Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI CHÍN

31 Tháng Bảy 202011:08 CH(Xem: 8988)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI CHÍN

Nhật ký “cấm túc” tuần thứ mười chín

Nguyễn Trần Diệu Hương


blank




Thứ hai 20 tháng 7

Theo International Air Transport Association (IATA), vì di hại của COVID-19, ngành hàng không sẽ không trở lại mức độ bình thường cho đến năm 2024.

Sau khi Châu Âu thoát khỏi tình trạng là “tâm dịch” cúm Wuhan, lục địa này đang từng bước rất chậm chạp trở lại một phần của đời sống bình thường.

Mặc dù đang là mùa hè, mùa du lịch, nhưng thống kê của ngành hàng không cho thấy tháng 6 vừa qua, dù đã có người “can đảm xách vali đi chơi” khi đại dịch vẫn hoành hành, vẫn không có chỉ dấu của sự hồi phục với con số hành khách thấp kỷ lục.

Thêm vào đó, ngành hàng không quốc tế còn phải gánh thêm chi phí của “passengers’ temperature testing” ở các phi trường, ở các cổng lên, xuống máy bay, và đôi khi cả ngay trên từng máy bay. Chi phí này cuối cùng vẫn “đổ” lên hành khách, nghĩa là giá vé máy bay sẽ cao hơn.

Người đứng đầu IATA , ông Alexandre de Juniackeeu gọi chính phủ của mỗi quốc gia phải chịu chi phí cho hệ thống kiểm soát thân nhiệt của hành khách ở phi trường.

Nếu điều này xảy ra, suy cho cùng, người đóng thuế ở mỗi đất nước vẫn là người phải móc hầu bao trả cho chi phí này dù họ không, hoặc hiếm khi di chuyển bằng đường hàng không.

Đúng là “trăm dâu đổ đầu tằm”

IATA cũng lo ngại là với kỹ thuật đương thời, với di chứng của COVID-19, hầu hết mọi người có thể làm việc rất hiệu quả từ một góc nhà của mình, di chuyển đường hàng không vì lý do công việc (business travel) sẽ không bao giờ phục hồi lại được mức độ trước khi có đại dịch.

COVID-19 không chỉ để lại di chứng (không biết bao giờ mới hết) trong cơ thể của bệnh nhân mà còn để lại thảm họa suốt đời cho business class của ngành hàng không.

Thứ ba 21 tháng 7

Trong khi mỗi người dân đều có “nỗi niềm mang theo” trong thời đại dịch, những người có trách nhiệm ở các hệ thống chính quyền cấp Tiểu bang (States), Quận hạt (Counties), và Thành phố (Cities) đều bạc râu, trắng tóc nhanh hơn số tuổi của mình vì phải nghĩ cách khả thi vừa giữ an toàn cho người dân, vừa có thể từng bước phục hồi kinh tế.

Chẳng hạn ở New York, coi thường khuyến cáo của bộ phận chuyên lo về sức khỏe cộng đồng, vi phạm luật lệ thời đại dịch , 45 tiệm bán rượu của tiểu bang New York đã bị tạm thời rút lại giấy phép bán bia, rượu. Hơn 100 cơ sở thương mại khác cũng bị phạt 10 ngàn USD về chuyện làm sai quy định của thời COVID-19.

Cùng lúc, ở Thành phố Philadelphia, lệnh cấm tiệm ăn phục vụ khách trong nhà kéo dài đến ngày 1 tháng 9 năm nay. Thông báo từ Thị trưởng Thành phố cho biết khi đang ăn uống, người ta không thể mang khẩu trang, bên trong nhà hàng là một không gian kín, cơ hội Coronavirus lan qua “nạn nhân mới” gần như 100%, nên các nhà hàng chỉ được bán bằng hình thức “take out” (food to go) hay ăn ở bàn ngoài trời.

Mùa hè ở Mỹ là mùa lễ hội ngoài trời với các fairgrounds (hội chợ mùa hè, tương tự chợ phiên ở Việt Nam), các hoạt động dân gian như Garlic Festival(tương tự như “quan họ Bắc Ninh” vào dịp Tết ở Bắc Ninh). Mùa hè năm 2020, những điều bình thường như vậy đã trở nên “mộng tưởng” vì đại dịch cúm Tàu.

Thống đốc Ohio, Mike Dewine, vừa cho biết hè năm nay, các hội chợ dân gian mùa hè chỉ giới hạn trong các hoạt động phục vụ các em học sinh, và các hoạt động phát triển nông nghiệp (chẳng hạn thi thú nuôi khỏe, cây trồng sai trái giữa các nông trại).

blank


Những trò chơi truyền thống ở các lễ hội mùa hè, vòng tròn -với nhiều bóng đèn lung linh gắn dọc theo chu vi và đường kính- có những ghế ngồi cho hai người trên khắp chu vi vòng tròn, quay quanh ở trung tâm lễ hội. Mua vé ngồi lên đây, vào mùa hè gió mát trăng thanh, vào đêm rằm, vừa thấy toàn cảnh đèn đủ màu của Fairgrounds, vừa thấy trăng rằm, vừa thấy sao lấp lánh trên trời, mới cảm nhận được một phần hạnh phúc làm người… Mỹ.

Buồn thay, năm nay vì đại dịch, Ohio cấm “vòng quay hạnh phúc” này.

Còn hơn thế nữa, lễ hội phải chấm dứt vào lúc 10 giờ đêm (còn sớm hơn giới nghiêm nửa đêm của Cinderella trong huyền thoại ngày xưa).

Thứ tư 22 tháng 7

Niên khóa 2020-2021 sắp bắt đầu. Vào trung tuần tháng 8, hàng triệu sinh viên, học sinh sẽ bắt đầu niên học mới. Khác với bình thường,vì đại dịch, hình thức học tập của các em sẽ có màu sắc mới.

Với sinh viên, sẽ không có vấn đề khi học online. Vì đã vào Đại học, các em đã có riêng laptop của mình, và đã thông thạo chuyện kết nối với web của trường, hay của giáo sư từng lớp học. Nhưng chất lượng kiến thức các em tiếp thu sẽ không hoàn hảo như khi các em có thể vào lab làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy, cô; hay các em có thể làm hẹn với giáo sư trong văn phòng của họ để được hướng dẫn tường tận hơn. Nhất là đối với các em ở năm cuối, đang làm luận án tốt nghiệp.

Với các em từ lớp một đến lớp 12, có vấn đề chung là một số các em con nhà nghèo không có Internet ở nhà hoặc không có high speed Internet sẽ là cả một trở ngại không nhỏ.

Hầu hết các em bậc Tiểu học đều có thể nhờ cha mẹ giúp nếu các em không hiểu bài, mà không thể hỏi trực tiếp thầy, cô.

Nhưng các em lớp 6 trở lên, nhất là các em từ lớp 10 đến lớp 12 thì là cả một vấn đề lớn khi các em không hiểu bài vì không phải cha mẹ nào cũng có khả năng giúp các em, ngay cả các bậc cha mẹ là người bản xứ với tiếng Mỹ là tiếng nói từ thuở còn nằm nôi.

Chẳng hạn nhiều người lớn, không may, cũng không thể giúp con mình với câu hỏi đơn giản của môn Toán lớp 5 “what are three equivalent fractions of 4/12?”

Thế nên, nhiều tiểu bang, chính quyền vẫn nghiêng về phương pháp Hybrid (vừa học online, vừa học ở trường lớp; các em sẽ luân phiên nhau chỉ đến trường 2 hoặc 3 ngày mỗi tuần thay vì 5 ngày như bình thường)

Các thầy cô giáo đã chuẩn bị cho niên học mới của mùa đại dịch. Sự an toàn của học trò, và của chính mình vẫn là mối quan tâm hàng đầu vì nếu không có sức khỏe tốt thì ước mơ, hoài bão sẽ mãi mãi ở ngoài tầm tay.

Cô giáo lớp 3 Ashley Martin ở Texas, với sự giúp đỡ của chồng, đã tự chế ra một cái khung đơn giản, nhẹ nhàng giúp người dùng hand sanitizer sẽ không bị lây vi khuẩn (bất cứ loại nào) từ người khác để cô có thể dùng ở phòng học của mình khi niên khóa 2020-2021 bắt đầu.


blank


Chỉ cần cho cây thước dài hay cây viết chì riêng của mình xuyên qua hình khối tròn trên đầu của chai hand sanitizer, rồi nhấn xuống, ai cũng có chất lỏng khử trùng để rửa tay mà không cần chạm vào đầu pumper của chai.

An toàn tương đối cao cho việc chạm tay vào một điểm rất nhiều người đụng vào nhiều lần trong ngày.

Ashley post “sáng tạo nhỏ” của vợ chồng cô lên Facebook, được hưởng ứng nhiệt liệt, và thậm chí có người còn đặt mua.

“Cái khó ló cái khôn” của vợ chồng Martins đã mang đến sự an tâm cho nhiều người làm nghề “gõ đầu trẻ” khi nhà trường bắt đầu niên học mới thời COVID-19.

Và không dưng họ đã có một ”nguồn thu nhập phụ” từ việc bán “hands-free station” for sanitizer, một cái khung làm bằng ống nhựa trắng nhẹ nhàng, dễ di chuyển với giá $35.00.

Thứ năm 23 tháng 7

Ở phía Đông Bay Area , cách cây cầu treo nổi tiếng thế giới, biểu tượng của San Francisco (Golden Gate Bridge) khoảng 40 phút lái xe, Ole’s Waffle Shop là một tiệm ăn thân thuộc với dân địa phương. Là một tiệm nhỏ bán thức ăn căn bản cho cả điểm tâm, ăn trưa, và dinner, giá cả tương đối nhắm vào khách hàng trung lưu, và lao động, Ole’s Waffle Shop nổi tiếng với món bánh kẹp của Mỹ lúc nào cũng nóng giòn. Dân địa phương coi tiệm này như một “một cõi đi về” của mình.

blank



Chủ tiệm là ông bà Ken và Vickie Monize. Sau gần 30 năm làm việc đủ 7 ngày trong tuần, họ quyết định về hưu năm 2021.

Mọi chuẩn bị cho giai đoạn “hưởng thụ cuộc đời” (golden time) đã xong. Ông bà Monize mua một trang trại ở Santa Rosa (phía Bắc của California, chỉ cách Ole’s Waffle Shop một tiếng lái xe), nhìn ra một ngọn đồi trồng những cây gỗ đỏ, có cái đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Bản vẽ của “retired dreaming home” của một căn nhà rộng nằm giữa trang trại, có hồ bơi, đã được giấy phép xây cất của chính quyền địa phương, đang khởi công xây dựng.

Không may đại dịch COVID-19 tấn công nước Mỹ, tàn phá hầu hết ngành nghề, và đánh cắp giấc mơ an hưởng tuổi già ở một trang trại nằm trên triền đồi nhìn ra rừng thưa, của ông bà Monize.

Sau khi nguồn cho vay dài hạn, không có lãi, PPP (Payroll Protection Program) từ chính quyền liên bang đã cạn, không thể nhìn 41 nhân viên trung thành của mình (có người làm việc ở Ole’s Waffle Shop gần 40 năm, từ lúc cha mẹ ông Ken còn là chủ cửa hàng) sống không có thu nhập. Ông bà Monize quyết định bán trang trại và cả căn nhà về hưu như mơ ước của ông bà, để có tiền trả lương như thường lệ, giữ lại tất cả nhân viên trung thành của họ: từ đầu bếp, người rửa chén, đến người phục vụ ở cái quán ăn nhỏ ông bà đã thừa hưởng từ cha mẹ và đã cùng làm việc với nhân viên từ lúc còn trẻ đến tận bây giờ.

Lòng trung thành, tận tâm với cửa hàng của 41 nhân viên đã được đáp lại bằng sự hy sinh giấc mơ về hưu ở căn nhà nhìn xuống triền đồi của ông bà Monize. Quan hệ giữa chủ và nhân viên đặt trên tình nghĩa, và sự thủy chung; không đặt trên tiền bạc, và lợi nhuận như hầu hết các Công ty, cơ sở thương mại lớn, nhỏ ở Mỹ.

Ole’s Waffle Shop là một biểu tượng của tình tương thân, tương ái của một cộng đồng nhỏ ở Alameda, Đông Bắc của California.

Người phục vụ ở đây hòa nhã, chuyên nghiệp, biết từng ý thích của khách hàng, những người dân địa phương có mặt ở đây hàng ngày khi kinh tế bình thường. Trong tình hình đại dịch, họ vẫn ghé qua Ole’s Waffle Shop mua món bánh kẹp nướng bơ để góp phần giúp ông bà chủ hiền lành, tốt bụng, và giúp 41 nhân viên ở đây giữ được công việc của họ.

Tất cả những điều trên đã giúp cái nhà hàng nhỏ ở thành phố Alameda, đã truyền qua hai thế hệ, sống còn trong khủng hoảng kinh tế vì COVID-19.

Thứ sáu 24 tháng 7

Đầu tháng 7, một số ít nhân viên của Google trở lại văn phòng làm việc sau 150 ngày làm việc ở nhà. Cùng lúc Google ra thông báo cho phép toàn bộ nhân viên làm việc ở nhà đến cuối năm 2020. 42 văn phòng của Google ở khắp nơi trên thế giới cũng được tái mở cửa.

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa tiến triển khả quan như tất cả mọi người cùng mong ước, cuối tháng 7, CEO Sundar Pichai của Google gởi memo cho hơn 200 ngàn nhân viên toàn thời gian ở khắp thế giới, và người làm hợp động theo từng project được làm việc ở nhà đến mùa hè năm tới 2021.

Vì ảnh hưởng của đại dịch, Amazon cho phép hầu hết nhân viên làm việc ở nhà ít nhất là đến ngày 2 tháng 10 năm nay. Trong khi đó, cả Apple lẫn Facebook đều cho tất cả nhân viên “work from home” đến hết năm 2020.

Như thế, không khí sẽ trong lành hơn, bớt ô nhiễm ở Silicon Valley, miền Bắc của California, vì không còn cảnh kẹt xe, ít nhất là 6 tháng nữa. Trời trong xanh hơn, cầu mong sẽ át được màu xám của đại dịch.

Theo BS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giữ được 5 điều sau sẽ chấm dứt được tình trạng lây lan cúm Vũ Hán:

  1. Tất cả mọi người đều phải mang khẩu trang khi ra khỏi nhà.
  2. Tránh xa các đám đông.
  3. Giữ khoảng cách 2 mét (6 feet) khi giao tiếp.
  4. Giữ tay sạch sẻ với soap hay hand sanitizer.
  5. Tránh xa các quán rượu, bar. Chính phủ nên đóng cửa các nơi này ngay lập tức.

Có những điều tưởng như đơn giản như trên, nhưng đáng buồn là không phải ai cũng làm được!

Thứ bảy 25 tháng 7

Trong khi cả nước Mỹ đang bị thương tổn vì đại dịch, hơn 30 triệu người bị mất việc vì hậu quả của cúm Tàu, thành phố nhỏ Owensboro của tiểu bang Kentucky, cho đến trung tuần tháng 7, chưa có ai bị mất việc. Vì hầu hết cơ sở thương mại ở đây thuộc về các ngành nghề: y tế, sản xuất PPE (personal protective equipment) dùng cho các bệnh viện.

blank


Dù không thiệt hại về kinh tế, nhưng thành phố nhỏ với dân số chưa đến 60 ngàn, cũng đã bị COVID-19 tàn phá về sức khỏe với hơn 500 người nhiễm cúm Vũ Hán, trong số đó 53 người vẫn còn nằm bệnh viện; và 8 người đã bị Coronavirus lấy đi cả cuộc đời.

Ở một nước dân chủ, pháp trị như Hoa kỳ, mức độ khả tín các thống kê gần như tuyệt đối. Chẳng hạn quý 2 (APR-JUN) 2020, tổng sản lượng quốc gia giảm đến 33% do hậu quả của COVID-19, mức độ chi tiêu của người dân sụt giảm 34% , hoàn toàn không có chi tiêu nào dành cho du lịch. Nên không ai ngạc nhiên khi ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nhất kể từ khi cúm Tàu len lỏi vào Hoa kỳ.

Theo World Travel & Tourism Council (WTTC), Mexico là quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất khi hầu như không còn ai đi du lịch hè năm 2020 vì 15.5% tổng sản lượng của quốc gia Bắc Mỹ này là thu nhập từ ngành du lịch. Sau Mễ Tây Cơ, hai nước Châu Âu cũng phải chịu đựng di chứng của COVID-19 là Tây Ban Nha (14.3% thu nhập đến từ du lịch) và Ý với 13%.

Cũng theo WTTC, kỹ nghệ du lịch toàn thế giới đã tạo ra được 16.8 triệu công ăn việc làm. Chưa có thống kê chính thức về số người làm trong ngành du lịch bị mất việc nhưng chắc chắn đó không phải là một con số nhỏ.

Do vậy, chính phủ Pháp đã gia hạn tiền trợ cấp thất nghiệp đến cuối tháng 12 năm nay cho tất cả nhân viên làm trong ngành du lịch. Số tiền này lên đến 84% thu nhập của họ sau khi đã đóng thuế.

Chủ Nhật 26 tháng 7

Kodak (hay Eastman Kodak) là một trong vài Công ty nổi lên khi “sóng thần” COVID-19 “cuốn trôi” cả trăm ngàn cơ sở thương mại từ nhỏ đến lớn.


blank
Kodak founder: George Eastman (1854-1932)

Là một trong những công ty được thành lập từ cuối thế kỷ 19, Kodak thuộc hàng “lão làng” trong thương mại, đã trải qua cả hai đại thế chiến thế giới (1914-1918) và (1939-1945), lẫn cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ kéo dài đến 3 năm 7 tháng (1929-1933), Kodak có đầy đủ bản lĩnh để chuyển hướng sản xuất, sống còn trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mặt hàng lẫy lừng khắp thế giới làm nên tên tuổi Kodak và đem về lợi nhuận khổng lồ là phim chụp hình.

Khi digital camera phát triển, phim chụp hình bị đào thải, Kodak nhanh chóng chuyển hướng sản xuất từ sản phẩm chính là phim và máy chụp hình cổ điển, qua làm cartridge cho máy in thương mại, và sản xuất cả digital camera (được ưa chuộng trước thời kỳ Iphone). Rồi như định luật “what’s going up, will be down” , khi smartphone ra đời, digital camera nhanh chóng bị đào thải, gây khó khăn lớn cho Kodak.

Mặc dù đã phải khai phá sản năm 2011, nhưng Kodak một lần nữa lại đứng lên lần thứ hai với 5 phân xưởng: Print Systems, Enterprise Inkjet Systems, Micro 3D Printing and Packaging, Software and Solutions, and Consumer & Film.

Khi đại dịch COVID-19 hoành hành nước Mỹ từ tháng 3 năm 2020 đến nay, nguyên liệu dự trữ cho ngành y, và dược cạn kiệt nhanh chóng. Ngay cả nguyên liệu sản xuất Personal Protective Equipment (PPE) cũng phải phụ thuộc vào ngoại quốc.

Không thể chấp nhận ngành sản xuất dược và thiết bị y tế “made in China”, Chính phủ Liên bang quyết định trích $765 triệu dollars từ CARES Act (The Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security Act) cho Kodak mượn, với lãi suất nhỏ gần như zero, để sản xuất nguyên liệu, hóa chất cho ngành y và dược. Việc chuyển hướng sản xuất thành công không phải là một điều xa lạ trong quá trình hoạt động của Kodak. Trong vòng hai ngày, stock của Kodak tăng đến hơn hai ngàn phần trăm .

Với $765 triệu, Kodak mở thêm phân xưởng “Kodak Pharmaceuticals”, tạo thêm ít nhất là 1,560 công việc cho người Mỹ.

Không hổ danh là một Công ty có tiếng tăm trên thế giới với chiều dài lịch sử 132 năm, qua 17 đời CEO, không một cuộc suy thoái nào, kể cả đại dịch COVID-19, có thể quật ngã Kodak.

Từ mặt hàng và hướng sản xuất mới của Kodak, trong vòng một năm, ít nhất là cả chục ngàn công việc sẽ chuyển từ Tàu về lại Mỹ, đem lại niềm tin vững vàng cho người Mỹ về một ngày mai tươi sáng không còn bóng dáng của đại dịch.

Nguyễn Trần Diệu Hương
(Để nhớ H3/ năm 16 tuổi/ 26.7.2020)

05 Tháng Chín 20143:36 CH(Xem: 29379)
Nhân mùa trăng Trung Thu, xin gửi đến quý vị một vài hình ảnh họa theo dòng nhạc của thời xa xưa, những ngày còn ấu thơ thường đùa vui ca hát dưới ánh trăng
05 Tháng Chín 20142:09 CH(Xem: 18957)
Tính đến nay, Gia Phả cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền – Biên Hòa đã lên đến 408 thành viên rồi anh chị em ơi!...
05 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 28277)
Nắng lang thang góc phố Ghé vào trang sách thơm Sợi treo dòng thác đỗ Cho thơ chảy thành nguồn
30 Tháng Tám 20147:43 CH(Xem: 29249)
Bây giờ khi bay về ngang khung cửa Ngôi trường Ngô Quyền một thuở thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường
29 Tháng Tám 20142:05 CH(Xem: 28170)
Tháng tám, mưa nặng hạt tuôn. Dòng sông nước cuộn xa nguồn về xuôi. Lũ mang nguồn sống cho đời. Bập bềnh hai tiếng khóc cười trầm luân.
28 Tháng Tám 20149:19 CH(Xem: 29668)
Bước chân lạc giữa hư không. dẫm vào vạt nắng cuối dòng nhân gian ngẩn ngơ đếm những lá vàng Dòng đời muôn mối ngổn ngang ưu phiền
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32513)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30338)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33338)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27902)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33770)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28277)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24783)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27327)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25234)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29175)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40389)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34808)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23308)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29301)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30680)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28384)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16255)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36367)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 22008)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41232)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23240)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29758)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30199)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17123)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31260)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29466)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26209)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30157)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26780)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28541)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30743)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30975)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28903)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30054)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29557)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29816)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24083)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33602)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32554)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30674)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30767)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29217)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28413)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23563)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23410)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”