Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trinh Trang Yarett & Ian Yarett - THÁNG BA TRONG TÂM BÃO

30 Tháng Ba 20201:12 SA(Xem: 6850)
Trinh Trang Yarett & Ian Yarett - THÁNG BA TRONG TÂM BÃO



THÁNG 3, TRONG TÂM BÃO

Trinh Trang Yarett & Ian Yarett


Bài viết của 2 vợ chồng BS trẻ ở NYC, trung tâm Covid-19 của Mỹ.

thang ba bao tap

Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực.

Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau road trip xuyên bang. NYC và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh lúc này hầu hết chỉ ở Seattle. Ngay trong bệnh viện mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày. Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.

Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.

Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.

Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này.

Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch, và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý.

Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị, và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã “chôm” hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, và không được dùng thoải mái như xưa nữa.

Ngày thứ sáu, NY có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân.

Ngày thứ bảy, NY có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.

Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.

Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện NY nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.

Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại NYC, chuẩn bị đi làm lại, và bước thẳng vào tâm bão.

Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát, và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:

Là tất cả bệnh viện ở NYC hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao, và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở, mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viên mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên khắp nơi, và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ.

Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm, và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh, thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại bây giờ, khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, và nếu bị bắt gặp thì sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết.

Là hiện thực đau lòng là hầu hết bệnh nhân Covid-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất.

Là hầu hết nhà xác đều đã quá tải, không còn chỗ để thêm, nên bây giờ thành phố phải đem xe tải đông lạnh tới để chở xác. Và vì lệnh cấm tập trung đông người, nên người mất cũng không được có đám tang. Người nhà tới giờ vẫn không thể gặp họ lần cuối.

Là sản phụ bây giờ phải đi sinh một mình, không được có chồng hay người nhà vào thăm để tránh lây nhiễm. Là bao nhiêu ông bố lỡ dịp không được nhìn thấy con mình ra đời.

Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực và quá nhiều bác sĩ đã mắc bệnh và phải ở nhà. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này.

Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà, vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà, và Ian phải nói, “Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì mẹ phải vào một mình, và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia, vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ ko bao giờ tha thứ cho mình được”. Thế là bà lại phải quay ra.

Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hay đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, và cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi.

Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Các bác sĩ đều đang hối hả lập di chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không, hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi “Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi” trong thời điểm này lại thành ra nói thật.

Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình thì mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống, và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực, nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.

Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:

Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Giờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.

Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens, rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hi vọng về các bệnh viện.

Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7h cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt, và vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết.

Và vì tất cả những điều đó, mình tin là NYC sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ.

"Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp”




                   Nguồn: Donate - Sharing Channel
https://www.youtube.com/c/DONATESHARING


23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32324)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30319)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33313)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27878)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33749)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28268)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24764)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27314)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25154)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29161)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40366)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34771)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23285)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29269)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30667)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28179)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16237)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36333)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21982)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41206)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23220)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29734)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30170)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17110)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31224)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29434)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26185)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30126)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26761)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28521)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30729)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30954)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28807)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30029)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29540)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29525)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 23966)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33500)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32531)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30652)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30755)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29098)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28393)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23548)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23379)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”