Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Học Lãnh Vân - GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TRUNG VÀ TẤM LƯỚI LỒNG LỘNG

28 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 7227)
Lê Học Lãnh Vân - GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TRUNG VÀ TẤM LƯỚI LỒNG LỘNG

GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TRUNG VÀ TẤM LƯỚI LỒNG LỘNG 


Lê Học Lãnh Vân


nguyen-van-trung-1969-va-2019
Nguyễn Văn Trung, Đại học Văn Khoa Sài Gòn 1969; phải, Nguyễn Văn Trung 50 năm sau, Montréal tháng 8/2019.

 


Với Vương, hai vị giáo sư Văn Khoa trước năm 1975, thầy Lý Chánh Trung và thầy Nguyễn Văn Trung, hai Thầy đều dấn thân. Thầy Lý Chánh Trung nghiêng về hoạt động chánh trị – xã hội hơn, còn Thầy Nguyễn Văn Trung nghiêng về học thuật hơn.

Trước năm 1975, dù theo ngành khoa học tự nhiên, do ý thích cá nhân, Vương thường dự thính một số tiết học Văn khoa nên trọng hai ông như thầy trực tiếp dạy mình.

Khi Vương trở thành cán bộ giảng dạy, trường đại học Khoa học TP Hồ Chí Minh mới được thành lập từ sự hợp nhất hai trường đại học Văn khoa Sài Gòn và đại học Khoa học Sài Gòn. Năm 1980 hay 1981 gì đó, trường đại học Tổng Hợp TP HCM, khối khoa học xã hội tổ chức một hội thảo. Các thầy của Vương bên Khoa học Tự nhiên dự khai mạc. Nghe các vị bàn tán như sau:

– Các ông Văn, Triết ấy mà, cứ là chẻ sọi tóc làm tư, làm tám. Tôi nghe mà ngủ gục!

– Họ nói hay đấy chứ. Tại mình không trong phạm vi đó nên không nhận thức hết.

– Nếu họ bận làm thí nghiệm suốt ngày như mình chắc không rảnh rỗi ngồi chẻ sợi tóc. Tui thấy mấy ổng bàn chuyện trên trời!

– Chúng mình làm khoa học, làm với thiên nhiên, coi khó vậy nhưng giản dị. Các ông ấy làm việc với con người, với suy nghĩ, tư tưởng, phức tạp hơn nhiều, nên mới chẻ sợi tóc làm mười sáu, làm ba hai…

– Anh Nguyễn Văn Trung nói hay quá. Chuyện phức tạp mà ảnh phân tích rành mạch.


Người khen giáo sư Nguyễn Văn Trung một cách ngắn gọn và rõ ràng là giáo sư Thực vật học Phạm Hoàng Hộ, một người Thầy của Vương trong lãnh vực Khoa học tự nhiên.

Sau buổi hội thảo ấy, các cán bộ giảng dạy trẻ được Đoàn trường tổ chức một buổi họp nghe báo cáo chính trị. Buổi họp cũng giản dị, đề tài không có gì hóc búa. Các anh bên khoa Chính trị được cử qua làm tổ trưởng hướng dẫn thảo luận. Các anh khoa Chính trị có tham gia hội thảo đó, trong lúc nghỉ dùng cơm trưa, chuyện trò nhau lại dẫn về đề tài hội thảo. Và lẩn quẩn thế nào lại tập trung vào giáo sư Nguyễn Văn Trung.

 Các ông bỏ Miền Bắc theo đế quốc thì không dùng được rồi.

– Ông Trung rời Miền Bắc từ trước 1954, không phải di cư…

– Ổng được đào tạo từ đầu não đế quốc. Không chừng là biệt kích văn hóa cấp cao. Bọn đế quốc đã mưu đồ, mưu đồ năm mươi năm!

– Tôi không chắc ông Trung là biệt kích. Nhưng cả nước đang lao vào giành độc lập, ông ấy lo đi học cho riêng mình. Thế cũng là không được! Anh ích kỷ thế thì không được!

– Chúng ta có chủ trương rồi, tạm dùng họ để giữ sinh viên Miền Nam. Khi cán bộ chủ chốt Miền Bắc vào đông đủ, ta sẽ dần dần loại họ ra, dù không có bằng chứng họ là biệt kích. Không nắm được thì không dùng. Chuyên chính không dùng người lưng chừng, dao động. Mấy ông này là bố dao động, hơ hỏng mất chế độ như chơi!

Người học trò của ông Nguyễn Văn Trung là Vương ngồi im. Không chỉ ngồi im mà còn mở mắt quan sát, mở tai nghe chăm chú. Vương biết, hoàn cảnh trong bàn lúc đó, mình là thiểu số tuyệt đối. Im là cách tốt nhất để biết các bạn suy nghĩ thế nào về Miền Nam nói chung, về các giáo sư Miền Nam nói riêng.

Những người tham gia bữa cơm trưa ấy, cảm nhận chung của Vương là họ hiền, ít nhất, không hung dữ. Trong sinh hoạt nghề nghiệp Vương và họ từng gặp nhau đôi lần. Khi nhận xét “Các ông ấy bỏ Miền Bắc theo đế quốc thì không dùng được rồi”, người nói nở nụ cười hiền lành, có vẻ thân tình nữa. Họ xem đó là chân lý. Bỏ Miền Bắc chắc chắn là theo đế quốc. Theo đế quốc chắc chắn là không xài được. Cái tam đoạn luận đơn giản đó in sâu vào óc họ khiến họ tin chắc rằng việc người bỏ Miền Bắc thì không xài được là chân lý!

Vẻ tự tin ấy cùng với nụ cười hiền lành ấy càng khiến Vương thấy mơ hồ một tấm lưới mênh mông chực chờ chụp xuống. Ngay cả những người không hung dữ cũng tin rằng “người bỏ Miền Bắc không xài được” thì quan điểm cực đoan ấy đã được nhồi nhét vào bao nhiêu người rồi? Nếu người bỏ Miền Bắc vào Miền Nam không dùng được thì toàn bộ Miền Nam có dùng được không?

Tấm lưới lồng lộng ấy đã được chụp xuống “ngụy quân, ngụy quyền” Miền Nam, chừng nào sẽ chụp xuống giới hàn lâm khoa học, các thầy của Vương, các đàn anh, các bạn cùng thế hệ, và cả những anh tổ trưởng chính trị đang hướng dẫn thảo luận với niềm tin vào tam đoạn luận kia cùng nụ cười hiền lành?

Mang trong đầu hình ảnh tấm lưới chụp xuống, cùng với bao nhiêu khó khăn riêng để có tấm visa xuất ngoại, Vương sang Paris nơi anh được gặp những nhà trí thức tên tuổi tới từ Pháp, Đức, Bỉ… Hầu như tất cả những vị này nhắc ông Nguyễn Văn Trung với lòng cảm mến! Lúc đó Vương mới biết, nhân vật anh từng được các thầy và các bậc anh chị giới thiệu tới trình diện nơi quê nhà là người đáng kính trọng về tài ba, tấm lòng, nhân cách! Nỗi tiếc càng dâng lên khi nhớ lại anh chưa một lần ngồi riêng với vị giáo sư nghe ông nói chuyện học thuật, dù anh có cơ hội…

Vương hối hả tìm đọc các tác phẩm của ông Trung. May thay, ở Paris, tài liệu còn nhiều. Các tác phẩm chính của ông về triết học, về văn học, các tiểu luận nhận định về xã hội, chính trị, văn hóa… bao hàm bao nhiêu khái niệm, kiến giải mới mẻ, sâu sắc được trình bày theo thứ tự dẫn dắt cho người đọc hiểu rồi suy nghĩ cùng tác giả.

Với Vương, một chân trời thoáng đãng mở ra. Không phải vì độ rộng, dầy của trước tác của giáo sư Trung! Trước tác của ông chủ bút tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh, của nhà bút chiến Phan Khôi, của học giả Hoàng Xuân Hãn cũng rộng, dầy! Chính mức độ hàm súc đồng thời trong sáng của cách dùng văn của giáo sư Trung cho anh chân trời thoáng đãng. Các khái niệm khó diễn tả, các suy nghĩ tinh tế, các nhận định liên quan tới nhiều tầng nấc sự kiện và suy tư, được diễn tả rõ ràng khúc chiết khiến người say mê kiến thức ngây ngất. Trong nhiều điều học được từ giáo sư Nguyễn Văn Trung, Vương quyết tâm học điều này nhất, vừa dễ lại vừa khó học!   

Anh xem là cách hành văn gương mẫu những câu như sau của ông: “Người trí thức không phải là người có kiến thức đại học hoặc sau đại học, mà là người có kiến thức chuyên sâu nhờ đọc sách và kinh nghiệm tiếp xúc. Thực ra, điều cốt yếu đáng nói không phải là vốn kiến thức, mà là thái độ trí thức đối với các vốn ấy và, nhất là, đối với những vấn đề cuộc sống trước mặt đặt ra”.

Câu văn ấy là một câu bình thường trong văn ông, một văn phong bình thường luôn luôn trong sáng! Các dấu ngắt câu được chú ý để ý tứ được phân biệt, không trùng lắp hay chồng lấn lên nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp luận lý tiếp thu của người đọc. Học cách hành văn này, không phải chỉ học kỹ thuật dùng chữ, đặt câu, mà điều cốt yếu là học tinh thần luôn muốn ý tưởng của mình được trình bày rõ ràng nhất, minh bạch nhất! Tinh thần đó, buồn thay, chưa chắc được chấp nhận hay tuân thủ trong môi trường văn nghệ, học thuật trong nước hôm nay!

Học của giáo sư Trung nên học nhiều điều. Hôm nay, được tin ông mất ở tuổi đại thọ, xa quê hương! Trong nỗi buồn tiếc chung, bài viết chỉ nhắc tới điều trên vì thỉnh thoảnh hình ảnh tấm lưới lồng lộng kia trở về tâm trí Vương!

Tấm lưới được chụp xuống, nâng lên nhiều lần, và phải chăng các thể hiện xã hội của nó có khi được gọi là trói – cởi trói? Theo với các lần chụp xuống nâng lên, tức trói và cởi trói, lần sau tấm lưới có thoáng hơn lần trước. Dù vậy, những con người đích thực trí thức, tinh hoa quốc gia như giáo sư Nguyễn Văn Trung, ngày còn trẻ, kiến thức tràn trề, từ chối vị trí nghiên cứu ở Hoa Kỳ, hăm hở về Việt Nam phụng sự đồng bào, ba mươi năm cuối đời phải ly hương vì không chấp nhận tấm lưới kia!

Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng (mời gọi đối thoại, đa chiều, cởi mở), trung thực, đặt quê hương, tổ quốc lên cao hơn hết mọi đảng phái, xu hướng chính trị… Cho dù các mắt lưới hiện nay có rộng hơn bốn chục năm xưa, mục đích và bản chất tấm lưới vẫn còn nguyên, tấm lưới không dung ông Nguyễn Văn Trung và ông cũng không chấp nhận nó.

Giáo sư Nguyễn Văn Trung không là biệt lệ, mà là hình ảnh chung của giới trí thức, tinh hoa. Vậy có e rằng dòng chảy ào ạt nguyên khí quốc gia ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ vẫn còn tiếp tục?

 

LÊ HỌC LÃNH VÂN 

(21.10.2022)

23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32279)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30318)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33312)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27876)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33749)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28268)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24764)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27314)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25152)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29159)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40366)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34770)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23285)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29268)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30667)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28087)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16237)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36332)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21980)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41206)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23220)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29734)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30170)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17110)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31224)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29432)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26185)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30126)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26761)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28519)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30728)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30952)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28805)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30027)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29538)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29523)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 23965)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33409)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32531)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30652)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30755)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29007)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28393)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23547)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23379)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”