Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - CHƯỚNG NGẠI TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ?

18 Tháng Tám 20186:01 CH(Xem: 9872)
Thích Nữ Hằng Như - CHƯỚNG NGẠI TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ?

Chướng Ngại

Trong Việc Tu Thiền Là Gì?

---------------------

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

thích nu hang-nhu 

TU THIỀN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

          Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.

          Thiền hay sống Thiền là sống trọn vẹn ngay bây giờ và ở đây với cái Biết như thật về hiện tượng thế gian, không phê phán khen chê, không quay về quá khứ cũng không hướng đến tương lai hoặc dính mắc với tham dục ở hiện tại.

          Giáo pháp của Đức Phật để lại không ngoài mục đích giúp con người Thoát Khổ, Giác Ngộ, Giải Thoát. Và con đường đi đến Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát đó phải thông qua thiền Định.

          Theo ngôn ngữ Phật giáo, chữ Thiền thường được kết hợp chặt chẽ với chữ Định (Samàdhi). Trạng thái ban đầu của Samãdhi trong kinh điển định nghĩa là Nhất tâm (Citta Ekagaya). Nhất tâm là trạng thái của Thiền chứng ở mức độ tịnh chỉ (Samatha), Ở giai đoạn này định Nhất tâm chưa hoàn thiện vì còn chịu ảnh hưởng khuấy động của Tầm và Tứ. Khi Tâm hoàn toàn được ổn định ở mức độ kiên cố, không còn tán loạn, nghĩa là Tầm và Tứ hoàn toàn yên lặng, thì lúc bấy giờ mới được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.

          Sự thành đạo của Đức Phật được biểu thị qua tiến trình tu chứng bốn bậc Thiền Định. Đó là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền, còn gọi là Sơ Định, Nhị Định, Tam Định hay Tứ Định.

          Kể lại kinh nghiệm chứng ngộ Sơ Thiền, trong Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật cho biết: "Tỷ kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ".

          Mức độ thứ hai là Nhị Thiền, Đức Phật dạy tiếp: "Vị Tỳ Kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm." Nội tĩnh Nhất tâm có nghĩa là Tâm yên lặng không còn bị Tầm và Tứ khuấy động nên Nhị Thiền này kết quả thù thắng hơn Sơ Thiền.

          Mức độ thứ ba, Đức Phật nói: "Vị Tỳ Kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú tam thiền." Trong kinh gọi tầng định này là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

          Mức độ cao nhất trong thiền Phật giáo lúc đó là Tứ thiền còn gọi là Định bất động tức ngôn hành, ý hành và thân hành không động. Đức Phật chia sẻ như sau: "Vị Tỳ Khưu ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú tứ thiền, không khổ, không lạc, "xả niệm thanh tịnh" tức kinh nghiệm trạng thái Tâm hoàn toàn thanh tịnh, do xả sanh .

          Muốn kinh nghiệm các tầng Thiền kể trên, bước đầu hành giả phải "Như lý tác ý" nhằm tẩy trừ các bất thiện pháp: "tham dục, sân hận, hôn trầm - thuỳ miên, trạo cử - hối quá và hoài nghi" là nguyên nhân cản trở sự tự chủ nội tâm nơi hành giả gọi là "năm triền cái".

          Như vậy bước đầu tu Thiền là sự tu tập để đoạn trừ "năm triền cái" và thay thế bằng "năm thiền chi" tức là năm tâm sở đối nghịch với năm triền cái, đó là: "Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm."

                           

"NĂM TRIỀN CÁI" LÀ GÌ ?

           Triền tức là trói buộc, trì kéo nặng nề hay là ngăn che. Năm triền cái là năm thứ trói buộc tâm con người trong phiền não, tạo nhiều nghiệp, phải chịu sanh tử luân hồi. Chức năng của triền cái là ngăn che trí tuệ khiến con người bị vô minh che mờ không Giác ngộ được. Đối với người tu Thiền thì năm triền cái chính là các ác pháp, tà pháp là: "Tham dục; Sân hận; Hôn trầm-Thuỵ miên; Trạo cử-Hối quá; và Nghi ngờ", làm cho hành giả tu Thiền không thể đạt được Tâm yên lặng, định tĩnh, là nền tảng phát huy trí huệ đưa đến Giác ngộ, Giải thoát.

          Đức Phật dạy muốn loại trừ năm triền cái: "Tỷ kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc" để ghê sợ mà viễn ly nó, thì con đường tu Thiền mới được suông sẻ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi triền cái như thế nào rồi mới áp dụng phương pháp Phật dạy để xa lìa nó.

          1) Tham dục: Là sự ham muốn được là tướng nam hay nữ đẹp đẽ, được nghe âm thanh ngọt ngào, mùi hương hấp dẫn, vị ngon của thức ăn nước uống và những cảm giác êm dịu đê mê của thân khi xúc chạm.

          Nói chung đó là những mong cầu dục lạc qua năm giác quan như sắc dục, thanh dục, hương dục, tỷ dục, vị dục, xúc dục và những ước muốn không bao giờ biết đủ về mưu cầu tiền bạc, người đẹp, danh thơm tiếng tốt cũng như uy quyền tột đỉnh của ý dục. Ngoài ra tham dục còn được kể đến như lòng khao khát ham muốn hưởng thụ khoái lạc trong những hoạt động tình dục, ăn ngon ngủ kỷ, thích này thích nọ, không muốn chịu đựng những cảm giác đau đớn, phiền muộn mà muốn luôn được sảng khoái dễ chịu trong mọi hoàn cảnh. Đó là những đòi hỏi của bản năng con người.

          Người đời thường nói ham muốn càng nhiều thì phiền não càng gia tăng. Điều này thật đúng, nhưng rất tiếc, tuy biết thế nhưnh đa số con người vẫn luôn ngụp lặn trong tranh giành được mất hơn thua do tham dục đòi hỏi, rồi than đau, than khổ!

          Người tu hành là người tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi cuộc sống dằn vặt bởi những ham muốn đó. Tu hành pháp môn nào cũng phải biết tri túc thiểu dục,  nhất là tu Thiền lại càng phải đoạn trừ tham dục thì Tâm mới an ổn, vì không còn khởi niệm ham muốn cái này, ham muốn cái kia, khiến Tâm lúc nào cũng lăng xăng dao động không đạt được mục đích an tịnh.

          2) Sân hận: Nghĩa là Tâm tức giận đối với những hoàn cảnh không vừa ý hay do người khác làm trái ý mình. Người sân hận là người mang tâm trạng muốn chống đối, trừng phạt, gây gổ hay tàn phá. Sân hận là trạng thái tiêu cực tiềm ẩn trong mỗi con người, nó sẽ bộc phát khi gặp điều kiện thích hợp tác động. Cảnh báo sự độc hại của sân hận, Đức Phật cho biết tham, sân, si là tam độc, nó có khả năng phá hoại tâm hồn và thể xác con người không chỉ đời này mà còn nhiều đời sau. Trong kinh còn cho rằng sân hận tàn khốc và nguy hiểm hơn lửa dữ, nó như là giặc cướp, như là rắn độc, một niệm sân hận dễ dàng đốt cháy cả rừng công đức, cho nên phải tìm đủ mọi cách để ngăn chận loại trừ nó.

          Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ biểu hiện khác nhau ví dụ như: Chán ghét, buồn phiền, bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù. Sân hận biểu lộ qua hành vi nét mặt, lời nói và trong ý nghĩ. Biểu lộ bằng thái độ như nhăn mặt, nhíu mày, trợn mắt, nghiến răng. Biểu lộ bằng lời nói như la hét, quát tháo, chửi bới. Biểu lộ qua cử chỉ hành động như quăng ném đồ đạc, đánh đập, hành hạ, đâm chém, giết người....  Có khi nỗi sân hận oán thù không biểu hiện ra ngoài mà giữ kín trong lòng theo kiểu "sống để dạ chết mang theo" đồng nghĩa "đây là mối thù truyền kiếp" từ đời này qua đời khác. Sân hận khiến người ta tạo nghiệp xấu qua lời nói, ý nghĩ và hành động. Nó là nguyên nhân bất thiện đưa tới quả luân hồi sinh tử.

          Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.

          3) Hôn trầm-Thuỵ Miên: Là sự mệt mỏi của Thân và sự dã dượi của Tâm. Là trạng thái nặng nề uể oải của cơ thể và sự mơ màng của tâm thức. Trạng thái đầu tiên khi hành giả toạ Thiền là đánh mất Chánh niệm, phóng tâm lang thang ra khỏi chủ đề, sau đó rơi vào trạng thái vô ký nửa mê nửa tỉnh. Đây là trạng thái Tâm không ngủ mà cũng không thức gọi là hôn trầm.

           Tu Thiền là rèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm. Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.

          4) Trạo cử - hối quá: Trạo cử có hai mặt, trạo cử nơi Thân và trạo cử nơi Tâm. Thân thì không lúc nào ngồi yên một chỗ, cứ lắc lư thay đổi thế ngồi, mắt liếc nhìn qua lại. Hoặc do sự tinh tấn hành trì quá sức chịu đựng khiến cho cơ thể bị rả rời hay đau nhức, dễ đưa đến tình trạng chán nãn lười biếng trong việc tu tập.          Trạo cử của Tâm là trạng thái Tâm bị các niệm lăng xăng xẹt vô, xẹt ra, chi phối trong lúc hành Thiền. Tâm này trong kinh gọi là "tâm lang thang" hết suy nghĩ chuyện này sang suy nghĩ chuyện khác như chú khỉ chuyền cành không bao giờ chịu ngồi yên, hoặc là không hài lòng với đề mục tu tập nên phóng tâm ra ngoài tìm những đề mục khác hứa hẹn tốt hơn. Tìm những đề mục khác có nghĩa là hành giả đang bị sự nghi ngờ chi phối.

          Hối quá là trạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.

          5) Nghi ngờ: Trạng thái Tâm luôn do dự, không nhất quyết nhận ra điều nào thực sự đúng và điều nào thực sự nào sai, nghĩa là trong Tâm còn nhiều thắc mắc về khả năng tu tập của chính mình, hoặc nghi ngờ pháp học pháp hành không biết có đúng không? Có khi nghi ngờ khả năng chứng đắc của Thầy mình, hay chưa chắc chắn tin vào Tam Bảo.

          Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cử, khi trong đầu có quá nhiều kiến thức, nhiều khái niệm do đó Tâm rơi vào trạng thái lưỡng lự, không quyết định. Vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc trong lúc toạ Thiền cần phải được giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước khi thực hành.

          Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tập và hiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu.

 

"NĂM THIỀN CHI" CÓ KHẢ NĂNG LOẠI TRỪ

"NĂM TRIỀN CÁI"

          Đã sanh làm kiếp con người, có ai không ao ước mong muốn hoàn thành điều gì đó trong cuộc đời của mình. Cái mong muốn đơn giản mà ai cũng có, đó là xây dựng một đời sống tốt, một gia đình an vui hạnh phúc. Có mong muốn người ta mới cố gắng học hỏi, mới có nghị lực để làm việc, hầu đạt được mục đích. Nhưng thói thường, sự mong muốn đơn giản này dần dần sẽ nảy sanh nhiều mong muốn khác. Mong muốn thì không có hại, nhưng cái gì cũng muốn để phục vụ cho giác quan, cho bản ngã của mình, thì từ trạng thái mong muốn đã nhảy sang trạng thái tham lam khao khát sở hữu cái này, sở hữu cái kia. Khi con người vượt qua lằn ranh mong muốn bước sang vùng đất tham lam không biết dừng, thì con người đã sa vào hố sâu của tham dục. Càng lặn ngụp trong tham dục thì càng bị cơn xoáy bộc lưu cuốn sâu vào vùng vô minh đau khổ.

          Những ai đã bị tham dục lấn áp rồi, không thể một sớm một chiều mà buông bỏ được. Những thứ đó giống như những chất ghiền nghiện huân tập trong ký ức khó buông bỏ, nó biến thành lậu hoặc tập khí. Khi toạ Thiền chúng lần lượt bung lên khuấy động làm cho Tâm hành giả không thể nào được an tịnh. Vì không đạt được sự an tịnh trong lúc tu tập khiến cho hành giả bất mãn sinh chán ghét pháp tu, nghi ngờ pháp tu.

          Để chứng ngộ Sơ Thiền, Đức Phật dạy chúng ta cần "ly dục, ly bất thiện pháp", hay nói cách khác là phải đoạn trừ toàn bộ "năm triền cái" . Muốn đoạn trừ "năm triền cái" là những pháp bất thiện, thì bên cạnh việc tu Tâm, hành giả cần tu Tướng. Tu Tướng có nghĩa là hành giả cần: Có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, nắm vững pháp học (giáo lý) và pháp hành (kỹ thuật thực hành) để chế ngự lòng nghi ngờ. Giữ gìn giới luật không không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không sử dụng những chất say làm lu mờ tâm trí để chế ngự lòng tham cũng như trạo cử-hối quá khi ngồi Thiền. Ngoài ra hành giả cần sống tri túc thiểu dục trên mọi mặt để chế ngự lòng tham lam khao khát. Nuôi dưỡng lòng từ bi, rộng lượng với mọi người và mọi vật để chế ngự lòng sân hận.

          Nhờ sự tu tập hằng ngày chừa bỏ những ác pháp, thực hành những pháp lành, hành giả có thể ngăn chận "năm triền cái" lúc toạ Thiền. Khi có kinh nghiệm Định thì "năm thiền chi" xuất hiện lấn áp và làm cho "năm triền cái" không thể trồi lên được.

 

"Chi thiền Tầm và Tứ" có công năng đối trị

"hai triền cái Hôn Trầm - Thuỵ Miên và Nghi Ngờ"

          Tầm tiếng Phạn là Vitakka có nghĩa là "tư duy", là "hướng tới" hay "tập trung" Tâm vào một đối tượng duy nhất.

          Đơn giản và dễ hiểu, Hoà Thượng Thích Thông Triệt giải thích Tầm là "sự nói thầm" (tư duy, suy nghĩ) trong Tâm. Tứ là "đối thoại thầm lặng" trong Tâm. Cả hai là tiếng nói thì thầm bên trong Tâm. Nếu Tầm Tứ không dừng lại thì nó sẽ phát ra âm thanh tức nói ra lời tạo khẩu nghiệp.

          Trong kinh ghi chức năng của Tầm là hướng tâm hay tập trung tâm đến đối tượng, mang lại sự sâu lắng cho Định. Tứ thì gắn chặt và neo Tâm vào đối tượng nghĩa là duy trì sự định tâm nơi đối tượng đã thành tựu từ Tầm. Trong sự liên hợp này Tầm-Tứ là hai yếu tố thiết yếu cho sự thành tựu và ổn định của Sơ Thiền.

          Khi Tâm của hành giả đang tư duy, hay đang hướng đến, hoặc tập trung vào một đối tượng tức là "thiền chi Tầm" đang có mặt, thì hành giả không thể rơi vào trạng thái hôn trầm. Cũng như trong Tâm đang có sự hiện diện của "thiền chi Tứ" đang làm công việc gắn chặt sự hướng tâm của Tầm vào đối tượng, thì chứng tỏ rằng hành giả đang tinh tấn tu tập, không có sự nghi ngờ về pháp học hay pháp hành ở đây.

          Như vậy chúng ta có thể nói khi  "hai thiền chi Tầm và Tứ" có mặt trong trạng thái Định thì "hai triền cái hôn trầm và nghi ngờ" không thể trồi lên được.

          Có điều quan trọng, hành giả cần ghi nhớ Tầm và Tứ là hai chi xuất hiện trong Sơ Thiền, nhưng muốn tiến cao hơn thì hành giả cần phải buông cả Tầm và Tứ, cũng như không dính mắc với hỷ lạc, thì mới đạt được Định sâu lắng vững chắc ở tầng Thiền thứ hai.

 

"Thiền chi Hỷ và Lạc" có công năng đối trị

"hai triền cái Sân Hận và Trạo Cử"

          Chi thiền thứ ba có mặt trong Sơ Thiền là Hỷ tiếng Phạn là "Pìti". Hỷ có nghĩa là sự hân hoan, thích thú, vui mừng, hỷ duyệt, hài lòng, phấn khởi của Tâm. Chức năng của Hỷ là làm cho Thân và Tâm được tươi tỉnh, phấn chấn. Như vậy "thiền chi Hỷ" trái ngược với sự buồn bực, thù hằn, sẵn sàng trừng phạt, la hét của "triền cái Sân Hận". Như vậy Hỷ có khả năng đối trị sự Sân hận.

          Chi thiền thứ tư có mặt trong Sơ Thiền là Lạc tiếng Phạn là "Sukha". Chữ Lạc được dùng như danh từ thì có nghĩa là: Sự dễ chịu, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng. Nếu dùng như tĩnh từ thì Lạc có nghĩa là: trạng thái an lạc, trạng thái dễ chịu. Lạc biểu thị cảm giác dễ chịu ngược với khó chịu bất mãn là khổ. Trong lúc toạ thiền mà có kinh nghiệm "dễ chịu, hài lòng" thì trạo cử không xuất hiện.

         

"Chi thiền Nhất Tâm" có công năng loại trừ

"triền cái Tham Dục"

          Nhất tâm là thiền chi thứ năm. Ở mức Sơ Thiền, Nhất tâm có thể hiểu là trạng thái Samatha nghĩa là tịnh chỉ mọi hoạt động trong Tâm, nhưng vẫn còn Tầm và Tứ. Khi nào Tầm và Tứ cũng yên lặng luôn thì Nhất tâm được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.

          Nhất tâm ở Sơ Thiền tích tụ một sức mạnh đặc biệt nhờ bốn chi thiền kia hợp nhất, neo Tâm vào một đối tượng vững chắc được gọi là định căn. Chức năng của Nhất tâm là ngăn ngừa những ảnh hưởng bất thiện tác động vào Tâm, đặc biệt là tham dục. Bởi vì nó duy trì một sức mạnh ổn định nên gọi là định lực. Định lực đưa Tâm đến trạng thái tịnh chỉ, tức trạng thái Samatha. Samatha là nền tảng của Samãdhi, mà Samãdhi là nền tảng cho tuệ giải thoát phát huy sau này.

          Trong lúc hành Thiền, hành giả kinh nghiệm trạng thái Nhất tâm có nghĩa là Tâm hoàn toàn yên lặng, không còn dính mắc đến thân thể hay hoạt động của năm giác quan, vì thế tham dục không thể khởi lên.

         

KẾT

          Trên bước đường tu tập, nhất là tu Thiền thì năm triền cái: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối và Nghi hoặc là những chướng ngại lớn nhất. Khi hành giả bắt đầu ngồi xuống toạ thiền, thì một trong những triền cái, hay toàn bộ năm triền cái nổi lên quậy phá, khiến cho hành giả đánh mất chánh niệm, đánh mất sự tỉnh giác, thả hồn lang thang theo hết hiện tượng này qua hiện tượng khác. Năm triền cái tựa như một chiếc xe hứa hẹn đưa chúng ta đi vào con đường luân hồi sinh tử. Chúng tác động vào Tâm khiến chúng ta đánh mất những giới hạnh cao quý, lăng xả vào dục vọng thế gian, hành xử bất thiện, tạo những nhân xấu trong đời sống nhiều hơn là nhân tốt. Cho nên muốn hành trì giáo pháp để đi đến Giác ngộ Giải thoát thì việc đầu tiên là phải đoạn trừ năm triền cái. Đoạn trừ bằng cách nào? Trước hết là phải "Như lý tác ý" không được "Phi như lý tác ý".

          "Như lý tác ý" nghĩa là khởi ý, tác ý học hỏi và áp dụng thực hành những chân lý mà Đức Phật đã dạy. Chân lý là những điều thiện lành đúng đắn không bao giờ thay đổi bởi thời gian và không gian. Thí dụ như chân lý vạn vật Vô thường, Khổ, Vô ngã; chân lý Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế gồm tám nhánh như Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...

          Người tu hành không nên "Phi như lý tác ý" nghĩa là không tác ý thích sống trong tham dục, trong giận hờn, ghen tuông, sân hận ... "Phi như lý tác ý " ở đây chính là "năm triền cái".

          Chúng ta thực hành "Như lý tác ý" để hướng Tâm đến đối tượng thiện lành. Tâm được huân tập những thói quen tốt, thì khi toạ thiền chúng ta ít bị triền cái phá rối. Nhưng nếu triền cái có ló dạng thì chúng ta "Như lý tác ý" buông bỏ liền vì đã biết đó là bất thiện pháp.

          Còn "năm thiền chi" chỉ xuất hiện sau khi "năm triền cái" không có mặt. Lúc bấy giờ công năng của "năm thiền chi" như là ánh sáng, còn "năm triền cái" như là bóng tối. Hễ cái này có mặt thì không có cái kia. Nhưng nếu "năm thiền chi" hiện diện yếu ớt, thì triền cái sẽ có dịp trồi lên. Cho nên phải có định lực vững chắc thì mới hoàn toàn diệt được "năm triền cái".

          Tóm lại, trong lúc hành Thiền, năm triền cái là chướng ngại khiến cho việc tập trung Tâm vào đề mục đang hành trì rất khó khăn. Chúng ta cần kiểm điểm xem chúng ta đã vướng phải triền cái nào: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối hay Nghi ngờ? Từ đó chúng ta tìm phương cách hoá giải thích hợp để vượt qua hàng rào ngăn che đó, hầu vượt lên mức Thiền Định cao hơn.

          Thí dụ như tham dục quá mạnh thì chúng ta cần quán hiện tượng bất tịnh, vô thường, khổ, vô ngã của tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Áp dụng pháp tu phòng hộ sáu căn, tiết độ sự ăn uống, ngủ nghỉ v.v...

          Nếu như chúng ta dễ dàng nổi sân đối với mọi người thì chúng ta nên chọn đề mục Thiền từ ái. Quán xét những nghiệp mình gây ra, quán xét bản chất vô thường về tài sản mình đang sở hữu.  Thường xuyên Như lý tác ý làm việc lành, nói lời lành, tu hạnh bố thí v.v... để tạo thành thói quen trợ giúp cho việc phát triển tâm Từ và loại bỏ sân hận.

          Nếu như thường xuyên bị hôn trầm, chúng ta cần biết lý do của hôn trầm phần lớn là do ăn uống quá độ, hoặc thiếu ngủ, hay đích thực là cơ thể đang quá mệt mỏi. Vì thế chúng ta không nên ăn quá no trước khi ngồi thiền, nên ngủ đủ giấc để thân tâm khoẻ khoắn khi toạ Thiền. Chọn chỗ ngồi Thiền thoáng mát, không quá tối tăm. Tư thế toạ Thiền cũng rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, hai vai ngang với hai trái tai v.v... Khi buồn ngủ thì không nên nhắm mắt.

          Trạo cử, hoài nghi phần lớn do chúng ta chưa có niềm tin vững chắc về pháp tu hoặc kiến thức của chúng ta quá rộng rãi, nên có nhiều thắc mắc. Để trị hai căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về cuộc đời và đường lối tu tập cũng như sự chứng ngộ của Đức Phật. Tìm hiểu về giáo pháp của Ngài. Khi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật thì phải thông suốt giới luật, đặt trọn niềm tin nơi Tam Bảo. Lý thuyết tức pháp học phải vững chắc thì khi thực hành mới không bị trạo cử hay nghi ngờ.

          Nói chung sự đè nén năm triền cái bằng pháp Như lý tác ý ở bước đầu rất cần thiết để chứng Thiền. Không những giúp cho hành giả chứng Thiền, mà nó còn có khả năng kéo dài Thiền chứng ấy nữa.

          Ở giai đoạn đầu của Nhất tâm, chúng ta có thể nhờ vào định lực đè nén sự nổi dậy của năm triền cái, nhưng vì chúng ta chưa Chánh Tư Duy rốt ráo và chưa tu tập pháp "Như lý tác ý"  để làm suy yếu tiềm năng của chúng, thì chúng vẫn còn tiềm tàng ẩn náu trong tiềm thức chúng ta. Chúng là những chất ô nhiễm, là lậu hoặc, tập khí bám chặt trong Tâm và có khuynh hướng "nổi loạn" nhằm chọc thủng sự tịnh chỉ (Samatha), phá tan định lực của chúng ta khi có cơ hội.

          Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái". Qua được "năm triền cái" rồi, chúng ta còn phải buông bỏ Tầm và Tứ để an trú trong tầng Thiền thứ hai tức Định không Tầm không Tứ. Đây là cửa ải khó khăn nhất. Khi Tâm chúng ta đã quen thuộc với sự tĩnh lặng không Tầm không Tứ rồi thì "năm triền cái" không có cơ hội xen vào cuộc hành trình của chúng ta. Do đó trước mặt của chúng ta là con đường thênh thang rộng mở, chúng ta sẽ nếm được pháp vị của Thiền và từ đó thẳng tiến tu cho đến khi nào kinh nghiệm được mục tiêu Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát ngay trong đời này.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

August 17-2018

 

Tài liệu:

- Kinh Sa Môn Quả (Sàmannaphala Sutta) – Kinh Trường Bộ - ĐLHT Thích Minh Châu dịch.

- Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả: Đoạn Xả Ly Năm Triền Cái của Hoà Thượng Thích Nhuận Thịnh.

- Tài liệu học tập thuộc giáo trình giảng dạy các cấp lớp Bát Nhã của HT. Thích Thông Triệt (ThiềnTánh Không)

03 Tháng Mười Một 20181:29 SA(Xem: 17222)
Khi xưa còn nhỏ mộ danh ngài Đọc truyện, luận bàn chẳng kém ai Sắc sảo HOÀNG DUNG... nàng hiệp nữ Dịu dàng NGỌC YẾN ... đóa xuân khai
03 Tháng Mười Một 201812:33 SA(Xem: 7259)
Mời thưởng thức 1 tác phẩm tuyệt vời và cũng là phụ bản trong Ngô Quyền Toàn Tập của Hạnh Phạm
02 Tháng Mười Một 201811:12 CH(Xem: 17163)
Thu sang Ta lại về đây, Tuổi vàng thanh thản giúp khuây truyện đời. Gặp nhau để nhớ một thời, Đầu còn xanh tóc xa vời ngày xưa.
02 Tháng Mười Một 201812:17 SA(Xem: 20036)
Nay Thu về, heo may muôn lối, Mang hồn Tôi về đến Quê nhà. Gởi chút lòng, kẻ ở phương xa, Mong mỏi lắm: THU THANH BÌNH sum hợp.
01 Tháng Mười Một 201812:08 SA(Xem: 17703)
Năm dài mười tháng trôi mau Tháng Mười Một Đến qua cầu rét căm Áo len vải lụa tơ tằm Khăn quàng quấn cổ lạnh thâm vai gầy.
29 Tháng Mười 201812:29 SA(Xem: 19183)
Halloween Ấm Tình Thưa Lập đông từng bước đẩy đưa thu tàn Đốt bừng ngọn lửa tỏa lan Gió đông giá rét lạnh quàng vai thâm...
26 Tháng Mười 201811:33 CH(Xem: 22550)
Con đò xưa giờ nằm gác mái Chờ thời gian xóa thuở vẫy vùng Đưa bao người sang sông thầm lặng Mất hút vào quên lãng mông lung.
25 Tháng Mười 20189:39 SA(Xem: 20804)
Hồ Thu, liễu rũ mơ màng, Nhạc reo trong gió, nhặt khoan não lòng. Trăng lên vờn sóng mênh mông, Bâng khuâng viễn khách, thuyền không bến bờ,
22 Tháng Mười 20181:25 SA(Xem: 17295)
Đã chín thu buồn giữa cõi này Tình thu hiển hiện ở đâu đây Là tình thơ đó, hồn xin gởi Theo gió quyện vào mây trắng bay
22 Tháng Mười 201812:45 SA(Xem: 9473)
Bầu cử giữa nhiệm kỳ TT (midterm elections) là một điểm độc đáo của hiến pháp Hoa Kỳ mà xét ra không có quốc gia nào trên thế giới có được
20 Tháng Mười 20185:10 CH(Xem: 10022)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 201812:15 SA(Xem: 15741)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
20 Tháng Mười 201812:07 SA(Xem: 15809)
Tôi bước ra khỏi cổng chùa. Chùa nằm trên một khu đất bằng phằng, nhưng sao tôi có cảm giác như mình đang lững thững bước xuống chân đồi.
19 Tháng Mười 201811:43 CH(Xem: 17812)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BIỂN TÔI VÀ EM - Nhạc Phạm Chinh Đông. Hòa Âm Lê Tú - Thiên Bảo trình bày.
19 Tháng Mười 201811:39 CH(Xem: 16684)
Tháng Mười Nghiêng Nhớ lạnh rung Nồng nàn giá bấc chào mừng đông sang Lắc lay lá úa thu tàn Đất trời chuyển động nhịp nhàng điệu ru.
19 Tháng Mười 201811:32 CH(Xem: 20261)
Thu về, Nàng đến đi cùng Ta, Giữa trời Thu, trăng nước giao hoà. Nhè nhẹ gió đưa, ngàn lá rụng, Vương vãi lan đầy, chẳng thiết tha.
15 Tháng Mười 201812:03 SA(Xem: 13976)
Mùa Thu ở San Jose hôm nay, chủ nhật 14 tháng 10 2018, êm đềm, đẹp hơn vì có họp mặt ngẫu hứng tình cờ của 6 chs NQ khóa 15 ở cafe Paloma, San Jose, California.
14 Tháng Mười 201810:22 CH(Xem: 21963)
Mình vội chia nhau chút học trò Chia ngăn cặp nhỏ chất đầy thơ Chia vạt áo ai ngoài cửa lớp Chia cả cung buồn theo guốc khua Ôm vội trao nhau lời giã biệt Thả màu phượng đỏ chạy lang thang
14 Tháng Mười 201812:58 SA(Xem: 20792)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "THU VỀ TRONG MẮT EM" ( Nhạc: Phạm Mạnh Cương - Ca sĩ: Thái Thanh) Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Mười 201810:33 CH(Xem: 9564)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 201810:24 CH(Xem: 9476)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
13 Tháng Mười 20186:58 CH(Xem: 26844)
Sáng nay thức dây nghe tiếng chim ca. Lại tưởng như mình ở tại quê nhà Bình minh reo vang, thanh bình êm ả Thương quá một thời. Kỷ niệm đã qua.
12 Tháng Mười 20188:49 CH(Xem: 26475)
Nay, hoa bằng lăng tím rợp trời, giữa mùa nắng hạ, Đường làng quê, ong bướm lựơn lao xao. Vẫn nhớ ngày xưa, khi mùa hè sang nắng đỗ, Có ai về thăm người cũ, Quê hương?!
10 Tháng Mười 201810:45 CH(Xem: 22662)
Thì thôi Ai Cũng Có Lần Tử quy sanh ký sáng ngần thiều quang Có gì mà phải than van!! Sinh ly tử biệt tuần hoàn luật chơi...
10 Tháng Mười 201810:40 CH(Xem: 17369)
Em nghe cơn bão thổi về, Hỏi Anh yêu quý mọi bề ra sao? Tìm đâu nơi ở trên cao? Gia đình bạn hữu biết bao ân tình.
07 Tháng Mười 20184:36 CH(Xem: 9399)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
06 Tháng Mười 20189:24 CH(Xem: 22971)
Chênh chếch... trăng mờ trên đỉnh vắng Âm thầm... bóng nhỏ giữa đồi hoang Đàn ai khéo gợi hồn thơ dậy Nhớ thức cùng em... dẫu nguyệt tàn !!!
05 Tháng Mười 201810:56 CH(Xem: 20016)
Chú thật là thương, thương ông nội vô cùng. Chú không còn thấy nhớ nhà mà lại thích được ở đây cùng ông nội hàng ngày tụng kinh lễ Phật.
05 Tháng Mười 201810:17 CH(Xem: 18813)
Đợi em nơi bến giang đầu Sợ cơn gió thoảng qua cầu lắc lay Đông về hơi ấm chuyền tay Tháng Mười Về Đến mười hai chực chờ...
05 Tháng Mười 201810:10 CH(Xem: 23680)
Đếm thời gian bằng lá vàng thu rụng Trước hiên nhà trên lối ngõ đìu hiu Mùa qua mùa buồn như kinh nhật tụng Người xa người quạnh quẽ bước liêu xiêu.
04 Tháng Mười 201811:46 CH(Xem: 23586)
Chào mặt trời ngủ yên. Chào cuộc đời rất hiền. Chào bầy chim về tổ Ta ngồi lại tập... thiền
04 Tháng Mười 201810:40 CH(Xem: 25652)
Có ai động lòng bước qua đường? Dù chỉ cảm xúc tỏ tình thương. Một chút đau buồn trong tâm trí, Để còn XÓT XA cho QUÊ HƯƠNG!
04 Tháng Mười 201810:38 CH(Xem: 22013)
Sương mong manh, mây trời giăng bàng bạc Bến sông xanh, con đò cũ còn không? Người xa xôi, mà người còn đứng đợi Tình xa xưa tàn theo gió mênh mông…
04 Tháng Mười 201810:30 CH(Xem: 22545)
Tình cờ không hẹn mà nên, Gặp nhau Hải đảo thần tiên tuyệt vời. Đôi ngày vùng vẫy biển khơi, Đển ngày tạm biệt Bạn ơi Ta về!
04 Tháng Mười 201810:24 CH(Xem: 22125)
Ta hỏi Thu nghe: chuyện thế tình Biết gì trong, đục cõi nhân sinh? Kiếp người ngắn ngủi, sao buồn khổ? Mong một tri âm, cũng khó tìm?
01 Tháng Mười 201812:28 SA(Xem: 17816)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh] TIẾNG LÒNG TRI KỶ, TRI ÂM -Thơ Trần Kiêu Bạc-Hồng Vân Diễn Ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
30 Tháng Chín 201811:35 CH(Xem: 9200)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 201810:26 CH(Xem: 18117)
Thế là sau mấy ngày suy nghĩ, ba chú đồng ý đem con lên chùa làm thị giả cho ông nội. Chú Thảo rời gia đình từ lúc đó.
28 Tháng Chín 201810:09 CH(Xem: 17147)
Mùa trăng của những yêu thương Gửi em xuân thắm Thu Nhường Trăng Mơ Tuổi hoa niên có đợi chờ Vòng tay nhật nguyệt bến bờ lạc xa.
28 Tháng Chín 201810:04 CH(Xem: 19576)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA THU TÔI VÀ EM - Nhạc Phạm Chinh Đông. Khánh Minh trình bày.
28 Tháng Chín 20189:59 CH(Xem: 10261)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
28 Tháng Chín 20189:11 CH(Xem: 20813)
Nhỏ yêu ơi! Nhớ em chất ngất. Nước mắt nhớ thương mằn mặn Biển ngàn thu.
28 Tháng Chín 201812:31 CH(Xem: 22828)
Thu nhớ, Thu mong, của vạn lòng, Bao giờ Thu hết nỗi hoài mong. Cho hồn Thu vơi sầu tê tái Thu ấm bao lòng, có được không?
28 Tháng Chín 201812:31 SA(Xem: 15159)
Nhớ về kỷ niệm, anh miên man mơ tưởng lại thời cắp sách đến trường, rong chơi bè bạn, run rẩy khi chợt thốt ra lời tỏ tình vụng dại với cô bạn ngày xưa, anh chợt mỉm cười.
23 Tháng Chín 20185:52 CH(Xem: 17975)
Bài thơ lục bát vô thường Nghiệp xưa rơi rớt mười phương ta bà Hương trầm tỏa rộng chan hòa Giấc mơ giải thoát trăng ngà vỡ tan.
22 Tháng Chín 20182:02 SA(Xem: 22612)
Xin trân trọng giới thiệu tập thơ "NGUỒN THẬT" của tác giả Phong Châu. Một chàng rể khóa 5 của Ngô Quyền chúng ta.
21 Tháng Chín 201811:03 CH(Xem: 17050)
Con tưởng Mẹ về trong đêm Thu Bên khóm trúc thưa con đứng chờ Trăng lung linh mờ mờ sáng tỏa Dáng chị Hằng bay bổng trời xa
21 Tháng Chín 201811:01 CH(Xem: 27186)
Đêm vắng lạnh, chỉ một mình mình viết Những vần thơ gửi đến kẻ miền xa Như ngày xưa anh đi lính xa nhà Giờ thật sự vợ lính thành góa phụ
21 Tháng Chín 201810:58 CH(Xem: 18994)
Toàn dân Việt hãy hợp quần, Tạo nên sức mạnh bao lần thành công. Làng thôn thành thị núi sông, Giữ từng tấc đất Cha Ông tạo thành.
21 Tháng Chín 201810:52 CH(Xem: 19183)
Thu nầy lại nhớ thu xưa Đèn lồng xanh đỏ trăng vừa nhú cao Đất trời mở lối thu vào Ngọt ngào khúc hát đón chào Thu Phân...
21 Tháng Chín 201810:47 CH(Xem: 30695)
Ta sẽ đợi. Em ơi! Ta vẫn đợi Một ngày kia lên làm rể trên trời Muôn kiếp nữa, dù rong rêu, sỏi đá Miễn sau cùng, vĩnh viễn có nhau thôi.
21 Tháng Chín 201810:32 CH(Xem: 10790)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
20 Tháng Chín 201810:47 CH(Xem: 26184)
Thoáng phút giây, rồi... không nhung nhớ, Gác sau lưng, vứt bỏ những ưu phiền . Quê Mẹ qua rồi bao nỗi đau thương, THANH BÌNH đến: an vui hạnh phúc.
18 Tháng Chín 20181:18 SA(Xem: 11259)
Giống như khúc đuôi còn nằm kẹt đâu trong lòng. Chị vói tay lên đầu võng rút cái khăn lông đắp vội lên mặt, bởi vì chị vừa nghe mí mắt mình mọng nước! Từ đó chị Tư Ù thôi ca vọng cổ.
18 Tháng Chín 201812:16 SA(Xem: 17274)
Thu về ẩn nhẹ bóng tàn dương Nụ thắm, hoa vàng tỏa ngát hương Du lãng mộng đời khơi tiếc nuối Đắm chìm tâm cảm gợi sầu vương
15 Tháng Chín 20185:38 CH(Xem: 21215)
. Văn hóa VN mới sẽ bắt đầu lại từ những đứa bé học những hình vuông, hình tròn, hình tam giác hôm nay sao? Thật là đau lòng cho chữ Việt.
14 Tháng Chín 201810:24 CH(Xem: 21289)
Tử biệt, sinh ly Đau thương tê dại. Cầu nguyện người ra đi Chúc lành người ở lại. Một nén tâm hương. Tưởng niệm. Ngậm ngùi. God Bless America.
14 Tháng Chín 201810:16 CH(Xem: 25831)
Từ đó tôi yêu miền cuối Việt Yêu đôi mắt đẹp, cổ tay tròn Áo bà ba trắng, môi cười nụ Yêu gái Cà Mau vẹn sắt son.
14 Tháng Chín 201810:08 CH(Xem: 20306)
Trần gian đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống cùng vui với mọi người Tháng tám trời trong xanh gió mát Trẻ thơ ngây ngất rạng tiếng cười.
14 Tháng Chín 201810:02 CH(Xem: 20275)
Tình yêu bạn học thật thà, Lợi, danh, vật chất chỉ là hư không. Đất, Trời, vũ trụ mênh mông, Tương lai, Tổ quốc chờ trông học trò.
14 Tháng Chín 20189:58 CH(Xem: 25547)
Mùa thu mặc áo vàng Tóc gió cài nơ xanh Chúc mùa hè chói nắng Ra đi gặp yên lành. Thu ướp hương vào hoa Nồng nàn chùm dạ hợp Hoàng lan thoảng hiên nhà Ngâu nhài ngan ngát thơm.
14 Tháng Chín 20189:41 CH(Xem: 8409)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
14 Tháng Chín 20185:02 CH(Xem: 24921)
Đà Lạt, cao nguyên của ngàn thông, Trăm hoa tô điểm đẹp muôn lòng. Sáng, chiều bảng lảng màu sương phủ, Lòng nào du khách chẳng hoài mong.
07 Tháng Chín 201810:22 CH(Xem: 21931)
Từ anh xa biệt trần gian Còn em ngồi với bóng trăng soi mình Nén tâm nhang khấn hiển linh Nguyện cầu anh được Siêu Sinh Niết Bàn.
07 Tháng Chín 20188:07 CH(Xem: 34751)
Rằm tháng 8 anh buông tay thanh thản. Trung thu này em làm lễ giỗ đầu. Ba lần Trung Thu bao kỷ niệm khắc sâu. Để nhớ mãi người đi không trở lại.
07 Tháng Chín 20188:00 CH(Xem: 23756)
THANH BÌNH- Trăng khuyết lại đầy, Rồng mây gặp hội NON SÔNG thái bình. NƯỚC NON hết cảnh điêu linh, NHÂN DÂN an lạc SƠN HÀ vinh quang.
07 Tháng Chín 201812:00 CH(Xem: 20341)
Yêu thương tất cả đồng bào, Tình yêu nhân loại dâng trào mênh mang. Quê nghèo khoai sắn gian nan, Bao năm chinh chiến Việt Nam đọa đầy.
07 Tháng Chín 20182:51 SA(Xem: 17101)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "BÔNG HỒNG CÀI ÁO TRẮNG" - Nhạc Sĩ: Nguyễn V. Đông - Giao Linh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
07 Tháng Chín 20182:42 SA(Xem: 17307)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ TÔI VÀ EM - Nhạc Phạm Chinh Đông – Ca Sĩ: Hương Giang
01 Tháng Chín 201811:18 CH(Xem: 24232)
Thằng bé con. Đập con heo đất Vào ngày cúng Phật. Thắng hội Vu Lan. Ngày Lễ huy hoàng Tạ ơn Cha Mẹ... Nhưng thật quý báo. Tâm thành kính dâng. Tâm hồn trong ngần. Trái tim thánh thiện
31 Tháng Tám 201811:16 CH(Xem: 9116)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
31 Tháng Tám 201810:58 CH(Xem: 22711)
Ta chỉ còn tin, đôi vầng nhựt, nguyệt Bầu càn khôn mở rộng cửa Vô Vi Đường khải đạo, ta theo về nguyên ủy Để ru em, vĩnh cửu vẹn hương thề
31 Tháng Tám 201810:53 CH(Xem: 22849)
Một đời cha gian nan cùng biển cả Mẹ suốt ngày lặn lội bãi bờ xa Quà của biển đẫm mồ hôi nước mắt Vẫn thủy chung cùng cha mẹ nuôi người.
26 Tháng Tám 201812:26 SA(Xem: 20136)
Rồi cũng sẽ có một ngày, vào lễ Vu Lan, con cháu sẽ quỳ xuống như ta bây giờ mà cầu nguyện cho ta. Lúc ấy trong tâm tưởng chúng, tất cả những gì tốt hay xấu mà ta đã làm sẽ hiện
25 Tháng Tám 201810:13 CH(Xem: 19442)
Vu Lan hoa trắng trời cao Nén nhang con thắp nghẹn ngào khói bay Khói mềm mang nặng ơn dầy Quấn quanh nỗi nhớ vòng tay mẹ hiền
25 Tháng Tám 20189:56 CH(Xem: 14125)
Dương Thiệu Tước tuy không còn nữa nhưng những Đêm tàn Bến Ngự, Tiếng Xưa vẫn là những viên ngọc quý, ..
25 Tháng Tám 20184:38 CH(Xem: 25419)
Hoa dâng má là mai vàng trước cổng Là ngọc Lan thơm ngát quyện mùi hương Là hoa cà phê trắng xóa ở khắp vườn Là vạn thọ rực rỡ vào dịp Tết.
25 Tháng Tám 20182:25 CH(Xem: 18540)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN 2018" Đèn Khuya (Lam Phương & Thanh Thúy) Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
25 Tháng Tám 20187:06 SA(Xem: 31430)
Trần gian sạch nợ thảnh thơi rồi Tiên Cảnh, Bồng Lai Mẹ đến nơi Con chép bài thơ này khóc Mẹ Vô cùng thương tiếc Mẹ Hiền ơi!
25 Tháng Tám 20186:49 SA(Xem: 9690)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
24 Tháng Tám 201811:07 CH(Xem: 22541)
Mười hai năm, cách xa nhau Mẹ về tịnh hạc gọi gào ai hay Nhớ thương giọt đắng tràn đầy Vu Lan Nhớ Mẹ ơn dầy cao minh...
24 Tháng Tám 201811:05 CH(Xem: 24378)
Cánh Phượng xưa đã khô trong trang vở Nhưng trong tôi thương nhớ vẫn còn nguyên Giữa sân trường một mình tôi lặng lẽ Nhặt cho mình cánh hoa Phượng vừa rơi.
23 Tháng Tám 20182:12 CH(Xem: 13586)
Cơn bụi đỏ đã phủ đầy sau cơn lốc, con dốc qua trường vẫn mơ về những tà áo trắng quần xanh. Thời gian dài qua đi đường dài chưa đi hết, xin gìn giữ cho Ngô Quyền được mãi mùi hương
23 Tháng Tám 20182:32 SA(Xem: 20293)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
17 Tháng Tám 20189:42 CH(Xem: 22407)
Lời nguyện cầu thành kính Mong từ cõi xa xăm Má về nơi cửa Phật Chan chứa ánh từ tâm.
17 Tháng Tám 20181:56 CH(Xem: 24667)
Tôi muốn quên những năm tháng ngược xuôi Mà cuộc sống tặng tôi nhiều nghiệt ngã Bao lâu rồi vẫn hằng chôn trong dạ Để tâm hồn hết buồn bã an vui
13 Tháng Tám 20181:11 CH(Xem: 23050)
Dốc Nhỏ xưa, thuở thanh bình, ngày trước Mùa Xuân về, hoa thơm ngát trong vườn Đến Hè sang, trái trên cành trĩu nặng Ong bướm chập chờn, gió thoảng đưa hương
12 Tháng Tám 201810:22 CH(Xem: 14821)
Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc nước ta, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.
11 Tháng Tám 201810:52 CH(Xem: 21528)
Ngực cài một đóa hoa hồng Mừng Cha Mẹ sống trong lòng cháu con Đóa hoa trắng giữa ngực son Tiếc thương Phụ Mẫu không còn thế gian...
11 Tháng Tám 201810:46 CH(Xem: 21635)
Giờ Anh về chốn niết bàn, Hồn Anh thanh thản Thiên đàng vô ưu. Riêng Em đành sống đìu hiu, Hằng đêm niệm Phật, Trời cưu mang đời.
11 Tháng Tám 20189:35 SA(Xem: 26049)
Anh đưa Em vào thăm Đà Nẳng, Qua đèo Hải Vân, sương tỏa tuyệt vời. Vách đá vút cao, rì rào sóng biển, Đường dốc ngoằn ngoèo, tim rộn lao xao.
07 Tháng Tám 201811:43 CH(Xem: 15883)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
07 Tháng Tám 20187:50 SA(Xem: 25681)
Đời là cõi tạm không dài Thế nên sống trọn kiếp này... an nhiên Trần ai, tan hợp muộn phiền Nên đừng gieo nghiệp, gieo duyên mặn nồng
06 Tháng Tám 20182:25 SA(Xem: 16706)
Ôi! Thật là công trình và tốn rất nhiều thời giờ, các em đã bỏ quá nhiều tâm huyết, cùng chung sức hoàn thành một “Tập San” để đời, gom góp đầy đủ tài liệu và hình ảnh Thầy Cô...
04 Tháng Tám 201810:57 CH(Xem: 13879)
Thầy Cô và cựu học sinh Ngô Quyền luôn giữ trong tim những kỷ niệm dấu yêu xưa. Thời dạy học và thời học sinh luôn gắn kết với nhau để từ đó còn chút gì để nhớ để thương!
04 Tháng Tám 20182:14 CH(Xem: 23850)
Những nốt nhạc vui đã vang lên trong lòng mỗi chúng ta. Hãy hòa lời ca để bản hợp ca NQ bay lên cao, vang rộng và ý nghĩa nhất.
04 Tháng Tám 201810:09 SA(Xem: 18182)
Ngàn năm gỗ đá tiêu điều Khói sương tan hợp trăm chiều ngổn ngang Ngàn năm hưng thịnh, phai tàn Lại ngàn năm khác muộn màng tiếp theo
04 Tháng Tám 20182:27 SA(Xem: 24940)
Em bất chợt, thấy anh trong bức ảnh Ngôi trường xưa và anh đứng một mình. Con nhỏ Hoàn lén chụp một tấm hình "Mần răng mà nói!" Thời giáo sinh nghịch ngợm.
03 Tháng Tám 201810:55 CH(Xem: 18939)
Rồi thì tháng bảy qua mau Chào Em, Tháng Tám gọi gào gió dông Anh ngồi ngày nhớ đêm mong Giang tay đón giọt nắng hồng phiêu bay...