nhà vua thăm hỏi Thế Tôn, bày tỏ niềm mong nhớ Thế Tôn khi Người vắng mặt suốt ba tháng qua, và thỉnh đức Thế Tôn thuyết pháp.

Trong lúc Thế Tôn đang giảng cho đại chúng. Ngài đọc được tâm ý của quý phi Khema và biết đã đến lúc có thể chuyển hóa tâm tư của vị quý phi này. Ngài bèn dùng thần thông tạo ra hình ảnh một cô thiên nữ đẹp tuyệt trần đứng hầu quạt cạnh Ngài. Nhìn thấy cô thiên nữ, Khema sững sờ kinh ngạc vì không ngờ bên cạnh đức Thế Tôn lại có một giai nhân tuyệt sắc như thế! Trước giờ, bà nghĩ chỉ một mình bà là người xinh đẹp nhất, đẹp hơn cả chánh cung hoàng hậu. Nhưng hôm nay, sánh với nhan sắc của nàng thiên nữ, thì nét đẹp của bà chỉ ngang với ánh sáng lập lòe của những con đom đóm trong đêm. Còn nàng thiên nữ kia thì rạng rỡ như trăng rằm trùm khắp. Khema thầm nhủ: “Từ trước đến nay, ta chưa hề thấy một mỹ nhân nào tuyệt sắc như vậy, so với nàng ta thật xấu xí !”.

Hoàng phi Khema quay sang nói với tỳ nữ bên cạnh: Em trông người con gái đứng bên cạnh Thế Tôn kìa! Ôi chao, cô ấy từ đâu đến, mà đẹp tuyệt trần đến vậy?

Người nữ tỳ trả lời trong sự ngạc nhiên : “Dạ thưa hoàng phi, con chỉ thấy có một mình đức Thế Tôn mà thôi ạ!”

Hoàng phi ngỡ ngàng khi nghe tỳ nữ nói thế!  Bà dán chặt ánh mắt của mình vào cô gái và tự hỏi:  “Cô ấy thật là đẹp, đẹp tựa như một thiên thần, vậy mà không có ai nhìn thấy nàng sao? Thế Tôn bảo thân thể này là đáng chán mà lại có một tuyệt sắc giai nhân đứng bên cạnh Người. Xem ra Người không hề khinh thường sắc đẹp như lời thiên hạ đồn đãi”.  Bản tánh kiêu ngạo của bà hoàng phi, bị vẻ đẹp thần thánh của thiên nữ lung lay, và dường như bà có vẻ tự hạ mình chịu thua!

Hoàng phi Khema chăm chú theo dõi không rời từng cử chỉ nhẹ nhàng phe phẩy quạt của thiên nữ.  Đôi má hồng mịn, cặp mắt long lanh, mái tóc óng ánh bồng bềnh, đôi môi mộng ngọt chúm chím nửa như mỉm cười lộ hàm răng trắng đều như ngọc, nửa như lại mím môi nủng nịu, trông thật đáng yêu làm sao? Thời gian vừa đủ cho bà hoàng phi mê mệt với nét đẹp thanh tân của tiên nữ, đức Thế Tôn tiếp tục biến hóa hình ảnh mỹ nhân này, từ một thiếu nữ thanh xuân, dần dần thành thiếu phụ trung niên, rồi thành một bà lão già nua lưng còng, má hóp, môi thâm. Đôi mắt long lanh trong sáng ban nãy giờ trông tối tăm mờ đục.  Hàm răng trắng đều như hạt bắp giờ rụng hết chỉ còn lại một hai chiếc nhọn quắc và vàng quánh chỉa ra ngoài, nước miếng, nước dải, rỉ hai bên mép trông thật gớm ghiếc. Làn da trắng nõn nà ban nảy giờ nhăn nheo xám xịt. Mái tóc đen óng ả giờ chỉ lưa thưa vài chùm tóc bạc còn dính lại trên da đầu nhăn nhíu. Cuối cùng thân hình còm cõi, yếu ớt, xấu xí đó gập ngã xuống mặt đất lăn lộn đau đớn, rồi chết dưới chân đức Thế Tôn. Chưa hết, xác chết mau chóng trương xình, thối rửa, tan rả chỉ còn bộ xương khô. Rồi bộ xương ấy cũng tan thành tro bụi, bay mất trong hư vô.

Mục kích cảnh này, Khema sợ hãi, kinh hoàng, toàn thân bủn rủn. Bà thầm nghĩ: “ Ôi, một hình hài trẻ trung đẹp đẽ trước mặt ta, chỉ trong phút chốc lại tàn hoại, biến mất nhanh chóng như thế sao? Thân xác của ta rồi cũng không thoát khỏi cảnh này, ôi ghê rợn quá!”

Đức Phật thấy bà hoàng Khema  đã nhận ra bài học vô thường, Ngài  hướng về bà cất lời trầm ấm nhưng đầy xác quyết: “Này Khema, thân này là giả tạm, vô thường không thể tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Thân này là bất tịnh, chỉ là cái túi da mỹ miều, chứa đựng bên trong những thứ hôi thối, dơ bẩn. Chỉ những kẻ si mê mới đắm say thân xác ấy”.

Ngay phút giây ấy, gương mặt hoàng phi chợt sáng hẵn ra, bầu trời chân lý bỗng hé mở huy hoàng trong tâm trí bà. Bằng niềm tôn kính Tam Bảo tột cùng, bà chấp tay quỳ xuống đảnh lễ và thổn thức thưa với đức Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con đã thấy pháp, con đã ngộ pháp. Phàm tất cả những gì có sinh thì phải có diệt.

 Biết rằng hoàng phi đã chứng quả Dự Lưu. Thế Tôn dịu dàng nói tiếp: “Này Khema, người đắm say ái dục. Giống như ruồi sa lưới nhện. Chịu đau khổ ràng buộc. Rồi cuối cùng cũng tiêu tan. Chỉ có bậc trí tuệ tột cùng đã đoạn trừ ái dục, mới có thể giải thoát viên mãn, đạt đến hạnh phúc tối thượng”.

Thế Tôn vừa dứt lời, toàn thân hoàng phi rung lên, phát ra ánh sáng kỳ diệu. Ngay khi ấy hoàng phi Khema chứng ngộ thánh quả A-la-hán.

Đức vua Bimbisara, các vị hoàng phi, tỳ nữ, cận vệ, cư sĩ và ngay cả  hàng Tăng chúng chứng kiến cảnh này vô cùng kinh ngạc không tin vào sự kiện xảy ra trước mắt mình là sự thật.

Bấy giờ đức Thế Tôn lên tiếng xác chứng:

- Này vua Bimbisara, Khema đã giải thoát, chỉ có thể sống đời xuất gia, hoặc nhập Niết-bàn, chứ không thể sống đời thế tục thêm nữa!

Nghe đức Thế Tôn tuyên bố như thế,  vua Bimbisara vô cùng sửng sốt, ông vội quỳ xuống cầu xin trong niềm xúc động:

- Kính xin Thế Tôn hãy khoan để hoàng phi nhập Niết-bàn! Xin hãy để hoàng phi được xuất gia trong Ni đoàn của Người ạ!

Đại chúng bắt đầu xôn xao, thắc mắc, không hiểu vì sao hoàng phi chưa tu hành ngày nào, chỉ gượng ép đi cùng nhà vua đến nghe Pháp mà chứng được quả vị giải thoát tột cùng như thế!

 

                  IV.  CÂU CHUYỆN TIỀN THÂN CỦA HOÀNG PHI KHEMA

Không phải hoàng phi Khema chứng quả A-la-hán dễ dàng do bởi bà được may mắn gặp đức Phật Gotama như đại chúng nghĩ, mà do bà có căn duyên với Phật Pháp trong nhiều kiếp quá khứ. Kiếp nào bà cũng tu tập hành trì bố thí, tinh cần thiền định, thiền tuệ, giữ gìn giới đức và đã được đức Phật Padumuttara ấn chứng sẽ có ngày bà thành tựu viên mãn trở thành vị Tỳ-khưu-ni đại trí tuệ. Nay đủ duyên lành đức Phật Gotama đã dùng thần thông vén màn tử sinh, cho bà thấy sự vô thường của một kiếp người, và đã rót vào tâm bà bài pháp khai ngộ tâm trí. Khema vốn có căn tu sâu dày từ thời cổ Phật Padumuttara cho đến kiếp vừa qua. Vì thế, bà mới thành tựu được đại nguyện chỉ trong chớp mắt ở đời hiện tại này!

Câu chuyện về các kiếp quá khứ của hoàng phi Khema được kể lại trong  Kinh Bổn Sanh, truyện Tiền Thân Đức Phật (các bài số 354, 397, 501, 502, 534 v.v…)

 Chuyện kể rằng: Cách đây 100 ngàn kiếp, từ thời cổ Phật Padumattara, Khema sinh ra là một nô tỳ cho một gia chủ trong thành phố Hamsavati. Đời sống của cô rất nghèo nàn và cơ cực, nhưng dung nhan cô vô cùng diễm lệ, nhất là mái tóc dài thả xuống tận gót chân. Một hôm cô gặp được trưởng lảo Sujatà vốn là đại đệ tử của đức Phật Padumuttara (Thắng Liên Hoa) đang thong dong trì bình khất thực. Cô phát lòng tịnh tín, nhưng không có tiền, chỉ có vài xu lẻ, đủ để mua một chiếc bánh ngọt, cô thành kính đảnh lễ đặt bát cúng dường.  Thấy cô có tấm lòng tịnh tín nên trưởng lão Sujatà gợi ý:

- Bánh thí tuy nhỏ nhoi, nhưng tâm cô tịnh tín và vô cùng thành kính thật đáng quý. Cô có ước nguyện gì không?

- Thân phận con thấp hèn, nào dám ước nguyện gì, chỉ mong ở một kiếp nào đó trong tương lai, có cơ duyên được sống đời xuất gia, nhẹ nhàng thanh thoát như tôn giả vậy!

Trưởng lão Sujatà khích lệ:

- Cơ duyên tốt đẹp sẽ tới và cô sẽ được toại nguyện!

Được sự khích lệ động viên như thế, nên khi nào có dịp, cô lại hoan hỷ đặt bát cúng dường, dù ít ỏi nhưng không bao giờ mệt mỏi. Trong một buổi lễ cúng dường lên đức Phật và chư Tăng, có sự tham gia của vua chúa, quan lại, thương gia, triệu phú. Người ta đua nhau chuẩn bị thực phẩm, thuốc men, tứ sự nhiều vô số kể!

Thấy vậy, cô rất tủi thân, bởi bản thân không có gì quý giá dâng lên đức Thế Tôn và chư Tăng trong dịp này. Chợt nhớ đến mái tóc hiếm có của mình. Cô bèn tìm đến cửa hàng trang điểm bán mái tóc, được một số tiền nhỏ nhoi. Cô nhanh chóng sắm lễ phẩm để chung hội thí cúng dường với mọi người... Bằng thiên nhãn, tha tâm thông, đức Phật Padumuttara thấu rõ tấm lòng của cô, nên hôm ấy, đức Ngài đã không dừng lại ở chỗ phú quý sang trọng của vua chúa, quan đại thần, hay của các triệu phú, thương gia, mà ôm bình bát tiến thẳng tới mâm vật thực nghèo nàn của cô gái. Ngài cho trải tấm tăng-già-lê xuống mặt đất, rồi nhẹ nhàng thanh tịnh ngồi xuống độ thực ngay tại chỗ. Cô gái quỳ xuống chấp tay hầu một bên, trên mặt tràn đầy nước mắt cảm động. Đức Phật hỏi cô có ước nguyện gì? Cô trình ước nguyện của mình lên đức Phật là sau này được trở thành một Tỳ-khưu-ni có sở đắc về trí tuệ.  Đức Phật Padumuttara đã thọ ký cho bà được như nguyện!

 Sau kiếp sống ấy, do nhờ tâm tịnh tín và phước báu thù thắng, cô gái tái sanh luân chuyển trong các cõi trời và người, luôn được làm hoàng hậu, vương phi của các vị vua trời và các đức Chuyển luân thánh vương, sống một đời hạnh phúc.

Tương truyền rằng trong thời đức Phật Vippassi cách đây 91 đại kiếp, Khema từng là một Giáo thọ Tỳ-khưu-ni xuất chúng. Và trong thời kỳ giáo pháp của ba vị Phật trước đức Phật Gotama là đức Phật Kakusandha, Konagamaba và Kassapa (Ca-Diếp),  Khema là một nữ cư sĩ sanh trong gia đình cự phú đã phát tâm cúng dường xây cất nhiều Tu viện cho Tăng già.

Trong bất cứ thời nào, có sự hiện diện của một vị Phật, mặc cho chúng sanh u mê bám vào đời sống thế tục trôi lăn trong vòng luân hồi sáu cõi, thì Khema luôn luôn tìm cách tiếp cận với cội nguồn trí tuệ bằng cách nỗ lực tô bồi đức hạnh, làm lành tránh dữ, thanh lọc tâm ý. Đặc biệt dưới thời đức Phật Kassapa, bà tên là Samani, là trưởng công chúa, con đức vua Kiki nước Kasi, kinh thành Baranasi đã khẩn khoản xin xuất gia nhưng phụ hoàng và mẫu hậu không đồng ý. Tuy nhiên do căn duyên tu nhiều đời, trưởng công chúa và các công chúa em thường hay đi nghe pháp, sống rất có giới hạnh và bố thí cúng dường không mệt mỏi.

Còn trong những chu kỳ không có chư Phật, Khema tái sanh cùng thời với các vị Phật Độc Giác hoặc ở các vùng lân cận với Bồ tát là tiền thân của đức Phật Gotama. Kinh Bổn Sanh, Tiền Thân Đức Phật truyện số 354 có ghi một kiếp Khema là vợ của đức Bồ-tát, được Ngài khuyến khích mọi người trong gia đình nếu muốn sống hòa thuận an vui thì nên: “Tùy thứ mình có hãy năng bố thí, hành trì bố tác, giữ giới trong sạch, quán tưởng sự chết, suy niệm sinh diệt. Vì trong hoàn cảnh chúng sanh như ta, sống là bất định chết là nhứt định. Mọi pháp hữu vi đều phải hoại diệt, Hãy nên tinh cần tỉnh giác ngày đêm”. Và Khema đã nghe lời phu quân sống như vậy!

Tóm lại, do căn duyên tu tập chín muồi nhiều kiếp quá khứ như vậy, cho nên kiếp này khi gặp đức Thế Tôn lần đầu tiên tại tịnh xá Trúc Lâm,  chỉ trong chớp mắt sau khi được đức Phật khai ngộ qua hình ảnh vô thường vô ngã của một con người với nhan sắc thiên kiều bá mộng phút chốc tan hoại biến mất vào hư vô, đã giúp Khema chứng ngộ được sự thực tuyệt đối, chứng đắc thánh quả A-la-hán cao thượng.

Sau đó, hoàng phi Khema được nữ tôn giả Da-Du-Đà-La làm lễ xuất gia.  Ngày Khema phủi đi mái tóc dài thướt tha và thay bộ y phục lộng lẫy quý phái, cởi bỏ vòng vàng trang sức, để khoác lên mình tấm y hoại sắc giản dị, chính thức gia nhập Ni đoàn, là ngày tôn giả Khema bắt đầu một cuộc đời mới vô cùng thiêng liêng, với vô số hạnh nguyện của bậc A-la-hán vĩ đại.

 

                                V. “TRONG CÁC VỊ NỮ ĐỆ TỬ CỦA NHƯ LAI,

                      CÓ ĐẠI TRÍ TUỆ TỐI THẮNG LÀ TỲ-KHƯU-NI KHEMA”

Những vị A-la-hán là những vị đã đạt trí tuệ giải thoát tột cùng phủ trùm pháp giới. Mỗi vị có công hạnh, sở trường tối thắng và hành đạo theo cách riêng của mình. Tôn giả Khema được mệnh danh là đệ nhứt trí tuệ bởi Ngài có khả năng thấu hiểu mọi điều trong ba cõi. Nhờ thâm nhập giáo pháp vi diệu của đức Như Lai và nhờ có tha tâm thông thấu hiểu tâm trạng căn cơ của người đối diện, nên những lời  giảng dạy của Người đã giúp cho chúng sanh tin hiểu và chấp nhận được những điều sâu xa vi tế trong giáo pháp. Những hình ảnh ẩn dụ được Ngài khéo xử dụng để diễn tả những điều trừu tượng khó hiểu. Nhờ vậy mà có nhiều chúng sanh cảm phục, hoan hỷ tuân hành theo chánh pháp. Đức Thế Tôn đã khen ngợi rằng: “Trong các vị nữ đệ tử của Như Lai, có Đại trí tuệ tối thắng là Tỳ-khưu-ni Khema.”

Một cuộc pháp đàm được kể lại trong Tương Ưng Bộ Kinh bài số 44 giữa vua Pasenadi (Ba-Tư-Nặc) và Khema đã chứng minh trí tuệ tối thắng của tôn giả Khema như sau:

 Vào một ngày nọ, vua nước Kosala là hoàng đế Pasenadi trên đường du hành, nghỉ lại một đêm ở vùng quê Toranavatthu. Nhân dịp này đức vua sai người hầu đi tìm một vị đạo sĩ trí tuệ hay một vị Bà-la-môn trong vùng để Ngài hỏi Pháp. Người hầu tuân lệnh, đi tìm khắp Toranavatthu, không thấy có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào cả. Người ấy trở về tâu lên vua:

- Tâu đại vương, tại vùng này không có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào để Đại vương có thể yết kiến. Nhưng được biết có vị Tỳ-khưu-ni, đệ tử của đức Thế Tôn đang cư trú trong vùng. Đó là nữ tôn giả Khema nổi tiếng là người có trí tuệ quảng bác về pháp học, pháp hành thâm sâu, và là một luận giả tài ba. Đại vương có thể yết kiến vị ấy!

Đức vua đến gặp, sau khi đảnh lễ Tỳ-khưu-ni Khema, Ngài đưa ra 4 câu hỏi về trạng thái sau khi tịch diệt của đức Như Lai. Cuộc đàm đạo diễn ra như sau:

- Thưa Nữ tôn giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không?

- Tâu Đại vương, Thế Tôn không trả lời: “Như Lai có tồn tại sau khi chết”.

- Vậy thưa Nữ tôn giả, Như Lai không tồn tại sau khi chết?

- Tâu Đại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: “Như Lai không tồn tại sau khi chết”.

- Thưa Nữ tôn giả, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết?

- Tâu Đại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: “Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết”.

- Vậy thì thưa Nữ tôn giả, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?

- Tâu Đại vương, điều ấy cũng vậy, Thế Tôn không trả lời: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”

Tôn giả Khema từ tốn đáp lời ngắn gọn như thế, bởi Ngài hiểu đức Thế Tôn cũng không muốn chúng sanh lẩn quẩn trong những câu hỏi huyền hoặc. Vì tranh luận những câu hỏi giống như vậy, chỉ làm hao tổn thân tâm, gây phiền não mê muội, đồng thời cũng chẳng có lợi ích gì cho việc tu hành chấm dứt luân hồi khổ đau. Thế nhưng nhà vua vẫn tiếp tục nêu thắc mắc:

- Thưa Nữ tôn giả, do nhân duyên gì mà Thế Tôn không trả lời bốn thắc mắc trên?

Tôn giả Khema nhìn nhà vua lòng đầy thương cảm, nếu vua cứ dính mắc với những câu hỏi ấy, muốn tìm đến tận nguồn tận gốc, thì sẽ rơi vào cố chấp, tà kiến. Trong khi đó hành trình tu tập đi đến giải thoát giác ngộ, thì phải tự tu, tự chứng. Như một người uống nước, nóng lạnh, chỉ người đó biết, dùng lời giải thích người khác không hiểu. Với lòng bi mẫn, tôn giả mong muốn tháo gỡ những điều hỗn tạp ấy trong tâm nhà vua. Trước tiên Ngài hỏi vua Pasenadi:

- Đại vương nghĩ sao? Nếu có một nhà Toán học tài ba, hay nhà thống kê thiện xảo, người ấy có thể ước tính được cho vua có bao nhiêu hạt cát dưới đáy sông Hằng, và số lít nước trong lòng đại dương hay không?

- Vua trả lời: Điều này chắc chắn là không thể được, vì hạt cát sông Hằng nhiều vô số kể không thể đếm hay ước tính được, và đại dương thì bao la, sâu thẳm, làm sao dò đến tận đáy!

Bây giờ Nữ Tôn giả Khema mới trình bày rõ hơn:

- Cũng vậy, đức Thế Tôn là bậc toàn giác. Ngài cũng như đại dương bao la, sâu thẳm vô cùng tận. Ngài vượt ngoài mọi đo lường hữu hạn của thế gian. Nếu có ai muốn hiểu Thế Tôn qua sắc thân, cảm thọ, hành, thức, thì sớm muộn cũng đi vào bế tắc, bởi đức Thế Tôn đã đoạn tận rồi ngũ uẩn ấy , giống như cắt lìa gốc rễ của cây Sa-La, làm cho nó không thể sanh khởi trong tương lai được. Vì vậy không thể tìm thấy và cảm nhận bản thể của đức Thế Tôn nơi những thuộc tính danh sắc ấy! Nếu có ai nói rằng Thế Tôn “tồn tại” hay “không tồn tại”, hay “vừa tồn tại, vừa không tồn tại”, hoặc “không tồn tại hay không không tồn tại” sau khi nhập Niết-bàn, đều không phải là tri kiến đúng đắn!

Nhà vua hoan hỷ, tin thọ lời giải thích thâm sâu của Tỳ-khưu-ni Khema, Ngài đảnh lễ Tỳ-khưu-ni rồi ra về!

Một thời gian sau đó, vua Pasenadi có dịp đến đảnh lễ đức Thế Tôn, nhà vua cũng thỉnh cầu đức Thế Tôn trả lời bốn câu hỏi như thế. Thế Tôn đã trả lời với ngôn từ và ý nghĩa không khác gì với nữ đệ tử Khema. Điều này, khiến đại vương Pasenadi hết sức ngạc nhiên. Nhà vua liền kể lại cuộc đàm luận với tôn giả Khema cho đấng đại giác, và không hết lời tán thán bậc thánh ni có trí tuệ tối thắng trong giáo đoàn của đức Phật.

 

           VI. “TỲ-KHEO-NI KHEMA” ĐÁNH BẠI SỰ CÁM DỖ CỦA “MA VƯƠNG”

 Trong kinh có ghi lại ma vương thường hiện đến dụ dỗ phá rối các đệ tử của đức Phật. Thánh ni Khema cũng không thoát khỏi cảnh này! Trong Trưởng Lão Thi Kệ có đoạn ghi lại câu chuyện giữa ma vương và thánh nữ Khema. Đại ý là vào một buổi sáng đẹp trời có một chàng trai trẻ với dáng vẻ thanh tao, mặt mày sáng sủa, quần áo bảnh bao. Trên tay cầm một cây đàn, ngồi xuống ở gốc cây cách tôn giả không mấy xa. Mắt hắn ta lim dim, bàn tay lướt nhẹ trên dây đàn, dạo lên khúc nhạc gợi tình lả lơi. Dạo xong một dòng nhạc, hắn dừng lại và tiến tới gần tôn giả Khema, cất giọng quyến rủ: “Này hỡi nàng tu sĩ trẻ đẹp xinh tươi như đóa hoa mùa Xuân. Ta cũng tràn đầy nhựa sống thanh niên. Cớ gì chúng ta không cùng nhau rong chơi hưởng thụ khoái lạc. Hỡi giai nhân, hãy cùng ta chấp cánh phiêu bồng khắp nơi cho thỏa lòng mong ước”.

Với đạo nhãn thanh tịnh, Khema nhìn thấy rõ đó là một ma vương đội lớp người. Gương mặt hắn dử tợn và hung bạo, đôi mắt đỏ rực tràn đầy dục vọng. Tôn giả cất giọng trầm tĩnh trả lời: “Này ác ma, hãy dừng lại mọi sự mời gọi. Ta đã nhàm chán từ lâu thân thể mỏng manh, ô uế, chứa đầy bệnh tật. Tâm ta đã nhổ sạch cây ái dục. Ái dục như gươm giáo, bén nhọn, chặt vào tấm thân năm uẩn, làm đau đớn thân xác và tâm hồn. Cái ngươi gọi là khoái lạc, với ta chẳng gì vui thú. Hãy đi vào rừng núi mà tìm gặp các đạo sĩ thờ thần mặt trời, thần mặt trăng, thần lửa. Những người này nhầm tưởng và cố chấp cho rằng mình đã thanh tịnh, hiện ở trong quyền lực của nhà ngươi đấy! Còn ta, thì đừng hòng! Ta đã là đệ tử của đức Thế Tôn bậc Toàn Giác, Ngài là vị Thầy tôn quý nhất trong tam giới. Giáo pháp của Thế Tôn như ánh mặt trời phá tan màn đêm tăm tối của vô minh ngã chấp, dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi luân hồi khổ đau. Ta nay đã chấm dứt tất cả lậu hoặc, đã ở ngoài quyền lực của ngũ ma, trong đó có cả ngươi. Ác ma, hãy tan vào bóng tối đi!”

Ma vương biết rằng mình bị thất bại, hắn gầm lên giận dữ rồi biến mất. Cảnh vật nơi đây vẫn vắng lặng như không có gì xảy ra. Tôn giả Khema vẫn ngồi đó trong tư thế kiết già thanh thoát, bình an và tự tại.

 

                                          VII. BÀI HỌC TỪ THÁNH NI KHEMA

Để trở thành một vị thánh ni vĩ đại, bậc đệ nhất trí tuệ trong Ni đoàn của đức Thế Tôn, Tỳ-khưu-ni Khema đã trải qua hàng trăm ngàn kiếp tu tập hành trì theo giáo pháp của chư Phật. Chung quy là bố thí cúng dường, thiền định, thiền tuệ, thanh lọc thân tâm trong sạch. Nhiều đời Ngài được sanh ra cùng thời với chư Phật và thánh tăng, trực tiếp được các Ngài động viên khuyến khích tu hành. Những chu kỳ không gặp Phật thì lại gần gủi các vị Độc giác Phật hoặc Bồ tát là tiền thân của đức Phật Gotama. Đời nào kiếp nào Ngài cũng kiên trì quyết chí tu tập miên mật, tạo biết bao nhiêu công đức và phước đức. Cho tới thời đức Phật Gotama, đại duyên chín muồi Ngài đắc quả A-la-hán cao thượng và sau đó được đức Phật giao cho nhiệm vụ giáo huấn Ni đoàn. Tuy đã là một A-la-hán nhưng Ngài vẫn luôn công phu hành trì để phát huy trí huệ ngày một sâu sắc hơn. Từ trí tuệ của Ngài, những đạo lý thâm sâu đã được giảng giải chi tiết, tường tận, khiến cho mọi tà kiến mê lầm bị dập tắt. Ngài đã đưa vô số chúng sanh đến với chánh đạo, và để lại cho chúng sanh bài học cao quý về “sự vô thường của xác thân và sự nguy hiểm của ái dục”.

Là Phật tử chúng ta noi theo hạnh tu của Ngài. Đó là tin sâu vào Tam Bảo, nỗ lực trên hai phương diện pháp học và pháp hành. Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày chúng ta nên chuyên cần thực hiện các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ. Chúng ta hiểu rằng vạn pháp là vô thường. Thân thể hiện tại khỏe mạnh, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, chồng, vợ, con cái hôm nay là mình, là của mình, nhưng mai kia mình chết đi, tất cả sẽ không còn gì nữa! Như vị thiên nữ xinh đẹp kia chỉ trong thoáng chốc biến thành tro bụi biến mất trong hư vô. Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp chúng ta nên sớm tỉnh thức chọn con đường sống trung đạo đúng đắn, không quá tham đắm vào thế gian hư ảo, sống tử tế đối với bản thân và những người xung quanh để không tạo ác nghiệp!

Trước khi khép trang sử lại, chúng con thành kính tri ân các bậc Thầy Tổ, các nhà nghiên cứu Phật sử, đã ghi chép lại những câu chuyện cổ xưa giá trị về cuộc đời của các bậc thánh tăng, thánh ni, để đời này, chúng con được noi gương tu học nơi các Ngài. Sau cùng và mãi mãi chúng con nguyện cầu tôn giả Khema gia hộ cho Phật tử chúng con: tâm Bồ đề kiên cố, chí tu học vững bền, có đủ sức mạnh chiến thắng những cám dỗ ái dục, giữ tròn giới hạnh, sống đời an vui trong chánh pháp nhiệm mầu của Như Lai. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam Mô Thánh Nữ Đệ Nhất Trí Tuệ, Ngài Khema.

 

                                                                                THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                                            (Thiền thất Chân Tâm, November 5/2022)

 

                        

 

 

27 Tháng Mười Hai 20142:24 SA(Xem: 32773)
Hòa bình đến, chiến tranh đi. Ai mang bom đạn phủ đầy trời trong. Dù cho giá lạnh mùa Đông. Vẫn nghe nồng ấm ân hồng niềm tin. Chào mừng Thiên Chúa giáng sinh...
27 Tháng Mười Hai 20141:19 SA(Xem: 31445)
Lá vẫn hoài màu chung thủy đam mê. Lá nhớ gì mà tím buồn đến vậy Hoa thương ai mà trắng đến nao lòng Nhắm mắt lại trong mịt mù vẫn thấy Lá và hoa tím trắng quá mênh mông.
27 Tháng Mười Hai 201412:57 SA(Xem: 28187)
Ngủ vùi một giấc quên cơn mộng Vỗ nhẹ đôi tay xóa chuyện đời Man mác thềm xưa làn gió thổi Êm đềm bến cũ áng mây trôi Phù hoa, phú qúy là hư ảo Thì tiếc làm gì chút nét môi
27 Tháng Mười Hai 201412:40 SA(Xem: 33568)
Nắng tây thổi cái hanh vàng xuống phố Gió đông xuân xoáy khao khát lên trời Nơi nào đó cầu xin em còn nhớ Quán Thềm Xưa em đã rớt nụ cười
26 Tháng Mười Hai 201410:58 SA(Xem: 30964)
Rồi, thời gian qua mau, tuổi ấu thơ không còn nữa. Những đêm Noel đi lãnh quà bây giờ chỉ còn là những kỷ niệm đáng yêu trong ký ức.
26 Tháng Mười Hai 20147:59 SA(Xem: 18186)
Giữa những tiếng kêu của bà lão là tiếng la mừng rỡ của một người tù khác nghe xướng đúng tên mình có người nhà thăm nuôi. Tiếng cười của người tù, tiếng khóc của người bên ngoài cửa sắt.
19 Tháng Mười Hai 20147:11 CH(Xem: 26248)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN LỀ - Nhạc và Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc- Ca sĩ Hương Giang
19 Tháng Mười Hai 20146:58 CH(Xem: 31245)
Thấm thoát hai mùa Noel Năm nay trở lại thì nhạt nhòa Tà áo năm xưa không còn nữa Thuyền đã xa bờ về bến mơ…
19 Tháng Mười Hai 20146:23 CH(Xem: 33287)
Cảm tạ Chúa tuôn tràn huyết báu, Cứu chuộc con ra khỏi vong nô. Trần đời không đẹp như mơ, Đời con nhờ Chúa nên thơ, ngọt ngào.
19 Tháng Mười Hai 20146:13 CH(Xem: 27321)
Xin cám ơn đất nước Mỹ đã cho chúng tôi một cuộc sống an bình hạnh phúc như hôm nay. Cho chúng tôi hưởng được ngày lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa.
19 Tháng Mười Hai 20142:39 CH(Xem: 29342)
Nhớ hồi một chín chín hai, Đồng môn khóa 7 chọn ngày cuối năm, Họp mặt nam Pháp, Anh Văn, Nghĩa tình hai lớp sát gần cạnh nhau, Sáu hai đến bảy năm sau, Một chín sáu chín cùng nhau ra trường,
19 Tháng Mười Hai 20142:20 SA(Xem: 30275)
Trần gian náo nức đón No-el Chúa trải buồn trên những ngọn đèn Đạo lý- thế nhân luôn tráo trở Lợi danh-thiên hạ mãi đua chen
19 Tháng Mười Hai 20142:03 SA(Xem: 29649)
Đời ông nội tôi nhờ có vật thiêng cứu mạng, đến đời tôi cũng có phần có phước lớn như vậy. Năm đó tôi mua được một khối... đá, trên đó có một con cá hóa thạch lộ rất rõ, chỉ phần đầu bị che khuất chút xíu.
19 Tháng Mười Hai 20141:05 SA(Xem: 33003)
Ví dụ như mình đừng trót đánh rơi Chắc thương không đau một hình một bóng Để nhớ đêm đêm vào ra trông ngóng Chờ gặp nhau đau đáu đợi ngày về
18 Tháng Mười Hai 201412:58 CH(Xem: 24546)
Anh ơi, em nghĩ chỉ có tình cảm mới giúp người ta thấy con đường người ta đi đúng là tươi đẹp, là đáng đi. Vượng đã thay đổi vì em. Thủy, rồi tới anh, nói với em như thế. Phải chi chính Vượng nói với em như thế ?
13 Tháng Mười Hai 20143:20 SA(Xem: 30224)
Hôm nay bão rớt về nơi này , sụt sùi mứ khóc mấy ngày nay. Bão rớt ngày xưa có mẹ già Cơm canh nóng hổi Mẹ đem ra . Bão rớt hôm nay kho nồi thịt Cháu về vui quá: cám ơn Bà
13 Tháng Mười Hai 20143:16 SA(Xem: 35733)
Một góc trời quê hương bụi bặm ơi! Dấu chân xưa chắc soi còn chưa rõ Mỗi dấu chân một bước đời gian khó Mong ngày về nhìn lại bóng chân quen
12 Tháng Mười Hai 20146:18 CH(Xem: 36681)
Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.
12 Tháng Mười Hai 201410:41 SA(Xem: 27619)
cảm tác theo bài viết "Nước Mắt" của Nguyễn Thị Thêm đăng trên Web Site Ngô Quyền ngày: 6 tháng 12, 2014 và thưởng thức tiếng hát Ngọc Lan qua "Giọt Nước Mắt Ngà", sáng tác của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
12 Tháng Mười Hai 201410:35 SA(Xem: 34166)
Đông về bên Giáng Sinh buồn. Trên cao Chúa cũng xót thương tội đồ. Quàng vai nổi nhớ bơ vơ. Kiếp sau xin chớ dại khờ yêu đương.
10 Tháng Mười Hai 201411:10 CH(Xem: 24005)
Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng?
10 Tháng Mười Hai 201410:58 CH(Xem: 14457)
Suốt một tuần lễ trời mưa tầm tã. Chỗ nằm của cha Minh và tôi bị nước tạt ướt, phải di chuyển ép sát vào bên trong. Ban đêm nghe tiếng nước chảy liên tiếp từ cái rãnh bên hè xà lim xuống ống cống ở cuối nhà giam.
10 Tháng Mười Hai 20144:56 CH(Xem: 42891)
Mồng tơi tím giậu rào Xanh xanh bờ rau đắng Đồng quê thật ngọt ngào Nồng nàn hương lúa mới Êm ả khúc đồng dao Tiếng võng đưa vời vợi.
10 Tháng Mười Hai 20142:36 CH(Xem: 33263)
Ừ, thì bỗng dưng mà nhớ một mình ... chiếc phong bì hồi xưa con tem im lìm nằm ngoan bên góc phải có con dấu đóng lên ngày tháng nó làm chứng cho ... nhưng giờ có ai cần!
06 Tháng Mười Hai 20141:28 SA(Xem: 35313)
Gửi Chặng, buổi sáng thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014 Ngày bạn về với đất trời, bao dung. Nói với em, người bạn nhỏ Hãy bay đi, về phương trời miên viễn nơi những từng mây, có cánh thiên thần
06 Tháng Mười Hai 201412:56 SA(Xem: 30547)
Người thấy và cảm nhận được giọt nước mắt long lanh như những viên kim cương hay giọt sương lấp lánh là người mới thật sự đẹp, một người đáng trân trọng.
05 Tháng Mười Hai 201411:50 CH(Xem: 38492)
Có một ngày trời không áng mây trôi, mưa dầm dề. Tôi nghe tiếng thời gian thở dài. Không dưng nỗi nhớ tròng trành, nên lòng trĩu nặng. Mưa dầm... Ngõ nhớ. Có bóng ai thấp thoáng trong màn mưa.
05 Tháng Mười Hai 20145:01 CH(Xem: 32538)
Từ có em, là ta có thơ Dáng em huyền ảo rất mơ hồ Lúc buồn ngơ ngẩn bên song cửa Khi nhớ ngậm ngùi giữa giấc mơ
05 Tháng Mười Hai 201412:27 SA(Xem: 37096)
May mắn học chung Thầy Cùng chuyển hướng Tâm linh Tập trụ trong Tánh Biết Vượt khỏi đường tử sinh
05 Tháng Mười Hai 201412:13 SA(Xem: 33301)
Kỷ niệm bốn mươi năm Hai đóa hoa vô ưu Tặng nhau ngày kỷ niệm Anh và em có nhau Chúc nhau luôn tinh tấn Giữ niệm biết không lời An lạc là ở đây!
04 Tháng Mười Hai 201412:40 SA(Xem: 27815)
Mênh mang nước chảy xuôi dòng, Xòe tay đếm lấy bao vòng đời xoay. Đời sao cứ mãi loay hoay, Đưa ai bước vội , gió bay qua cầu. Ước sao có phép nhiệm mầu, Đưa tay nắm lấy,nỗi sầu phôi pha.
03 Tháng Mười Hai 20142:39 CH(Xem: 23315)
Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
03 Tháng Mười Hai 20142:01 CH(Xem: 14835)
Tôi nhìn Nhị Hà. Tôi không đọc được tình cảm trong mắt cô khi cô nói đến việc một người bạn cùng lớp bị bắt. Kiệt đã bị đưa đi cải tạo. Còn tôi tại sao tôi còn ở đây?
03 Tháng Mười Hai 20145:51 SA(Xem: 30863)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MƯA HUẾ, HUẾ MƯA... - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện Youtube
29 Tháng Mười Một 201412:08 SA(Xem: 31731)
Trời chiều Cali đã bắt đầu đi ngủ sớm, màn đêm với khí trời lành lạnh như báo trước sự chuẩn bị cho những ngày lễ cuối năm. Dù trời lạnh nhưng chúng tôi lại cảm thấy luôn ấm lòng với những tiếng cười ròn rã những tiếng nói rất thật và thân tình.
28 Tháng Mười Một 201411:13 CH(Xem: 22274)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
28 Tháng Mười Một 20141:29 CH(Xem: 22415)
Khi cơn mưa chiều đổ ập xuống, trời tối sầm lại. Nhà đèn lại cúp điện khiến nơi bàn thờ gia tiên gia đình con, ánh sáng ngọn đèn dầu nhỏ thật lung linh, mờ ảo. Nhưng cũng tốt. Càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho buổi lễ.
28 Tháng Mười Một 20142:15 SA(Xem: 29788)
Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc.
28 Tháng Mười Một 20141:56 SA(Xem: 30551)
Chiều hôm nay, hôm mai Bảng đen nhìn tiếc rẻ Viến phấn rơi phân nửa Theo hồn Thầy xa bay Con ngã nón chào Thầy Như lần đầu vào lớp Thầy ơi! Thầy đi mất Mà dấu giày còn đây!
28 Tháng Mười Một 20141:53 SA(Xem: 31928)
Xin tôn vinh, xin kính cẩn nghiêng mình: -Sự tận tình, lòng nhân ái, đức hy sinh. -Vì đàn trẻ luôn quên mình tận hiến. Xin khắc ghi sâu vào lòng bất biến Quý lương sư đã tận hiến, hy sinh.
27 Tháng Mười Một 20142:51 SA(Xem: 42340)
Thẫm đôi mắt héo, vương mùi khói nhang, Không ngờ cô bé xóm làng, Làm thơ, hành gã ngang tàng...lệ rơi, Khóc tại cô đó, Duyên ơi!
27 Tháng Mười Một 201412:21 SA(Xem: 32799)
Nhân dịp Thanksgiving. Gia đình chúng tôi, xin gửi lời chúc đến quý vị và các bạn một mùa lễ Tạ Ơn an lành, hạnh phúc, quây quần bên người thân, thâm tâm an lạc để đón mừng Mùa Lễ lớn.... Xin tạ ơn… Tạ ơn tất cả. Happy Thanksgiving…
26 Tháng Mười Một 20141:22 CH(Xem: 24169)
Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam.
22 Tháng Mười Một 20149:55 CH(Xem: 45348)
Sáng nay dậy muộn, mặt trời cũng lười biếng, trốn trong mây... Nghe tin Chặng đã lìa đời, chiều qua... Bên cửa sổ, một chiếc lá nhỏ, mầu thật đỏ, đang rơi... rớt xuống bên thềm, tuyết trắng. Nhủ thầm, có phải Chặng đó không?
22 Tháng Mười Một 20141:47 SA(Xem: 21875)
Hãy cám ơn cho đúng nghĩa của nó. Hãy cùng nhau coi ngày này là ngày sum họp, vui vẻ với gia đình. Mỗi người mang thức ăn đến hay cùng đến sớm để phụ mẹ nấu nướng để tạo một không khí yêu thương và sinh hoạt đầm ấm.
22 Tháng Mười Một 20141:23 SA(Xem: 21221)
Măng non thay cội tre già. Ngàn năm sông chữ sáng lòa trời trong. Nhọc nhằn cõng chữ qua sông. Buồn vui theo nước lớn ròng nhấp nhô. Tri ân tâm huyết Thầy Cô...
21 Tháng Mười Một 20141:59 CH(Xem: 22739)
Chúng ta hãy thể hiện tinh thần Lễ Tạ ơn một cách chân thành. Bằng hành động mỗi ngày, góp cho cuộc sống trên trái đất này mỗi ngày một thêm tốt đẹp hơn. Có như vậy, mà lễ Tạ Ơn trở thành có ý nghĩa thiêng liêng, cao quý….
21 Tháng Mười Một 20142:15 SA(Xem: 23134)
Nghĩ lại một thời vượt qua dốc cũ Là biết nhọc nhằn công sức Thầy Cô Thấy bảng đen vắt ngang thời thơ ấu blank Nghe phấn rơi xao động tuổi học trò Nhắm mắt lại, lời giảng bài vẫn rõ Mở mắt ra, nhìn trắng lớp sương mù
20 Tháng Mười Một 20146:03 CH(Xem: 21070)
Trên cành cây ngọn cỏ ,vạn vật đang chờ đón mùa về ... và một ngày đẹp nhất:.. ngày 20-11- để em , dù chẳng còn thơ bé,vẫn muốn đến vô cùng gọi lên tha thiết: Thầy, Cô kính mến của ngày xưa Ngô Quyền thân ái ơi!.....
20 Tháng Mười Một 20142:03 CH(Xem: 26288)
Chiếc xe lam tấp bên lề, không ra hiệu làm một người chạy Honda phía sau suýt đâm sầm vào. Ông ta vòng xe ngang người tài xế càu nhàu. Người tài xế xe lam vừa nhận tiền nơi con vừa cười giả lả với ông kia.
20 Tháng Mười Một 20141:44 CH(Xem: 15294)
Bục giảng đã không còn là của tôi. Những học sinh Saigon của tôi không làm sao có thể chấp nhận được thứ ngôn ngữ hay lập luận của một người thầy mà mới vừa hôm qua còn là xanh mà hôm nay đã là đỏ.
20 Tháng Mười Một 20142:02 SA(Xem: 29341)
Bất chợt nhìn dã quỳ rộ nở Ta ngậm ngùi thương nhớ dã quỳ xưa Ôi dã quỳ! Loài hoa chung thủy Đã hẹn thề muôn thuở với mùa đông Dã quỳ ơi một thời lưu luyến Dáng nhỏ xinh cùng hoa dại bên đường
20 Tháng Mười Một 20141:15 SA(Xem: 29501)
THÂN PHẬN* ngậm ngùi theo tháng năm Trăng tà hiu hắt NGÕ PHÙ VÂN* CHẬP CHỜN, ĐỈNH NHỚ** hồn điên đảo NHƯ THẬT NHƯ MƠ** khúc lặng thầm
19 Tháng Mười Một 20142:19 SA(Xem: 35573)
Anh Cọp, em tuổi con Trâu, Nghĩ rằng hai đứa thân lâu, tỏ tình, Chờ hoài em mãi lặng thinh, Gặng hỏi, em nói chúng mình... chị em.
14 Tháng Mười Một 201411:30 CH(Xem: 37970)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm buồn, cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa.... *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIỌT MƯA THU - Nhạc Đặng Thế Phong - Thái Thanh trình bày
14 Tháng Mười Một 20146:03 CH(Xem: 27298)
Con muốn oà lên khóc mà đôi mắt chợt ráo hoảnh. Chừng như lệ nóng đã đóng băng, chừng như hồn con tê cứng lại. Bản danh sách thí sinh trúng tuyển chờn vờn trước mắt con. Đám đông xô đẩy, lấn dần con ra.
14 Tháng Mười Một 20144:53 CH(Xem: 29877)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
14 Tháng Mười Một 20141:30 SA(Xem: 26943)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc. Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân,con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị ....
14 Tháng Mười Một 201412:51 SA(Xem: 29365)
Hôm nay ngọn gió Thu sang Trở về trường cũ rộn ràng trong tim Người xưa giờ biết đâu tìm !? Hàng me, ghế đá im lìm trong mơ
14 Tháng Mười Một 201412:44 SA(Xem: 30655)
Bay về đâu thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền yêu dấu vẫn đầy tim Không lạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn mãi yêu thương.
13 Tháng Mười Một 201412:31 CH(Xem: 14029)
Bất thình lình hắn đẩy chúi tôi về phía trước. Tôi tưởng mình bị ngã sấp xuống. Cái chân đau của tôi bị nhói thấu xương.
13 Tháng Mười Một 201410:21 SA(Xem: 32971)
từng giọt mưa thu tí tách rơi. ướt đẩm bờ vai tóc rối bời Nhặt cánh lá vàng bên bờ suối Theo dấu chân nai bước cuối đời
13 Tháng Mười Một 201410:12 SA(Xem: 24115)
Ta đã bao lần hứa với em Từ khi nguyệt bạch rớt bên thềm Chia nhau nhặt nửa vầng trăng vỡ Để giữ làm tin mãi chẳng quên
08 Tháng Mười Một 20141:22 SA(Xem: 20922)
Lang thang Thu buớc đến Sàigòn Ngập ngừng Thu ghé cổng Trưng Vương Những lá Thu bay vờn áo trắng Như thả ngàn thơ xuống cuối đường Thu dừng chân sau Chùa lặng yên Hậu liêu vàng sắc Đạo tôn nghiêm
08 Tháng Mười Một 201412:53 SA(Xem: 23935)
Trong tất cả bốn tập thơ của anh Dương Quân như những bản nhạc giao hưởng lôi cuốn người đọc về những kỷ niệm, về quá khứ, và về với tình người, ....nhất là chung thủy với những kỷ niệm mà tác giả đã từng yêu người, yêu đời.
07 Tháng Mười Một 201410:06 CH(Xem: 31778)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Em Ra Đi Mùa Thu tác giả Phạm Trọng Cầu, Thái Thanh trình bày Fall in Virginia.... Autumn Leaves, VA Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
07 Tháng Mười Một 20141:24 CH(Xem: 18806)
tôi đứng giữa rừng lạnh bầy ngỗng trời kêu vang trở về ngồi cô quạnh bấm cell phone. còn đâu còn đâu cậu Hoàng ơi…
07 Tháng Mười Một 20141:16 CH(Xem: 15644)
Nhà tù Kiên Giang buổi tối. Những cánh cửa sắt mở ra đóng lại vội vàng. Cả đám người bơ phờ, bụng đói, tay không đồng hồ, chân không giày dép, đầu óc hoang mang lo lắng sợ hãi ngồi chồm hổm giữa sân nhà giam.
07 Tháng Mười Một 20141:11 SA(Xem: 24784)
Chị đi tìm em. Núp mình bên lá úa. Chim rừng hoảng loạn, Cây cỏ xôn xao Chị hỏi: Em ở nơi nào? Nai vàng ngơ ngác.Lá khô xào xạc Mây bay lang thang.
06 Tháng Mười Một 201410:18 CH(Xem: 24289)
Giang tay ôm chặt nỗi buồn. Tìm quên kỷ niệm đau thương tình sầu. Áo xưa ngày nọ qua cầu. Đợi nhau tháng bảy mưa ngâu theo cùng.
04 Tháng Mười Một 20141:37 CH(Xem: 19234)
tôi còn nhìn mây bay chiều nay mây đang bay trên đồi Evergreen mùa thu mây đang trôi trong ký ức nhạt nhòa người bạn không còn nhìn mây 49 ngày qua
01 Tháng Mười Một 201412:17 SA(Xem: 35928)
Đông về rét lắm, nhớ mênh mông! Vỡ phím, buồn ngơ ngẩn rối lòng Phòng lạnh- xót xa tình Nữ Tố Nắng tàn- xơ xác bến giang Đồng
31 Tháng Mười 20141:20 SA(Xem: 27904)
...nhưng ngày lễ Halloween cũng là một ngày rất đặc biệt của trẻ con. Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
31 Tháng Mười 20141:01 SA(Xem: 22093)
Phong trần tỉnh giấc chiêm bao Biển khơi từng đợt sóng trào bờ xa Trăng ru điệu nhớ đêm qua Lệ nào chảy xuống lòng ta ngậm ngùi !
31 Tháng Mười 201412:53 SA(Xem: 29444)
Sợ mưa, ướt sũng hẹn hò, Sợ mưa, gợi chuyện học trò ngủ yên, Gặp em, hôm đó nắng lên, Anh đâu nhớ dốc Ngô-Quyền, mưa bay.
30 Tháng Mười 20143:01 CH(Xem: 28264)
Nghe thi nhân khóc đêm trường Vớt trăng, sao để miên trường lạc trăng Ngàn sau đời khóc thi nhân Trăng Hàn Mặc Tử nẩy mầm trong thơ.
30 Tháng Mười 20141:20 CH(Xem: 32677)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.
29 Tháng Mười 20141:11 CH(Xem: 15464)
Tôi thấy mình như già hẳn đi. Tôi bối rối, mơ hồ. Tôi muốn đi nhưng không biết mình sẽ đi về đâu. Tôi sợ ở, nhưng lòng lo âu trong sự tù túng nên lúc nào cũng thấp thỏm muốn đi.
25 Tháng Mười 201412:03 SA(Xem: 36593)
Mỗi lần Thu đến buâng khuâng, Nhìn Thu quyến rũ vui dâng đỉnh trời. Nắng Thu sưởi ấm lòng người, Gió Thu reo rắc những lời yêu thương
24 Tháng Mười 201412:44 CH(Xem: 30916)
Hãy mở lòng ra nhé người ơi! Trời xanh lồng lộng tháng ngày trôi. Một mai đi mãi không trở dậy. Để lại nhân gian một nụ cười.
24 Tháng Mười 20142:59 SA(Xem: 35318)
Đàn kêu tích tịch tình tang . Ai đưa chim sáo sang ngang cuối mùa Chiều đông thương nhớ người xưa Cho xin ...giọt nước mắt thừa... nhé em.
23 Tháng Mười 201412:26 CH(Xem: 17401)
Chiếc xe đò đi Rạch Giá chật ních người. Kiệt đã lấy cho tôi một chỗ khá tốt: ghế đầu ngồi cạnh bác tài. Trong túi tôi đang có một tấm giấy công tác giả do ông Công cấp, ghi là tôi đi công trường An Biên nghiên cứu đào giếng.
17 Tháng Mười 20143:48 SA(Xem: 36930)
Mùa thu ơi bước về chầm chậm nhé Bởi qua mau nắng sẽ bớt vàng mơ Giàn hoa rạng đông rũ cành úa héo Và heo may xoải đôi cánh tạ từ.
17 Tháng Mười 20142:56 SA(Xem: 29120)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 20143:18 SA(Xem: 28986)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
09 Tháng Mười 20141:32 SA(Xem: 30480)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU TÍM LÁ VÀNG - Nhạc Vân Tùng - Hoàng Oanh trình bày
08 Tháng Mười 20145:42 CH(Xem: 23359)
Như thế đấy, đã từ lâu rồi, người dân quê mùa, thiếu học và hãy còn nghèo nhưng vẫn biết không bán nước một cách nhân văn, thấm đẫm cái tình với người và tình với... nước!.
08 Tháng Mười 20144:47 CH(Xem: 31504)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Lá Thu Ngày Ấy - Thơ: Duy Quang - Ngâm thơ: Hiếu Hạnh
03 Tháng Mười 20149:13 SA(Xem: 18863)
ước vọng của thầy gởi lại thế nhân, thầy nói thầy ra đi với tư cách một nhà văn, vì suốt cuộc đời thầy luôn luôn theo đuổi, gìn giữ như pháp danh TÂM NGUYÊN của thầy.
03 Tháng Mười 20142:17 SA(Xem: 31000)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Màu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu- Nhạc Đoàn Chuẩn--Lê Dung trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
02 Tháng Mười 201412:53 CH(Xem: 30355)
Mưa Thu rơi nhẹ bờ vai. Là trăm năm vẫn hát bài thương nhau. Lỡ đi cho hết đường tàu. Xin thôi giấc ngủ chiêm bao dậm dài. Mưa Thu hôn nhẹ tóc ai...
02 Tháng Mười 20144:02 SA(Xem: 39344)
Lang thang... đồi vắng... một mình Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
27 Tháng Chín 20142:47 SA(Xem: 30472)
tưởng nhớ NXH riêng tặng DC ngừng cọ vẽ, khi nghe tin NXH không còn nữa… bạn đã đi rồi, ngày qua, mất hút.. bụi về với mây căn nhà ngói đỏ [2] quạnh hiu trống vắng, buồn…
27 Tháng Chín 20142:20 SA(Xem: 31761)
Nén nhang đưa tiễn Thầy ơi! Bỏ buông sự nghiệp khắp nơi văn đàn Gió thu lay động rèm tang Ngô Quyền vĩnh biệt Thầy Nguyễn Xuân Hoàng thiên thu
24 Tháng Chín 201410:42 CH(Xem: 19708)
Duyên văn nghệ giữa tôi và ông chỉ một lần gặp gỡ tại café PALOMA , và bài viết Tô Canh Thơm Của Mạ trên Việt Tribune, nhưng lần gặp đầu tiên đó đã để lại trong tôi một mối hào cảm rất đẹp với một nhà văn, nhà giáo tên tuổi, nhưng rất bình dị này.
19 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 31120)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
18 Tháng Chín 201412:38 CH(Xem: 26292)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 20141:36 CH(Xem: 24848)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 20149:25 SA(Xem: 29808)
Buồn thương trời đổ cơn mưa, Sáng nay thứ bảy Mây đưa Hoàng về.* Hết rồi giây phút hôn mê, Bạn giờ thanh thản sơn khê mây trời. Đạo Hữu pháp danh: Thanh Tâm Phạm Gia Hưng xin chia buồn cùng tang quyến.
13 Tháng Chín 20141:06 SA(Xem: 31024)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.