Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - THÁNG 10 VÀ MA QUỶ

01 Tháng Mười Một 202011:13 CH(Xem: 11257)
Nguyễn Thị Thêm - THÁNG 10 VÀ MA QUỶ
Tháng 10 va ma quỷ Tựa


Tôi đến nước Mỹ vào ngày cuối cùng của tháng chín.

Buổi sáng đầu tiên đón ánh mặt trời của đất nước tự do là đầu tháng 10. Tháng 10 ở Cali thật ra không  lạnh mấy. Nhưng những người ở xứ hai mùa mưa nắng như chúng tôi thì quả thật rất lạnh. Những quần áo ấm đem theo là mấy bộ đồ được cấp phát, chọn lựa từ cái kho ở trại tị nạn Bataan. Cái nào cái nấy rộng thùng thình và dày cộm. Mới đến nước Mỹ nên làm gì có tiền mua máy giặt hay máy sấy, cho nên tôi phải vật lộn với những bộ đồ như thế cho cả nhà. Trời lạnh, mà đồ mặc dày, tôi tê cóng tay chân với đống quần áo.

Giặt xong thì phải phơi. Trời mùa này không có nắng mấy. Ở sân sau tôi làm một sợi dây phơi đồ từ hàng rào bên này giăng qua bên kia như cạnh huyền của một hình tam giác. Được vài tuần em trai tôi thấy bảo rằng: Ở Mỹ không thể làm như vậy. Hàng xóm thấy là rất kỳ. Ở đây không ai phơi đồ toàn dùng máy sấy. Tôi ngạc nhiên thật sự. Phơi đồ trong sân sau cũng ảnh hưởng tới hàng xóm, gia đình mình làm mất đi cái đẹp của tập thể sao? Nếu phơi quần áo trước nhà, hay trên lan can lầu quả thực mất thẩm mỹ. Nhưng sau hàng rào có ai thấy đâu. Nhà tôi chưa có xe, nơi giặt đồ công cộng không biết ở đâu. Thôi thì mình là dân tị nạn, ai có cười hở mười cái răng. Tôi làm liều cứ phơi như vậy chứ biết làm sao. Chỉ tránh không phơi sát hàng rào chỗ người ta cố ý nhìn vào. Phơi đồ mà hồi hộp, sự xấu hổ cứ canh cánh bên lòng.

Mãi sau dành dụm chúng tôi mới mua được cái máy giặt để đỡ tay chân, đồ phơi cũng mau khô. Cái máy sấy mơ ước cả hai năm sau mới dám khiêng về. Hai cái máy ấy theo chúng tôi từ lúc thằng út 5 tuổi đến lúc nó lập gia đình. Ngày tôi rời căn nhà cũ để về ở với con gái, hai cái máy vẫn còn chạy tốt. Tôi tặng lại cho chùa để các sư cô dùng vì nhà con gái đã có sẵn rồi. Phải công nhận một điều máy móc càng đơn giản, ít chi tiết xài càng bền. Con người cũng vậy, biết đủ là đủ, không tham vọng, không mưu lợi tính toán nhiều, cuộc sống càng hạnh phúc.

Những tháng ngày chưa đến Mỹ tôi không thể tưởng tượng được mình được ưu đãi như vậy. Bước chân xuống phi trường Honolulu, gia đình tôi được làm giấy tờ nhập cảnh. Được chụp hình và được báo tin thẻ Social security và thẻ xanh sẽ gửi về tận nhà vài tuần sau. Tôi không thể tin rằng mình có food Stamp và trợ cấp tiền mặt để sinh sống thời gian đầu. Như vậy tiền ăn sẽ dè sẻn không bị đói. Tiền nhà cũng có thể giải quyết.. Đất nước này, chính quyền này và người  dân ở đây sao mà tốt quá. Ra đường không ai kỳ thị. Vào chợ chẳng ai nhìn mình lạ lẫm, cứ xếp hàng thứ tự trả tiền. Vào những văn phòng xã hội, nhân viên đón mình niềm nở, lịch sự, ân cần. Tiền cứ hàng tháng gửi về, chẳng ai làm khó dễ. Chúng tôi hít thở khí trời, tận hưởng cuộc sống tự do.

Sau đó hai vợ chồng đi học ESL. Được nhận cái thẻ đi xe bus mừng quá là mừng. Ngày nào không đi học là đi thư viện mượn sách. Vợ chồng con cái thích không gian yên tĩnh ở thư viện. Các con mê những video thiếu nhi, phim hoạt hình mà ở VN chúng chưa bao giờ được xem. Video đám cưới công nương Diana và thái tử Charles chúng tôi coi đi coi lại hoài không chán. Thú thật chúng tôi không thể tin được những quyền lợi mình có được ở đất nước xa lạ này.

Chả bù ở VN đi làm lao động tay chân từ mờ đất đến chiều mới về tới nhà. Gạo chỉ có 13 ký (sau còn 10kg) đầy thóc và sạn. Thực phẩm tem phiếu phân phối không thấm vào đâu lại còn bị thủ kho cắt xén bớt. Một năm chỉ có 2 mét vải quần mà về đo lại chỉ còn mét tám. Một tháng đi làm phải chịu một ngày XHCN thư ký trích ra trừ thẳng vào lương. Ngày lễ lớn thay vì được nghỉ ở nhà có lương, người dân phải đi làm và phân nửa ngày công hôm đó trích ra mừng lễ. Ai vắng mặt  thì lấy ngày khác thế vào, vì đó là quyền lợi và bổn phận công dân.

Tháng 10 năm đó gia đình tôi đón mùa lễ Ma Quỷ đầu tiên ở nước Mỹ. Cả xóm vui như hội. Con nít đi xin kẹo từ rất sớm và kéo dài tới khuya. Các cháu và cha mẹ đi từng đoàn, hóa trang rất lạ và đẹp. Không khí ma quái thật vui nhộn, rộn ràng. Lần đầu tiên tôi biết đến những căn nhà ma trong khu vực, thấy nghĩa trang ngay trên sân nhà, thấy ma treo tòng teng trên các nhánh cây trước cửa. Ban ngày đi ngang không để ý, đêm Halloween tối thui, đèn chớp tắt đầy ma quái mới thấy đáng sợ. Người già, người trẻ hóa thành ma quỷ, nhát con nít và đùa giỡn với ma. Một hiện tượng lạ lẫm khác xa sự tín ngưỡng của người VN. Ma, quỷ, thần thánh phải cẩn trọng, kiêng dè vì đó là thế giới tâm linh, một thế giới vô hình không nên nói tới. Đêm đó nhà tôi kẹo cho bao nhiêu cũng hết, kẹo các con xin về đem phát hết cũng không đủ. Thôi thì cả nhà tắt đèn, đóng cửa đi ngủ mà lo lắng. Sợ không có kẹo cho thì họ sẽ phá nhà "Trick or Treat" mà lại. Thật là buồn cười.

Những mùa Halloween sau, lễ Ma là một ngày hội vui thật sự. An bình và nhộn nhịp. Tôi cũng trang trí hình ma quỷ ngồi trước cửa, cũng phù thủy rú lên ma quái, cũng đèn chớp tắt trong đêm tối âm u. Các con rồi các cháu tôi cũng mua bí đỏ về, khắc hình và để đèn vào trong trang trí mừng lễ. Cháu xúng xính đi xin kẹo trong những bộ đồ hóa trang lạ mắt, cũng vẽ mặt, trét phẩm màu để trở thành những con ma ghê rợn. Không khí vui chơi lành mạnh trong thanh bình của xứ tự do.

 

Năm nay 2020 tháng 10 lại đến. Trong các cửa hàng cũng la liệt những hình ảnh ma quái, những kẹo bánh hấp dẫn trẻ con. Nhưng khách hàng ngắm thì nhiều, mua rất ít. Kinh tế đã đi xuống, các công ty buôn bán như thế này thì càng thảm thương hơn. Nhưng biết làm sao, tình hình không mấy yên ổn, không mấy ai còn hứng thú với lễ Halloween. Thực ra những con ma giả không có gì đáng sợ, chỉ là trò vui. Nhưng có những người đã trở thành ma quỷ ngay khi còn sống mới làm cho xã hội bất an, sự chết chóc mới lan tràn và làm khủng hoảng tinh thần người dân vô tội.

Kể từ khi dịch cúm Vũ Hán xâm nhập vào nước Mỹ và thế giới thì dường như cả nhân loại bị sa vào địa ngục.

Thiên đàng, địa ngục hai bên

Ai khôn thì về, ai dại thì sa

Đêm nằm tưởng Chúa, nhớ Cha

Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn

 Đó là bài hát khi tôi năm bảy tuổi chơi trò rồng rắn. Lúc ấy chỉ hát cho vui theo trò chơi, không cần biết theo đạo nào, ý nghĩa gì. Xóm tôi là xóm đạo, cuối xóm là nhà thờ. Cho nên tưởng Chúa, nhớ Cha, đọc kinh cầu nguyện là chuyện làm hàng ngày của con chiên ngoan đạo. Niềm tin tốt đẹp hướng về Chúa ba ngôi.

Bây giờ ngồi nhớ lại bài hát, tôi lại nghĩ theo một cách khác. Quả thật là có thiên đàng và địa ngục. Nhưng không phải khi chết ta mới đối diện, mà đã có ở cõi dương gian này do con người tạo ra. Nếu ta sống hạnh phúc, yêu thương và bình an đó là thiên đàng. Nếu ta thù ghét, muốn hại người, muốn phá hoại, lật lọng, bất an thì ta đang ở trong địa ngục. Nếu ta làm điều bất chính ác độc thì ta trở thành ma quỷ ngay trong khi ta còn sống.

Một câu nói của Thầy Thích Tánh Tuệ trong một bài viết có thể áp dụng trong ngày lễ Halloween:

 Thứ làm cho ta sợ hãi không phải là ma quỷ đi... hỏng cẳng mà chính' là Ma tham, sân, si luôn xuất hiện, thống trị cõi tâm này.

 

Nếu bệnh dịch xuất phát từ Trung Quốc do con người tạo ra thì nơi đó đúng là giang sơn của loài quỷ dữ. Nó muốn lôi kéo con người xuống tận chốn A tỳ. Nó gieo rắc kinh hoàng trong thế giới loài người và tận diệt mọi niềm vui. Vì thiện lương và ác độc là hai vế đối lập.

Năm nay nếu thật có ma quỷ ở cõi vô hình thì số lượng ma quỷ sẽ nhiều biết mấy. Âm khí sẽ rất mạnh vì số người chết vì dịch cúm Tàu khó lòng siêu thoát. Họ oan ức, buồn bã vì chết tức tưởi không thấy mặt cha mẹ vợ/chồng con. Họ chết như trốn chạy. Không bà con anh em tiễn đưa. Không có một đám ma đàng hoàng. Họ bị đem đi hỏa thiêu vội vàng đầy  oan khuất. Những hồn ma đó thật tội nghiệp và đáng thương vô cùng. Đáng thương vì họ đã chết mà người chết thì không thể nói được điều gì.

Tôi tin chắc một điều là ma rất hiền không đáng sợ chút nào. Nếu họ dữ và đáng sợ thì họ đã hiện lên để trả thù, trừng trị, bẻ cổ những người khi trước đã giết họ hay làm cho họ phải chết thảm thương.

 Tôi viết bài này hôm nay ngày 31 tháng 10 đêm Halloween. Một đêm Lễ Ma không có ma đến nhà thăm viếng và la lên Trick or Treat vui vẻ  như mọi năm. Nhà nhà im lìm, đèn trước nhà không bật. Tôi ngồi im trước máy nghe ngoài trời gió thổi, lá lao xao. Những linh hồn đang thầm thì than thở tiếc nuối những ngày vui. Tôi bước xuống lầu mở cửa trước. Không một bóng người ngoài đường. Ánh sáng đèn đường rọi xuống những hàng cây. Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói: "Mất rồi mới thấy tiếc" Phải rồi đêm nay không có một cháu bé nào đi xin kẹo mới thấy tiếc nuối và hoài niệm mùa lễ Halloween. Tôi đóng cửa đốt nhang trên bàn thờ gia tiên. Ông chồng tôi vẫn ngồi đó cười mím chi. Con ma nhà tôi vẫn hiền lành như bao năm nay. Tôi thầm thì:" Ông ơi! Năm nay không có lễ Halloween".

Con trai tôi và gia đình một người bạn đã tổ chức cho con Lễ Halloween đặc biệt. Các cháu hóa trang theo ý muốn và vào một căn phòng trang trí lễ hội Halloween. Đèn tắt, mỗi cháu cầm một cây đèn pin và đi tìm kẹo trong các góc phòng hay dấu dưới những hộp hay trái bí đỏ được khắc hình ma.

Các cháu vui đùa, tìm kiếm và hân hoan với những kẹo bánh an toàn ngon hơn khi đi xin mỗi năm. Sau đó là màn ăn uống vui vẻ cho người lớn và trẻ con. Một ngày lễ ma tìm kẹo đặc biệt nhất từ ngày tôi đến Mỹ.

Ông bạn tôi có nhiều cháu nhỏ. Thế là cũng cho các cháu hóa trang và phát kẹo tại gia. Ông hóa trang và ngồi một góc nhà, đèn tắt, các cháu tới Trick or Treat líu lo. Ông phát kẹo, các cháu ôm con ma già hôn âu yếm.  Đèn bật lên ông cháu chụp hình, tiệc tùng ăn uống vui như hội.

Tháng 10 phải kể chuyện ma. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về "Chuyện Ma Nhà Cô Chín" nha.

Ngày tôi đi dạy, Bố già cưng con gái rượu, xây cho tôi một căn nhà nhỏ chung vách với nhà bà dì ghẻ của tôi. Tại sao lại gọi là dì ghẻ tôi cũng không biết. Nhưng chắc là bà ta không có ghẻ ruồi hay ghẻ ngứa.


Ngày xây móng, ở dưới có xương người. Có thể ngày xưa đây là một nghĩa trang, lâu ngày bị bỏ hoang. Người dân tứ xứ đến đây lấn chiếm lập nghiệp cất nhà. Phía trước nhà tôi là một ngôi mộ cổ, tấm bia thật to, chữ viết bằng chữ nho đã mờ theo thời gian. Bên hông nhà là hai ngôi mộ cũng có mộ bia khá lớn vẫn còn chắc chắn lắm. Đó là lý do ba tôi chừa lại không dám phá để cất rộng ra. Vì vậy vách nhà tôi hai ngôi mộ đó mới tới hàng rào phân ranh.

 

Tôi ở một mình đi dạy trong căn nhà bao bọc bởi mả. Khi chiến tranh ác liệt, ba tôi đào hầm trú ẩn cho con gái. Ở dưới cũng có hai bộ xương người. Ông già nhặt lên bỏ vào hũ, đem lên chùa tụng kinh rồi sau đó hỏa táng. Mỗi khi Việt Cộng pháo kích vào quận lỵ. Tôi chun xuống căn hầm tối thui, ẩm mốc đó mà không hề biết sợ. Đôi khi còn đem mền gối xuống đó ngủ cho an toàn.

Nhưng anh trai tôi không bao giờ dám ghé nhà ngủ lại. Mỗi lần anh đến, nằm trên bộ đi văng là tối đến có mấy người đến giựt chân anh đòi chỗ, kéo anh lôi xuống đất. Anh la hét, vùng vẫy nhưng vô ích, nói không ra tiếng, thân thể không nhúc nhích. Sáng dậy anh nằm dưới đất, người mềm rũ ra đầy kinh hoàng. Mấy lần bị như vậy anh chỉ dám ghé nhà tôi vào ban ngày. Tôi có rất nhiều anh trai, nhưng các anh đều sợ. Chỉ riêng thằng em út của tôi thì không sao. Thật lạ kỳ. Còn tôi thì không thấy gì hết, ăn ngủ bình thường.

Vào những ngày gần kỳ thi, bên hông nhà tôi nơi kết nối với ma. Các em chơi trò cầu cơ, xây chò để liên lạc với cõi âm. Những ngón tay chỉ vào các con chữ chạy lia lịa trên tờ giấy hay những chân chò nhảy lọc cọc để cho biết con ma này là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, chết năm nào, tại sao chết. Tuy nhiên ma rất khôn hỏi thi đậu hay rớt thì được trả lời vòng vo né tránh. Thường là câu: "không thể nói". Ấy thế mà tôi đặt tay vào con cơ thì con cơ đứng im, tham gia trò xây chò thì chò không nhúc nhích.

Bạn thân tôi có một cô em gái tên Anh. Em rất hạp với ma. Chỉ cần em đặt tay lên cơ là nó chạy vù vù. Đôi khi không cần con cơ, chỉ cần em khấn xong là bàn tay em cũng bị kéo đi trên những mẫu tự. Mãi rồi bàn tay em như có một lực vô hình điều khiển. Em sợ quá sinh bệnh luôn và từ đó tuyệt giao luôn trò chơi ma quỷ.

Tôi không sợ ma vì tôi chưa hề thấy ma bao giờ. Nhưng có những lúc tôi phát hiện có hồn ma lẩn quẩn và đến bên tôi.

Ông xã tôi có 3 người bạn kết nghĩa khi mới sang Mỹ và đi học ESL. Thời gian trôi qua, 2 trong số họ dời lên miền Bắc Cali sinh sống. Một ngày, trên đó có tiệc, ông xã tôi và người còn lại quyết định đến chung vui. Thế nhưng mẹ chồng tôi nhất định ngăn cản, bà cương quyết bắt chồng tôi ở nhà viện cớ bà không khỏe. Đành uống một ly, gửi một chai rượu đóng góp, tiễn gia đình họ lên xe.

Tối hơn 10 giờ đang làm việc nhà tôi nghe hơi lạnh thổi sau lưng, Xương sống lạnh ngắt, dường như có ai đó hích vào vai tôi. Mùi thuốc lá bỗng dưng tràn ngập căn phòng. Mùi thuốc của chú em hay hút. Nồng nặc đến nỗi tôi sặc khói và ho liên tiếp. Tôi vào phòng ông xã tôi, ổng đã ngủ vùi. Không phải anh hút thuốc. Các phòng đóng kín, con tôi đều ngủ. Tôi rùng mình còn đang phân vân thì  điện thoại nhà reo. Các chú ở miền Bắc Cali gọi báo tin chú em kia đã chết vì tai nạn xe. Chú ấy nhậu say mà vẫn chở vợ con về lại Nam Cali. Lái xe gài số tự động. Tới một cua quẹo xe đâm thẳng vào vật cản. Chú bị đánh bật ra khỏi cửa, bánh xe sau cán chú nát đầu, vợ con đều bị hất tung ra ngoài. May mắn cả nhà đều bị thương nhẹ, chỉ chú ấy qua đời.

Tôi kêu ông xã dậy để nói chuyện phone. Tôi biết linh hồn chú đã về bên tôi để báo tin này. Tôi lặng người đi, nước mắt chảy dài. Tôi nói với chú:" Chị biết chú về báo tin cho chị, ngày mai anh Trai sẽ đi lo tang sự cho chú. Chú hãy phù hộ cho thím và các cháu bình an. Thôi chú đi đi" Thế rồi tôi nghe hơi lạnh tan dần, mùi thuốc lá loãng ra và mất hẳn. Chú ấy rất linh hiển, hiện về báo mộng cho các con chỉ chỗ chú dấu tiền, những người còn thiếu nợ và nhiều chuyện khó tin nhưng có thật.

Khi ông xã tôi mất, xác đã đem về nhà quàn. Bởi vì tôi đã mua một package tang sự trước rồi, nên gia đình không có gì phải quá bận rộn hay khó khăn cho việc tổ chức tang lễ. Chúng tôi hay đi ngôi chùa gần nhà. Thầy và sư cô đã đến tụng kinh ngay khi ông xã tôi tắt hơi. Hũ tro cốt ông xã tôi được đem lên chùa thờ. Mỗi tối Thầy tụng kinh siêu độ. Mỗi tuần gia đình tôi lên chùa cúng thất. Mẹ con bà cháu tự nguyện ăn chay 49 ngày.

Tuy nhiên tôi lại thấy mình rất khó chịu. Hai vai tôi trĩu nặng như có hai bàn tay ai đè xuống thật mạnh. Đầu tôi váng vất, không nhức nhưng nặng nề u uất, người bần thần mệt thở không ra hơi. Tôi nghĩ chắc có lẽ tôi quá buồn nên như vậy. Các con rất lo lắng cho mẹ vì tôi không bị bệnh nhưng cả con người không khỏe một chút nào. Liên tiếp hơn tuần như vậy tôi chợt hiểu ra. Tôi đến trước bàn thờ vong của chồng, tôi đốt hương khấn vái. 
 

Tôi nói với anh ấy là tôi biết anh đang ở cạnh tôi, đang lẩn quẩn bên tôi và có thể đang ôm lấy tôi. Tôi hiểu và tôi cũng thương anh, nhưng anh làm như vậy sẽ khiến tôi bệnh thật và không tốt một chút nào.Tôi xin anh nếu còn thương tôi và con cái hãy buông tôi ra và về chùa nghe kinh niệm Phật. Nếu thấy nhớ thỉnh thoảng về đây thăm rồi đi. Tôi khuyên anh nên buông bỏ và đi về với thế giới của riêng anh. Anh phải phù hộ cho tôi khỏe mạnh để còn lo nhiều việc cho anh và gia đình. Tôi hứa sẽ lo cho các con các cháu đàng hoàng. 

Tôi tụng cho anh hồi kinh và tôi nghe người khỏe hẳn ra, đầu không còn nặng, hai vai nhẹ nhàng. Một cảm giác buông xả thoải mái. Tôi biết anh đã hiểu và anh chấp nhận buông tay.

Các bạn ơi! Bài viết dài rồi, tôi cũng phải đi ngủ. Tin hay không tin có ma tùy bạn. Nhưng xin các bạn đừng ghét ma vì họ rất tội nghiệp. Các bạn đừng chọc phá hay làm bạn với ma quỷ. Hãy để ma sống yên bình trong thế giới của riêng họ.

Nguyễn Thị Thêm.

 

 

 

 

23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32382)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30331)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33328)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27898)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33763)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28275)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24776)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27323)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25215)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29171)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40382)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34791)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23304)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29279)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30676)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28286)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16249)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36356)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21999)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41230)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23232)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29749)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30190)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17115)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31250)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29457)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26202)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30146)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26771)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28532)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30735)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30971)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28890)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30039)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29547)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29720)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24073)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33506)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32549)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30663)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30760)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29120)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28403)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23561)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23400)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”