Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - TÌNH BẠN NGÔ QUYỀN

29 Tháng Bảy 20183:18 CH(Xem: 16360)
GS. Lê Quý Thể - TÌNH BẠN NGÔ QUYỀN

                                                                           
Tình bạn Ngô Quyền.


hoingo3

Đã từ lâu tôi có ý định mượn trang Ngô Quyền để ghi lại những kỷ niệm khó quên và viết vài lời cám ơn tình cảm của các bạn đồng nghiệp đã dành cho tôi trong những năm tháng tôi dạy học tại Biên Hòa.

Tôi lưỡng lự mãi vì chữ nghĩa của tôi có giới hạn. Nay quyết định làm liều một phen. Nếu anh chị nào có đọc, xin ghi nhận ý tôi muốn gởi đến anh chị, còn những sai sót khác thì xin anh chị bỏ qua cho.

Tôi ra trường và bắt đầu dạy học từ năm 1962. Năm 1967 tôi được đổi về trường Ngô Quyền.

Tôi nhớ hôm lên Biên Hòa trình diện, tôi bước qua cửa sổ văn phòng và nhìn vào thì cũng đúng lúc ông hiệu trưởng nhìn ra. Thấy tôi, ông hiệu trưởng nói liền: “Thể, cậu phụ trách thể thao”. Đó là câu đầu tiên ông hiệu trưởng chào tôi. Ông biết rất rõ về tôi vì trước đây năm tôi học lớp đệ tam trường Quốc Học Huế, ông là thầy dạy môn sử địa và bốn năm gần đây lúc tôi dạy học ở Châu Văn Tiếp, Phước Tuy tôi đã một lần dẫn học trò lên quấy phá trường Ngô Quyền của ông. Sau đó tôi được nhận những giờ dạy của anh Lưu Chấn Thành. Anh Lưu Chấn Thành lúc đó bị bịnh, anh là bạn Đại học Sư Phạm cùng lớp với tôi nhưng tốt nghiệp sau tôi một năm và được chỗ dạy tốt hơn.

Tôi cũng nhớ hôm đầu tiên tôi bước vào phòng giáo sư. Mọi người nhìn tôi, trong đó tôi thấy có hai người quen biết từ bốn năm trước là anh Nguyễn Thất Hiệp và anh Phạm Ngọc Quýnh. Tôi tự giới thiệu và vui vẻ chào hỏi từng người.

Tuy là một người ra trường dạy học đã lâu năm nhưng tính tình của tôi rất khiêm tốn, ăn nói nhỏ nhẹ và muốn làm quen với mọi người. Tôi rất dễ hòa đồng với mọi người, luôn luôn tham gia những sinh hoạt học đường cũng như những vui chơi rượu chè cờ bạc với các đồng nghiệp. Tôi không phân biệt giáo sư già, giáo sư trẻ, giáo sư đệ nhất cấp hay giáo sư đệ nhị cấp. Nhưng tôi biết tôi có hai khuyết điểm. Với các nữ giáo sư đồng nghiệp, tôi luôn luôn xem là những người chị, ngay cả bạn học cùng lớp hồi tiểu học như chị Nguyễn thị Kim Còn tôi cũng một tiếng chị hai tiếng chị. Đối với các nữ đồng nghiệp tuổi trẻ thì tôi lại quá rụt rè nên cuối cùng cũng không làm nên cơm cháo gì. Cái khuyết điểm thứ hai là bao giờ tôi cũng giữ một khoảng cách khá xa giữa tôi và cấp chỉ huy, ngay cả người thầy cũ cũng vậy.

Anh Nguyễn Thất Hiệp là người đâu tiên đến với tôi. Anh hỏi tôi đã có chỗ ở chưa, tôi trả lời chưa. Thế là sau giờ học anh dẫn tôi về nhà trên đường đi vào nhà ga ở với anh. Anh là người dạy tôi đánh mạc chược. Anh lớn tuổi hơn tôi, tôi có cảm tưởng như anh coi tôi ngang hàng với người em Nguyễn Bát Tuấn của anh. Sau đó anh lập gia đình và đổi về Saigon, tôi vẫn liên lạc với anh và nhiều lần đến nhà anh chơi. Ngay sau 75, tôi vẫn còn đến nhà anh cùng với anh Nguyễn Bát Tuấn và hai ba thanh niên từ ngoài Bắc mới “di cư” vào, vừa đánh mạc chược vừa chửi đổng.

Người thứ hai đến với tôi là anh Lâm Tấn Văn. Tôi nhớ những ngày đầu sau giờ học buổi chiều, các anh Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Bát Tuấn, Phạm Văn Dật và tôi cùng đi tắm sông Đồng Nai. Chúng tôi đến nhà ông hội trưởng hội phụ huynh học sinh ở cù lao, rồi nhảy xuống sông đùa giỡn với nhau cho đến lúc mệt nhoài mới chịu về. Anh Lâm Tấn Văn thích binh xập xám. Tôi nhớ có nhiều đêm chúng tôi phải đi gác trường, các anh Lâm tấn Văn, Lê Văn Túy, Nguyễn Văn Có và tôi vừa uống bia vừa binh xập xám, vừa nói chuyện trên trời dưới đất mà thấy đêm trôi qua quá nhanh. Trong những năm tháng ở trường Ngô Quyền anh Lâm Tấn Văn và tôi đã từng chia xẻ không biết bao nhiêu chuyện thầm kín khác. Tình cảm của chúng tôi càng đậm đà thêm sau bốn tháng rưỡi sống chung tại trại tù Tân Hiệp Biên Hòa. Sau đó tôi  phải bán xe hơi, xe vespa, rồi áo quần và cả sách vở để có tiền đánh... mạc chược. Đang lúc không biết phải bán cái gì tiếp thì anh Lâm Tấn Văn bảo lên gặp ông anh hiện là phó giám đốc công ty 471 ở Thủ Đức mà xin việc. Tôi được nhận vào làm ngay và nhờ đó tôi lại có tiền để nhậu nhẹt với bạn bè. Thật là khi khốn cùng mới thấy tình bạn là cao quí. Cách đây mấy năm tôi có gặp lại anh Lâm Tấn Văm cùng anh Trịnh Hồng Hải ở Saigon, anh Lâm Tấn Văn đi lại hơi khó khăn nhưng tôi thấy cả hai anh vẫn còn khỏe mạnh và vui đời.

Niên khóa 1968-1969, trừ các anh giáo sư biệt phái, các giáo sư khác đều đi nhập ngũ. Chúng tôi ở trại huấn luyện Quang Trung và thuộc một tiểu đoàn giáo chức gồm nhiều đại đội. Ở trong quân trường tôi mới thấy rõ tình cảm các bạn đồng nghiệp dành cho nhau. Sáng chú nhật nào được về thăm nhà, chiều quay trở lại, cả đám chúng tôi cùng đại đội là Kiều Vĩnh Phúc, Trần Thuần, Đinh Hữu Quyến, Hà Tường Cát và tôi tụ họp lại để thưởng thức những món ăn do anh Trần Thuần đưa vào, đó là gà hấp Hải Nam và cơm chiên Dương Châu. Trong chín tuần ở quân trường nầy hầu như không có một chiều chú nhật nào mà không được thưởng thức những món ăn anh Trần Thuần đưa vào. Sau nầy có lúc thèm quá, chúng tôi, có thêm Lê Hoàng Sang, Lâm Tấn Văn, kéo nhau đến nhà anh Trần Thuần để được thưởng thức lại món gà hấp Hải Nam và cơm chiên Dương Châu, đặc biệt lại có thêm một chai rượu vang nữa. Đó là cách đối xử với bạn bè của anh Trần Thuần, Anh Trần Thuần gốc Tàu, dạy Anh văn là một người bạn, một người thầy được mọi người quý mến.

Trong việc huấn luyện, môn chúng tôi sợ nhất là môn bắn súng Garant M1. Bắn chín viên đạn từ xa đến gần mục tiêu, ai bắn trúng mục tiêu chín phát là thiện xạ, ai bắn trật cả chín viên thi bị phạt. Tôi đã thấy một anh giáo sư Ngô Quyền ở đại đội khác bị huấn luyện viên phạt quì và nâng súng lên cao cả mười phút, sau nầy mới biết anh huấn luyện viên kia là học trò cũ trường khác của anh giáo sư bị phạt. Tôi được thiện xạ nhưng tôi biết tôi đã không bắn trúng mục tiêu chín lần mà người binh sĩ phụ trách cứ quay mục tiêu bất kể viên đạn cùa tôi đi đâu. Tại sao? Trước đó trong khi chờ đợi đến phiên mình, anh Đinh Hữu Quyến đã nói nhỏ vào tai tôi “đừng lo, đã có người lo cho cậu”. Sau nầy tôi có hỏi nhưng anh Đinh Hữu Quyến không chịu nói ai lo cho tôi. Vì là thiện xạ tôi được hưởng đặc biệt về phép tuần đó. Đó là tình bạn anh Đinh Hữu Quyến dành cho tôi, mấy ai mà được hưởng như vậy. Anh Đinh Hữu Quyến và tôi là người miền Trung, tôi có đến nhà anh chơi mới gặp được người bạn học ngày trước là anh vợ của anh. Sau nầy anh Đinh Hữu Quyến cũng dành cho tôi một bất ngờ khác. Năm đó tôi được giao phó phụ trách trung tâm Nguyễn Du trong kỳ thi vào lớp 6. Sau giờ thi buổi sáng, anh Đinh Hữu Quyến nhất định chở tôi đi ăn trưa. Lúc đó tôi nghĩ như mọi ngày chúng tôi ra chợ ăn cơm chỉ nhưng anh lại chạy vô ga. Anh dừng xe trước một căn nhà và một cô giáo viên ra chào và mời chúng tôi vô nhà ăn cơm. Cô giáo còn trẻ và khá xinh xắn. Chết cha tôi nghĩ anh nầy định làm mai mối gì đây. Chiều đến thi toán. Tôi thấy lại cô giáo hồi trưa và dừng lại định nói vài lời cám ơn thì thấy một cậu bé thí sinh đang chép lời giải bài toán từ một mảnh giấy nhỏ. Tôi vào tịch thu bài làm của cậu bé và đuổi cậu ra khỏi lớp. Cậu bé vừa chạy ra ôm cô giáo vừa khóc “chị, chị”.

 

Đại đội tôi có anh Hà Tường Cát. Vóc dáng của anh lúc đó và bây giờ cũng không khác nhau lắm, tuy vậy những hôm thực tập súng nặng anh luôn luôn tình nguyện vác súng nặng đi trước đại đội. Hôm thực tập bò dưới hỏa lực anh lại bị thương ở gót chân, nhưng tôi không biết vì đạn hay vì kẽm gai. Anh Hà Tường Cát không uống rượu nhưng rất mê mạc chược. Có nhiều đêm anh ghé chỗ tôi ở, đó là những đêm chúng tôi thức sáng đêm và hôm sau vào lớp người cứ lâng lâng như đi trên mây. Tôi còn nhớ khi các lớp đệ nhất A và B còn ở trên lầu dãy trước, một hôm ông tổng trưởng và phái đoàn bộ giáo dục đến thăm trường, tôi và anh Hà Tường Cát là độc nhất hai giáo sư “được” ông giám đốc giáo dục gởi thư... khiển trách. Anh Hà Tường Cát bị khiển trách về tội ra hành lang hút thuốc trong khi phái đoàn còn ở trong lớp học của anh. Tôi bị khiển trách về tội đứng trên bục cao bắt tay ông tổng trưởng đứng dưới thấp. Chúng tôi coi đó là những kỷ niệm một thời dạy học. Chúng tôi trở nên thân thiết vì cả hai cùng có một điểm giống nhau, đó là lo cho học sinh qua sinh hoạt học đường. Tôi thể thao, anh văn nghệ, chúng tôi làm việc không ngưng nghỉ trong bao nhiêu năm trời. Sau đó anh về làm việc cho bộ thông tin. Hôm tôi ra chấm thi ở Huế, anh đã liên lạc với ty thông tin Huế cho xe đưa đón tôi những ngày tôi ở đó.

 

Đại đội tôi còn có anh Kiều Vĩnh Phúc.

“Lúc đó anh cho là anh có may mắn được nhập ngũ chung với chúng tôi vì thật sự anh nói anh không đủ điều kiện. Anh không rượu chè, không cờ bạc, không hút sách và tôi nhớ không lầm thì anh chưa bao giờ tới chỗ tôi ở ở Biên Hòa, Anh sáng lên Biên Hòa dạy học và chiều về Saigon, anh là một giáo sư gương mẫu nhưng không quá nghiêm khắc. Anh và tôi có hai lối sống hoàn toàn khác nhau. Bây giờ nghĩ lại tôi không hiểu tại sao chúng ta lại trở thành hai người bạn thân như vậy. Có lẽ và có lẽ đúng tôi đã tìm đến anh vì anh là người mà tôi muốn trở thành. Anh đi du học Tân Tây Lan về rồi sau đó tôi có cơ hội đi coi thi với anh. Tôi nhớ hôm coi thi ở Mỹ Tho, anh và tôi cùng một số cô giáo viên ở Mỹ Tho đi thăm ông đạo dừa và anh khích lệ tôi nên ngỏ lời tán tỉnh một cô giáo trẻ xinh đẹp và tôi đã làm cho anh thất vọng. Lúc tôi tới trại tỵ nạn Pulau Bidong ở ngoài khơi Mã Lai thì hay tin anh vừa được đài BBC tuyển dụng và đã rời đảo. Sau đó tôi liên lạc được với anh. Năm 1990 tôi qua Âu Châu chơi và có ghé nhà anh ở ngoại ô thành phố Luân Đôn. Đêm đó anh và tôi đã chuyện trò quên cả thời gian và mãi sau 2 giờ sáng tôi mới bò về tới khách sạn ở trung tâm thành phố. Năm sau anh qua Mỹ và cùng anh Nguyễn Phi Long có ghé thăm tôi ở thành phố Garden Grove khi tôi còn thất nghiệp và anh ngỏ ý muốn tôi qua Luân Đôn làm việc chung với anh nhưng tôi đã từ chối liền. Sau nầy qua e-mail tôi mới biết anh nghĩ tôi giận anh vì nhà có xe mà anh quên đưa tôi về hôm tôi ghé thăm anh ở Luân Đôn. Tôi có hẹn cùng anh Nguyễn Văn Phố bất ngờ đến thăm anh để làm sáng tỏ mọi chuyện. Tôi chưa kịp đi thì anh đã bỏ đi. Xin vĩnh biệt anh”.

 

Sau chín tuần chúng tôi được biệt phái trở về dạy học như trước. Cả thầy lẫn trò đều vui vẻ, thầy thì khỏi phải huấn luyện dưới mưa nắng, trò thì được học với giờ giấc đầy đủ. Anh Nguyễn Thất Hiệp thuyên chuyển về Saigon và giao căn phố cho tôi làm chủ và anh Nguyễn Văn Lục thuyên chuyển tới. Tôi tự nhiên trở thành ma cũ đón tiếp ma mới. Chỗ tôi ở trở thành quán qua đêm của nhiều anh, trước đó là các anh Nguyễn Thế Văn, Trần Văn Kỹ, Nguyễn Văn Lục, rồi sau nầy đến anh Tôn Thất Để. Có lần sau một hai giờ sáng anh Mai Kiến Phúc còn gỏ cửa nhà tôi xin tạm nghỉ một hai giờ. Còn có nhiều anh cũng đến chung vui những đêm không ngủ như các anh Hà Tường Cát, Huỳnh Công Ân và ông bạn già Bùi Quang Huệ. Tôi xin gọi là bạn già vì lúc đó chúng tôi ở tuổi ba mươi mà ông bạn già của tôi đã gần tuổi về hưu. Không may cho ông bạn già của tôi, tối hôm đó cảnh sát đi xét sổ gia đình, cố nhiên chúng tôi không có nên cảnh sát tịch thu hết các thẻ kiểm tra và tội cho ông bạn già của tôi sáng hôm sau phải lom khom vào bót cảnh sát trình diện để xin lại thẻ kiểm tra. Thật là một kỹ niệm khó quên của một thời đi dạy học.

Tôi xin mở một dấu ngoặc ở đây để nhắc lại một người bạn đã quá cố từ lâu là anh Lê Công Bình, giáo sư tốt nghiệp Đại học Sư phạm ban Pháp văn. Anh Lê Công Bình ở chung với anh Đinh Hữu Quyến ở Biên Hòa nhưng lại rất thân với tôi vì hai chúng tôi là những kẻ bụi đời. Tôi có đến nhà anh chơi, nhà anh giàu có ở Saigon nhưng anh lúc nào cũng sống như bất cần đời. Tôi nhớ hôm đó bốn chúng tôi, các anh Lê Công Bình, Lê Hoàng Sang, Huỳnh Văn Khiết và tôi sau khi ăn nhậu say chúng tôi lái xe hơi đi bụi đời. Không may một trong bốn chúng tôi bị bắt đưa về bót cảnh sát Tân Bình. Anh Lê Công Bình phải lái xe chạy theo. Ba chúng tôi đang đứng trước bót cảnh sát và không biết phải làm gì để cứu bạn thì tôi nghe ai gọi “thầy”, tôi nhìn lại thì thấy một anh Đại úy Nhảy dù đang chào tôi. Sau vài lời chào hỏi tôi mới biết anh là học trò cũ của tôi tại trường Châu Văn Tiếp, Phước Tuy. Anh hỏi tại sao chúng tôi đứng đây, tôi đành phải nói thật. Không đợi tôi phải nói thêm, anh vào bót cảnh sát và 5 phút sau anh bạn và anh học trò của tôi bước ra. Các anh chị đừng ngạc nhiên, thời đó ở vùng nầy cảnh sát rất sợ Nhảy dù. Tôi vui chơi với anh bạn Lê Công Bình cũng không được lâu, anh tự kết liễu đời mình một khoảng thời gian ngắn sau đó.

Một người bạn dạy Pháp văn khác là anh Huỳnh Văn Khiết. Anh người Biên Hòa, vợ là dược sĩ có tiệm thuốc ở đường Trịnh Hoài Đức. Anh Huỳnh Văn Khiết không bài bạc nhưng thich ăn nhậu. Những lần họp mặt ăn nhậu của nhóm gốc Biên Hòa như các anh Huỳnh Văn Khiết, Đỗ Hữu Tài, Nguyễn Văn Có, Nguyễn Ngọc Ẩn, Đào Văn Sáu (em chị Nga) ... đều có tôi. Tình bạn ăn nhậu của chúng tôi càng thêm thân thiết trong những ngày thiếu ăn thiếu rượu ở trại tù Tân Hiệp. Tôi còn nhớ những bữa không đủ ăn, anh Huỳnh Văn Khiết xin thêm một muỗng canh vào bát cơm theo anh cho “ướt đất”. Sau bốn tháng rưỡi thì tôi được chuyển lên Long Khánh và anh thì lọt sổ và sau đó nghe đồn anh được chuyển lên Bình Dương. Từ đó tôi mất liên lạc với anh.

Những người bạn thân trẻ tuổi của tôi phải kể hai anh Nguyễn Phi Long và anh Đỗ Hữu Tài. Anh Nguyễn Phi Long thì sống hồn nhiên thích họp mặt với bạn bè nhưng không cờ bạc, không rượu chè, không hút sách. Anh Đổ Hữu Tài thì rượu chè và khôn ngoan ở đời hơn. Cả hai anh đều xem tôi như một người anh rất gần gủi.

Bản tính tôi hay lè phè không chú trọng bề ngoài. Một hôm anh Nguyễn Phi Long bảo ở tiệm may Quân trên đường Lê Thánh Tôn có vải đẹp nên đến đó may áo, tôi vội đi may áo liền. Lúc tôi ra làm việc ở ty giáo dục Biên Hòa, anh Nguyễn Phi Long đưa tôi đôi giày, bảo tôi mang cho ra vẻ một ông phó trưởng ty, tôi không dám trái lời. Kỹ niệm khó quên là hai anh em chúng tôi đi coi thi ở tỉnh Pleiku. Anh Nguyễn Phi Long có bạn đang là trưởng ty hành chánh tỉnh nên ông nầy sắp xếp cho hai anh em chúng tôi ở tại  một villa sang trọng, có thể là nhà nghỉ mát của một tướng tá nào đó. Nhân đây tôi phải xin thành thật cám ơn anh Nguyễn Văn Phú, có thể anh đã vô tình cứu mạng sống của tôi. Lúc tôi đến trung tâm thi thì thấy một anh trung úy và tài xế chờ tôi, anh trung úy giới thiệu là em anh Nguyễn Văn Phú và cho biết đã biệt phái một xe jeep và tài xế để giúp tôi di chuyển trong những ngày coi thi ở đây. Như vậy hai anh em chúng tôi sáng trưa chiều tối có xe jeep và tài xế đưa đón, tối lại về nhà nghỉ mát ngủ với đầy đủ mọi tiện nghi. Những điều nầy có thể đã giúp tôi thoát được một tai nạn vì tôi đã làm một chuyện động trời. Tôi đuổi con gái của ông tỉnh trưởng ra khỏi phòng thi vì tội gian lận bài thi. Ở một nơi xa mặt trời như tỉnh Pleiku, ông tỉnh trưởng là một ông vua, nàng công chúa yêu quý của ông mà khóc thi cái gì ông vua cũng có thể làm. Nhưng họ chưa kịp tìm hiểu tôi là ai thì sáng hôm sau anh Phùng Thái Toàn, chủ tịch hội đồng thi sợ bài thi bị phá nên đã xin Trung tướng chỉ huy trưởng Quân khu 2 dùng trực thăng chở bài thi về Nha Trang và anh Phùng Thái Toàn kéo tôi theo. Đó là lần duy nhất tôi đi trực thâng, trực thăng thật.

Cũng như anh Huỳnh Văn Khiết, anh Đỗ Hữu Tài là bạn ăn nhậu của tôi. Chúng tôi đã từng la cà khắp các tiệm nhậu lớn nhỏ ở Biên Hòa. Trong những ngày sống chung ở nhà tù Tân Hiệp, anh Đỗ Hữu Tài đã khuyên nhủ tôi giữ n sức khoẻ, phải tắm rửa đều, lau chùi kỹ để tránh ghẻ lở. Chúng tôi cũng đã nhiều lần cùng dội cầu tiêu, cùng nấu ăn cho cả trung tâm. Vì cơm ăn thiếu thốn nên thường cơm cháy thuộc phần nhóm nấu ăn, nhưng anh Đỗ Hữu Tài quyết định chia đều cơm cháy cho cả trại, chỉ dấu đi những miếng thịt hiếm hoi cho riêng nhóm mình mà thôi. Đúng là tuổi trẻ tài cao. Có một lần anh ghi tên cho tôi cùng anh theo nhóm đi chuyển gạo từ Tân Mai vào trại, đứng trên xe GMC chạy suốt đoạn đường mà không thấy ai quen, sau đó phải vác những bao gạo cả trăm ký từ kho lên xe rồi từ xe vào kho. Hôm đó trời mưa lun phun, đường hơi trơn trượt, nhưng hai chúng tôi đã vượt được mọi khó khăn.  Sáng hôm đó chúng tôi được gọi ra tập trung ở sân trại. Anh Đỗ Hữu Tài ngồi vào nhóm các giáo sư Ngô Quyền, riêng tôi được ngồi vào một nhóm khác. Chúng tôi nhìn nhau biết là sắp chia lìa. Sau nầy tôi mới biết nhóm anh Đỗ Hữu Tài được trở về và nhiều người được trọng dụng trở lại. Riêng tôi được chuyển qua một trại khác. Sau đó tôi cũng lên Biên Hòa ăn nhậu và ngủ trên giường tre nhà anh nhiều lần. Rồi có một hôm anh nói nhỏ với tôi là “không lên Biên Hòa nữa, nguy hiểm”. Lúc đó tôi không hiểu nhưng sau nầy tôi biết lý do. Sau đó thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở Saigom. Năm tôi làm việc ở Thủ Đức, các anh Đỗ Hữu Tài, Lâm Tấn Văn và tôi đã nhậu say không biết đường về. Tôi không ngờ đó là bữa nhậu tiễn biệt. Sau đó tôi rời khỏi Việt Nam một thời gian khá dài. Cách đây hơn mười năm anh Đỗ Hữu Tài qua Mỹ để nhận bằng Ph.D. về Quản lý của trường UC Irvine, anh có mời tôi đi ăn nhậu và nhờ đó tôi được gặp anh chị Nguyễn Phong Cảnh. Cách đây khoảng ba năm tôi có ghé Biên Hòa, nghe tin anh Đỗ Hữu Tài cùng anh Diệp Cẩm Thu đi xe hơi có tài xe lái vội vàng đến thăm tôi tại quán ăn.

Còn những anh sĩ quan biệt phái như Nguyền Văn Phố, Nguyễn Văn Phú, Đoàn Hữu Ý phụ trách quân sự học đường, các anh cũng không quên ghép tên binh nhì Lê Quý Thể vào danh sách huấn luận viên để cho tôi được hưởng một chút ân huệ.

Tôi đã quá dông dài nhưng xin cho tôi nói thêm một người bạn nữa là anh Nguyễn Văn Lục. Từ ngày anh Nguyễn Văn Lục về Ngô Quyền, trưa nào chúng tôi đều ăn cơm tay cầm và đánh mạc chước cho đến giờ phải đi dạy học. Sau nầy tôi lại mở lớp luyện thi buổi tối và thêm gìờ Triết để anh có lý do ở lại qua đêm để đánh... mạc chược. Chúng tôi vào những thời gian thiếu tay thì lại chia xẻ với nhau những chuyện thầm kín khác. Không biết lúc nào anh hướng dẫn tôi hay tôi hướng dẫn anh, chúng ta đã sống một đời sống quá phóng túng trong những năm tháng cuối cùng. Tôi coi đó là những kỹ niệm mà không có một chút hối hận nào.

Tôi xin dừng ở đây và xin cám ơn tất cả các anh chị đã biến mười ba năm dạy học của tôi ở trường Ngô Quyền trở thành một khoảng thời gian quá ngắn và đầy những kỹ niệm không thể nào quên được.

Lê Quý Thể

Tháng 7, 2018.

 

 

03 Tháng Sáu 20193:38 SA(Xem: 13562)
Tháng tới June-2019 thì dần dà người dân Mỹ sẽ phải tốn thêm tiền khi đi mua sắm hay ăn uống do thuế nhập cảng của hàng hoá từ Tàu tăng lên 25% nếu chiến cuộc cứ tiếp diễn.
02 Tháng Sáu 20199:50 CH(Xem: 13997)
Bày ra bông hồng trắng, bông hồng đỏ mà chi? Nhiều lúc chúng ta quên chúng ta còn cha mẹ ở ngay trong nhà, trong thành phố, trong một tiểu bang xa, hay cả trong một nhà dưỡng lão.
02 Tháng Sáu 20196:47 CH(Xem: 14715)
Sáu nhăm tuổi vẫn chưa già. Về hưu tuổi mới vừa qua dậy thì? Bẩy muơi thiên mệnh biết chi? Bẩy muơi là tuổi mới đi vào đời.
31 Tháng Năm 201912:43 SA(Xem: 11798)
Ba ơi! Tháng Sáu bên này là lễ của cha. Con ngồi viết những dòng này mà nước mắt rơi ướt cả bàn tính. Ba hiển hiện trước mắt con với nụ cười bao dung và hiền hòa.
29 Tháng Năm 20192:33 SA(Xem: 14880)
Còn đây Kỷ vật Hè Xưa, Cánh hoa Phượng đỏ như chưa phai mầu Những dòng lưu bút trang đầu Đã khơi trở lại tình sầu đôi ta. Dù thời gian đã trôi xa, "Thuở học trò" đẹp với Ta chưa mờ.
29 Tháng Năm 20192:20 SA(Xem: 12270)
Vợ tôi cho hay ba người bạn của tôi được thả về đã được cho dạy học lại vì các trường học đang thiếu thầy giáo. Nàng nói hy vọng tôi sẽ được thả ra một ngày không xa với lý do tương tự.
29 Tháng Năm 20192:08 SA(Xem: 15693)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Anh Trước Tôi Sau" Nguyễn V. Đông - Uyên Phương trình bày "Kỷ Vật Cho Em" Phạm Duy - Nhật Trường trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Năm 20191:34 CH(Xem: 15772)
Tiếng Mẹ ơi! Mừng rỡ hay ngậm ngùi Từ đầu cuộc đời hay khi kết thúc Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
18 Tháng Năm 20197:35 CH(Xem: 14790)
Đường về Bắc Cali năm nay sẽ ghi thêm trong ký ức mỗi người những kỷ niệm để đời mãi không phai. Ghi tên tham dự ngay các bạn nhé. Hẹn gặp nhau ngày đại hội Ngô Quyền lần thứ 18 tại San Jose
17 Tháng Năm 20197:54 CH(Xem: 19982)
Đau lòng nghe chuyện về quê cũ Chạnh nhớ em Nhàn, hẹn với tôi Nếu có kiếp sau xin hãy đợi Sẽ cùng sum họp nhé! Nhàn ơi!
17 Tháng Năm 20197:48 CH(Xem: 19673)
Đôi dòng tâm sư ân tình Nguyện cầu Em được An Bình, Tâm Thân. Chắp tay khấn nguyên lâm râm. Ơn Trên Em được Hồng Ân thật nhiều.
17 Tháng Năm 20193:47 CH(Xem: 19572)
Phật tâm ở mỗi con người, Quay về Chánh Pháp tìm nơi an nhàn. Bánh xe chuyển Pháp rõ ràng, Quy y Tam Bảo lạc an cuộc đời.
17 Tháng Năm 201912:55 SA(Xem: 22776)
Cành phượng vỹ tôi ép vào trong vở Lời tỏ tình tôi cất giấu trong tim Tháng Năm ơi! Giữ dùm tôi mùa Hạ Dáng em gầy! Tôi nhớ mãi Tháng Năm ơi!!
16 Tháng Năm 20192:58 SA(Xem: 12414)
Như một nén hương lòng, tôi viết một vài kỷ niệm lên đây trong bao nhiêu kỷ niệm với Má tôi để vơi đi nỗi niềm nhớ Má luôn có trong tâm tưởng.
16 Tháng Năm 20192:57 SA(Xem: 21445)
Thủy triều xuống sóng xa bờ câm nín Thôi hát ca để lại tâm sự buồn Xa bờ sóng mãi vấn vương Bờ xa sóng gởi, tình thương đất trời.
15 Tháng Năm 20193:55 CH(Xem: 22016)
Chữ Nhẫn mang theo suốt cuộc đời Tâm thanh thản sống thật an vui Kiếp người ngắn ngủi từ bi Nhẫn Cực lạc nẻo về được thảnh thơi.
15 Tháng Năm 20192:40 SA(Xem: 12441)
Trong lúc tuyệt vọng vì không phương cách nào sinh sống và lo cho vợ con thì cô bảy tôi giúp cho tôi ra đi.
10 Tháng Năm 20194:14 CH(Xem: 22938)
Lúc đang yêu, Tiếng Lòng hăm hở, Suốt canh thâu, thổn thức khôn cùng. Khi hết yêu, trầm lắng lạnh lùng, Như tắt nghẻn, mịt mùng xa vắng!
10 Tháng Năm 20194:08 CH(Xem: 15888)
thời gian qua lẹ lắm còn chờ, còn đợi gì nữa rủ nhau ghi tên ĐÓNG TIỀN chậm tay hết chỗ mại Dzô mại Dzô
10 Tháng Năm 20193:49 CH(Xem: 26154)
Con sẽ tiếc sao hẹn lần hẹn lữa Mất mẹ rồi, quà cáp cũng bằng thừa Mother's Day con đã nhớ hay chưa. Về bên mẹ chỉ một ngày cũng đủ.
09 Tháng Năm 201910:08 CH(Xem: 12001)
Hình ảnh của bà mẹ, trong Huyết Âm Mẹ, một bài thơ hay và cảm động mà mỗi lần đọc tôi đều bị rùng mình ớn lạnh:
09 Tháng Năm 20194:07 CH(Xem: 16364)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Happy Mother's Day" - Lá Thư Gửi Mẹ - Nhạc: Nguyễn Hiền - Ca sĩ: Lệ Thanh) Kiều Oanh thực hiện youtube
09 Tháng Năm 201912:16 SA(Xem: 14373)
.Lại về Lễ Mẹ Tháng Năm Con nghe ruột thắt gan bầm Mẹ ơi !! Mẹ là tinh tú bầu trời Dìu con đi hết dặm đời chông gai.
08 Tháng Năm 20196:11 CH(Xem: 17924)
Lâu quá không về, thăm làng xưa, Vẫn nhớ âm thầm, trong nắng mưa. Bao rặng tre xanh, còn hay mất ? Tình Quê ơi! Thương mấy cho vừa.
07 Tháng Năm 201910:15 CH(Xem: 20160)
Lỡ mang trọn kiếp anh hào Thì thương với nhớ gởi vào biển khơi Miên man nhìn giọt sương rơi Đợi người tựa kiếm mặt trời mùa Đông...
06 Tháng Năm 201911:45 CH(Xem: 12127)
Nhưng khóa học chưa khai giảng thì tôi nhận được sự vụ lệnh biệt phái trở về Bộ Giáo Dục và tôi trở lại trường Ngô Quyền dạy học.
04 Tháng Năm 20192:50 CH(Xem: 13581)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
04 Tháng Năm 201912:40 SA(Xem: 18582)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Sài Gòn" Niềm Nhớ Không Tên" Tiếng hát: Lê-Uyên Phương; Thanh Tuyền & Khánh Ly Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Tư 201911:07 CH(Xem: 12812)
Hôm nay, ngồi viết những giòng chữ này, ôn lại chuyện buồn vui quá khứ, những biến chuyển trong đời mình… những năm tháng dài, từ vinh hoa đến hoạn nạn, thoáng qua như một vở tuồng trên sân khấu.
28 Tháng Tư 20198:24 SA(Xem: 17891)
Tôi giật mình thức giấc. mệt mõi rã rời. Đồng hồ trên đầu nằm chỉ 4:45 am. Trời đã gần sáng. Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng tư đen 2019.
27 Tháng Tư 201912:11 CH(Xem: 25998)
Thương hoa ngắn ngủi, cuộc đời mình, Mến người Hoa Đào, Phú Sĩ Sơn . Đã ghi vào tôi, bao cảm xúc, Thấy người, thương sao Nước Non mình!
27 Tháng Tư 201911:53 SA(Xem: 26357)
Mối tình đầu đến bây giờ, Mỗi khi Xuân tới thẫn thờ nhớ Hoa. Nhìn Hoa Đào nhớ thiết tha. Tuổi vàng còn vẫn xót xa tiếc hoài.
27 Tháng Tư 20192:34 SA(Xem: 15260)
Tháng tư lại đến... lệ rưng buồn... Từ buổi xa nhà, biệt xóm thôn Anh đếm thời gian... sầu trắng tóc Em hong kỷ niệm... đớn đau hồn
27 Tháng Tư 20192:30 SA(Xem: 16034)
Tháng Tư Nước Mắt buồn tênh Trăng treo đầu núi chông chênh đất trời Lời ru vang động biển khơi Người đi góp nhặt đầy vơi nỗi buồn...
27 Tháng Tư 20192:21 SA(Xem: 16769)
Hoa phượng vỹ thầm thì lời tình tự Hạ về rồi mình sẽ gặp nhau chăng? Anh xa xôi làm thiên di lữ thứ Em trọn đời là loài cỏ bâng khuâng.
26 Tháng Tư 20199:12 CH(Xem: 12957)
Sự lạc quan của Cha hiệu trưởng không đủ sức trấn tỉnh tôi trước một tương lai mình không đoán được!
26 Tháng Tư 20198:59 CH(Xem: 22320)
Xin nắng đừng phai trên cầu hò hẹn Để cho mình gặp lại cố nhân xưa Nắng vẫn vàng, mây chạy, gió đong đưa Ngàn tâm sự ngân nga trong nỗi nhớ...
26 Tháng Tư 20196:02 CH(Xem: 22508)
Ta buồn. Lòng ta tràn bi phẩn Thương cảm quần nhân sống ngậm ngùi Bất lực, ta gào lên thảng thốt “Trả ta về với cát bụi! Đi thôi “
26 Tháng Tư 20195:57 CH(Xem: 26938)
Thế nhé, mình ơi hồi âm đi Kể chuyện tình yêu thật lâm ly KBC miệt dưới gửi cho lẹ Tháng tư gợi nhớ thuở phân kỳ.
23 Tháng Tư 20191:54 SA(Xem: 23936)
Ước mong sao “những đóa hoa đời” mãi hoài tươi thắm, rạng rỡ như nghĩa tình bền bĩ của thầy và trò trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa…
20 Tháng Tư 20198:33 CH(Xem: 18969)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được. Sống vui vẻ từng ngày cho con cháu vui theo. Quê hương Việt Nam vẫn mãi mãi nằm trong trái tim tôi.
20 Tháng Tư 20198:27 CH(Xem: 24115)
Núi cao trùng điệp muôn phương Có hình bóng mẹ nhớ thương đứng nhìn. Mẹ già giữ chữ kiên trinh Một nàng Tô Thị điển hình ngày nay.
20 Tháng Tư 201912:49 SA(Xem: 13126)
Bài thơ này tôi lấy cảm hứng từ bài "Tám phố Sài Gòn" của thi sĩ Nguyên Sa làm để tặng những người Trà Vinh thân thương của tôi.
20 Tháng Tư 201912:12 SA(Xem: 13167)
Hồng vào phòng đóng cửa, cho dĩa CD vào máy. Tiếng đàn đệm guitar và giọng trầm buồn của Quang vang lên làm nàng đau nhói theo từng câu ca lời nhạc:
20 Tháng Tư 201912:03 SA(Xem: 17530)
Bao giờ, Ta sẽ về thăm đây? Gặp lại người xưa, với tình đầy. Nhà cũ, cảnh quen nhiều kỷ niệm, Ngắm cảnh trời chiều, say ngất ngây.
19 Tháng Tư 20191:30 SA(Xem: 18433)
Mong ngày mai thanh bình đời tươi sáng Quê hương ta một chiều nắng miên man Người cùng người, mở đôi vòng tay lớn Tay trong tay, xây đắp giấc mộng vàng
19 Tháng Tư 201912:52 SA(Xem: 16284)
Trứng phục sinh vọng câu thề Đỏ màu máu thấm tràn trề tự chinh Kính Mừng Thánh Lễ Phục Sinh Thấm nhuần ân đức câu kinh giảng từ...
14 Tháng Tư 20196:23 CH(Xem: 17630)
... bài hát nổi danh của nhạc sĩ Phạm Duy là "Giàn thiên lý đã xa" (xem Tài liệu 2) được đổi tên thành "Giàn mai trắng đã xa", bởi vì bên cạnh cư xá sinh viên có một giàn "mai Phục Sinh" màu trắng:
14 Tháng Tư 20191:05 SA(Xem: 16206)
Phải có một ngày quê cha đất tổ của em phục sinh. Và tháng tư sẽ không bị tô đen trên lịch, trong lòng của cả triệu người Việt Nam phải sống đời lưu lạc.
13 Tháng Tư 20199:40 CH(Xem: 25361)
Tháng Tư đen anh âm thầm nằm xuống Lá cờ vàng sẽ phủ kín quan tài Bạn bè anh sẽ đồng loạt nghiêm chào "Vĩnh biệt Ó Đen. Bay lên đi Lý Tống."
13 Tháng Tư 20191:41 SA(Xem: 14993)
Mến gởi Hai em Đào Văn Công& Kim Lan và gia đình (:hai cô con gái :Kim, Hạnh và cháu Khanh.) Hai em Lý Thanh Phong&Kim Lệ, Em Lê Ngọc Ánh. tự Ánh Tùng Long. Em Trần Giai Thoại.
11 Tháng Tư 20191:02 SA(Xem: 23994)
Suối Mơ, nằm im trong rừng Mơ, Cho đẹp lòng nhau, chớ hững hờ! Dẫu suối cạn dòng, tình không dứt, Luôn mãi rộn ràng, đẹp như thơ.
09 Tháng Tư 20191:02 SA(Xem: 14917)
Và như vậy lần này tôi sẽ được nhìn rõ Trà Vinh hơn bao giờ hết vì tôi sẽ ở và dạy học ở đó một thời gian bao lâu tôi cũng không biết.
08 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 19711)
Sáng nay tỉnh dậy bên quê mới Trong tim còn đọng chút quê nhà Đã biết vô thường trong kiếp sống Mà sao ray rứt mãi Biên Hòa!?
08 Tháng Tư 201912:14 SA(Xem: 14156)
Cuộc sống càng ngày càng được ổn định. Nàng vui với những thành công lớn lẫn nhỏ của hai con, của cả Đông. Hình bóng Quang cũng nhạt phai theo năm tháng...
06 Tháng Tư 201910:57 CH(Xem: 19975)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ là con đã toại nguyện trong lòng.
06 Tháng Tư 201910:52 CH(Xem: 21537)
Chiều nay ra đứng vườn sau. Nhìn xa ngọn núi một màu nhớ thương Mây xanh bàng bạc vấn vương Hương linh của mẹ ngàn phương chứng dùm
30 Tháng Ba 20196:03 CH(Xem: 9620)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
30 Tháng Ba 201912:29 CH(Xem: 15726)
Ta từ vô ngã bước sang Mượn hình hài của trần gian sinh tồn Nhân chi sơ, chẳng vui buồn Gặp nàng chi để sầu vương chuyện tình
30 Tháng Ba 201911:08 SA(Xem: 14236)
Như tất cả những cuộc hàn huyên, quá khứ là thứ được đá động tới nhiều, ngày ấy tôi ở đó, ngày nọ tôi vừa học xong, ngày kia tôi lên đường…
30 Tháng Ba 201912:04 SA(Xem: 21437)
Trời đất bao la Dòng sông yên vắng Thương bóng con thuyền Chìm dưới lòng sông Suy nghĩ vẩn vơ Nhìn trăng mãi miết Bầu trời xanh biếc Lồng bóng gương trong Vầng trăng sắp tàn
29 Tháng Ba 201911:06 CH(Xem: 13597)
Thọ vượt biên sang Pháp. Còn Ẩn thì năm 1974 đi tu nghiệp bên Pháp và ở luôn bên đó.
29 Tháng Ba 201910:47 CH(Xem: 13917)
Anh tẩn mẩn đọc lại thư và miếng giấy ghi danh sách các món quà có hai câu Kiều để nghe trong lòng dậy sóng yêu thương lẫn ân hận, tiếc nuối:
29 Tháng Ba 201912:40 CH(Xem: 17665)
Cà phê đắng uống mà say Trà châm mấy bận còn hoài chuyện xưa Nói năng chi cũng bằng thừa Lỡ mai ly biệt, Rằng Thưa, Thật Buồn...
28 Tháng Ba 20192:05 SA(Xem: 15801)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Mùa Hoa Anh Đào - Bài Thơ Hoa Đào"- nhạc Hoàng Nguyên- Tiếng Hát: Hà Thanh & Mỹ Thể Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 20191:09 SA(Xem: 17874)
GIỜ EM ĐI! Cà phê ai pha? Vào ra sớm tối, một mình ta. Ly, phin chứa đầy bao kỷ niệm, Đâu hương vị xưa? Để đậm đà.
27 Tháng Ba 20198:36 CH(Xem: 21405)
Nước mắt chảy xuôi, đá cũng ăn năn Mẹ mừng lắm. Niềm vui vô cùng tận Vòng tay ôm con Hai trái tim nồng ấm. Quấn quít bên nhau Ý nghĩa một Gia Đình.
23 Tháng Ba 20191:22 SA(Xem: 14409)
... hai anh em ruột ở hai chiến tuyến khác nhau. Có điiều đau đớn cho gia đình cô tôi là cả hai đứa con lớn mất đi đều không để lại một dấu vết gì.
22 Tháng Ba 201911:56 CH(Xem: 16424)
Xuân đi lòng bỗng vấn vương Chờ em giọt nắng hạ nhường Xuân phân Đêm nay trăng đẹp sáng ngần Có là mơ mộng, trăng gần ta hơn...
22 Tháng Ba 201911:52 CH(Xem: 14543)
Nàng đếm lịch hằng ngày: từ một ngày, hai ngày… tới một tháng rồi hai tháng... Hi vọng trong lòng Hồng tỉ lệ nghịch với thời gian...
22 Tháng Ba 201910:41 CH(Xem: 20520)
Năm mươi năm, tôi làm người lưu lạc Tôi ra đi, lòng nuối tiếc ngậm ngùi Cám ơn Rạch Nò! nuôi tuổi thơ tôi lớn Tiếng bìm bịp kêu ... còn trong ký ức xa xôi
22 Tháng Ba 20191:21 CH(Xem: 24179)
Người góa phụ bước ra khỏi cỗng. Đến nghĩa trang thăm viếng mộ chồng. Trời tháng ba Cali, hoa vàng nở rộ " Em vẫn sống vui. Anh có mừng không?"
21 Tháng Ba 20192:01 SA(Xem: 14608)
Cùng mộng bóng mây về bến hẹn Để mơ nàng nguyệt đến bờ trông Mùng đôi lại ấm đời hương lửa Chung tách, chung trà đẹp ý mong!
21 Tháng Ba 20191:04 SA(Xem: 19965)
Ta về, tạm biệt BLUE LAGOON, Hải đảo bình yên, trải mênh mông. Những chú SEA LION, DOLPHIN hiền lành quá, Một ngày nhảy múa, đựơc thỏa lòng.
17 Tháng Ba 201912:39 SA(Xem: 14659)
Tùng đàn chim Én trên cao., Lượn bay, sải cánh tung vào rừng hoa. Trời xanh, mây trắng thườt tha. Dòng người trẩy hội bao la dạt dào. Nắng vàng tô thắm Anh Đào Đất trời Xuân đẹp khác nào Thiên thai.
16 Tháng Ba 201912:03 SA(Xem: 13817)
Năm nay Tân Niên của chúng tôi vào ngày 24 tháng 2 năm 2019 (20 tháng giêng năm Kỷ Hợi) ở Nhà hàng Ta, Milpitas, California.
16 Tháng Ba 201912:00 SA(Xem: 10422)
Hội Ái Hữu Biên Hòa Nam California gặp nhau sau một năm đã trở thành thông lệ, và trong không khí tưng bừng Xuân Kỷ Hợi, hàng trăm đồng hương Biên Hòa lại náo nức tay bắt mặt mừng
15 Tháng Ba 201910:46 CH(Xem: 20536)
Tháng ba trên Face Book Có hoa hồng, lời chúc. Ngày Phụ Nữ chúng ta. Ngày vinh danh đàn bà. Đàn ông họ hỏi nhau -Thế giới không có đàn bà -Thế giới sẽ ra sao?
15 Tháng Ba 20198:58 CH(Xem: 21153)
Duy trì và bảo vệ truyền thống dân tộc, tìm về cội nguồn là ước muốn và tâm huyết của tất cả những người VN yêu nước. Cám ơn các em, cám ơn những gì các em đã góp tay chung sức làm hôm nay.
15 Tháng Ba 20193:02 SA(Xem: 14976)
Tiếng chim... làm thức tỉnh đêm mơ Vườn cũ, nhà xưa ... bỗng nhạt mờ Cha, mẹ, ông, bà về cõi ảo Bóng hình tan biến với hư vô Mơ. Chỉ là mơ. Mộng mãi thôi Đôi khi mơ vẫn đẹp hơn đời Hồn về quê cũ, thân lưu lạc Một bước lưu vong, hết kiếp người.
15 Tháng Ba 20192:08 SA(Xem: 13602)
Tôi được về với đất Biên Hòa và làm rể Biên Hòa, đến nay là đúng 50 năm (1969 - 2019), chưa biết hết mọi nơi mọi chuyện.... Người Biên Hòa đã đem đến cho tôi nhiều cảm tình. Và cuối cùng… Biên Hòa đã tặng cho tôi một người vợ hiền lành… nhu mì…
15 Tháng Ba 20191:04 SA(Xem: 13940)
. Anh đã liều mạng với sóng to gió lớn nơi biển cả có đầy dẫy hải tặc mà tìm cách từ giã “Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa” để ôm chân “Đế Quốc Đầu Sỏ” và tình nguyện chịu cho bọn Tư Bản đang “giẫy chết” bóc lột anh.
08 Tháng Ba 201911:30 CH(Xem: 18092)
Ta nhớ ai chiều hôm sớm mai Trời khuya vắng lặng đường càng dài Đêm trường ôm trọn sầu riêng bóng Lối nhỏ đi về vắng bóng ai
08 Tháng Ba 201911:20 CH(Xem: 16433)
Ba năm dưới mái nhà này Biết bao giòng lệ chảy dài đêm đêm Biết cùng ai tỏ nỗi niềm Nghĩa tình ấm lạnh, vui buồn sớt chia
05 Tháng Ba 20196:49 CH(Xem: 13923)
Sau đó, nàng thuyên chuyển nhiệm sở theo chồng, cố loại ra khỏi tim óc của mình những vùng đất quê hương đầy kỷ niệm, nơi nàng đã sống vui vẻ trong quá khứ...
05 Tháng Ba 201912:34 SA(Xem: 20407)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "DẠ LAI HƯƠNG" Phạm Duy sáng tác; Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube Cảm tác bài thơ “Nắng Sớm” của Nguyễn Thị Thêm Xin được chia sẻ nỗi buồn cùng Cẩm Tâm và Thêm
05 Tháng Ba 201912:30 SA(Xem: 17633)
Sáng ra vườn bưởi thơm hương Tháng ba hoa nở trắng đường em đi Mùa xuân cây cỏ xanh rì Đi qua vườn bưởi nắng ghì bước chân. Hoa cười tươi sắc thơm ngần Trắng tinh hoa bưởi xuân phân theo cùng
05 Tháng Ba 201912:01 SA(Xem: 15280)
(Thể Lưỡng Đầu Xà) Nguyệt giăng đầu núi... mây giăng nguyệt Sương phủ cuối ghềnh... nước phủ sương Tóc trắng, đêm dài thêm tóc trắng Thương người... mòn mỏi ... đợi người thương!!!
28 Tháng Hai 20193:39 CH(Xem: 10991)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
28 Tháng Hai 20192:39 CH(Xem: 10411)
Kết quả không ký một thoả ước nào cả đã cho thấy mọi tiên đoán của giới truyền thông báo chí thiên tả quốc tế hoàn toàn sai và ít bao giờ nhận định khách quan trung thực về chánh sách của chánh phủ TT Trump
28 Tháng Hai 20192:02 CH(Xem: 17868)
Theo đà diễn tiến cho đến nay thì vào cuối năm nay NGƯỜI TA sẽ tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, Mỹ rút quân về và Trump & Kim sẽ chia nhau Nobel Hòa Bình kịp lúc cho ngày bầu cử ở Mỹ.
25 Tháng Hai 20191:50 SA(Xem: 9474)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 20191:10 SA(Xem: 10413)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
24 Tháng Hai 20196:13 CH(Xem: 20656)
Nụ cười em vẫn còn xinh Cho người an dạ hành trình viễn du. Sáng nay nắng quét mây mù. Có đàn chim nhỏ vân du trở về Bên đôi má phính cận kề “Cháu yêu bà lắm” đê mê chưa nè.
24 Tháng Hai 20193:19 SA(Xem: 11191)
Xin cảm ơn tất cả các cô. Xin cảm ơn tất cả bè bạn còn thương tưởng đến với nhau. Xin họp mặt lần sau đông vui hơn và không có chiếc ghế trống vắng nào.
24 Tháng Hai 20193:15 SA(Xem: 17709)
Trở về thăm quê… Ngoại tôi không còn thấy bóng Chan chan nắng hè… nước mắt rơi buồn như mưa Sân trước vườn sau ngôi nhà mênh mông quạnh vắng… Ngoại đã không còn… cho tôi ngoáy trầu như xưa…!
24 Tháng Hai 20192:46 SA(Xem: 14382)
... Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu.
23 Tháng Hai 20193:21 SA(Xem: 18828)
Xuân vắng Mẹ trong nhà lặng lẽ Trước bàn thờ mắt lệ trào tuôn Nhìn di ảnh Mẹ thấy u buồn Xuân lại đến sầu vương ngập hồn Tình Mẫu Tử phân ly quá sớm Dương trần con sống cảnh mồ côi
23 Tháng Hai 20193:07 SA(Xem: 18787)
Tôi giẫm chân bên lề cuộc đời Hỏi người cuộc sống có gì vui Người nói có tan thì có hợp Đâu thấy đời đong những khóc cười Tôi chỉ mình tôi chỉ một tôi Có khi trăng mọc lúc trăng rơi
23 Tháng Hai 20193:03 SA(Xem: 23699)
Muôn hoa đào rực rỡ Chào đón Chúa Xuân về Trời xanh én bay lượn Bướm đùa vui say mê Mưa Xuân rơi lất phất Thấp thoáng tà áo bay Theo Mẹ vào Chùa Lễ Xin quẻ xăm năm này