Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO

05 Tháng Bảy 202012:40 SA(Xem: 5703)
Thích Nữ Hằng Như - TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO

TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ”

VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

SC HangNhu

Thích Nữ Hằng Như


-

  I. DẪN NHẬP

       Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”.

       Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh,  tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.

      Muốn thân tâm trong sạch thanh khiết, Đức Phật đưa ra nhiều pháp tu trong đó có pháp tu Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là đế thứ tư trong bài kinh “Tứ Diệu Đế”, là Đạo Đế trong bốn đế gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế. Đạo đế là con đường tu chân chánh gồm tám chi, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Hành trì nhuần nhuyễn tám pháp này hành giả sẽ đạt được sự trong sạch toàn bộ về thân-khẩu-ý, đồng thời khi tâm hành giả hoàn toàn yên lặng thì “tiềm năng giác ngộ” tức Tánh giác hiển lộ, trí huệ tâm linh phát huy.

      Kết quả cuối cùng của “Giới-Định-Huệ” và “Bát Chánh Đạo” có điểm giống nhau là thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Như vậy hai pháp này có sự tương đồng với nhau. Mà tương đồng như thế nào? Chúng ta thử tìm câu giải đáp đó qua đề tài: “Tương Ưng Giữa  Giới Định Huệ Và Đạo Đế: Bát Chánh Đạo”.
 
      
 II. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TAM LẬU HỌC “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”

A. GIỚI HỌC

         -  Giới: Tiếng Pãli là “Sila” , được hiểu là những điều răn, những lời dạy của Đức Phật nhằm ngăn ngừa hoặc đình chỉ các nghiệp ác do thân-khẩu-ý sanh ra, và từ đó có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện. Như vậy Giới đặt trên căn bản để giữ thân-tâm được thanh tịnh, dần dần triệt tiêu những phiền não tham, sân, si.  

       Giới được đặt trên nền tảng tự lợi và tự tha. Đối với tự thân mình, Giới giúp hành giả nâng cao phẩm cách trở nên một người cao thượng được sự kính trọng quý mến của người chung quanh. Giới giúp gia tăng phẩm chất đời sống tu hành, vì thân-khẩu- ý không bị ô nhiễm. Giới giúp tâm trí được hài hòa, an nhiên, tự tại, dần dần dẹp được lậu hoặc…  Đối với tha nhân, nếu hành giả trì Giới đúng, người đó có cuộc sống hài hòa đạo đức, sẽ ảnh hưởng tốt tới những người chung quanh. Ngoài ra, trên con đường tâm linh, nghiêm trì Giới Luật sẽ giúp hành giả vượt qua những khó khăn trong việc thiền Định và phát huy trí huệ. Mặt khác, người có Giới đức là người đức hạnh, đức hạnh là hành trang, là thuyền bè đưa hành giả vượt thoát biển khổ luân hồi.

         Giới luật được xem là phương tiện để ngăn chặn những điều ác phát khởi qua thân-khẩu-ý.  Đồng thời đoạn trừ những phiền não xuất hiện trong tâm. Như vậy về phương diện tự lợi, Giới giúp cá nhân hành giả trở nên một con người có tư cách với nếp sống đạo đức. Về phương diện tự tha, Giới luật chính là sự nỗ lực thực hiện các điều thiện lành mang lợi ích cho chúng sanh. Ý nghĩa  đó được tóm gọn trong bài kinh Pháp cú 183 như sau:
                               Chư ác mạc tác  (Không làm các điều ác)              
                               Chúng thiện phụng hành  (Làm các việc lành)                  
                               Tư tịnh kỳ ý (Giữ tâm ý trong sạch)
                               Thị chư Phật giáo. (Đó là lời Phật dạy)
         Giới có nhiều mức độ từ 5 Giới, 10 Giới đến 250 Giới hay 348 Giới, có Giới trọng (tội nặng), Giới khinh (tội nhẹ), Giới tướng (những lỗi được gọi tên), Giới thể (Giới trong sạch tâm) v.v…   Ngoài ra, Giới được chia thành hai loại: Giới Thế Gian và Giới Xuất Thế Gian.

1) Giới thế gian: Giới luật này đồng nghĩa với luân lý đạo đức, sống hướng thượng đưa đến quả báo hữu lậu, được hưởng phước Nhân Thiên. Gọi là phước hữu lậu vì vẫn còn phải chịu luân hồi trong ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.            
          - Thí dụ 5 giới thuộc về nhân thừa: Là đệ tử tại gia, tự nguyện thọ Tam quy, ngũ giới, tức là nương tựa vào Tam Bảo, chấp nhận giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật là: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu hay xử dụng chất say nghiện. Người giữ được năm Giới này, khi thân hoại mạng chung được tái sanh trở lại Cõi Người.

          - Thập thiện nghiệp giới: Người Phật tử cũng có thể tự nguyện thọ trì thập thiện nghiệp giới nghĩa là giữ 10 giới, gieo nhân tốt, đời sau gặt kết quả tốt đẹp là sanh lên cõi Trời, hưởng phước lạc đầy đủ. Mười giới đó là: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cướp; 3. Không tà dục; 4. Không nói dối; 5. Không nói thêu dệt; 6.  Không nói lưỡi hai chiều; 7. Không nói lời hung ác; 8. Không tham muốn (Tham); 9. Không giận hờn (Sân); 10. Không si mê (Si).

2) Giới xuất thế gian: Là Giới đưa hành giả đến quả vị vô lậu, tức được tự tại thoát khỏi tam giới, không còn bị rơi trong vòng sanh tử luân hồi.

       Thí dụ người thực hành Giới Tỳ-Kheo hay Tỳ-Kheo-Ni chuyên cần đến mức  hoàn hảo, đoạn trừ năm hạ phần Kiết Sử và năm thượng phần Kiết Sử.

1-2: Năm hạ phần Kiết sử: 1) Thân kiến (tin cái ngã thật sự hiện hữu,  đồng hóa cái Ta là ngũ uẩn); 2) Hoài nghi Tam Bảo (không tin Phật, Pháp, Tăng); 3) Giới Cấm Thủ (tin tưởng sai lầm cho rằng các pháp tu khổ hạnh sẽ đưa đến giải thoát; hoặc tuân thủ các hình thức nghi lễ tôn giáo rườm rà mê tín dị đoan…); 4) Tham (tài, sắc, danh, thực, thùy);  5) Sân (Tức giận, căm thù).

2-2: Năm thượng phần Kiết sử: 1) Sắc ái (Tham ái cõi dục sắc giới là cõi chúng sanh có thân và tâm);  2) Vô Sắc ái (Tham đắm với cõi  dục Vô Sắc. Đây là cõi chúng sanh không còn thân, họ sống với Thức. Hoặc chúng sanh ở cõi này, có hình tướng nhưng rất vi tế, mắt phàm phu không thể thấy được); 3) Mạn (Có 3 loại: Thắng mạn là tự phụ cho mình cao quý hơn, giỏi hơn; Đẳng mạn tự phụ cho mình ngang bằng; Ty liệt mạn là tự ty cho mình thua kém) 4) Trạo Cử (Thân tâm lăng xăng, dao động); 5) Vô Minh (không hiểu biết các pháp Phật dạy).
 
        Vị tỳ kheo hay tỳ-kheo-ni nào nghiêm trì Giới vô lậu, diệt bỏ năm hạ phần Kiết Sử và năm thượng phần Kiết Sử kể trên, vị ấy đã diệt tận mọi khổ đau phiền não gọi chung là lậu hoặc, vị ấy hoàn toàn giải thoát nhờ Chánh trí, đắc quả A-La-Hán.  Giới này mới thực sự đúng nghĩa là “Giới Vô Lậu ”.

         Tóm lại, Giới là nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học “vô lậu” nhằm chấm dứt các lậu hoặc đưa đến giải thoát. Trên mặt lý thuyết, Giới giữ một vai trò quan trọng, vì Giới chiếm một phần ba của Tam Tạng kinh điển. Đó là Luật Tạng, hai tạng kia là Kinh tạng và Luận tạng. Về mặt thực hành, Giới đóng vai trò mấu chốt trong đời sống Tăng đoàn. Một người muốn xuất gia cầu đạo, trước hết phải thọ Giới Sa Di (10 Giới). Sau một thời gian tu tập Giới đức, mới được thọ Cụ Túc Giới. Cụ Túc Giới là Giới Tỳ Kheo (nam tu sĩ) 250 Giới . Sa-di-ni phải qua thời gian thọ Thức-Xoa Ma-Na Ni Giới (Căn bản 4 Sự, 6 Pháp, 292 hành pháp), rồi mới thọ Tỳ kheo ni 348 Giới.
 
B. ĐỊNH HỌC

- Định: Tiếng Pãli là “Samãdhi”.  Người Trung Hoa dịch là “Tam muội”. Định mang nhiều ý nghĩa như: Tập trung (concentration); làm cho chắc chắn, không dao động (make firm); sự tĩnh lặng (tranquillity); sự yên lặng (calmness); trạng thái tập trung sâu (a deep concentrated state)

Trong Trung Bộ Kinh 1, có hai định nghĩa về Định:

- Bài Kinh số 30: Định là “Nhất tâm” (P: cittass’ekaggatã: mental one-pointedness) cũng có nghĩa là “Nhất niệm”. Đây là trạng thái tâm đồng nhất với đối tượng, nơi đó không có Ý thức hiện hữu mà chỉ có “đơn niệm biết” (a single thought of awareness). Nghĩa là tâm hoàn toàn yên lặng không dao động (wavering) bởi các đối tượng bên ngoài giác quan.

- Bài Kinh số 36:
Định được xem là “trạng thái tâm thuần nhất” (P: Cetaso ekodi: unity of the mind). Đây là trạng thái tĩnh lặng của tâm (a state of mental tranquillity) hay trạng thái không hai của Ý thức ( A nondualistic state of consciousnesss). Trong đó nội tâm thiền gia không còn Tầm Tứ (trạng thái tâm không còn chú ý (tầm) và bắt dính (tứ) theo đối tượng).
         - Theo Thiền tông, trong “Pháp Bảo Đàn Kinh”, Lục Tổ Huệ Năng mô tả: “Nội tâm bất loạn là Định”; Ngài Hàn Sơn thì nói: “Bát phong xuy bất động” nghĩa là  tám gió thổi, tâm không động, là Định. Tám gió này là: Lợi (lợi lộc); Suy (suy sụp, suy đồi); Hủy (phỉ báng, làm ô nhục); Dự (lời ca tụng, tán dương); Xưng (khen tặng, đề cao);(chê bai, nói xấu); Khổ (sự đau khổ hay bất toại nguyện); Lạc (vui vẻ hay an lạc).
        - Tổ sư Thiền Chân Không-Thường Chiếu là Đại Lão Hòa Thượng Trúc Lâm tại Việt Nam cũng dạy môn đệ: “Vọng tưởng dừng là Định”. Do đó, nếu người hành thiền dừng được vọng tưởng một phút thì người ấy đạt được Định một phút, dừng được 30 phút thì đạt được Định 30 phút.

       Nhưng điểm cần lưu ý là khi vọng tưởng dừng thì cái gì xảy ra trong lúc đó? Cố Hòa Thượng Thông Triệt (Thiền Tánh Không) giải thích về trạng thái Định như sau: “Đó là cái biết thường hằng lặng lẽ hay trạng thái biết không lời của tánh giác”. Bởi vì muốn đạt được “tâm thuần nhất” hay “tâm bất loạn” hoặc “tám gió thổi không động” thì người thực hành thiền phải đạt được cái biết không lời. Nếu biết có lời, dù lời rất đúng vẫn không phải là tâm thuần nhất. Cho nên khi rơi vào trạng thái Định mà tâm ngôn vẫn còn khởi lên thì Đức Phật gọi đó là Định Có Tầm Có Tứ” tức Sơ Thiền. Còn tâm ngôn yên lặng, Phật gọi là “Định Không Tầm Không Tứ”. Đây chính là tầng thiền thứ Hai còn gọi là Nhị Thiền.

         Vì Định có nhiều mức độ, nên trong phạm vi kỹ thuật, Định còn có nghĩa là   cái “khung”. Trong cái khung đó chứa nội dung thực hành. Nội dung này chính là chủ đề, thiền gia chọn áp dụng vào việc hành trì của mình. Nền tảng cái khung đó được đặt trên “cơ sở năng lượng biết của Tánh giác”. Năng lượng biết càng mạnh, Định lực càng sâu. Chính vì thế, ở phạm vi này Định được xem là một tiến trình được hình thành trên cơ sở sức mạnh của Tánh giác hay Tánh biết. Khi Tánh biết chưa vững chắc, chưa trở thành sức mạnh thì Định chưa có mặt.”  

        Trong đạo Phật, Định không phải là mục tiêu chính, mà chỉ là cái cầu để bước tới Huệ. Tuy nhiên muốn Huệ phát sáng, thiền gia nhất định phải thông qua Định để phát triển năng lực biết vững chắc, hầu khai triển tiềm năng giác ngộ, tức Phật tánh. Như vậy, Định một mặt là phương tiện cơ bản để đạt được Huệ tức Giác ngộ, mặt khác Định là tác nhân đào thải tận gốc tập khí hay lậu hoặc đưa đến Giải thoát.
                                    
C.  HUỆ HỌC

      Như trình bày ở trên, Huệ là một môn học trong ba môn “Giới-Định-Huệ”. Danh từ Huệ thường đi chung với từ Trí gọi là Trí Huệ. Trí Huệ trong giáo lý nhà Phật còn gọi là Bát Nhã. Bát Nhã là Hán ngữ dịch âm từ tiếng Panna (Pãli) hay Prajna (Sanskrit ) có nghĩa là sự phát sáng của trí hiểu biết, sau khi tẩy sạch phiền não và vô minh.

1) Trí thức hay Kiến thức thế gian
      Trình bày về sự hiểu biết của con người, chúng ta cần phân biệt Trí Thức khác với Trí Huệ. Trí thức hay Kiến thức là những người có học thức, có bằng cấp thế gian. Người trí thức được xem là người thông minh vì có sự hiểu biết rộng rãi. Những hiểu biết, nhận thức đó đến từ bên ngoài, được tích lũy từ gia đình, trường lớp, rút tỉa kinh nghiệm thành công hay thất bại trong đời sống. Cái biết này, hay nhận thức này, được xem như là cái biết hay nhận thức của thế gian, nên gọi là “Tục đế.”

2) Trí Huệ trong đạo Phật
      Trí Huệ là nhận thức biết, phát xuất từ bên trong do tu tập thiền Định mà có. Đây là nhận thức xuất thế gian. Trí Huệ (Bát Nhã) có hai cấp bậc:

a) Thấp là Trí: Nàna (P); Jnàna (Skt). Tiếng Anh là: Insight. Trí này là trí hiểu biết về Phật pháp do học hỏi từ các bậc Thầy hay từ trong tam tạng kinh điển. Sự hiểu biết này, tuy có mùi vị đạo nhưng vẫn còn thuộc về Kiến thức (Phật học) bởi do học từ bên ngoài.
         Thí dụ: Chúng ta nghe các bậc Thầy giảng về Chân lý Tứ Diệu Đế, chúng ta hiểu rõ bốn đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo thì chúng ta “có tuệ tri về Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế”. Hay chúng ta học và hiểu rõ chủ đề: Lý Duyên Khởi, Mười hai Nhân Duyên, chúng ta “có tuệ tri về Lý Duyên Khởi, Mười hai Nhân Duyên” v.v… Trí này không phải do tự chúng ta biết, nên vẫn bị xem là tục đế. Nhưng vì chuyên học và ghi nhận những Nhận thức của Đức Phật chứng ngộ nên được xếp là Tục đế Bát nhã”.

 b) Cao hơn Trí,  là Huệ (Bát Nhã) : Panna (P); Prajna (Skt), tiếng Anh là Wisdom. Là Trí Huệ tự phát, do công phu tu tập thể nhập thiền Định. Thể nhập có nghĩa là qua dụng công thực hành, Ta và đối tượng là một. Nhưng muốn đạt được Huệ phải đi từ Trí, nghĩa là học hỏi từ bậc Thầy, rồi thực hành thiền Định để kinh nghiệm Thân chứng, Tâm chứng và Trí chứng.
        Trí Huệ này là Huệ siêu vượt (Transcendental wisdom), có nhiều tên gọi khác như: Huệ Bát Nhã, Huệ tự phát hay Phật tánh, hoặc tiềm năng giác ngộ, Chân Như ..v.v… được xếp là Chân đế Bát nhã”.
 
 
3. Đặc điểm của TUỆ TRÍ và HUỆ (BÁT NHÃ)

            - TRÍ  (hay TUỆ TRÍ) : (Trí căn: Vùng Tiền trán, bán cầu não trái và phải).  Hiểu biết hay Nhận thức giới hạn trong chủ đề học. Là cái biết có lời.  Cái biết hữu Sư do học từ kho báu của Đức Phật, học từ sự truyền dạy của các bậc Thầy. Có người học nên có Ngã. Kết quả có tuệ tri về những điều đã học.  Lậu hoặc vẫn còn nhưng nằm yên. Chưa thoát khỏi luân hồi. Được xếp là Tục đế Bát Nhã.

         - HUỆ (hay TRÍ HUỆ) : (Huệ căn: Phía sau bán cầu não trái). Cái biết không lời của Tánh nghe, Tánh thấy, Tánh xúc chạm. Nguyên tắc phát huy Huệ lực ở giai đoạn này do tác động của phản xạ giác quan.  Tâm trong giai đoạn này được xem như là Tâm bậc Thánh.

        Sâu sắc hơn là Tâm Phật (Tánh Nhận Thức Biết). Giai đoạn này mới là Huệ Bát Nhã, tức Huệ tự phát do hành trì nhập Định sâu, rơi vào phản xạ thụ động kích thích tiềm năng giác ngộ phát Huệ. Trí huệ này là kho báu của hành giả,  Vô Ngã, Vô Sư, không lời.  Trí huệ tâm linh phát huy vô hạn. Kết quả do dụng công, Định-Huệ đồng thời. Chấm dứt lậu hoặc. Chấm dứt luân hồi. Giải thoát. Đây mới thực sự là Chân đế Bát nhã.
 
4. TU TẬP ĐỂ THÀNH TỰU HUỆ BÁT NHÃ

       Có 4 mức độ tu tập, bắt đầu từ Trí Thế Gian, Trí Bậc Thánh, Thượng Trí, Trí Bát Nhã.

1. Trí Thế Gian (Tâm trí phàm phu): Là trí học hỏi, cóp nhặt, tổng hợp từ trường lớp có khả năng hiểu biết (knowledge) về Lý luận, Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật v.v…  Tất cả những hiểu biết này là sự lặp lại từ hiểu biết của người khác, không có sự sáng tạo của riêng mình.  Do cái Ngã làm chủ nên có nhiều tham sân si. Lúc nào cũng ganh đua, tranh đấu để đạt được điều mình muốn. Bên dưới tâm phàm phu đầy vẫy tập khí, lậu hoặc, kiết sử, tùy miên. Mớ ô nhiễm này luôn chi phối ảnh hưởng lên thân-khẩu-ý tạo nhiều nghiệp. Trí này là Trí thế gian, tuy có giúp ích cho cuộc sống con người, nhưng đa phần huân tập phiền não khổ đau. Khi quá mỏi mệt với những lụy phiền, vui ít buồn nhiều như vậy, Trí năng chợt tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của sầu, bi, ưu, khổ, não. Ước muốn này, là giai đoạn đầu tiên, Tâm phàm phu quyết định tìm Thầy học đạo.

2. Trí Xuất thế gian: Trí năng tỉnh ngộ hướng dẫn Ý căn, Ý thức học hỏi Phật pháp như: Tứ Diệu Đế; Tam pháp ấn;  Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh; Tương quan nhân quả; Quán, Chỉ, Định, Huệ ;  hiểu biết  Tánh giác, tâm Phật, hiểu biết con đường tu tập (37 phẩm trợ đạo) để chấm dứt lậu hoặc v.v…

        Trí năng tỉnh ngộ học hỏi nên cái biết của Trí này là Cái Biết Có Lời. Học từ Thầy, từ kho báu của Đức Phật nên là Trí Hữu Sư. Trong lúc học Phật pháp tâm yên lặng, lậu hoặc không khởi lên, ngang với Tánh giác nên tạm xem đây là Trí của bậc Thánh.

3. Thượng Trí hay Trí Siêu Vượt: Trí năng tỉnh ngộ học những pháp cao siêu hơn trong Pháp Phật đó là các chủ đề về:  Như Thật, Chân Như, Không, Huyễn đạt được Như Thật Trí, Chân Như Trí, Không Trí hay Huyễn Trí.
       Người có Thượng Trí cũng học giáo lý từ Thầy, từ kho báu của Đức Phật. Tuy còn Biết Có Lời nhưng trong lúc học Pháp, lậu hoặc không khởi lên, nên cũng có thể sánh ngang với Tánh giác ở mức độ cao như Nhất Thiết Chủng Trí, nhưng chưa chứng ngộ vì chưa thực hành, chưa thể nhập.

4. Thực hành để Huệ Tự Phát (Phật tánh, tiềm năng giác ngộ):
Sau khi thông hiểu nhuần nhuyễn giáo lý, bây giờ là giai đoạn thiền Định. Tiến trình dụng công từ Biết Không Lời (Chánh niệm, thực hiện các chủ đề liên quan đến Tánh Nghe, Thấy, Xúc chạm qua phản xạ giác quan). Ở mức độ này Huệ bắt đầu phát huy nhưng đơn sơ.
Tiếp theo, để an trú trong Nhận Thức Biết Không Lời thiền gia thực hành chủ đề siêu vượt bằng cách khởi ý chủ đề rồi buông. Kỹ thuật này kích thích phản xạ thụ động, phát ra những điều mới lạ gọi là Ngộ hay Chứng Ngộ (Realization hay Enlightenment) trên ba mặt: Thân, Tâm và Trí như: Trực giác, siêu trực giác, tánh sáng tạo, từ trường tứ vô lượng tâm (từ bi, hỷ, xả); biện tài vô ngại v.v… Những đặc điểm kể này phát huy từ thấp đến vô lượng. Đây mới chính là kho báu của hành giả tu tập từ Biết Có Lời đến Biết Không Lời, an trú trong Nhận Thức Không Lời.

       Tóm lại học và hiểu pháp thế gian thì gọi là Trí Thức, học và hiểu pháp Phật thì gọi là Trí (Tuệ). Tọa thiền dụng công có kinh nghiệm trên Thân, Tâm, Trí là Huệ (Bát Nhã).

III.  BÁT CHÁNH ĐẠO: TÁM CON ĐƯỜNG CAO THƯỢNG

      Bát Chánh Đạo là Giáo Pháp nồng cốt, thực tiễn mà Đức Phật đã chứng đạt trong tầng thiền thứ Tư. Bát Chánh Đạo hay Đạo đế là phần cuối của bài Pháp Bốn Chân Lý Cao Thượng  (Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế) được Đức Phật giảng đầu tiên cho nhóm năm anh em đạo sĩ Kiều Trần Như, đồng tu cũ với Phật. Trước tiên Ngài muốn năm vị này nhận rõ Con đường đi đến giải thoát không phải bằng khổ hạnh thái quá, cũng không phải bằng sự lợi dưỡng thái quá; mà bằng Con đường Trung đạo.

       Đạo đế hay Bát Chánh Đạo là Con đường đưa đến chấm dứt toàn bộ Khổ. Đây là phương pháp đưa đến chấm dứt “xung đột” nội tâm, và chấm dứt luân hồi. Phương pháp này gồm tám chi phần, mỗi chi phần được ghép thêm thuật ngữ “sammã” có nghĩa là “kiện toàn” hay “hoàn toàn” (perfect) thường được dịch là “Chánh” (right). Vì là pháp tu đưa đến đắc quả A-La-Hán, nên các nhà Phật giáo Theravãda xem đây là Thánh Đạo. Những ai còn dính mắc nhiều với tâm phàm phu hay tâm nhị nguyên, thì không thể hội nhập vào Con Đường này.

       Thông qua học và thực hành Bát Chánh Đạo, hành giả sẽ tự mình thay đổi những quán tính cũ do bị trói buộc bởi Kiết Sử: từ truyền thống gia đình, học đường, xã hội, tôn giáo hay tín ngưỡng. Khi thực sự thông hiểu Bát Chánh Đạo, hành giả sẽ nhận ra chân tánh hiện tượng thế gian qua những quy luật Vô thường, Khổ, Vô ngã; Duyên sinh hay Tương quan Nhân Quả. Hành giả chuyên cần tu tập Bát Chánh Đạo sẽ đưa đến kết quả thân-tâm hài hòa, trí huệ tâm linh phát huy, bước vào dòng Thánh.

IV. KHAI TRIỂN KHÁI QUÁT VỀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

        Bát Chánh Đạo gồm tám chi hay tám phần: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

       1. Chánh Kiến: Là thấy đúng, nhìn đúng, hiểu biết đúng, là nhận thức sáng suốt hợp lý trên căn bản đạo đức của cuộc sống. Có trí tuệ nhận biết sự việc nào đúng, sự việc nào sai, sự việc nào thiện, sự việc nào ác. Nhận thức đúng về bản thể của vạn vật là Vô thường, Khổ, Vô ngã, về Lý Duyên khởi Pháp Duyên sinh, về Thập nhị nhân duyên. Nhận biết đúng về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt Khổ và Con đường đưa đến hết Khổ. Hiểu thế nào là Trung đạo, không Chấp thường, Chấp đoạn v.v…
        Khi Chánh kiến có mặt thì Trí năng không còn mê chấp, nó chuyển hóa khiến tâm người phàm phu trở thành tâm cao thượng. Cho nên Chánh Kiến là bước quan trọng đầu tiên đưa đến tuệ trí.

      2. Chánh Tư Duy: Là suy nghĩ chân chánh,  đúng đắn. Chánh Tư Duy là không để đầu óc mình suy nghĩ về những điều bất thiện như tham dục, sân si, não hại. Nếu ý nghĩ không chân chánh, bất thiện, ác độc…  thì hành động tiếp theo là thân và lời sẽ theo đó mà phát sinh hại người và hại cả mình. Cho nên Chánh Tư Duy là hướng sự suy nghĩ theo chiều thiện lành, buông thả những gì cần buông thả, suy nghĩ về con đường giải thoát, từ bi hỷ xả giúp đỡ chúng sanh, nuôi dưỡng tinh thần bất bạo động, nhẫn nhịn và trầm tĩnh.

       3. Chánh ngữ: Ngôn ngữ đúng đắn, ngay thẳng, không thiên vị, không dối trá, không nói lời chia rẽ, xuyên tạc, dua nịnh không nói hai lưỡi hay hung bạo căm thù. Ngược lại lời nói mang tính cách nhu hòa chánh trực, sách tấn, khuyến tu. Nói những lời lẽ tạo niềm tin, xây dựng đoàn kết, tương thân hòa hợp, thương yêu và lợi ích chung.

       4. Chánh nghiệp: Hành vi có tác ý đúng đắn, hành động chân chánh, phát xuất từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là Chánh Nghiệp. Người sống với Chánh Nghiệp là người không tạo Nghiệp ác bởi hành động sát sanh. Người đó không trộm cướp, không hành dâm phi pháp, không vọng ngữ, không tham, sân, si. Nói chung là giữ ba nghiệp thân-khẩu-ý thanh tịnh đưa đến một đời sống hiền lương, trong sạch, đạo đức. Ngoài ra, ở mức độ cao hơn trong Đại Kinh Bốn Mươi, Đức Phật phân biệt có hai loại Chánh Nghiệp.
        a) Thực hiện những việc có ích lợi cho mọi người bằng tâm rộng lượng, hòa hợp, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không tham, sân, si. Đó là những việc làm tốt tạo Thiện nghiệp. Khi thực hiện những công tác thiện lành với tâm mong cầu có được phần công đức, thì Thiện nghiệp này thuộc  Chánh nghiệp hữu lậu, vẫn còn bị tái sanh.
        b) Làm việc thiện với tâm cao thượng , tức làm trong Chân tâm hay Tánh giác hoặc trong niệm Vô niệm. Trong tiến trình làm việc, lậu hoặc không sinh khởi. Đây là Chánh nghiệp Vô lậu. Khi làm việc như thế, hành giả không mong cầu quả báo thiện trong đời này hay đời sau. Đây là Chánh Nghiệp hoàn hảo của bậc Thánh.

       5. Chánh mạng: Mạng là thân mạng, sự sống của mình. Chánh mạng là đời sống chân chánh, nghĩa là nuôi sống thân mình bằng nghề nghiệp chân chánh lương thiện, không bóc lột, lừa gạt, xâm hại đến lợi ích của người khác, không buông lung lười biếng, nương tựa ăn bám vào người khác. Không sống bằng nghề nghiệp  bất thiện như buôn bán hàng lậu, cần sa, ma túy, không buôn bán sinh vật sống … Tóm lại Chánh mạng là sống thanh cao, đúng Chánh pháp.

       6. Chánh tinh tấn: Để hoàn thành mục tiêu của Bát Chánh Đạo, hành giả luôn nỗ lực cố gắng ngăn ngừa không làm những việc ác chưa sanh, quyết tâm chấm dứt điều ác đã sanh. Nỗ lực làm việc thiện và duy trì phát huy việc lành việc thiện.
         Đối với việc tu Thiền thì đây là nỗ lực làm sinh khởi niệm Chân Như hay Vô Niệm hoặc Nhận Thức Biết Không Lời. Tuy nhiên, Chánh Tinh Tấn đối với người tu Thiền là siêng năng, miên mật, nhưng không phải là sự nỗ lực hay cố gắng quá mức trong lúc tọa Thiền, bởi vì trong lúc tọa thiền càng tinh tấn, tâm càng có đối tượng để hoạt động. Không còn tinh tấn, tâm trở nên yên lặng. Lúc bấy giờ chỉ có niệm Biết hiện diện, mới thật an trú trong hiện tại bây giờ và ở đây.

        7. Chánh niệm: P: Sammã-sati, Skt: samyak-smrti (right awareness or right mindfulness). Là sự nhận biết đúng hoặc sự chú tâm đúng, thường được dịch sang tiếng Anh là “right mindfulness”. Trong Phật giáo từ “sati” có những nghĩa tương ứng với tiếng Việt như: suy nghĩ, sự nhớ lại, sự ngẫm nghĩ, sự chú ý, sự lưu tâm, sự chú tâm, sự nhận biết…
         - Chánh niệm theo nghĩa thông thường:  Thông thường từ “sati” được dịch sang tiếng Anh là “mindfulness”, có nghĩa là “chú tâm”, “chú ý”. Khi “có chú tâm, chú ý” đến một Khách thể là đối tượng nào đó, tất nhiên phải có  Chủ thể là Tự ngã (Trí năng, Ý thức). Nếu không chú ý đến đối tượng hay công việc đang làm thì tâm sẽ lo ra, tạp niệm sẽ xen vào làm hỏng mục tiêu nhắm đến của chúng ta ngay. Trong chiều hướng này nội dung Chánh niệm có Trí năng, có tự ngã và có ý muốn đạt được điều gì. 
         Chánh niệm (mindfulness) này cần thiết cho những người tâm tưởng hay bị tán loạn, hoặc là ở bước đầu mới học Thiền, nhưng không phù hợp với Chánh niệm (awareness) trong Bát Chánh Đạo vì nó không giúp hành giả loại bỏ tâm nhị nguyên, dính mắc với ngoại trần. Lý do là vì tâm chưa thuần nhất, Tánh giác chưa có mặt, hay tâm chưa ở trong trạng thái “trống không”, mà ở trong nhị nguyên có đối tượng, có Ta, có Trí năng, có mục đích, có ý đồ. Nói chung có sự đối đãi trong đó.
       - Chánh niệm theo nghĩa trong Bát Chánh Đạo: Chánh niệm theo nghĩa của Bát Chánh Đạo là một loại kinh nghiệm thẳng về đối tượng không dựa trên suy nghĩ, tri thức và những cảm nghĩ của người khác hay của truyền thống hoặc qui ước xã hội. Chánh niệm này không có nội dung, nghĩa là không bao hàm mục đích tìm tòi soi mói về tướng chung hay tướng riêng của đối tượng. Đây chỉ là sự nhận biết tức khắc, rõ ràng về đối tượng mà không có tự ngã. Do đó, khi xuất hiện trong Bát Chánh  Đạo, “sati” có nghĩa là “sự nhận biết” (awareness). Sự nhận biết đối tượng mà vọng tâm không có mặt. Nó không giống như sắc thái “chú tâm”, “chú ý”.
         Tác dụng của Bát Chánh Đạo là dẹp tan năng lực của tự ngã, phát triển trí tuệ tâm linh. Nếu tu tập Chánh niệm, mà nội tâm lúc nào cũng dính mắc với hiện tượng thế gian thì không thể nào đạt được giác ngộ giải thoát. Vì thế, Chánh niệm theo pháp tu của Đức Phật, không phải là tâm tập chú vào ngoại trần.  Chánh niệm là cái biết rõ ràng mọi hành động và sự kiện trong hay ngoài thân mà không vướng mắc với nó, nghĩa là không có sự quyết đoán, so sánh, phủ nhận hay chấp nhận, tán thành hay  không tán thành. Từ đó gốc rễ xung đột nội tâm không có cơ hội khởi phát.  Sự nhận biết này là “tuệ trí không lời” (wordless insight). 
        Chánh niệm là pháp được Phật dạy đệ tử áp dụng bất cứ lúc nào trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, như lúc ăn uống, mặc áo, bước đi, xoay người, nhìn quanh, nằm xuống  v.v….   Nếu thành tựu vững chắc, tâm sẽ luôn luôn ở trạng thái an lạc, vọng tưởng không khởi, lậu hoặc không huân tập thêm và sáu căn không dính với sáu trần. Như vậy, Chánh niệm được xem là cội nguồn, là gốc rễ để tâm được an tịnh, nói cách khác Chánh niệm là nền tảng của Chánh định.

       8. Chánh định: Samã-Samãdhi (p), Samyak-Samãdhi (Skt): Chánh định là bước thứ tám trong Bát Chánh Đạo cũng là giai đoạn thứ  tư trong Tứ Thiền do Đức Phật thiết lập. Đây là trạng thái 3 hành không động.
      Chánh định là bước cuối cùng của Bát Chánh Đạo. Nó được đặt trên cơ sở Chánh niệm tức “niệm biết rõ ràng mà không lời”. Nó là trạng thái tâm định tĩnh, lặng yên vững chắc, với cái biết thuần tịnh (pure awareness) bên trong không có nhị nguyên. Sự nhận biết (awareness) đã trở thành một năng lực biết rõ ràng nhưng không dính mắc với cái gì hết. Và nó đã trở thành nhân chứng hoàn toàn khách quan. Thiền Nguyên Thủy có 4 tầng Định:

       1) Sơ Thiền: Tương đương với Định Có Tầm Có Tứ  (Sát-Na Định) và Định Có Tầm Không Tứ, hoặc Sơ Định. Trong tầng Định này những đam mê ghiền nghiện tạm thời nằm yên nên tâm hành giả được an tịnh, niềm hỷ lạc xuất hiện. Trong kinh giải thích trạng thái hỷ lạc có được, là do Bồ Tát đã “ly dục và ly bất thiện pháp”.
       2) Nhị thiền: Nếu tiến trình tâm yên lặng kéo dài và sâu, “niệm biết” trở thành năng lực vững chắc, ngũ chướng (năm triền cái: Tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi) yên lặng. Tầm và Tứ cũng yên lặng. Tâm hoàn toàn thanh tịnh. Cái Biết Không Lời của Tánh giác có mặt theo ý muốn. Hành giả cảm thấy hỷ lạc khắp toàn thân. Trong kinh giải thích trạng thái hỷ lạc này do Định sanh.  Đây là Định Không Tầm Không Tứ.
     3) Tam Thiền: Hành giả ở trong trạng thái Định Không Tầm Không Tứ.  Hỷ lạc tràn ngập khắp châu thân, nhưng tâm không còn dính với cảm thọ nữa. Trong kinh mô tả trạng thai này là “Ly hỷ trú Xả” hay “Chánh niệm tỉnh giác” nghĩa là hành giả biết rõ thân tâm có hỵ lạc, nhưng không dính mắc với hỷ lạc, mà chỉ trú trong Xả.  Xả là trạng thái tâm định vững chắc, nghĩa là không làm gì hết, nó hoàn toàn yên lặng, thanh thản nhưng có dòng Nhận thức biết không lời.
      4) Tứ Thiền: Tức Chánh Định. Đây là trạng thái ba hành không động: 1) Ngôn hành không động: Tầm tứ yên lặng. 2) Ý hành không động: Thọ, tưởng yên lặng. 3) Thân hành không động: Thân đã lặng yên trong lúc tọa thiền, bây giờ hơi thở ngưng từng chập thuật ngữ gọi là “tịnh tức”. Trong kinh gọi trạng thái này là “Định Bất Động” là Tâm Như. Ở trong Tâm Như, trí huệ tâm linh phát triển theo nhịp gia tăng cường độ của nhận thức biết không lời.
 
V. KẾT LUẬN

TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

       - “Giới-Định-Huệ” là môn học thù thắng giúp hành giả vượt khỏi sự trói buộc của phiền não lậu hoặc, phát huy trí huệ. Tuy phân làm ba để dễ dàng trong việc giải thích, thật ra chúng tương quan mật thiết và nương tựa lẫn nhau. Do giữ Giới mà thân tâm không loạn động, nên tâm trí được Định, nhờ đó trí não dần dần phát sang, đó là Huệ. Ngược lại, trí não phát sáng thì tâm dễ Định, tâm đã Định thì giữ Giới dễ dàng. Giới-Định-Huệ tương liên mật thiết như vậy, pháp này tăng thì hai pháp kia cùng tăng theo và ngược lại.

      - “Bát Chánh Đạo” là tám phương pháp tu tập thực tiễn nhằm giúp hành giả vượt thoát biển khổ.  Tuy chia thành tám chi hay tám phần nhưng tất cả đều liên hệ mật thiết với nhau. Nếu thiếu Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì hành giả không biết phương hướng nào đúng để đi. Nếu thiếu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp. Chánh Mạng thì hành giả sống trong buông lung tạo nghiệp chẳng lành. Nếu thiếu Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định thì không thể nào đoạn trừ lậu hoặc.
       Tu tập theo “Giới Định Huệ” hay “Bát Chánh Đạo” một cách đúng đắn, thì kết quả sau cùng là tâm hoàn toàn sạch lậu hoặc, tham, sân si… chứng quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sanh tử.
        Nhìn chung, hai pháp tu “Giới-Định-Huệ” và “Bát Chánh Đạo” dù pháp tu chia thành nhiều phần khác nhau, nhưng cách tu rốt ráo cũng như nhau. Cho nên, hai pháp môn này có những điểm tương ưng với nhau như sau:

         1) Giới tương ưng với ba chi: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.
         2) Định tương ưng với ba chi: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
          3) Huệ tương ưng với hai chi: Chánh kiến và Chánh Tư Duy.

       Tóm lại, tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng chung quy cũng chỉ dựa trên cái sườn chính, đó là Tam Vô Lậu Học: Giới-Định Huệ. Học Giới-Định-Huệ là học cả ba tạng kinh. Học Giới là học Luật tạng. Học Định là học Kinh tạng. Học Huệ là học Luận tạng. Bước đầu tu tập hành giả phải học giáo lý để hiểu rõ và có nhận thức về những Nhận thức chứng ngộ của Đức Phật. Sau đó phải thực hành thể nhập những lời Phật dạy để trí huệ tâm linh của chính mình phát sáng. Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
                                         


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
  THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
      (Chân Tâm thiền đường; 04-7-2020
27 Tháng Mười Hai 20142:24 SA(Xem: 32813)
Hòa bình đến, chiến tranh đi. Ai mang bom đạn phủ đầy trời trong. Dù cho giá lạnh mùa Đông. Vẫn nghe nồng ấm ân hồng niềm tin. Chào mừng Thiên Chúa giáng sinh...
27 Tháng Mười Hai 20141:19 SA(Xem: 31503)
Lá vẫn hoài màu chung thủy đam mê. Lá nhớ gì mà tím buồn đến vậy Hoa thương ai mà trắng đến nao lòng Nhắm mắt lại trong mịt mù vẫn thấy Lá và hoa tím trắng quá mênh mông.
27 Tháng Mười Hai 201412:57 SA(Xem: 28248)
Ngủ vùi một giấc quên cơn mộng Vỗ nhẹ đôi tay xóa chuyện đời Man mác thềm xưa làn gió thổi Êm đềm bến cũ áng mây trôi Phù hoa, phú qúy là hư ảo Thì tiếc làm gì chút nét môi
27 Tháng Mười Hai 201412:40 SA(Xem: 33613)
Nắng tây thổi cái hanh vàng xuống phố Gió đông xuân xoáy khao khát lên trời Nơi nào đó cầu xin em còn nhớ Quán Thềm Xưa em đã rớt nụ cười
26 Tháng Mười Hai 201410:58 SA(Xem: 31031)
Rồi, thời gian qua mau, tuổi ấu thơ không còn nữa. Những đêm Noel đi lãnh quà bây giờ chỉ còn là những kỷ niệm đáng yêu trong ký ức.
26 Tháng Mười Hai 20147:59 SA(Xem: 18215)
Giữa những tiếng kêu của bà lão là tiếng la mừng rỡ của một người tù khác nghe xướng đúng tên mình có người nhà thăm nuôi. Tiếng cười của người tù, tiếng khóc của người bên ngoài cửa sắt.
19 Tháng Mười Hai 20147:11 CH(Xem: 26314)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN LỀ - Nhạc và Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc- Ca sĩ Hương Giang
19 Tháng Mười Hai 20146:58 CH(Xem: 31297)
Thấm thoát hai mùa Noel Năm nay trở lại thì nhạt nhòa Tà áo năm xưa không còn nữa Thuyền đã xa bờ về bến mơ…
19 Tháng Mười Hai 20146:23 CH(Xem: 33331)
Cảm tạ Chúa tuôn tràn huyết báu, Cứu chuộc con ra khỏi vong nô. Trần đời không đẹp như mơ, Đời con nhờ Chúa nên thơ, ngọt ngào.
19 Tháng Mười Hai 20146:13 CH(Xem: 27365)
Xin cám ơn đất nước Mỹ đã cho chúng tôi một cuộc sống an bình hạnh phúc như hôm nay. Cho chúng tôi hưởng được ngày lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa.
19 Tháng Mười Hai 20142:39 CH(Xem: 29387)
Nhớ hồi một chín chín hai, Đồng môn khóa 7 chọn ngày cuối năm, Họp mặt nam Pháp, Anh Văn, Nghĩa tình hai lớp sát gần cạnh nhau, Sáu hai đến bảy năm sau, Một chín sáu chín cùng nhau ra trường,
19 Tháng Mười Hai 20142:20 SA(Xem: 30340)
Trần gian náo nức đón No-el Chúa trải buồn trên những ngọn đèn Đạo lý- thế nhân luôn tráo trở Lợi danh-thiên hạ mãi đua chen
19 Tháng Mười Hai 20142:03 SA(Xem: 29729)
Đời ông nội tôi nhờ có vật thiêng cứu mạng, đến đời tôi cũng có phần có phước lớn như vậy. Năm đó tôi mua được một khối... đá, trên đó có một con cá hóa thạch lộ rất rõ, chỉ phần đầu bị che khuất chút xíu.
19 Tháng Mười Hai 20141:05 SA(Xem: 33072)
Ví dụ như mình đừng trót đánh rơi Chắc thương không đau một hình một bóng Để nhớ đêm đêm vào ra trông ngóng Chờ gặp nhau đau đáu đợi ngày về
18 Tháng Mười Hai 201412:58 CH(Xem: 24621)
Anh ơi, em nghĩ chỉ có tình cảm mới giúp người ta thấy con đường người ta đi đúng là tươi đẹp, là đáng đi. Vượng đã thay đổi vì em. Thủy, rồi tới anh, nói với em như thế. Phải chi chính Vượng nói với em như thế ?
13 Tháng Mười Hai 20143:20 SA(Xem: 30284)
Hôm nay bão rớt về nơi này , sụt sùi mứ khóc mấy ngày nay. Bão rớt ngày xưa có mẹ già Cơm canh nóng hổi Mẹ đem ra . Bão rớt hôm nay kho nồi thịt Cháu về vui quá: cám ơn Bà
13 Tháng Mười Hai 20143:16 SA(Xem: 35787)
Một góc trời quê hương bụi bặm ơi! Dấu chân xưa chắc soi còn chưa rõ Mỗi dấu chân một bước đời gian khó Mong ngày về nhìn lại bóng chân quen
12 Tháng Mười Hai 20146:18 CH(Xem: 36739)
Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.
12 Tháng Mười Hai 201410:41 SA(Xem: 27676)
cảm tác theo bài viết "Nước Mắt" của Nguyễn Thị Thêm đăng trên Web Site Ngô Quyền ngày: 6 tháng 12, 2014 và thưởng thức tiếng hát Ngọc Lan qua "Giọt Nước Mắt Ngà", sáng tác của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
12 Tháng Mười Hai 201410:35 SA(Xem: 34420)
Đông về bên Giáng Sinh buồn. Trên cao Chúa cũng xót thương tội đồ. Quàng vai nổi nhớ bơ vơ. Kiếp sau xin chớ dại khờ yêu đương.
10 Tháng Mười Hai 201411:10 CH(Xem: 24074)
Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng?
10 Tháng Mười Hai 201410:58 CH(Xem: 14482)
Suốt một tuần lễ trời mưa tầm tã. Chỗ nằm của cha Minh và tôi bị nước tạt ướt, phải di chuyển ép sát vào bên trong. Ban đêm nghe tiếng nước chảy liên tiếp từ cái rãnh bên hè xà lim xuống ống cống ở cuối nhà giam.
10 Tháng Mười Hai 20144:56 CH(Xem: 43145)
Mồng tơi tím giậu rào Xanh xanh bờ rau đắng Đồng quê thật ngọt ngào Nồng nàn hương lúa mới Êm ả khúc đồng dao Tiếng võng đưa vời vợi.
10 Tháng Mười Hai 20142:36 CH(Xem: 33599)
Ừ, thì bỗng dưng mà nhớ một mình ... chiếc phong bì hồi xưa con tem im lìm nằm ngoan bên góc phải có con dấu đóng lên ngày tháng nó làm chứng cho ... nhưng giờ có ai cần!
06 Tháng Mười Hai 20141:28 SA(Xem: 35448)
Gửi Chặng, buổi sáng thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014 Ngày bạn về với đất trời, bao dung. Nói với em, người bạn nhỏ Hãy bay đi, về phương trời miên viễn nơi những từng mây, có cánh thiên thần
06 Tháng Mười Hai 201412:56 SA(Xem: 30603)
Người thấy và cảm nhận được giọt nước mắt long lanh như những viên kim cương hay giọt sương lấp lánh là người mới thật sự đẹp, một người đáng trân trọng.
05 Tháng Mười Hai 201411:50 CH(Xem: 38538)
Có một ngày trời không áng mây trôi, mưa dầm dề. Tôi nghe tiếng thời gian thở dài. Không dưng nỗi nhớ tròng trành, nên lòng trĩu nặng. Mưa dầm... Ngõ nhớ. Có bóng ai thấp thoáng trong màn mưa.
05 Tháng Mười Hai 20145:01 CH(Xem: 32601)
Từ có em, là ta có thơ Dáng em huyền ảo rất mơ hồ Lúc buồn ngơ ngẩn bên song cửa Khi nhớ ngậm ngùi giữa giấc mơ
05 Tháng Mười Hai 201412:27 SA(Xem: 37152)
May mắn học chung Thầy Cùng chuyển hướng Tâm linh Tập trụ trong Tánh Biết Vượt khỏi đường tử sinh
05 Tháng Mười Hai 201412:13 SA(Xem: 33347)
Kỷ niệm bốn mươi năm Hai đóa hoa vô ưu Tặng nhau ngày kỷ niệm Anh và em có nhau Chúc nhau luôn tinh tấn Giữ niệm biết không lời An lạc là ở đây!
04 Tháng Mười Hai 201412:40 SA(Xem: 27870)
Mênh mang nước chảy xuôi dòng, Xòe tay đếm lấy bao vòng đời xoay. Đời sao cứ mãi loay hoay, Đưa ai bước vội , gió bay qua cầu. Ước sao có phép nhiệm mầu, Đưa tay nắm lấy,nỗi sầu phôi pha.
03 Tháng Mười Hai 20142:39 CH(Xem: 23371)
Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
03 Tháng Mười Hai 20142:01 CH(Xem: 14860)
Tôi nhìn Nhị Hà. Tôi không đọc được tình cảm trong mắt cô khi cô nói đến việc một người bạn cùng lớp bị bắt. Kiệt đã bị đưa đi cải tạo. Còn tôi tại sao tôi còn ở đây?
03 Tháng Mười Hai 20145:51 SA(Xem: 30919)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MƯA HUẾ, HUẾ MƯA... - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện Youtube
29 Tháng Mười Một 201412:08 SA(Xem: 31772)
Trời chiều Cali đã bắt đầu đi ngủ sớm, màn đêm với khí trời lành lạnh như báo trước sự chuẩn bị cho những ngày lễ cuối năm. Dù trời lạnh nhưng chúng tôi lại cảm thấy luôn ấm lòng với những tiếng cười ròn rã những tiếng nói rất thật và thân tình.
28 Tháng Mười Một 201411:13 CH(Xem: 22327)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
28 Tháng Mười Một 20141:29 CH(Xem: 22472)
Khi cơn mưa chiều đổ ập xuống, trời tối sầm lại. Nhà đèn lại cúp điện khiến nơi bàn thờ gia tiên gia đình con, ánh sáng ngọn đèn dầu nhỏ thật lung linh, mờ ảo. Nhưng cũng tốt. Càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho buổi lễ.
28 Tháng Mười Một 20142:15 SA(Xem: 29847)
Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc.
28 Tháng Mười Một 20141:56 SA(Xem: 30591)
Chiều hôm nay, hôm mai Bảng đen nhìn tiếc rẻ Viến phấn rơi phân nửa Theo hồn Thầy xa bay Con ngã nón chào Thầy Như lần đầu vào lớp Thầy ơi! Thầy đi mất Mà dấu giày còn đây!
28 Tháng Mười Một 20141:53 SA(Xem: 31979)
Xin tôn vinh, xin kính cẩn nghiêng mình: -Sự tận tình, lòng nhân ái, đức hy sinh. -Vì đàn trẻ luôn quên mình tận hiến. Xin khắc ghi sâu vào lòng bất biến Quý lương sư đã tận hiến, hy sinh.
27 Tháng Mười Một 20142:51 SA(Xem: 42417)
Thẫm đôi mắt héo, vương mùi khói nhang, Không ngờ cô bé xóm làng, Làm thơ, hành gã ngang tàng...lệ rơi, Khóc tại cô đó, Duyên ơi!
27 Tháng Mười Một 201412:21 SA(Xem: 32873)
Nhân dịp Thanksgiving. Gia đình chúng tôi, xin gửi lời chúc đến quý vị và các bạn một mùa lễ Tạ Ơn an lành, hạnh phúc, quây quần bên người thân, thâm tâm an lạc để đón mừng Mùa Lễ lớn.... Xin tạ ơn… Tạ ơn tất cả. Happy Thanksgiving…
26 Tháng Mười Một 20141:22 CH(Xem: 24225)
Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam.
22 Tháng Mười Một 20149:55 CH(Xem: 45445)
Sáng nay dậy muộn, mặt trời cũng lười biếng, trốn trong mây... Nghe tin Chặng đã lìa đời, chiều qua... Bên cửa sổ, một chiếc lá nhỏ, mầu thật đỏ, đang rơi... rớt xuống bên thềm, tuyết trắng. Nhủ thầm, có phải Chặng đó không?
22 Tháng Mười Một 20141:47 SA(Xem: 21954)
Hãy cám ơn cho đúng nghĩa của nó. Hãy cùng nhau coi ngày này là ngày sum họp, vui vẻ với gia đình. Mỗi người mang thức ăn đến hay cùng đến sớm để phụ mẹ nấu nướng để tạo một không khí yêu thương và sinh hoạt đầm ấm.
22 Tháng Mười Một 20141:23 SA(Xem: 21282)
Măng non thay cội tre già. Ngàn năm sông chữ sáng lòa trời trong. Nhọc nhằn cõng chữ qua sông. Buồn vui theo nước lớn ròng nhấp nhô. Tri ân tâm huyết Thầy Cô...
21 Tháng Mười Một 20141:59 CH(Xem: 22777)
Chúng ta hãy thể hiện tinh thần Lễ Tạ ơn một cách chân thành. Bằng hành động mỗi ngày, góp cho cuộc sống trên trái đất này mỗi ngày một thêm tốt đẹp hơn. Có như vậy, mà lễ Tạ Ơn trở thành có ý nghĩa thiêng liêng, cao quý….
21 Tháng Mười Một 20142:15 SA(Xem: 23174)
Nghĩ lại một thời vượt qua dốc cũ Là biết nhọc nhằn công sức Thầy Cô Thấy bảng đen vắt ngang thời thơ ấu blank Nghe phấn rơi xao động tuổi học trò Nhắm mắt lại, lời giảng bài vẫn rõ Mở mắt ra, nhìn trắng lớp sương mù
20 Tháng Mười Một 20146:03 CH(Xem: 21105)
Trên cành cây ngọn cỏ ,vạn vật đang chờ đón mùa về ... và một ngày đẹp nhất:.. ngày 20-11- để em , dù chẳng còn thơ bé,vẫn muốn đến vô cùng gọi lên tha thiết: Thầy, Cô kính mến của ngày xưa Ngô Quyền thân ái ơi!.....
20 Tháng Mười Một 20142:03 CH(Xem: 26351)
Chiếc xe lam tấp bên lề, không ra hiệu làm một người chạy Honda phía sau suýt đâm sầm vào. Ông ta vòng xe ngang người tài xế càu nhàu. Người tài xế xe lam vừa nhận tiền nơi con vừa cười giả lả với ông kia.
20 Tháng Mười Một 20141:44 CH(Xem: 15314)
Bục giảng đã không còn là của tôi. Những học sinh Saigon của tôi không làm sao có thể chấp nhận được thứ ngôn ngữ hay lập luận của một người thầy mà mới vừa hôm qua còn là xanh mà hôm nay đã là đỏ.
20 Tháng Mười Một 20142:02 SA(Xem: 29391)
Bất chợt nhìn dã quỳ rộ nở Ta ngậm ngùi thương nhớ dã quỳ xưa Ôi dã quỳ! Loài hoa chung thủy Đã hẹn thề muôn thuở với mùa đông Dã quỳ ơi một thời lưu luyến Dáng nhỏ xinh cùng hoa dại bên đường
20 Tháng Mười Một 20141:15 SA(Xem: 29553)
THÂN PHẬN* ngậm ngùi theo tháng năm Trăng tà hiu hắt NGÕ PHÙ VÂN* CHẬP CHỜN, ĐỈNH NHỚ** hồn điên đảo NHƯ THẬT NHƯ MƠ** khúc lặng thầm
19 Tháng Mười Một 20142:19 SA(Xem: 35629)
Anh Cọp, em tuổi con Trâu, Nghĩ rằng hai đứa thân lâu, tỏ tình, Chờ hoài em mãi lặng thinh, Gặng hỏi, em nói chúng mình... chị em.
14 Tháng Mười Một 201411:30 CH(Xem: 38022)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm buồn, cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa.... *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIỌT MƯA THU - Nhạc Đặng Thế Phong - Thái Thanh trình bày
14 Tháng Mười Một 20146:03 CH(Xem: 27433)
Con muốn oà lên khóc mà đôi mắt chợt ráo hoảnh. Chừng như lệ nóng đã đóng băng, chừng như hồn con tê cứng lại. Bản danh sách thí sinh trúng tuyển chờn vờn trước mắt con. Đám đông xô đẩy, lấn dần con ra.
14 Tháng Mười Một 20144:53 CH(Xem: 29918)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
14 Tháng Mười Một 20141:30 SA(Xem: 26993)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc. Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân,con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị ....
14 Tháng Mười Một 201412:51 SA(Xem: 29509)
Hôm nay ngọn gió Thu sang Trở về trường cũ rộn ràng trong tim Người xưa giờ biết đâu tìm !? Hàng me, ghế đá im lìm trong mơ
14 Tháng Mười Một 201412:44 SA(Xem: 30790)
Bay về đâu thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền yêu dấu vẫn đầy tim Không lạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn mãi yêu thương.
13 Tháng Mười Một 201412:31 CH(Xem: 14051)
Bất thình lình hắn đẩy chúi tôi về phía trước. Tôi tưởng mình bị ngã sấp xuống. Cái chân đau của tôi bị nhói thấu xương.
13 Tháng Mười Một 201410:21 SA(Xem: 33040)
từng giọt mưa thu tí tách rơi. ướt đẩm bờ vai tóc rối bời Nhặt cánh lá vàng bên bờ suối Theo dấu chân nai bước cuối đời
13 Tháng Mười Một 201410:12 SA(Xem: 24170)
Ta đã bao lần hứa với em Từ khi nguyệt bạch rớt bên thềm Chia nhau nhặt nửa vầng trăng vỡ Để giữ làm tin mãi chẳng quên
08 Tháng Mười Một 20141:22 SA(Xem: 20967)
Lang thang Thu buớc đến Sàigòn Ngập ngừng Thu ghé cổng Trưng Vương Những lá Thu bay vờn áo trắng Như thả ngàn thơ xuống cuối đường Thu dừng chân sau Chùa lặng yên Hậu liêu vàng sắc Đạo tôn nghiêm
08 Tháng Mười Một 201412:53 SA(Xem: 24008)
Trong tất cả bốn tập thơ của anh Dương Quân như những bản nhạc giao hưởng lôi cuốn người đọc về những kỷ niệm, về quá khứ, và về với tình người, ....nhất là chung thủy với những kỷ niệm mà tác giả đã từng yêu người, yêu đời.
07 Tháng Mười Một 201410:06 CH(Xem: 31848)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Em Ra Đi Mùa Thu tác giả Phạm Trọng Cầu, Thái Thanh trình bày Fall in Virginia.... Autumn Leaves, VA Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
07 Tháng Mười Một 20141:24 CH(Xem: 18859)
tôi đứng giữa rừng lạnh bầy ngỗng trời kêu vang trở về ngồi cô quạnh bấm cell phone. còn đâu còn đâu cậu Hoàng ơi…
07 Tháng Mười Một 20141:16 CH(Xem: 15682)
Nhà tù Kiên Giang buổi tối. Những cánh cửa sắt mở ra đóng lại vội vàng. Cả đám người bơ phờ, bụng đói, tay không đồng hồ, chân không giày dép, đầu óc hoang mang lo lắng sợ hãi ngồi chồm hổm giữa sân nhà giam.
07 Tháng Mười Một 20141:11 SA(Xem: 24842)
Chị đi tìm em. Núp mình bên lá úa. Chim rừng hoảng loạn, Cây cỏ xôn xao Chị hỏi: Em ở nơi nào? Nai vàng ngơ ngác.Lá khô xào xạc Mây bay lang thang.
06 Tháng Mười Một 201410:18 CH(Xem: 24335)
Giang tay ôm chặt nỗi buồn. Tìm quên kỷ niệm đau thương tình sầu. Áo xưa ngày nọ qua cầu. Đợi nhau tháng bảy mưa ngâu theo cùng.
04 Tháng Mười Một 20141:37 CH(Xem: 19270)
tôi còn nhìn mây bay chiều nay mây đang bay trên đồi Evergreen mùa thu mây đang trôi trong ký ức nhạt nhòa người bạn không còn nhìn mây 49 ngày qua
01 Tháng Mười Một 201412:17 SA(Xem: 35996)
Đông về rét lắm, nhớ mênh mông! Vỡ phím, buồn ngơ ngẩn rối lòng Phòng lạnh- xót xa tình Nữ Tố Nắng tàn- xơ xác bến giang Đồng
31 Tháng Mười 20141:20 SA(Xem: 28068)
...nhưng ngày lễ Halloween cũng là một ngày rất đặc biệt của trẻ con. Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
31 Tháng Mười 20141:01 SA(Xem: 22128)
Phong trần tỉnh giấc chiêm bao Biển khơi từng đợt sóng trào bờ xa Trăng ru điệu nhớ đêm qua Lệ nào chảy xuống lòng ta ngậm ngùi !
31 Tháng Mười 201412:53 SA(Xem: 29692)
Sợ mưa, ướt sũng hẹn hò, Sợ mưa, gợi chuyện học trò ngủ yên, Gặp em, hôm đó nắng lên, Anh đâu nhớ dốc Ngô-Quyền, mưa bay.
30 Tháng Mười 20143:01 CH(Xem: 28307)
Nghe thi nhân khóc đêm trường Vớt trăng, sao để miên trường lạc trăng Ngàn sau đời khóc thi nhân Trăng Hàn Mặc Tử nẩy mầm trong thơ.
30 Tháng Mười 20141:20 CH(Xem: 32840)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.
29 Tháng Mười 20141:11 CH(Xem: 15485)
Tôi thấy mình như già hẳn đi. Tôi bối rối, mơ hồ. Tôi muốn đi nhưng không biết mình sẽ đi về đâu. Tôi sợ ở, nhưng lòng lo âu trong sự tù túng nên lúc nào cũng thấp thỏm muốn đi.
25 Tháng Mười 201412:03 SA(Xem: 36666)
Mỗi lần Thu đến buâng khuâng, Nhìn Thu quyến rũ vui dâng đỉnh trời. Nắng Thu sưởi ấm lòng người, Gió Thu reo rắc những lời yêu thương
24 Tháng Mười 201412:44 CH(Xem: 30953)
Hãy mở lòng ra nhé người ơi! Trời xanh lồng lộng tháng ngày trôi. Một mai đi mãi không trở dậy. Để lại nhân gian một nụ cười.
24 Tháng Mười 20142:59 SA(Xem: 35358)
Đàn kêu tích tịch tình tang . Ai đưa chim sáo sang ngang cuối mùa Chiều đông thương nhớ người xưa Cho xin ...giọt nước mắt thừa... nhé em.
23 Tháng Mười 201412:26 CH(Xem: 17425)
Chiếc xe đò đi Rạch Giá chật ních người. Kiệt đã lấy cho tôi một chỗ khá tốt: ghế đầu ngồi cạnh bác tài. Trong túi tôi đang có một tấm giấy công tác giả do ông Công cấp, ghi là tôi đi công trường An Biên nghiên cứu đào giếng.
17 Tháng Mười 20143:48 SA(Xem: 37005)
Mùa thu ơi bước về chầm chậm nhé Bởi qua mau nắng sẽ bớt vàng mơ Giàn hoa rạng đông rũ cành úa héo Và heo may xoải đôi cánh tạ từ.
17 Tháng Mười 20142:56 SA(Xem: 29182)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 20143:18 SA(Xem: 29057)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
09 Tháng Mười 20141:32 SA(Xem: 30537)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU TÍM LÁ VÀNG - Nhạc Vân Tùng - Hoàng Oanh trình bày
08 Tháng Mười 20145:42 CH(Xem: 23406)
Như thế đấy, đã từ lâu rồi, người dân quê mùa, thiếu học và hãy còn nghèo nhưng vẫn biết không bán nước một cách nhân văn, thấm đẫm cái tình với người và tình với... nước!.
08 Tháng Mười 20144:47 CH(Xem: 31588)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Lá Thu Ngày Ấy - Thơ: Duy Quang - Ngâm thơ: Hiếu Hạnh
03 Tháng Mười 20149:13 SA(Xem: 18898)
ước vọng của thầy gởi lại thế nhân, thầy nói thầy ra đi với tư cách một nhà văn, vì suốt cuộc đời thầy luôn luôn theo đuổi, gìn giữ như pháp danh TÂM NGUYÊN của thầy.
03 Tháng Mười 20142:17 SA(Xem: 31049)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Màu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu- Nhạc Đoàn Chuẩn--Lê Dung trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
02 Tháng Mười 201412:53 CH(Xem: 30390)
Mưa Thu rơi nhẹ bờ vai. Là trăm năm vẫn hát bài thương nhau. Lỡ đi cho hết đường tàu. Xin thôi giấc ngủ chiêm bao dậm dài. Mưa Thu hôn nhẹ tóc ai...
02 Tháng Mười 20144:02 SA(Xem: 39406)
Lang thang... đồi vắng... một mình Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
27 Tháng Chín 20142:47 SA(Xem: 30533)
tưởng nhớ NXH riêng tặng DC ngừng cọ vẽ, khi nghe tin NXH không còn nữa… bạn đã đi rồi, ngày qua, mất hút.. bụi về với mây căn nhà ngói đỏ [2] quạnh hiu trống vắng, buồn…
27 Tháng Chín 20142:20 SA(Xem: 31989)
Nén nhang đưa tiễn Thầy ơi! Bỏ buông sự nghiệp khắp nơi văn đàn Gió thu lay động rèm tang Ngô Quyền vĩnh biệt Thầy Nguyễn Xuân Hoàng thiên thu
24 Tháng Chín 201410:42 CH(Xem: 19745)
Duyên văn nghệ giữa tôi và ông chỉ một lần gặp gỡ tại café PALOMA , và bài viết Tô Canh Thơm Của Mạ trên Việt Tribune, nhưng lần gặp đầu tiên đó đã để lại trong tôi một mối hào cảm rất đẹp với một nhà văn, nhà giáo tên tuổi, nhưng rất bình dị này.
19 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 31167)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
18 Tháng Chín 201412:38 CH(Xem: 26353)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 20141:36 CH(Xem: 24897)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 20149:25 SA(Xem: 30050)
Buồn thương trời đổ cơn mưa, Sáng nay thứ bảy Mây đưa Hoàng về.* Hết rồi giây phút hôn mê, Bạn giờ thanh thản sơn khê mây trời. Đạo Hữu pháp danh: Thanh Tâm Phạm Gia Hưng xin chia buồn cùng tang quyến.
13 Tháng Chín 20141:06 SA(Xem: 31122)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.