Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đỗ Thế Vinh - MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH PHẢN BIỆN, ÓC SÁNG KIẾN, ĐỨC DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

28 Tháng Hai 20193:39 CH(Xem: 10947)
GS. Đỗ Thế Vinh - MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH PHẢN BIỆN, ÓC SÁNG KIẾN, ĐỨC DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan, có nhiều thiên kiến, và có thể gây tranh cãi.

 

Một số nhận định chủ quan về tư duy phê bình phản biện,
tư duy sáng kiến, đức dục, và triết lý giáo dục

 

A) Nhận định về tư duy phê bình phản biện và tư duy sáng kiến

Một số người cho rằng giáo dục Trung Hoa và Việt Nam không dạy học sinh và sinh viên tư duy phản biện do giáo dục Khổng Tử không cho học trò phê bình phản biện thày giáo của mình vì những giá trị trật tự từ trên xuống dưới quá cứng nhắc. Đôi khi có người còn kết án Nho giáo đã tạo ra một dân tộc Trung Hoa và Việt Nam rụt rè, nhu nhược, không thể phê bình phản biện những người ở vị trí bên trên (quân, sư, phụ) nhất là chỉ trích phản biện những người cầm quyền bạo ngược và làm cách mạng được. Ông Nguyễn Gia Kiểng đã phê bình chỉ trích Khổng Tử rất mạnh mẽ. Tôi không đồng ý với lời chỉ trích quá đáng của ông Nguyễn gia Kiểng (3C5), và nhất là phong trào cải cách văn hoá tàn bạo ngu xuẩn của Mao Trạch Đông đối với Khổng Tử.

Tôi đồng ý với GS Đàm Trung Pháp về những điều quý giá Đức Khổng Tử, với tư cách người thầy muôn thủa, đã để lại cho người Việt Nam và nhất là người Trung Hoa như những đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nền giáo dục nhân bản của ông như GS Pháp đã viết dạy mọi học trò không phân biệt giai cấp, học và hành phải đi đôi với nhau, dạy mỗi học sinh một lối khác nhau tùy theo trình độ và sở thích, và dạy suy tư chính chắn. (1bis)  Tôi chỉ xin thêm ý về điều thứ tư của GS Pháp là tôi cho rằng "suy tư chính chắn" chưa phải là "suy tư phê bình phản biện". Tôi thấy Khổng Tử là một nhà giáo đạo đức theo văn hoá Trung Hoa  và một nhà viết sử tài có công soạn sách Tứ Thư Ngũ Kinh (Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu) cẩn thận, giỏi, rất ích dụng thời trước nhưng không phải là một triết gia giáo dục vĩ đại gây cảm hứng (inspire) cho người học trong xã hội hiện tại. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng của Khổng tử đã giúp Trung Hoa và cả Việt Nam sau đó giữ được hoà bình và nếp sống hài hoà trong giao tế xã hội, tuân theo trật tự trước sau, không loạn lạc và bạo động như thời Xuân thu chiến quốc trong quá khứ. Tuy vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với GS BS Trần Ngọc Ninh  (3C7) là sử gia Trần Trọng Kim đã là một sử gia đáng kính phục khi ông viết là vua Gia Long nhà Nguyễn đã làm chuyện quá đáng đối với nhà Tây Sơn dù ông đang sống và có chức vụ dưới triều Nguyễn. Trần Trọng Kim dùng phê bình phản biện ngay cả với vua chúa, và  hơn Khổng Tử (có lẽ vì sanh sau), vượt lên được "vòng kim cô tư tưởng Khổng Tử" thời đó tại Việt Nam quả là đáng kính phục xứng danh là một sử gia, một nhà giáo vĩ đại "tuyệt vời".  Tôi cũng đồng ý với Chomsky là một nhà giáo giỏi phải chia sẻ kiến thức với học trò nhưng luôn luôn phải tránh cho học trò nể sợ mà không thể thấy chỗ mình thiếu xót để có thể tìm ra cái mới bổ xung kiến thức cho ngày một hoàn mỹ hơn. Chomsky cho rằng việc làm cho học trò nể sợ, tin hoàn toàn vào mình hoặc sách thánh hiền đời trước như Khổng Tử đã làm, là một hình thức áp đặt bạo động. (6L5) Dạy theo lối này làm học trò  mất dần tinh thần độc lập, tự chủ và không thể phát triển óc phản biện phê bình được.

 Khổng tử ca ngợi thời Nghiêu Thuấn và viết về vua Nghiêu: "Làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại thay! Thật là cao quý thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu là người biết dựa vào đạo trời. Công đức của Nghiêu to lớn không cùng, dân chúng không thể ca ngợi cho xiết. Công lao của Nghiêu vô cùng vĩ đại. Chế độ lễ nhạc do Nghiêu đặt ra vô cùng sáng tỏ, chiếu tỏa hào quang khắp mọi nơi. (1bis)

Tuy nhiên, theo "Trúc thư kỷ niên" có phản biện cho rằng vua Nghiêu đã dại ngây thơ tin vào vua Thuấn để bị giam cầm: (1ter)

Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua.

Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.

 

Tại Việt Nam, Nguyễn Trãi, một vị khai quốc công thần dưới triều Hậu Lê bị tru di tam tộc năm 1442 một cách phi lý tàn nhẫn và bất công trong vụ án Lệ Chi Viên theo thủ tục kỳ quái vô nhân đạo của văn hoá Trung hoa. (1 quater)  Tuy những sử gia Việt Nam sau này đã nghiên cứu minh oan cho Nguyễn Trãi nhưng chưa có ai phản biện mạnh mẽ sai lầm, khuyết điểm của Lê Thái Tông. Trái lại, giáo dục và lịch sử Hoa Kỳ vì thoát hẳn khỏi ảnh hưởng kiểm soát của La Mã luôn luôn được tranh cãi liên tục để tìm ra những sự kiện trong lịch sử càng gần sự thật càng tốt, ngay cả đối với những tổ phụ như vụ liên hệ giữa Tổng Thống Jefferson và bà Hemings (3C8) từ năm 1802 cho tới đầu thập niên 2010's. Cuối cùng sau những chứng cứ DNA tests, mọi sử gia đều đồng ý là TT Jefferson đã có con với bà Hemings và để lại rất nhiều cháu chắt lai đen trắng.

Hơn nữa, giống như cụm từ "nhân quyền" mà triết gia hậu hiện đại (Postmodernism) Derrida đã phân tích và làm đầy đủ hơn (deconstruct) cho đúng hơn trong bối cảnh toàn cầu của thế kỷ thứ 21 này, (6M2), nếu ta phân tích và làm đầy đủ hơn (deconstruct) những sách vở của Khổng Tử  theo thuyết hậu hiện đại thì ta thấy Khổng Tử có rất nhiều bất công đối với phụ nữ và những người bị trị thấp cổ bé miệng trong xã hội. Theo quan điểm chủ quan, tôi thấy ông Chu Văn An của Việt Nam có lẽ vì sinh sau Khổng Tử đã vượt xa ý niệm phải làm quan và phục vụ vua chúa. Ông đã không cần phục vụ một vị vua lú lẫn, rũ áo từ quan sau khi ông dâng sớ xin chém bảy tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Tôi rất tự hào Việt Nam đã có một " vạn thế sư biểu" như ông Chu Văn An với tinh thần phê phán phản biện cả với vua ngay từ thế kỷ thứ XIV. (1A) Xa hơn một bước gần đây, thánh Gandhi, Mục sư tiến sỹ King và ông Mandela đã không ngại chỉ trích phản biện và chống lại chính phủ cường quyền bất công bằng những phương pháp bất bạo động và cũng đã đem lại công lý mà không gây bạo loạn và đổ máu.

 

Về  phương pháp giáo dục ở Á Châu, khác với Khổng Tử, đức Phật Thích Ca đã nói: "Tất cả những kinh sách và những điều ta giảng dậy chỉ như "ngón tay chỉ mặt trăng" nếu các đệ tử chỉ chú ý học kinh sách và bài giảng của ta sẽ không bao giờ tới được mặt trăng". Như vậy tôi đoán ngài muốn nói nếu không tự nhẩy vọt hoặc bằng "Thiền", hoặc bằng tu học và tư duy nát óc mà chỉ nghe lời giảng và dùng kinh sách Phật dạy sẽ không bao giờ ngộ (trực giác) ra chân lý được. GS Chu Hảo cho rằng sau tư duy phối hợp phải có tư duy lý luận gồm logic biện chứng, phê phán rồi mới sáng tạo. Tư duy sáng tạo phải mới lạ, độc đáo, phải hoài nghi lành mạnh như  hoài nghi khoa học rồi phải có tính liên đới, biết kết nối những cái ta đã biết và cuối cùng phải có trực giác là quà tặng thiên nhiên của Thượng Đế. (4H3) Chính đức Phật đã tự kiên trì tu tâp, suy nghĩ phản biện phê bình những lý thuyết, các cách giải quyết khổ đau, phiền não của nhiều vị thày đức Phật đã theo học nhiều năm trước để cuối cùng sau 49 ngày tư duy phản biện qua rất nhiều cố gắng, kiên trì lâu dài ngài đã trực giác "ngộ" (tư duy sáng tạo) ra chân lý. Trực giác không như GS Chu Hảo nói là tính "thiên bẩm" quà tặng thiên nhiên của Thượng Đế tự biết ngay, biết thẳng biết tức khắc" nhưng thiên tài là cả một cố găng bền bỉ lâu dài suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu mới dẫn tới sáng tạo được. Theo tôi sáng tạo không thể dạy những loại suy luận như GS Chu Hảo giảng giải, hiểu mà làm được. Trước tiên thày cô giáo phải tìm cách tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với những điều các em rất thích học và tìm hiểu để kích thích tính tò mò của mình. Dạy theo lối này, người dạy phải biết tâm lý giáo dục là mỗi học sinh đều khác nhau về cá tính, năng lực và sở thích. Sau đó trong những nhóm có sở thích tương tự nhau phải được cơ hội làm việc chung để bàn bạc thảo luận những vấn đề các em muốn tìm hiểu với sự giúp đỡ của thày cô giáo (đóng góp ý kiến hoặc chỉ cách tìm tài liệu).  Sau đó phải tạo cơ hội để các em bàn bạc thảo luận những điều đã được viết về các vấn đề đó của tiền nhân. Trong gia đoạn này, phải giúp các em thấy được những giả định khác nhau, đôi khi chống đối nhau để các em hoài nghi và đóng góp sự đồng ý hay không đồng ý với tác giả đó nhằm phát triển tư duy lý luận phê bình phản biện. Khi giảng về tư duy sáng tạo, GS Hảo cũng nhắc tới Đức Phật Thích Ca và những đức tính nhờ đó ngài trực giác (ngộ) ra chân lý giải thoát được đau khổ. Theo tôi, như Đức Phật đã nói, mọi người đều có phật tính chỉ cần tự mình kiên trì tìm tòi tu luyện sẽ đều ngộ ra chân lý và thành Phật được. Xin lấy một số thí dụ khác về tư duy sáng tạo như vị sư sau nhiều năm kiên trì tu tập, đang quét sân chùa, nghe tiếng lá rơi rồi đắc đạo "ngộ" ra chân lý cũng tương tự như Newton sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu tìm tòi, nhìn thấy quả  táo đang rơi xuống đất mà tức khắc khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn; Archimedes suy nghĩ nát óc về vấn để "trọng khối và vật nổi" cho tới lúc đang tắm chợt trực giác tìm ra điều mình muốn biết, reo lên "Eureka!"

 

Sở dĩ giáo dục Hoa kỳ dẫn đầu thế giới về những phát minh sáng chế vì giáo dục Mỹ luôn luôn áp dụng lý thuyệt giáo dục của Humboldt và Dewey ngay từ ở mẫu giáo, cho học sinh cơ hội tự chọn điều muốn học theo năng khiếu sở thích của mình, từ đó phát triển được động lực học, khả năng sáng tạo, và tính say mê tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết. Khi sở thích được cung cấp cơ hội để thấu hiểu những điều mình thích sẽ rất dễ trở thành đam mê để khi lớn lên học sinh Mỹ có thể tiếp tục học và nghiên cứu sâu rộng tại những đại học nghiên cứu loại Carnegie R1 của Hoa Kỳ. Giả định của giáo dục Mỹ này cho học sinh cơ hội tự chọn điều muốn học theo năng khiếu, ý thích và  tài  năng của mình, từ đó phát triển động lực học, tính say mê tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết và có thể dẫn tới tính đột phá, sáng tạo và suy nghĩ không bị gò bó trong khuân vàng thước ngọc của sách giáo khoa hay sách thánh hiền (thinking out of the box). Sau đó họ sẽ có thể đứng lên vai những tiền nhân vĩ đại trong lãnh vực đam mê của mình để vươn lên những từng cao mới.

B. Nhận định về vấn đề đức dục

 

Theo nhận định chủ quan của tôi, đức dục không thể bao gồm được mọi  tín ngưỡng của từng cá nhân nên ngay cả kinh sách đức Phật, đức Chúa Jesus, và những vị lãnh đạo tôn giáo khác cũng cần phải dùng óc phán đoán và thời gian (2019), không gian (thế giới ngay bây giờ "thế giới co cụm lại "the shrinking world" "Thế giới phẳng" (the flat world) để nhìn vấn đề đạo đức một cách chính xác và tổng hợp hơn. Hơn nữa, những kinh sách viết lại thường "tam sao thất bổn" và thường có thêm ý kiến của những vị thánh và tu sỹ thêm thắt những thiên kiến của mình vào. Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa, Phật giáo Zen của Nhật và những giáo phái Tin Lành bên Âu Châu đều đã dùng phán đoán và phản biện của mình để tìm về những lời giảng dạy đích thực của Đức Chúa, Đức Phật. Các hệ thống đạo đức này đúng hay sai tùy vào niềm tin của từng cá nhân, có thể chia sẻ nhưng tuyệt đối không thể áp đặt cho người khác. Những sai lầm trong lịch sử khi muốn áp đặt đạo đức tôn giáo cho người khác đã dẫn đến thánh chiến, chiến tranh khủng bố, tàn sát người Hồi giáo tại Nam Tư, Miến  Điện và tội ác cộng sản với niềm cuồng tín vào vô  thần và chủ nghĩa Mác Lê, nhất là cuộc cách mạng văn hoá của Mao Trạch Đông đã giết hại hàng triệu người. Russell cũng bàn tới việc đức dục liên quan tới những giả định của tâm lý là :"nhân tri sơ tính bản thiện hay nhân tri sơ tính bản ác" (Rousseau vs. Hobbs and Freud) (6B & 6C) mà bên văn hoá Trung Hoa và Việt Nam đã thường nói tới trong hai giả định khác nhau của Mạnh Tử và Tuân Tử (6D & 6E).  Trước đây không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Anh, phụ huynh và thầy cô thường có niềm tin là "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" hoặc "If you spare the rod, you spoil the child". Theo nhận định của tôi một số không nhỏ phụ huynh và thầy cô Việt Nam thường chỉ  dùng kinh nghiệm cá nhân hay thói quen văn hoá để dạy dỗ trẻ em với lòng thương trẻ thật sự và vẫn ấm ức với lối giáo dục mới của Âu Mỹ quá nuông chiều trẻ em. Tuy nhiên, tôi nghĩ phải bỏ kinh nghiệm bản thân và nhìn vào những con số thống kê, dùng sự kiện và dữ kiện (facts) để kiểm chứng lối dạy con như Russell đề nghị. Russell đề nghị phải hết sức cẩn thận dung hoà chú ý tới tính hướng thiện và đam mê của trẻ con để phát triển óc sáng tạo đồng thời cũng phải biết điều chế tính hướng ác thích bắt nạt dùng bạo lực nơi trẻ con trong việc dạy trẻ em quan tâm đến người khác trong những sinh hoạt nhỏ nhặt hàng ngày. (6A; 6F) Một điểm quan trọng nữa cần nhấn mạnh ở đây là thầy cô dạy tiểu học ở Việt Nam phải được huấn luyện tâm lý giáo dục để biết kiềm chế và điều hoà chính sự giận dữ phẫn nộ chính đáng (righteous indignation) của chính mình khi thấy học sinh quá hư hay quá ác với bạn trong lớp. Ngay cả khi thầy cô giáo Mỹ dùng phương pháp phạt "time out" khá hiệu quả để ngừng những hành vi trái quấy của trẻ em cũng bị chỉ trích nặng nề là rất có hại cho tâm lý trẻ con (6J3)

Về đức dục, qua những tranh cãi của những triết gia và những nhà giáo như cuộc tranh cãi lừng danh giữa Chomsky và Foucault về đạo đức của con người là tuyệt đối bẩm sinh hay tương đối vì khác nhau do tôn giáo, văn hoá và xã hội tạo nên, ta thấy rất khó để biết đâu là chân lý khách quan. (6L9) Chomsky tin rằng đạo đức tính cũng như ngôn ngữ nội tại (Internal language "I-language") đã có sẵn trong đứa bé lúc sinh ra nhưng rất cần môi trường để phát triển nếu không có thể bị mai một. Bác bỏ thuyết luân lý tương đối của những lý thuyết gia phê bình phản biện (critical theorists), Chomsky khẳng định giá trị luân lý hoàn vũ (universal values) cũng giống như ngôn ngữ hoàn vũ  (universal language) là bẩm sinh. (6L7) Chomsky đã xác định ông vẫn có thể vượt lên những khó khăn để xuất bản sách của ông sau nhiều năm bị đa số nhà xuất bản chống đối không cho in. Ông cũng bác bỏ quan niệm lạc quan của tâm lý gia Pinker (6F1) về sự tiến hoá đạo đức của nhân loại qua những dữ kiện thống kê ít có chiến tranh và giết hại nhau như những thế kỷ trước. Chomsky chỉ chấp nhận có một lãnh vực đúng của Pinker là quyền phụ nữ và dân quyền tiến bộ hơn trước. (6F2) Ngay cả triết gia hậu hiện đại Derrida (6M2) cũng xem xét phân tích lại (deconstruct) những ý niệm "thiện" của thời hiện đại và triết lý anh sáng không phải để bác bỏ mà sửa chữa làm giầu hơn, tốt hơn và đúng hơn, thí  dụ như cho quan niệm "nhân quyền" từ thời Magna Carta rồi cách mạng Pháp cho tới bây giờ. Derrida đề nghị phải thêm và bao gồm cả trẻ con, phụ nữ, những người ở Châu Á và Châu Phi vào ý niệm "nhân quyền". Các nghiên cứu phê phán của thuyết Hâu Hiện Đại (Postmodernism), (6M; 6M2) theo tôi hiểu, không phải là để phá bỏ, phủ nhận (destroy or destruction) tất cả mọi triết lý thời khai sáng nhưng là để đọc lại và tìm hiểu sâu xa hơn, đúng hơn những lý thuyết đó (deconstruction) với những thay đổi và hiểu biết hơn thời hiện tại .

 

Tóm lại đức dục tại Hoa Kỳ cũng không độc quyền dạy đạo đức Ky Tô Giáo là tôn giáo của những tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ. Tuy đức dục luôn được tranh cãi thí dụ như trong trường nên chúc nhau trong dịp Giáng Sinh là "Merry Christmas" (chân thật (authenticity) vì đúng là lúc Đức Chúa Jesus ra đời) hay "Happy Hollidays" (để mọi người có tôn giáo khác cũng được bao gồm (inclusive). Người Mỹ  thường gọi những tranh cãi này là muốn đúng về chính trị (politically correct). Ngược lại tại VNXHCN ngay trong hiến pháp đã  áp  đặt  đạo đức xã hội chủ nghĩa lên toàn thể nhân dân Việt Nam một cách độc đoán và chỉ "ban" hay "cho" họ dạy dỗ đức dục con cái tại nhà hoặc ở những nơi thờ phượng. Đức dục tại Hoa kỳ vẫn phỏng theo đề nghị của Russell, tuy luôn luôn được tranh cãi, xem xét, cập nhật, sửa đổi theo những biến chuyển mới, hiểu biết mới cũng như những khám phá mới về tâm lý của con người. Nhân viên và thày cô giáo trong trường tuy không giảng dạy đức dục nhưng luôn luôn làm gương phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp, công lý, tôn trọng những mục đích không gây tổn thương bảo tồn lâu dài môi trường sống cho loài người, và cân bằng uyển chuyển giữa hai giả định của tâm lý là :"nhân tri sơ tính bản thiện hay nhân tri sơ tính bản ác". Theo tôi, khi nói về đức dục" có nhiều tôn giáo và lý thuyết đạo đức khác nhau nên nếu chính phủ áp đặt một loại đức dục cho mọi học sinh trong nước đã là bất công và phản đức dục rồi! Tính siêu việt của đức dục Hoa kỳ nằm ở chỗ là tránh được sự độc quyền của một tôn giáo hay một lý thuyết đạo đức áp đặt từ chính phủ hay bộ giáo dục xuống toàn thể học sinh có nhiều tôn giáo khác nhau, kể cả vô thần, do đó hợp thời, nhân đạo và hơn xa những chính sách đức dục tại những nước độc tài khác. Như vậy về đức dục, tôi đồng thuận và  ủng hộ như nhiều nhà giáo dục tại Mỹ là đề nghị của Russell vẫn còn hợp thời và tốt nhất.

 

C) Nhận định về triết lý giáo dục

Nói về triết lý giáo dục tại Hoa Kỳ, ông Lưu Văn Vịnh đưa ra ba mục tiêu, lấy lại hai mục tiêu nhân bản, khai phóng của Hoàng Xuân Hãn và thay mục tiêu "Dân tộc" bằng mục tiêu "Khoa học" (3A4) để cho hợp với thời thế và hoàn cảnh hiện tại của người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi là vẫn không nói lên được trào lưu của thế giới hiện nay đang được Hoa Kỳ khuyến khích là hướng dân chủ phải từ dưới lên trên. Những nhà trí thức, giáo dục và triết gia có thể đề nghị và vận động người Việt mình ở hải ngoại để đa số đồng thuận vì thấy hợp và đúng với họ nhưng không thể áp đặt những  điều mình nghĩ là đúng lên người khác. Cũng vậy, theo hướng dân chủ đó, nhà cầm quyền trong nước không thể áp đặt triết lý giáo dục trên toàn quốc như nhiều trí thức trong nước  nhận xét: "Xã Hội Chủ Nghĩa trong cơ chế thị trường hoàn toàn mâu thuẫn gượng ép và không tưởng, triết lý giáo dục VNXHCN không giải quyết ổn thoả được vì lỗi hệ thống và mâu thuẫn nội tại". Triết lý giáo dục là một cụm từ cũng cần phải nghiên cứu, xem xét để bổ sung cho đúng hơn, hợp thời hơn và đầy đủ hơn (deconstruct). Ngày xưa trong văn minh La Mã và quyền lực của nhà thờ La Mã, mục đích và triết lý giáo dục đều từ La Mã đưa xuống. Sau đó tới thời kỳ Ánh Sáng khi những đạo Tin Lành, Anh giáo đã lần lượt đặt vấn đề với nhà thờ La Mã, chủ nghĩa dân tộc dần dần trở trở thành định hướng và triết lý trong giáo dục. Ở phương  đông vì không phát triển khoa học kỹ thuật được, Ấn Độ và Trung Hoa đã bị đô hộ và nền giáo dục do giai cấp quý tộc Ấn độ và hoàng đế Trung Hoa đã dần dần bị lỗi thời và càng ngày càng suy yếu. Chủ nghĩa Cộng sản với chiêu bài giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc bắt dầu trở thành phương hướng và triết lý cho giáo dục tại Liên Xô, Trung Hoa, những nước Đông Âu và Bắc Việt. Trong Nam, Việt Nam Cộng Hoà vẫn duy trì chủ nghĩa dân tộc theo kiểu Pháp quốc. Theo thiển ý chủ quan của tôi, hai bài viết của GS Nguyễn Thanh Liêm (VNCH), (2) Lưu Văn Vịnh (VNCH hải ngoại) (3A4), và của Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng GD-ĐT (4B) (VNXHCN) về triết lý giáo dục đều cần phải nghiên cứu, xem xét để bổ sung cho đầy đủ hơn qua đối chiếu với giáo dục Hoa Kỳ. Trước tiên, tại Hoa Kỳ sở dĩ triết lý và những mục tiêu giáo dục đứng hàng đầu thế giới từ năm 1945 cho đến tận bây giờ nhờ những lý do sau đây: Dân chủ Hoa Kỳ từ dưới đi lên, không để cho bất cứ thành phần ưu tú nào trong xã hội tự quyết  định chính sách giáo dục cả. Những danh từ hoa mỹ như "nhân bản", "dân tộc", "khai phóng", "khoa học" hoặc "định hướng xã hội chủ nghĩa", "khẳng định niềm tin của Đảng và nhà nước về giáo dục với cơ sở là triết học giáo dục VNXHCN và tư tưởng Hồ Chí Minh", hoặc "triết lý giáo dục của VN là Giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực hội nhập và giàu lòng yêu nước" (4B) v.v... đều không thể áp đặt từ chính phủ, những nhà trí thức hay những tập đoàn doanh thương lên dân chúng Mỹ với quyền lực là lá phiếu của mình. Họ có thể tuyên truyền, quảng cáo những điều hay tốt của mình, tuyên truyền có thể lệch lạc mà những người thiên hữu như Tổng Thống Trump gọi là "tin giả" (fake news) hay nhà trí thức khuynh tả tự do cấp tiến (liberal) Chomsky gọi là tạo dựng sự đồng thuận (manufacturing consent), nhưng quyền quyết định vẫn nằm trong tay lá phiếu của đa số nhân dân Mỹ dùng lương tri (common sense) của mình quyết định triết lý và chính sách giáo dục từ địa phương mình ở lên tới tiểu bang rồi mới tới liên bang. Vì thế, tại Mỹ bộ giáo dục của chính phủ liên bang và tiểu bang không áp đặt một triết lý giáo dục lên mọi thày cô giáo và dân chúng Mỹ vì có quá nhiều triết lý, cách giáo dục và những giả đinh khác nhau nhưng có thể rất tốt cho một số người này mà lại không thích hợp cho một số người khác. Mỗi thày cô giáo đều có một triết lý giáo dục riêng cho mình tùy theo giả định về bản chất con người, làm thế nào để dạy dỗ học sinh tốt nhất và làm thế nào để thích hợp với mong đợi của phụ huynh và người đại biểu cho học sinh (school district board members) tin tưởng ủy nhiệm việc dạy dỗ cho mình. Rất nhiều thày cô giáo chọn phương pháp chiết trung (eclectic), có người thiên về thuyết duy lý (rationalism), có người dùng thuyết học viên trong tâm (Student-centered), để ý nhiều đến tình cảm, cảm xúc, đam mê (emotion, feeling, passion), một số ít vẫn còn dùng thuyết động thái (behaviorism) hoặc phối hợp động thái với lý trí hay lý trí với tình cảm (rational-emotive theory). Trong ngành khải đạo, khải đạo viên trong buổi gặp mặt đầu tiên, phải nói rõ triết lý khải đạo của mình cho thân chủ biết. Vào khoảng cuối thập niên 1990's và đầu thập niên 2000's, có phong trào mục đích giáo dục phải thực tiễn, chú trong đến kết quả học tập hay còn gọi là "chuẩn đầu ra" (outcome) của việc mình dạy, tuy rất thịnh hành những cũng bị chống đối rất mạnh mẽ bởi những nhà giáo dục cho giáo dục là đời sống (education is life) mà không phải là để sửa soạn cho đời sống (education is preparation for life).

Tôi thấy chủ nghĩa cá nhân (individualism) của Tự Lực Văn Đoàn mà những người Cộng Sản phê bình (1F) là một sai lầm lớn vì chưa hiểu rõ tầm mức dân chủ quan trọng của nó tại những nước phương tây và nhất là Hoa Kỳ theo mô hình đại học Humboldt (6; 6 bis) đã manh nha từ thời kỳ khai sáng. Mô hình này nhấn mạnh giáo dục chính là đời sống (Education is life) dẫn tới phát triển óc suy luận phản biện (critical thinking) và sáng kiến (creativity) của mỗi cá nhân vượt lên trên những khuân khổ ràng buộc xã hội và ý tưởng của những nhà giáo dục, triết gia, khoa học gia v.v... thế hệ trước. (6L1; 6L2) Nhà cầm quyền ở Việt Nam chỉ giải thích triết lý giáo dục theo chủ nghỉa Mác Lê, dùng kinh tế  giai cấp (quý tộc, tư bản, vô sản) và tôn giáo (Thiên Chúa Giáo, tam giáo, vô thần) đã bị đặt vấn đề từ thời kỳ khai sáng với Galileo khi ông nói lên được mục đích quan trọng nhất của giáo dục là phát triển óc phê phán và sáng tạo của từng con người can đảm chống lại cường quyền để tìm ra chân lý. Chomsky nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghiên cứu độc lập, phê phán kiến thức đang có sẵn của từng nghiên cứu sinh để sáng tạo tìm ra được nhiều điều hay hơn và đúng hơn. (6L5) Ông cũng thừa nhận mục đích giáo dục của nhà cầm quyền và những thế lực kinh tế, tài chính luôn luôn song hành tranh đua với mục đích nghiên cứu độc lập sáng tạo. Trên thực tế những đại học bậc cao học sau cử nhân (graduate), nhất là tiến sỹ trở lên loại Carnegy R1 và R2 (6 ter) của Mỹ, thường hướng theo mô hình đại học Humboldt, độc lập nghiên cứu, và sáng tạo tuy vẫn phần nào bị ảnh hưởng bởi  những nguồn cung cấp tài chính.

 

Tuy giáo dục Mỹ nhấn mạnh từ sở thích của từng học sinh, nhu cầu thực tại và kinh tế của từng địa phương nhưng vẫn có những tiêu chuẩn bắt buộc từ tiểu bang và sau hết từ liên bang thí dụ như Anh văn và toán, những kỳ thi SAT hoặc ACT v.v.. Chính sách và triết lý giáo dục của Hoa Kỳ luôn luôn thay đổi thích ứng với hoàn cảnh mới nếu được toàn dân Mỹ ưng thuận qua lá phiếu của mình. Theo Chomsky, hai khuynh hướng triết lý giáo dục chính trong giáo dục Mỹ cạnh tranh ráo riết và ít khi để triết lý kia độc tài kiểm soát. Một bên cho mục đích là giáo dục để sửa soạn thành công trong cuộc sống (Education is preparation for life) trên cả phương diện kinh tế, nghề nghiệp hợp với khả năng học vấn của mình; bên kia là giáo dục chính là đời sống (education is life) vì từ thời khai sáng, giáo dục nhằm phát triển sự hiểu biết của mỗi người theo đam mê, sở thích và khả năng của mình mà không bị ràng buộc bởi bất cứ mọi quyền lực xã hội bên ngoài nào. Xin xem thêm utub bằng tiếng Anh của Chomsky nói về giáo dục và làm thế nào để tạo cảm hứng cho người học phát triển khả năng sáng tạo. (6L5; 6L8)

 

Nhìn chung, giáo dục Mỹ không nhắm đào tạo mọi học sinh phải rắp khuân học tất cả những lớp đòi hỏi từ trên bộ giáo dục liên bang xuống để tốt nghiệp trung học. Trái lại học sinh bỏ học (drop out) có thể sang học những trường dạy nghề (vocational schools) hoặc bỏ ra đi làm lao động và sau đó lấy bằng trung học tương đương (GED). Người trưởng thành có thể xin thẳng vào học những ngành nghề kỹ thuật không đòi hỏi khả năng Anh văn và toán nhiều ở những trường đại học cộng đồng. Triết lý của giáo dục Mỹ đi từ dưới từng học viên đi lên cho đến bộ giáo dục liên bang, cho quyền học sinh, sinh viên muốn theo đuổi bất cứ điều gì họ thích dù ngay từ bậc tiểu học và trung học. Giả định của triết lý giáo dục này là nếu con người được tư do học hỏi điều mình thích và đam mê và được cung cấp phương tiện và môi trường để phát triển và theo đuổi đam mê của mình, họ sẽ không bị ràng buộc theo sách thánh hiền và những kiến thức có sẵn mà sẽ có thể vượt bỏ thông lệ suy nghĩ cao và xa hơn những kiến thức cũ (thinking out of the box). Họ có thể đứng lên vai những thiên tài đi trước để phát mình và tìm ra những kiến thức hay và mới chưa ai nghĩ tới. Hơn nữa tính dân chủ dành quyền định đoạt cho phụ huynh học sinh bầu chọn thành viên ban quản trị (board members) từng học khu (school district) do dân trực tiếp để làm những quyết định quan trọng cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của địa phương mình rất thực tiễn và hiệu quả. Những đại học chuyên nghiệp (professional) phân loại theo Carnegie loại D/PU tại Hoa Kỳ (6 ter) thường chú trọng việc chuẩn bị cho sinh viên có khả năng và tay nghề để sinh tồn và phụng sự xã hội thường  áp dụng triết lý" giáo dục để sửa soạn cho đời sống" (eduacation is preparation for life).

 

 Ngay cả trong hướng triết lý giáo dục "sủa soạn cho đời sống" này thì triết lý giáo dục VNXHCN cũng vá víu với phong trào đổi mới và hội nhập đang bùng nổ ở Việt Nam một cách lệch hướng vì muốn phát triển theo kịp những nước phương tây, Nhật, Nam Hàn và Mỹ theo mô hình kinh tế và giáo dục "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Trong giáo dục VNXHCN, việc tranh cãi "có hay không có thị trường giáo dục?" (4I) đầy mâu thuẫn nội tại, đã gây ra nạn tham nhũng trầm trong, mua bán bằng cấp gần như không thể sửa chữa được nữa. (4K) Theo tôi tại Việt Nam, giảng dạy phương pháp dân chủ của Dewey (Dewey, 2011) và nhân vị trọng tâm của Rogers (Rogers, 1993) rất khó và không thích hợp vì triết lý giáo dục của VNCH đã có những cứu cánh và mục tiêu ấn định sẵn từ trung ương (bộ giáo dục) như nhân bản, dân tộc, khai phóng (3A4) và nhất là giáo dục VNXHCH với định hướng xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu là xã hội cộng sản không tưởng (4B). Tôi đồng ý với GS Hoàng Tụy khi ông kết luận là giáo dục Việt Nam hoàn toàn lạc hướng và phải làm lại từ đầu mới dần dần đúng hướng bắt kịp giáo dục Mỹ được.

Tôi rất thích lối học theo kiểu Chomsky gọi "giáo dục là đời sống" (education is life) vì bản tính tự nhiên thính tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết để mở mang kiến thức theo thuyết duy lý (rationalism). Tuy nhiên, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn tại VNCH không như ở Mỹ làm việc gì cũng sống được, nên khi chọn môn học tôi đã chọn ĐHSP để được bảo đảm có việc lúc ra trường. Khi làm việc và dạy khải đạo tại Mỹ, tôi bắt đầu hiểu và rất thích triết lý giáo dục "Học viên trọng tâm" của Roger có thể xếp vào một trong các thuyết nhân bản (humanism), hướng nhiều về phát triển thông minh cảm xúc (emotional intelligence) mà nhà "radio talk" chính trị nổi tiếng cực hữu Rush Limbaugh chỉ trích gọi là muốn "cảm thấy thích và vừa lòng nhưng không làm được tốt" (feeling good but not doing well). Trí thông minh cảm xúc đã giúp tôi thành công nhiều lần trong công việc tại Hoa Kỳ.  Khi tôi theo học Ph. D tại Oregon State University, tuy đa số đều rất tự hào và thích thuyết thực dụng (pragmatism) của Dewey, thuyết nhân bản (humanism) hoặc thuyết học viên trọng tâm (student-centered). Tuy nhiên, có một số sinh viên nguồn chính theo học Ph. D in education và Ed.D cũng rất thích nghiên cứu và làm luận án về những lý thuyết và triết lý giáo dục phê bình phản biện, kiến tạo (critical theory, constructivism) từ những trường phái thiên tả thí dụ như của paulo Freire, một giáo sư người Ba Tây với quyển sách lừng danh thế giới của ông "Pedagogy of the Oppressed" (Friere; 1972) dùng phân tích giai cấp để ví giáo dục của xã hội tư bản như kiểu nhà Băng vì loại giáo dục này coi học sinh và sinh viên như những con lợn để dành tiền (piggy bank) được nhét đầy kiến thức (nhồi sọ). Friere cho rằng giáo dục phải  coi học sinh và sinh viên như những người cùng kiến tạo ra trí thức mới. (6M; 6M1)

Gần đây với mạng internet, giáo dục và cách học  trực tuyến (distance learning or e-learning) và lối học mới với các khóa học mở miễn phí trên mạng (Massive Open Online Courses 'MOOC') cũng đã bắt đầu và càng ngày càng mở rộng tại Hoa Kỳ cũng như một số nước khác. Như vậy những triết lý giáo dục tại Hoa Kỳ đều được tự do lựa chọn từ từng sinh viên chứ không phải từ bộ giáo dục hay những trí thức giáo dục chọn rồi bắt buộc mọi người phải tuân theo. Khi chọn triết lý giáo dục dể dạy, mọi thày cô giáo đều được lựa chọn hoàn toàn tự do là họ muốn được trường học nhận cho làm việc hay muốn tìm hiểu học hỏi điều mình thích hơn. Đa số đều dung hòa cả hai mục đích. Tuy nhiên có người chỉ muốn học điều mình muốn tìm hiểu và ngược lại có người chọn triết lý giáo dục chiết trung (eclectic) để dễ vừa lòng tất cả những người phỏng vấn tuyển họ vào trường dạy. Ở Mỹ, gần như bắt buộc mỗi giáo viên phải xây dựng riêng cho mình một triết lý giáo dục cá nhân thường có 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu (objective), nội dung chuyên môn (subject matter), phương pháp và tổ chức (method and organization) và cách đánh giá (evaluation) của mình. Những điều này được trình bày thành văn bản trong hồ sơ tuyển dụng và được định kỳ cập nhật, bổ sung trong quá trình dạy học. Giáo viên phải trình bày một cách khúc chiết, ngắn gọn niềm tin của mình vào một số quan điểm triết học giáo dục, từ đó đề cập cách nhìn riêng của mình về việc dạy, việc học, các mục tiêu mong muốn và những việc cần để giúp học sinh. (5C) Như vậy mỗi phụ huynh, học khu, tiểu bang và thầy cô đều có những giả định và triết lý giáo dục khác nhau luôn luôn tương tác, kềm chế lẫn nhau nhằm mục đích dạy tốt nhất cho con em của địa phương mình. Mọi tiểu bang đều cho phép cha mẹ dạy con tại nhà (home school) nếu không muốn cho con đến trường học với một số luật lệ khác nhau. Chính phủ liên bang và tiểu bang chỉ giữ vai trò tư vấn và kiểm soát xem giáo dục đia phương có hợp với Hiến Pháp và luật pháp liên bang và tiểu bang cũng như một số ít chính sách giáo dục quốc gia như giáo dục đặc biệt, ESL v.v... Trong môi trường học, phải trình bày được nhiều lý thuyết và giải pháp đã có để giải đáp những thắc mắc học sinh muốn tìm hiểu và khuyến khích học sinh tìm tòi ra những giải đáp và vấn đề mới qua thảo luận với nhiều nhóm trong lớp và với giáo viên.

Tóm lại tôi cho rằng không cần phải có một chính sách giáo dục từ chính phủ trung ương áp đặt xuống từng địa phương, từng thầy cô giáo và từng học sinh. Trái lại, mỗi con người dù là học sinh hay thầy cô giáo đều khác nhau về cách dạy và cách học phải tìm cách cung cấp môi trường thuận lợi để mỗi học sinh được dạy và học một cách hiệu quả nhất cho học sinh đó. Động lực học (motivation) của học sinh có thể là học để tìm hiểu thỏa mãn trí tò mò của minh hay có thể là để đạt được nghề nghiệp hợp với năng khiếu, sở thích và giá trị chủ quan của mình để nuôi thân, giúp đỡ gia đình, và phục vụ người khác trong xã hội. 

Đỗ Thế Vinh, Ph.D

 

Sách tham khảo (References)

Dewey, J. (2011) Democracy and Education. Milton Keynes: Simon and Brown.

Freire, P. (1972) Pedagogy of the Oppressed, London: Penguin.

Rogers, C. and Freiberg, H. J. (1993) Freedom to Learn (3rd ed.), New York: Merrill. Freedom to Learn takes the principles that Carl Rogers developed in relation to counseling and reworks them in the context of education.

Tất cả những websites sau đây truy cập lại được từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 22 tháng 2 năm 2019. Nếu click vào liên kết cầu nối "link"  mà không dẫn tới địa chỉ trên mạng (I address), xin làm nổi bật (highlight) rồi right click để copy và "paste" vào địa chỉ trên internet.

 

 (1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

(1bis) http://viethocjournal.com/2018/03/cua-khong-cai-noi-cua-nen-giao-duc-nhan-ban/

(1ter) http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_th%C6%B0_k%E1%BB%89_ni%C3%AAn

(1 quater) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i

(1A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_V%C4%83n_An

(1B) http://ongvove.wordpress.com/2015/06/05/giao-duc-o-nam-viet-nam-tu-xua-den-het-de-nhat-cong-hoa/

 (1C) http://chimviet.free.fr/giaoduc/lainhubang/lnb_aymonier_TiengphapVaHCDD1_GD.htm

 (1D) http://chimvie3.free.fr/16/nqdn054.htm

(1E) http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Kinh_Ngh%C4%A9a_Th%E1%BB%A5c

(1F) http://voer.edu.vn/m/tu-luc-van-doan/cc612795

(1G) http://viethocjournal.com/2019/01/luoc-su-che-do-khoa-cu-viet-nam-thoi-nho-hoc/

(2) http://son-trung.blogspot.com/2017/04/ts-nguyen-thanh-liem-giao-duc-vioet-nam.html

hoặc:

http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/

 (2A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_S%C3%A0i_G%C3%B2n

(2B)  http://ongvove.wordpress.com/2011/02/13/d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-mi%E1%BB%81n-nam-tr%C6%B0
%E1%BB%9Bc-1975-h%E1%BB%93i-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-va-nh%E1%BA%ADn-d%E1%BB%8Bnh/

(2C) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

 (2D) http://trinhhoaiduc.netfirms.com/sangtac/caohoc1.html

 (2E) http://www.youtube.com/watch?v=ShzIjzgh6So&feature=em-lsp

(2F) http://nsvietnam.blogspot.com/2015/10/giao-chuc-thoi-viet-nam-oc-lap-9-thang.html

(2G) http://www.kieumauthuduc.org/index.php/kmtd

 (3) http://www.viethoc.com/

hay

http://viethocjournal.com/bientap/

3A)  http://viethocjournal.com/ban-chu-bien/

 (3A1) http://www.viethoc.com/tap-chi/dong-viet

(3A3)  http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_H%C3%B2a

(3A4) http://viethocjournal.com/2018/12/giao-duc-viet-nam-nhan-ban-khai-phong-khoa-hoc/

 (3B) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-44466002

(3B1) http://www.oregonlive.com/portland/index.ssf/2014/10/portland_public_schools_vietna.html

(3B2) http://eric.ed.gov/?id=ED445516

(3B3) http://www.bbc.com/vietnamese/forum-47028662

(3B4) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-46292952

(3B5) http://www.vanlangoregon.org/vschedule.php

(3B6) http://viethocjournal.com/2018/11/tai-lieu-viet-hoc-tai-dai-hoc-cornell/

(3C) http://www.youtube.com/watch?v=Vn_m9WCd-88

(3C1) http://www.youtube.com/watch?v=HC1cQCtbEBo

(3C2) http://www.youtube.com/watch?v=dJMYhtYwwJM

 (3C3) http://www.youtube.com/watch?v=kBoGEx55eyA&t=1123s

 (3C4) http://www.youtube.com/watch?v=RD_XAj4NGWA

 (3C5) http://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/

 (3C6) http://www.wattpad.com/story/166962997-nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD-%C4%91%E1%BA%B7ng-th%C3%B9y-tr%C3%A2m-full

(3C7) http://www.youtube.com/watch?v=eKEUK1ksZmM&t=326s
(3C8) http://en.wikipedia.org/wiki/Jefferson%E2%80%93Hemings_controversy

(4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam

(4A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam

(4B) http://web.archive.org/web/20071010143226/http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/09/743503/

(4C) http://web.archive.org/web/20071218204841/http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/657493/

(4D) http://web.archive.org/web/20071228014559/http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/656655/

(4E) http://web.archive.org/web/20071228014609/http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/657803/

(4F) http://web.archive.org/web/20071229021156/http://vietnamnet.vn/nhandinh/2006/12/646897/

(4F1) http://web.archive.org/web/20071105204025/http://www2.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/540758/

 (4F2) http://www.bbc.com/vietnamese/forum-45623019

(4G)  http://duongtrongtan.wordpress.com/2012/02/09/kinh-di%E1%BB%83n-dan-ch%E1%BB%A7-va-giao-d%E1%BB%A5c

 

 (4H) http://www.youtube.com/watch?v=ShzIjzgh6So&feature=em-lsp

(4H1) http://www.youtube.com/watch?v=mLoKRXAWR70

(4H2) http://www.youtube.com/watch?v=YHZiDJ4Bcr0

(4H3) http://www.youtube.com/watch?v=EZtgh6YI47w

(4I) http://web.archive.org/web/20080130010935/http://vietnamnet.vn/giaoduc/2004/12/353237/

(4J) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45318544

(4K) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/ai-mua-bang-tien-si-khong-111052/

(4L) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/neu-duoc-chon-lai-toi-khong-chon-su-pham-148722/

(4M) http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chung-toi-kich-liet-phan-doi-de-xuat-cap-chung-chi-day-hoc-cho-nha-giao-post194765.gd

(4O) http://www.youtube.com/watch?v=3okFbDKHlEE&feature=youtu.be

 (4P) http://vietbao.com/a81533/di-san-tong-thong-john-f-kennedy-de-lai

(4Q) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/su-chuyen-nghiep-va-trai-tim-nguoi-thay-121640/

 (5) http://ballotpedia.org/Education_policy_in_the_United_States

(5bis) http://www.academia.edu/10239647/Gi%C3%A1o_tr%C3%ACnh_GI%C3%81O_D%E1%BB%A4C_%C4%90%E1%BA%A0I_H%E1%BB%8CC_VI%E1%BB%86T_NAM_V%C3%80_TH%E1%BA%BE_GI%E1%BB%9AI

 (5A) http://www.acf.hhs.gov/ecd/early-learning/head-start

(5B) http://www.pps.net/head-start

(5C) http://www.thoughtco.com/design-your-educational-philosophy-2081733

(5D) http://ctle.hccs.edu/facultyportal/tlp/seminars/tl1071SupportiveResources/comparison_edu_philo.pdf

(5D1) http://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy_of_education

(5D2) http://www.researchgate.net/publication/254570477_School_Reform_Strategies_and_Normative_Expectations_for_Democratic_Leadership_in_the_Superintendency

(5D3) http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/14683/13185/

(6) http://www.talawas.org/?p=25676

(6 bis) http://en.wikipedia.org/wiki/Humboldt_University_of_Berlin

(6 ter) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_research_universities_in_the_United_States

(6 quater) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Nobel_laureates_by_university_affiliation

(6A) http://www.dkn.tv/the-gioi/giai-nobel-van-chuong-bertrand-russell-ban-ve-giao-duc-va-ky-luat.html

(6B) http://www.telegraph.co.uk/science/2016/09/29/science-shows-thomas-hobbes-was-right--which-is-why-the-right-wi/

(6C) http://www.cairn-int.info/article-E_RDM_037_0243--freud-judge-of-sigmund-narcissism-and.htm

(6D) http://www.baodanang.vn/channel/5433/201204/cua-so-tri-thuc-tinh-ban-thien-va-tinh-ban-ac-2162450/

(6E) http://sjjs.edu.vn/blog/2018/08/12/quan-niem-cua-tuan-tu-ve-tinh-ban-ac-noi-con-nguoi/

(6F) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-46858187

(6F1) http://www.youtube.com/watch?v=o5X2-i_poNU

(6F2) http://www.youtube.com/watch?v=zy0n4dbHbdA

(6F3) http://www.youtube.com/watch?v=i63_kAw3WmE

 (6G) http://www.bartleby.com/essay/The-Developmental-Theories-of-Jean-Piaget-Sigmund-FK28PKE36YY
 

(6G1) http://ntweb.deltastate.edu/vp_academic/cbranton/vygotskybrunerpiaget.htm

(6G2)
http://www.ibe.unesco.org/sites/default/files/vygotske.pdf

(6G3)  http://vforum.vn/diendan/showthread.php?82874-Chi-so-IQ-EQ-co-nghi-a-la-gi-

(6G3bis) http://vnexpress.net/khoa-hoc/eq-sq-cq-nhung-chi-so-cua-nguoi-thanh-dat-2015222.html

(6G4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Ford

 (6G4bis) http://tailieu.vn/doc/de-tai-cap-dhqg-quan-ly-chat-luong-cua-w-edwards-deming-triet-ly-noi-dung-va-y-nghia-1930097.html

http://en.wikipedia.org/wiki/W._Edwards_Deming

(6G4 Ter) http://vi.wikipedia.org/wiki/Bill_Gates

http://vi.wikipedia.org/wiki/Steve_Jobs

http://vi.wikipedia.org/wiki/Mark_Zuckerberg

(6G5) http://saigonhomeschooling.com/sach-hay-montessori-mien-phi/

(6G5Bis) http://en.wikipedia.org/wiki/Montessori_education

(6G6) http://chungta.vn/tin-tuc/kinh-doanh/giao-duc-theo-constructivism-tat-yeu-se-lan-toa-35206.html

(6G7) http://www.edutopia.org/envision-schools-rigor

(6G8) http://ncgdvn.blogspot.com/2015/10/xin-ung-goi-learning-outcomes-la-chuan.html

(6H) http://www.ibe.unesco.org/sites/default/files/rogerse.PDF

(6H1) http://www.mhhe.com/cls/psy/ch14/encount.mhtml

 (6H2) http://www.instructionaldesign.org/theories/experiential-learning/

(6H3) http://www.youtube.com/watch?v=UzqZffjl4D8

(6H4) http://www.youtube.com/watch?v=2k_bVHUS9rA

(6H5) http://www.youtube.com/watch?v=iMi7uY83z-U

(6I1) http://www.youtube.com/watch?v=2N1I6sOhDiw

(6I2)  http://www.youtube.com/watch?v=dwUOfeZ7BRo

(6I3)  http://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Placement

(6J) http://vietpsy.wordpress.com/2011/10/08/vi-sao-nguoi-ay-van-chua-ngo-loi-hen-ho/

(6J1) http://trangtamly.blog/2018/07/31/the-nao-la-dieu-kien-hoa-tu-ket-qua-operant-conditioning/

(6J2) http://www.learning-theories.com/behaviorism.html

(6K) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_de_Saussure

(6L) http://www.youtube.com/watch?v=-QkhJTHp5r8

(6L1) http://www.youtube.com/watch?v=e_EgdShO1K8

 (6L2) http://www.youtube.com/watch?v=br8n_3x6MDo

(6L3) http://www.youube.com/watch?v=2Ll6M0cXV54&t=414s

(6L4) http://www.youtube.com/watch?v=e_EgdShO1K8&t=39s

 (6L5) http://www.youtube.com/watch?v=aDx2-mdInhI
(6L6) http://www.youtube.com/watch?v=DbMP-cy1INA

(6L7) http://www.youtube.com/watch?v=0hzCOsQJ8Sc

(6L8) http://www.youtube.com/watch?v=uBVb6wRdwV4&t=7143s
(6L9) http://www.youtube.com/watch?v=3wfNl2L0Gf8

(6L10) http://en.wikipedia.org/wiki/Manufacturing_Consent

(6M) http://www.youtube.com/watch?v=v4UL-IXAAHE

(6M1) http://puente2014.pbworks.com/w/file/fetch/87465079/freire_banking_concept.pdf

 (6M2) Derrida: section 1; 2; 3; and 4

http://www.youtube.com/watch?v=7s8SSilNSXw

http://www.youtube.com/watch?v=ps-CqdIRL40

http://www.youtube.com/watch?v=0B-gzOQLzJk

http://www.youtube.com/watch?v=AdHObzYpIFA

(6M3) http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/Khuynh-huong-liberal-la-gi-tai-Hoa-Ky-2845/

(7) http://www.usni.org/magazines/proceedings/2016-02/dod-20-high-tech-eating-pentagon

(7A)  http://en.wikipedia.org/wiki/DARPA

(7B) http://en.wikipedia.org/wiki/G.I._Bill





 

 

08 Tháng Tám 20152:02 SA(Xem: 26033)
… Bằng tinh thần “sắp sẵn” của một cựu hướng đạo sinh, chính Luân đã “giúp ích” tinh thần anh chị em trong gia đình cựu HĐS.NQBH nhà mình mỗi lúc một vững vàng hơn.
07 Tháng Tám 201510:48 CH(Xem: 28153)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ, nhưng thật ra, không có gì là tình cờ cả.
07 Tháng Tám 201510:05 CH(Xem: 24074)
Tui vui lắm, lòng nôn nao muốn gặp lại thằng em. Không biết nó mày râu nhẳn nhụi hay rậm rạp như mấy ông Á rập. Nó mập hay ốm và gương mặt thay đổi thế nào.
07 Tháng Tám 20152:23 SA(Xem: 29440)
Bao đêm dài như thế Nhìn bóng mình lặng câm ? Cuộc đời đầy dâu bể Phiến đá buồn trăm năm
07 Tháng Tám 201512:34 SA(Xem: 27715)
Có những niềm riêng từ lâu khép kín Chôn thật sâu vào mãi tận đáy tim Rồi âm thầm, ôm lòng đau câm nín Cố quên đi để “Chẳng phải bận lòng”
07 Tháng Tám 201512:24 SA(Xem: 27337)
Chẳng bận lòng chi, chuyện nghiệp duyên Bao nhiêu lo lắng chỉ thêm phiền Thuyền thơ lặng lẽ xuôi dòng chảy Ngày tháng không dài cứ thản nhiên.
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 36457)
Chiếc cặp cô đơn chở gió lộng một chiều Em mơ ước con chữ đừng chết đuối Như con cá vẫy đuôi, tìm cách lội Chữ trở về sống lại với bảng đen
01 Tháng Tám 20151:48 SA(Xem: 24872)
Thời gian đã 50 năm, bạn bè dù chia xa nhưng vẫn gần nhau. Một nén nhang cho bạn bè đi trước là tình cảm của người ở lại. Luật tuần hoàn sinh tử không ai tránh khỏi.
31 Tháng Bảy 201511:49 CH(Xem: 24651)
Mỗi lần nghe tiếng ve râm ran, nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
31 Tháng Bảy 20157:19 CH(Xem: 27364)
Một chương dài hơn 40 năm lại vừa được viết thêm một trang nửa. Khiết Tâm. Đó chỉ là một tên gọi thôi mà, phải không? Nhưng sao lại lay động vô cùng, khi tiếng lòng tôi gọi khẻ.
31 Tháng Bảy 20151:16 SA(Xem: 27043)
Mới tinh mơ em đã choàng thức dậy Ánh nắng vàng ghé cửa sổ gọi tên Giàn tigôn hoa mỉm cười tay vẫy Chủ nhật hồng cho môi mắt thêm duyên
31 Tháng Bảy 201512:04 SA(Xem: 24392)
Em cúi xuống chân quỳ lên sỏi đá Buồn vô cùng trong khoảng trống ưu tư Nghe yêu thương trôi về miền xa lạ Và môi hôn đành buông tiếng tạ từ.
30 Tháng Bảy 201511:34 CH(Xem: 24925)
Nếu lỡ ngày mai chị đi xa Bỏ lại cuộc vui, bỏ bạn bè Bỏ Vầng Dương vẫn còn soi sáng Nhớ Ánh Nguyệt vàng mà xót xa
30 Tháng Bảy 201511:26 CH(Xem: 26646)
Bây giờ tay nắm tay Ngày qua ngày bao lượt Dìu nhau qua cầu vượt Sao sợ mình xa nhau.
25 Tháng Bảy 20151:18 SA(Xem: 29211)
Nếu thật là tôi lánh cuộc đời Xin đừng nhỏ lệ khóc thương tôi Bụi trần rũ sạch tâm thanh thoát Cực lạc ngàn thu giữa cõi trời.
24 Tháng Bảy 201511:33 CH(Xem: 28264)
Mong một ngày mưa ướt lại tuổi thơ ngây Mưa cầm tay, mưa quàng vai chung nón Lạ lùng thay Mưa Học Trò vẫm ấm Tiếc mình lớn rồi quên ấm những giọt mưa!
24 Tháng Bảy 20156:43 SA(Xem: 26808)
bằng một sự trân trọng không quên tri ơn quý Thầy Cô nhất là thầy Hiệu Trưởng Lê Hoàng Yến đã hun đúc nên những con người nhân ái
24 Tháng Bảy 201512:25 SA(Xem: 23604)
Dù tuổi già nhưng hãy làm một bà già vui vẻ, hoạt bát và yêu đời. Nếu được chọn, bà sẽ chọn làm một ánh nắng chiều thật đẹp có ích cho mọi người được an vui trong một ngày hạnh phúc.
24 Tháng Bảy 201512:13 SA(Xem: 24950)
Khi ánh trăng nghiêng mình nghe tiếng đàn Khi em cất tiếng hát, giọng ca cao vút ca ngợi tình yêu. Ánh trăng nhảy múa ung linh soi mình dười nước
23 Tháng Bảy 20153:17 SA(Xem: 31209)
Bây giờ trời vẫn đổ mưa Đâu còn em để cười đùa mộng mơ Anh ngồi chiếc bóng bơ vơ Đèn đêm vàng úa hững hờ bước mau. Mưa buồn tháng bảy nhớ nhau Tìm em giữa cõi trăng sao nghìn trùng...
23 Tháng Bảy 20153:03 SA(Xem: 28347)
Và ngồi đây thơ nói hộ vu vơ Để anh mãi mơ khung trời sắc thắm Phượng vẫn hồng, mùa hạ lại khô ran mà tình tôi ướt đẫm Ai phơi giùm nhung nhớ của tôi đây
23 Tháng Bảy 20152:45 SA(Xem: 33742)
Đường em về sao lung linh dẫn lối Gió lao xao ru lá nhỏ say nồng Ngủ đi nhé !Con đường me gió lộng Chờ ngày mai âu yếm nắng lên vàng.
18 Tháng Bảy 20151:18 SA(Xem: 35028)
Cuộc đời đứa nào giờ cũng trãi biết bao cung bậc vui buồn lẫn đắng cay, nên tuổi xế chiều hai đứa khuyên nhau, hãy xem những chướng ngại còn lại trong đời tựa cơn gió thoảng.
17 Tháng Bảy 20159:35 CH(Xem: 26759)
Biết đâu một ngày nào đó sẽ lại có một dự án san bằng ngọn núi Bửu Long hay núi Châu Thới để xây dựng một công trình thế kỷ, thì Đồng Nai ơi xin hãy nén cơn đau mà xuôi dòng như vẫn tự bao giờ...
17 Tháng Bảy 20152:42 SA(Xem: 26523)
Người cứ đi xa, ta ở lại Người theo ngọn sóng cõi phù sinh Đời ta trơ bến sông mùa hạ Gởi hết hồn theo những dấu chân !
17 Tháng Bảy 20151:58 SA(Xem: 25735)
Bài thơ viết muộn tặng em Đem ru giấc ngủ đêm đêm nhạt nhoà. Tình anh đầy ấp trong quà, Bao nhiêu nước mắt em hòa gió mây!
17 Tháng Bảy 20151:41 SA(Xem: 38548)
...Đêm về không gian yên ắng, nỗi buồn nhè nhẹ, miên man hay hoài niệm, yêu dấu, nhớ về quê mẹ một Biên Hoà hiền hòa nơi mình lớn lên chỉ có hai mùa mưa-nắng.
17 Tháng Bảy 20151:35 SA(Xem: 31476)
Bài thơ này ta viết cho em một bài thơ kể về lưu bút khi nỗi nhớ trong lòng da diết cuốn lưu bút sẽ hoá thành thơ
17 Tháng Bảy 201512:21 SA(Xem: 29027)
Gọi TRĂNG mà gọi cả EM Thôi ta gọi thế cho êm tai người... Trong TRĂNG, EM có nụ cười Trong EM, TA có cuộc đời đắng cay!
15 Tháng Bảy 201511:23 CH(Xem: 24399)
Mai nầy Cúc về lại Massachusets, chắc hẳn sẽ nhớ hoài kỹ niệm mùa hè năm 2015. Và tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
15 Tháng Bảy 201511:15 CH(Xem: 29961)
Như đã hẹn trước, sáng nay, thứ hai 13/7/2015, bạn bè ở BH tổ chức buổi cà-phê sáng với bạn Nguyễn Thị Cúc, Thy Lệ Trang, để tuần sau bạn rời BH về với gia đình.
11 Tháng Bảy 201512:33 SA(Xem: 27725)
Đội bóng đá nữ Hoa kỳ đoạt chức vô địch thế giới hôm Chủ Nhật 5-7-2015. Sau đây là các hướng nhìn từ các nhà bình luận bóng đá.
11 Tháng Bảy 201512:18 SA(Xem: 26919)
Trường ơi giã biệt - Phố Biên Hòa Trở lại xứ người lòng thiết tha Ngày mai THẦY, BẠN vui NGÀY HỘI Dưới mái trường yêu... Rộn tiếng ca!....
10 Tháng Bảy 201511:44 CH(Xem: 28078)
Vây quanh chúng tôi là những chàng trai NGÔ QUYỀN, bây giờ là những đức lang quân, vỗ tay chúc tụng tình bạn Ngô-Quyền/Khiết-Tâm, hòa nhịp cảm thông với niềm vui bất tận của ngày hội ngộ.
10 Tháng Bảy 20154:38 CH(Xem: 14919)
Ngã mũ kính phục những anh chị NQ có lòng với trường xưa, bạn cũ. Tổ chức một buổi họp mặt như vậy đòi hỏi nhiều bàn tay và nhất là tấm lòng. Biết tìm đâu ra một cặp vợ chồng có tấm lòng như anh chị Kiệt &Chung
10 Tháng Bảy 20155:04 SA(Xem: 25409)
Xin cám ơn anh Đỗ Hữu Phương, bạn Hoàng Duy Liệu, bạn Nguyễn Thị Hồng, bạn Nguyệt Ánh, bạn Bùi Thị Lợi, và thân hữu Khiết Tâm đã cung cấp hình ảnh nhanh nhất cho bài viết thêm sinh động.
10 Tháng Bảy 20154:57 SA(Xem: 25950)
Kể từ ngày nghe tin các bạn đồng nghiệp cùng dạy ở NGÔ QUYỀN B.H. cùng các Em CHSNQBH sẽ tổ chức "NGÀY HỘI NGỘ", Thày như trẻ lại và yêu đời hơn, bớt cô đơn và lạc lõng nơi quê người...
10 Tháng Bảy 20154:37 SA(Xem: 33089)
Đi một bữa dự ngày Hội Ngộ. Chàng giận em chàng chẳng chịu nhìn. Em về chào, chàng nghiêm mặt làm thinh. Môi trễ xuống, chàng nhìn em ...thấy sợ.
09 Tháng Bảy 20159:04 CH(Xem: 26627)
Ta đến đây, đường nhân gian đã hết Cõi trần ai ta nếm đủ đau buồn Hẹn ngày kia, em hãy cùng ta chết Để cùng nhau về thế giới yêu thương
08 Tháng Bảy 20155:19 SA(Xem: 28381)
Chiều ơi chiều,sao chiều tàn quá vội, Để lòng tôi ở lại bến sông xưa. Ai có nhớ người bạn thời thơ ấu, Mùa hoa phượng , tôi lại ngóng trông ai.
04 Tháng Bảy 201512:58 SA(Xem: 23318)
Đưọc cả 3 yếu tố thiên thời địa lợi và nhân hoà mà nếu kỳ này Hội Tuyển Mỹ không đoạt cúp vàng thì kể như " hết chổ nói " .
04 Tháng Bảy 201512:09 SA(Xem: 28331)
May là nhờ sự hợp tác của các Em CHSNQBH với sự cổ võ của các Thày, Cô... chúng ta THÀY TRÒ LAI CÓ NGÀY "Hội ngộ hàng năm'' Niềm thương, nỗi nhớ, mòn mỏi chờ mong cũng đã vơi dần..
03 Tháng Bảy 20153:57 CH(Xem: 28074)
Một trận đấu đẹp không chỉ là đá hay mà còn phải có kỹ thuật và tình người. Tôi đã thấy tình người trên sân cỏ hôm nay khi những cô gái vội vàng dìu đở hay săn sóc đối thủ của mình.
03 Tháng Bảy 20152:44 CH(Xem: 27883)
Thắng Đức, một đội được đánh giá mạnh hơn, Mỹ vào chung kết giải World Women Soccer với cup vô đich bóng tròn nữ lần thứ 3 trong tầm tay với.
03 Tháng Bảy 20157:28 SA(Xem: 28091)
Ngô Quyền ơi! Tưng bừng ngày hội ngộ.Bạn bè vui mừng gặp lại Thầy Cô,. Nghe rộn ràng lòng hân hoan hớn hở Vẳng đâu đây vang tiếng gọi trong mơ
03 Tháng Bảy 20157:25 SA(Xem: 21934)
Cali nắng ấm không em !!! Mừng ngày hội ngộ Ngô Quyền đẹp tươi Niềm vui rạng rỡ tiếng cười Câu chào, tiếng nói, gọi mời hân hoan.
03 Tháng Bảy 201512:45 SA(Xem: 26679)
Gặp nhau mừng chỉ trong giây phút Thương nhớ mai nầy chắc chẳng nguôi Như nhánh rong trôi dòng sóng nước Buồn về theo tận cuối đời thôi !
03 Tháng Bảy 201512:34 SA(Xem: 28126)
Đời không như sách vở Chữ nghĩa chẳng no lòng Em nhìn thầy rưng lệ Thầy nhìn em ngại ngùng
01 Tháng Bảy 20152:52 CH(Xem: 27813)
Nhỡ mai nầy bốn ngăn tim ngừng đập Xin dấu yêu đừng nhòa nhạt sương mờ Hãy nương theo mây trời bay lãng đãng Vào muôn trùng hòa thành nhạc thành thơ.
27 Tháng Sáu 20152:51 SA(Xem: 27501)
Chiến thắng 1-0 trước đội Tàu đủ để "dạy quân áo đỏ" một bài học về tham vọng đặt không đúng chỗ, và đưa đội Mỹ vào bán kết, gặp đội Đức ở Montreal vào thứ ba tới.
27 Tháng Sáu 20151:34 SA(Xem: 27194)
Hôm nay chỉ còn hơn một tuần là ngày họp mặt Ngô Quyền hàng năm. Tôi ngồi bên bàn máy, bên cạnh ông chồng già nằm ngáy pho pho. Tôi lại nhớ đến bạn bè xưa một thời áo trắng.
27 Tháng Sáu 20151:31 SA(Xem: 25901)
Mong sao quý Thầy Cô và quý anh chị luôn sức khỏe và luôn có nụ cười. “ Đường còn dài, nhưng chân cứng đá mềm”
27 Tháng Sáu 20151:30 SA(Xem: 21213)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thứcMột Thoáng Thầy Trò tại Falls Church, Virginia (May 9, 2015) Kiều Oanh thân tặng Ngô Quyền mừng ngày Hội Ngộ (July 4) Virginia, June 26, 2015
27 Tháng Sáu 20151:22 SA(Xem: 25264)
Mùa World Cup, tháng sáu lễ cha sắp hết. Con làm thơ đá banh mà nước mắt con rơi. Nhớ ba của con, nhiều lắm Ba ơi! Trận đấu kết thúc, con còn ngồi con khóc.
27 Tháng Sáu 20151:11 SA(Xem: 25782)
Xe lăn bánh phủ bụi đường Đưa em về lại phố phường chiều xa Dặm dài khúc hát thương ca Trăm năm tình vẫn tím tà áo em...
26 Tháng Sáu 20152:07 CH(Xem: 32793)
Đường đời khúc khuỷu nhiêu khê Nẻo đi rắc rối, nẻo về phân vân Tưởng xa lại hóa ra gần Tưởng gần mà lại vô ngần xa xôi
26 Tháng Sáu 201512:59 CH(Xem: 28255)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - Thơ Phạm thiên Thư - Phạm Duy phổ nhạc - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
26 Tháng Sáu 20153:08 SA(Xem: 28995)
Con về, Ba chắc .... đi rồi Thôi thì hãy nhớ mấy lời hôm nay Con như bèo giạt mây bay Cầm cho thật chắc, giữ hoài tình quê
21 Tháng Sáu 201512:49 SA(Xem: 27132)
Năm chín năm, tuổi của ngôi trường Bao lớp học trò như khói sương Bảy năm ấp ủ bao niềm nhớ Ngô Quyền ơi, tiếng gọi thân thương.
20 Tháng Sáu 20153:19 SA(Xem: 32234)
Vàng phai áo lạnh mấy mùa Và ta từ đó lạc loài viễn phương... Đêm về, Tiếc nụ quỳnh hương Hồn tương tư chết... trong vườn tình em!...
20 Tháng Sáu 20151:51 SA(Xem: 13496)
“Nếu không có người cha sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không có người cha tù đày, không có người mẹ khốn khó sẽ không có Ngọc Hiếu ngày hôm nay".
19 Tháng Sáu 201511:02 CH(Xem: 29185)
Tháng sáu về, có ngày mừng “Hiền Phụ” Mà mắt con chìm dòng lệ rưng rưng Nhớ về Ba, xin gửi lời thương mến Đọc tâm kinh, con kính nguyện cha già.
19 Tháng Sáu 201510:53 CH(Xem: 18718)
"Em ước mơ những gì tuổi 12 tuổi 13". Tôi nhớ âm điệu bài hát này và thấy rất đúng với lứa tuổi của cháu tôi. Mời thưởng thức: Nhạc Phẩm "Tuổi Mộng Mơ" Phạm Duy - Trình bày Thái Hiền
18 Tháng Sáu 20153:47 CH(Xem: 17770)
Tất cả bàn ghế, giường tủ cũng chẳng còn thứ nào bỏ lại. Mặc dù nơi cư trú của anh ngày trước thật sự chẳng rộng lớn gì, nhưng sao bỗng dưng trở thành một khoảng trống mênh mông đến thế.
18 Tháng Sáu 20152:21 CH(Xem: 28943)
tôi cảm thấy vui thích với những gì Ba tôi đã giáo huấn và trui rèn tôi trong suốt cả cuộc đời, tôi đã lần lượt được áp dụng và tôi luôn rất lấy làm hãnh diện vì ''tôi là tôi của Ba tôi''
16 Tháng Sáu 20156:11 CH(Xem: 24981)
Bây giờ có con, con mới biết ngày xưa Daddy cực nhọc với con biết là chừng nào! Cực nhọc gấp đôi con bây giờ vì Daddy đơn thân nuôi con mọn, vừa làm Cha vừa làm Mẹ.
16 Tháng Sáu 20155:55 CH(Xem: 25596)
Tàu tách bến, nghẹn ngào không dám khóc Mây xám đen bao phủ cả bầu trời Lệ đoanh tròng, nhìn anh khuất ngoài khơi Phong kín thư phòng, mong tròn ước hẹn…
15 Tháng Sáu 20158:44 SA(Xem: 25386)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước, dân tộc, và gia đình, cũng để nói lên tình yêu thương vô vàn, lòng tôn kính không cùng của anh em chúng tôi đối với Cha Tôi.
13 Tháng Sáu 20155:13 SA(Xem: 18462)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
13 Tháng Sáu 20154:46 SA(Xem: 38777)
Vườn ta xưa, có chim Oanh bay đến Hót líu lo trên cành bưởi, cành cam Hoàng hôn rơi, tiếng chim kêu quyến luyến Đêm dần khuya, giọng hót thoảng mơ màng
13 Tháng Sáu 20154:32 SA(Xem: 20017)
Đấy là lý do các anh chị khóa 1,2,3... đăng ký nhanh chóng để dự ngày họp mặt. Thời gian không chờ đợi một ai. Buồn trông ghế trống vắng ai ngồi.
13 Tháng Sáu 20154:03 SA(Xem: 33952)
Xa nhau ba tháng hè dài Biết mai còn gặp cho hoài nhớ thương? Ve ơi đừng hát ven đường Hạ ơi đừng khép cổng trường thân yêu
13 Tháng Sáu 20153:45 SA(Xem: 24436)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Hãy yêu thương và bảo vệ họ bằng tất cả trái tim chân thành và chịu đựng.
13 Tháng Sáu 20153:36 SA(Xem: 27031)
Nguyễn thị Thêm Tặng Tường Vi Con dù bao nhiêu tuổi. Mồ côi vẫn thiệt thòi. Hãy mau mau tỉnh lại. Cha ơi! Đừng đi xa.
13 Tháng Sáu 20153:36 SA(Xem: 25301)
Thời thế bão giông làm ngăn lối Nhũng cánh chim bay lạc cuối trời Bạn và tôi trùng khơi vời vợi Quê nhà, bằng hữu-áng mây trôi.
13 Tháng Sáu 20153:29 SA(Xem: 26707)
hế mà, khoảng chừng một tháng sau, sáng sớm nào quanh Hồ Con Rùa cũng có hai chiếc xe Vélo Solex và Vespa dựng cạnh nhau, còn phía bờ hồ thì có một đôi trai gái ngồi kề nhau, nói cười khúc khích...
13 Tháng Sáu 20153:05 SA(Xem: 26356)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới CON ĐƯỜNG CÓ HÀNG PHƯỢNG TÍM - Sáng tác Thanh Trang - Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
11 Tháng Sáu 20158:29 CH(Xem: 28530)
Tháng sáu trời mưa như một lời than vãn Kỷ niệm trong mưa một thoáng mủi lòng Vai gầy nhỏ cô đơn cùng sách vở Chữ nghĩa nhạt nhòa tình có cũng như không
06 Tháng Sáu 20151:00 SA(Xem: 27200)
Mong rằng những bạn Tam C ngày đó đọc được bài này, để bắt cầu nối với nhau. Mong các bạn rủ nhau về họp mặt trong ngày July 4/ 2015 tại miền Nam Cali.
06 Tháng Sáu 201512:50 SA(Xem: 29101)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HẠT MƯA VÀ NỖI NHỚ - Nhạc Quốc Dũng - Trình bày: Tấn Phước
05 Tháng Sáu 20153:10 CH(Xem: 29758)
Xin mãi là anh em, xin mãi, bạn bè. hoa mãi nở, trên ven đường, tôi đến... cho tôi, không bao giờ, lạc mất lối đi. quen...
05 Tháng Sáu 20151:22 SA(Xem: 41473)
Bốn năm chim trắng bay xa Chiều đông nước mắt nhạt nhòa máu tim Buồn nghe khúc hát ru im Mất cha, vắng mẹ, biết tìm nơi đâu.
04 Tháng Sáu 20159:08 CH(Xem: 30021)
Ngày mai Mẹ tiễn con đi Biết bao lâu mới trở về nhà xưa Mùa mưa lại đổ cơn mưa Mưa hay nước mắt Mẹ chờ mong con
04 Tháng Sáu 20153:36 CH(Xem: 28333)
PHƯỢNG HỒNG - Thơ Đỗ Trung Quân - Vũ Hoàng phổ nhạc - Vũ Khanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20152:39 SA(Xem: 28049)
Vì có người ra đi Nên có người ở lại Nhân gian này mới hiểu Thế nào là… chia ly!
03 Tháng Sáu 20151:47 CH(Xem: 27118)
Ngô Quyền trường cũ trong mơ,. Thày yêu, bạn mến tuổl thơ tuyệt vời. Lang thang phieu bạt khắp trời , Thày, Cô, bạn học, suốt đời mến thương.
31 Tháng Năm 201512:43 SA(Xem: 43111)
Chờ tan trận gió mưa dông Quay đầu nhìn lại tóc không đậm đầy. Mưa buồn gợi nhớ nhung ai, Gởi em ánh mắt u hoài tiếc thương....
31 Tháng Năm 201512:07 SA(Xem: 29734)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức VẪN NỢ CUỘC ĐỜI - Nhạc Nguyễn Nhất Huy - Trình bày: Tấn Phước
30 Tháng Năm 201511:58 CH(Xem: 27928)
Giơ tay ra, Cầm lấy mọi vô thường. Ai vẫn đợi, Một ngày vui trần thế, Đêm hỡi đêm , Sao vẫn dài vô tận, Để ta mơ một giấc ngủ thiên đường
30 Tháng Năm 201511:50 CH(Xem: 25270)
Người đã chết vì hòa bình thế kỹ, Hãy ngủ yên chúng tôi vẫn nhớ anh. Gương kiêu hùng lịch sữ sẽ ghi danh Ngàn năm vẫn sáng ngời gương trung, liệt.
30 Tháng Năm 20152:14 CH(Xem: 19878)
Anh Hoan hãy gói ghém mùa hè phố Biên cùng thân tình bè bạn mang theo về Mỹ. Đó sẽ là liều thuốc nhiệm mầu, là niềm vui bất tận cho anh khi cần đến.
30 Tháng Năm 20152:03 CH(Xem: 26279)
Vạt nắng xôn xao hồn kẻ đợi Đường trăng e ấp dáng em chờ Nửa đời mãi nhớ mùa hoa cũ Hạ cũng tan dần theo giấc mơ!
30 Tháng Năm 20158:40 SA(Xem: 23702)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
28 Tháng Năm 20151:47 SA(Xem: 26437)
Mẹ đi mang cả quê hương Là vườn rau nhỏ dễ thương sau nhà Có giàn bầu mới ra hoa. Khổ qua, đậu đủa, cây cà chua con
22 Tháng Năm 201511:26 CH(Xem: 32133)
Giọt nước mắt vẫn chảy xuống mỗi lần đến ngày Memorial Day,... 40 năm đã trôi qua, giấc mơ hay là hiện thực? " Bức tường đen" vẫn hiện diện trước mặt tôi.
22 Tháng Năm 201511:19 CH(Xem: 23450)
Được nghe những tiếng chim vui ríu rít trên cành, hòa trong niềm vui tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc của cuộc đời, tôi có thể buông bỏ mọi thứ nhưng không thể buông bỏ tình bạn Ngô Quyền.
22 Tháng Năm 201511:00 CH(Xem: 24660)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
22 Tháng Năm 20155:53 CH(Xem: 27391)
Còn nhau ánh mắt trông theo Nhớ xưa nhạc ngựa lá reo bên đường Xa người để nhớ để thương Sài gòn muôn thuở tình vương vấn tình .
22 Tháng Năm 20155:27 CH(Xem: 26860)
xa xa bướm trắng Ngô-Quyền, đến giờ rời tổ huyên thuyên chuyện trò. từng đôi tung cánh nhấp nhô, lượn lờ trên thảm nên thơ, hữu tình.
22 Tháng Năm 201512:24 SA(Xem: 19830)
Một năm lo việc học hành Hạ về chim hót trên nhành líu lo Thương sao tuổi ngọc học trò Dòng sông dĩ vãng con đò bé thơ. Tháng năm, mùa hạ mong chờ...