Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

24 Tháng Mười Một 201710:02 CH(Xem: 9068)
GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)


blankLê Phụng vừa nằm xuống ngày 11 tháng 11, 2017. Tin đến gây bàng hoàng cho vài bạn bè. Cái chết của riêng ông có thể đã xong. Ông đã chuẩn bị chờ nó và ngay cả sắp xếp cho chuyến ra đi một cách rất “Lê Phụng”.

blank

Đối với người đời. Có thể là một hoàn tất, một kiếp người, một giải thoát, một trở về, một thân phận người. Hiểu theo tôn giáo thì nghĩ rằng cát bụi trở về cát bụi. Hoặc một chuyển nghiệp.

Thôi thì tùy theo mỗi cá nhân đặt để.

Nhưng cái phần còn của công trình viết của Lê Phụng là một gia tài đồ sộ, “vươt mọi khuôn khổ” nhận thức đời thường ít được ai biết tới hoặc chia xẻ nhìn nhận thì quả thực là chưa xong. Và có lẽ đó là điều mà Lê Phụng ra đi chưa cảm thấy yên tâm. Cho đến phút chót. Ông vẫn mong muốn, đến hối hả, để thấy những công trình nghiên cứu của ông có bảng tra cuối sách và được phổ biến. Chuyện ấy đã không diễn ra hay chưa diễn ra như lòng mong đợi của ông.

Phải chăng đó là những điều ông cảm thấy chưa trọn vẹn.

Cả đời ông, không có chuyện gì quan trọng hơn việc đọc và viết. Tôi thấy thật hiếm người có thể mê say chuyện sách đèn đến như thế, và mọi chuyện khác đều không được ông quan tâm. Từ những chuyện đời thường, chuyện bạn bè, chuyện giao tế, chuyện gia đình đến chuyện cá nhân như chuyện ăn ngủ, sinh lý tình dục, tất cả ông đều “coi nhẹ”. Mãi cho đến cuối đời, trong lúc tâm sự vụn với bạn bè, ông mới chợt tỉnh và thấy rằng ông đã bỏ quên “chuyện ấy” và để tuổi thanh xuân qua đi lúc nào không hay.

Quả đúng là cái nghiệp cầm bút.

Bạn bè của ông đếm không quá 10 ngón tay. Dù ông có muốn cũng không được. Ông có thể nói gì với họ đây?

Cái nghiệp ấy không đem lại cho ông chút hào quang nào mà chính ra nó đáng được trân trọng.

Cây bút của ông thật quá khó cho bất cứ ai muốn đọc ông. Anh em trong DCVOnline.net đã hẳn phải đánh vật với chữ nghĩa của Lê Phụng mỗi khi đăng bài của ông.

Đây là một tỉ dụ dẫn chứng. Khi viết về Nguyễn Du, phần đông các tác giả đều căn cứ trên chính truyện Kiều để bình luận khen chê. Mười bài viết thì hết 9 bài viết gần giống nhau vì đi cùng một lối mòn. Ở miền Nam, năm 1965, Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm có thiết lập một “Thư mục về Nguyễn Du”, nằm trong tủ sách của Viện Khảo cổ, Bộ Giáo dục Sài gòn gồm danh sách các bài viết về Nguyễn Du. Trong đó có 128 bài về tiểu sử, gia phả, 67 bài bàn về lai lịch truyện Kiều, 13 bài về giai thoại, 68 bài về vịnh truyện Kiều, 29 bài về khảo cứu. Chỉ có 9 bài bàn văn chương, nghệ thuật truyện Kiều

Trong phần mở đầu trong cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1965 có ghi:

“biên soạn một cuốn thư mục về Nguyễn Du với sự bảo trợ của trường Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, Viện Khảo cổ, Nha Văn Khố và thư viện Quốc Gia. Công việc biên soạn được giao phó cho ông Lê Ngọc Trụ, Trưởng ban Thư Mục tại thư viện Quốc Gia và ông Bửu Cầm, Trưởng ban sưu tầm tại Viện Khảo Cổ.”
(Trích Thư Mục Lời tựa, trang 67)


Hà Nội sau 1975, khi Lê Xuân Lít đã sưu tầm 185 bài viết vể truyện Kiều trong tác phẩm tựa đề: 200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều năm 2005, do Nhà xuất bản Giáo dục in. Câc bài ấy nói chung, nội dung không khác gì trong Nam, ví cũng trích dẫn hầu hết các tác giả trong miền Nam trước 1975. Trong đó có chương bàn về: Những tranh luận về Truyện Kiều, Địa vị và ảnh hưởng của Truyện Kiều Văn Bản truyện Kiều, Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Triết lý truyện Kiều và giá trị Nhân Văn, Nhân vật trong truyện Kiều, Kết cấu, hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ truyện Kiều. (Phan Văn Lít, “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, nxb Giáo dục, 2005, 1989 trang, in trên giấy mỏng đặc biệt)

2011 Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh đã viết chung trong số Truyền Thông năm 2011 về Nguyễn Du, dày 312. Sau này, Lê Xuân Lít, nếu tái bản “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, liệu ông có liệt kê công trình tuyệt sắc của Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh chăng?

Lê Phụng viết khác mọi người. Viết về Nguyễn Du, ông lại tập trung vào các tài liệu, thơ văn bằng chữ Hán qua các bài thơ trong các tập sách như Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm và và Bắc Hành tạp lục.

Phải chăng chính qua những bài thơ ấy, người ta mới tìm thấy cái tâm tư thực của Nguyễn Du? Cái tâm sự sâu kín suốt hơn 20 năm làm thơ như một thứ nhật ký cuộc đời Nguyễn Du? Còn truyện Kiều, dù là một tác phẩm lớn, nhưng Kiều có thể chỉ là nơi Nguyễn Du dùng để gửi gắm tâm sự của mình? Vì thế, mọi suy đoán về Nguyễn Du đều có tính cách giả định, như tâm sự Hoài Lê, như nỗi buồn của Nguyễn Du, v.v..

Và nhờ đọc các bài thơ này, Lê Phụng mới có thể khẳng định, không có chỗ nào cho thấy Nguyễn Du có tâm trạng hoài Lê như thói quen suy diễn? Cũng chính vì thế, Lê Phụng đã dành hẳn một chương nói về Nỗi buồn của Nguyễn Du. Đọc nỗi buồn Nguyễn Du của Lê Phụng hẳn là khác với các tác giả viết suy diễn nỗi buồn của Tố Như qua các câu thơ trong truyện Kiều.

Sự sâu sắc của Lê Phụng nằm ở chỗ đó và khác người cũng ở chỗ đó. Trong việc nghiên cứu, ông đi tìm những cái mới cái lạ, cái “ không ai nói tới”, những tác giả “mồ côi” chữ nghĩa từ xa xưa, từ cổ chí kim rồi ráp nối lại theo lối phân tích thông thời, lịch đại (diachronique/diachrony)

Nhiều người có nghe tiếng Lê Phụng thì cùng lắm cũng chỉ khen ông là người uyên bác. Nhưng uyên bác thế nào thì quả thực không dễ để biết. Có thể nói, số phận chữ nghĩa của ông mang lại sự bạc bẽo nhất. Cũng vì thế, ông là người vừa cô độc, vừa cô đơn trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa này. Phải chăng ông chọn sự cô đơn như lý lẽ đời ông trong khi cầm bút cũng như trong đời sống thường. Trong căn nhà rông có tầng, mình ông một cõi chìm sâu trong những dòng suy tưởng mà chỉ trong cái khung cảnh như thế, chữ nghĩa mới bò ra, mới xuất hiện!

Người hiểu và chia xẻ các công trình sáng tác “độc nhất vô nhị” của ông họa chăng chỉ có vài người như Phạm Hữu Trác. Và Nguyễn Văn Trung?

Phạm Hữu Trác là người đã đưa tư tưởng của Lê Phụng ra cõi người qua một số báo Truyền Thông từ 2001 đến 2011 như: Truyện trò với đầu lâu ( số 1, 2001). Tư Duy trong thơ Nguyễn Khuyến (số 19-20, Xuân-Hè 2006). Đối đãi trong thơ Nguyễn Công Trứ ( số 25, 2007) Ngũ Phúc, số 30-31, 2009). Nhất là Nguyễn Du (số 30-40, Đông-Xuân 2011)

blank

Một trong nhiều tác phẩm của Lê Phụng. Nguồn: DCVOnline.net (mục Tài liệu)

Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là một phần trong gia tài biên khảo của Lê Phụng.

Năm 2004 Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung đã hợp tác, chia xẻ, gợi ý cho nhau về chủ đề văn học Việt Nam. Và Nguyễn Văn Trung có thể cung cấp cho Lê Phụng một số tư liệu “nhà đạo” để sau này Lê Phụng có thể viết hẳn một chuyên đề đồ sộ, sâu săc mang tên: Dòng Văn Học mang dấu Chúa. Đây có thể nói, Lê Phụng là người duy nhất “ngoài đạo” hiểu sấu săc về đạo, viết về đạo như người trong cuộc.

Kết quả hợp tác giữa Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung là một tập tư liệu dày khoảng 600 trang trong đó đượm sắc đạo, mầu thiền, Lề Nho. “Đưa tư tưởng văn học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới” là tựa đề của tập tư liệu của Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng được phổ biến rất giới hạn dưới hình thức photocopy. Vào tháng 4, 2004.

Và chắc hẳn, con nhiều tập tài liệu khác dưới dạng bản thảo còn nằm trong kệ sách ở nhà ông?

Về số Truyền Thông đầu tiên do Phạm Hữu Trác phụ trách, số tháng 11-2001, Lê Phụng với chuyên đề: Truyện trò với đầu lâu. “Truyện trò với đầu lâu” là một phần bộ cũng nằm trong dòng văn học mang dấu Chúa.

Tôi đã kinh ngạc khi đọc bài này. Đó là những kiến thức “ngoại hạng” rút ruột từ kinh thánh ở cái chỗ uyên nguyên của đạo giáo. Như khi ông biện giải câu nói sau đây của Chúa nói với Moi sen, “Dieu dit à Moise: Je suis qui je suis.” Theo Lê Phụng,

“Kinh Thánh trọn bộ, TP Hồ Chí Minh 1988 đã dịch ra tiếng Việt là: “Thiên Chúa phán với ông Mô- Sê: Ta là Đấng Hiện Hữu.”” (Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, “Đưa tư tưởng Văn Học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới”, tư liệu photpcopy, trang 114-115).

Có nghĩa là Đấng tự tạo, tự hữu. Theo tôi khi dịch là Đấng Hiện Hữu không sát nghĩa bằng chữ “Tự Hữu”.

Người thường không thể dễ dàng hiểu về vấn đề Thượng đế tự hữu. Sau đó ông so sánh với Phật, Lão, Bà La Môn, Khổng giáo, v.v.

Rồi khởi đi từ Kinh Thánh, ông dõi cái nhìn của một thức giả nhìn ra được những mối liên hệ liên thuộc giữa các dòng tư tưởng lớn như từ Nho Giáo, từ Lão Tử Đạo Đức Kinh rồi từ các tác giả như Hàn Mặc Tử, Tản Đà. Từ tài liệu các sách chữ Nho, chữ Pháp, chữ Anh.

Và để cho cuộc đối thoại với đầu lâu (tức là sự chết) trở nên linh động, ông dùng lối viết mà ông gọi là “bút thuật đa thoại”, tiếng Pháp là polyphonie. Có nghĩa là, ông dùng thuật ngữ trong âm nhạc, coi các cuộc đối thoại như những “tiết khúc” gồm nhiều tiết khúc, trong một bản nhạc. Từ tiêt khúc dạo, mở đầu đến các tiết khúc trung tâm, cái thì như khúc dạo, cái thì như điểm trung tâm mà tất cả tạo thành một hòa điệu.

Theo cách tôi hiểu thông thường thì đây là lối viết Liên văn bản (intertexte) kết hợp nhiều nguồn tư tưởng từ tôn giáo, từ triết học Đông Tây cho đến các giả Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Tản Đà.

Thật ra chuyên đề Truyện trò với đầu lâu như nói ở trên chỉ nằm trong một tổng thể mà Lê Phụng gọi là: Văn Học mang dấu Chúa..

Tôi cũng thật thích thú với sự so sánh giữa Kinh Cầu Hồn (Kinh của địa phận Phát Diệm do Giám mục Joannes Baptista cho in Imprimature ngày 20-11-1938). Kinh này, để tiếp cận với Kinh Vu Lan Bồn bên Đạo Phật, dài gần 100 câu theo thể thơ 4 chữ như:

“Lạy Chúa tôi ôi!
Chúa đã phán lời:
Tao là Chúa cả…”


Kinh Vu Lan Bồn tiềng Việt ở dạng thơ song thất lục bát, chuyển dịch từ bản Hán văn (佛說報恩奉盆經, Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh).

“Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Mục Liên mới đặng lục thông
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân…”

Người ta tin rằng nguyên bản Kinh Vu Lan Bồn viết tiếng Phạn. Bản Ullambana Sutra (© Buddhist Text Translation Society) tiếng Anh cũng làn bản dịch từ Hán văn.


Cả hai thể thơ bốn chữ và song thất lục bát này dễ đọc truyền miệng và dễ nhớ. Và không biết do sự tiếp cận ra sao mà cả hai kinh đều dùng thể thơ. Chắc hẳn Kinh Vu Lan Bồn thì đã có trước và Kinh Cầu Hồn chỉ là biết khôn khéo xử dụng hình thức thơ  cho bổn đạo đọc thuộc lòng.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi còn nhỏ là khi đọc Kinh Cầu Hồn mà nhịp điệu mỗi lúc tăng vận tốc như thúc dục, như van nài, các câu đuổi nhau mà như thể không kịp thở. Nó tạo nên một ảnh hưởng tâm sinh lý như ngất ngây; về bề ngoài càng đọc, âm thanh càng vang dội; về thể xác, cả đám đông đầu lắc lư chao đảo ngoài sự kiểm soát của trí năng đến độ tạo một sự cảm xúc tập thể như thể những người đang lên đồng. Sự sốt sắng ngất ngây, niềm hưng phấn như tràn dâng do cả một khối người, cùng một cung điệu cất lên, và điểm đỉnh của nó, theo cách nói nhà đạo là lúc đó trở thành những kẻ “nói tiếng la”.

Đây là một kinh nghiệm tôn giáo hiếm hoi độc nhất vô nhị.

Cũng vậy, khi người ta tụng niệm A Di Đà Phật với tiếng mõ cầm chịch mới đầu còn chậm sau tiếng mõ càng dồn dập hối hả cũng tạo ra một sự phấn khích tương tự.


Đối chiếu hai bài kinh thì nội dung đều muốn bày tỏ lòng con cái muốn đáp lại ơn sinh thành của cha mẹ, đồng thời cầu bầu cho vong hồn còn mắc trong lửa hỏa ngục.

“Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân”


Kinh Vu Lan Bồn thì mong cha mẹ sớm thoát hoả ngục đưa về cõi thiên cung. Nghi thức Kinh Lan Bồn như một diễn tả chu kỳ từ cõi sống đến cõi chết và đi tới sự tái đầu thai. Nó như nối kết sự sống và sự chết ở kiếp sau. Nó như một nghi thức của sự bước qua. Nó có khác chi quan niệm tái sinh của người công giáo?

(Về nghi thức Vu Lan Bồn cũng được một tác giả khác là giáo sư Trần Thái Đỉnh viết trong sách: Kinh nguyện quanh năm Địa phận Bùi Chu, Kinh Phục Rĩ, trang 281-284 và Kinh Cầu Hồn (diễn ca), trang 285-288)


Lê Phụng đặt ra câu hỏi:

“Suy rộng hơn, điều cầu xin của người theo đạo Chúa, đọc kinh lần hạt mong được bình an trong tâm hồn “Khi nay và trong giờ lâm tử” hỏi có khác nào điều ước mong của người con Phật tụng Nam vô A Di Đà Phật hay giải công án để tìm thấy tâm thân an lạc trong kiếp này và sang kiếp sau trong cõi Siêu sinh? Phải chăng đó cũng là “cách khéo léo cái sống để khéo lo cái chết” của người đọc sách Trang Tử?”
(Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, ibid., trang 24-25)

Tôi cho đây là những so sánh rất lý thú và sâu sắc của Lê Phụng.

Đi xa hơn nữa, ông còn đề cập đến vấn đề phái tính nữ trong các tôn giáo. Như truyện Quan Âm Thị Kính hay các truyện Theodora, Marina, Margaret Pelagia của Tây Phương.

Cùng một dòng suy nghĩ như Lê Phụng, Thanh Lãng đã viết tập “Thử thiết lập”, hồ sơ 2 người con gái: 1, con của Phật; 1, con của Chúa vào ngày 27 tháng 11, 1987 trước khi ông qua đời vào ngày 12-1988. Đây là một đề tài phức tạp.

Còn biết bao nhiêu công trinh khảo cứu của tác giả Lê Phụng như: Niềm tin Nữ thần linh trong văn học truyền thống. Nứ tính trong thi và họa. Phật Bà Quan Âm Thị Kính. (Môt người sống cô độc mà lại vịn vai nữ tính, đề cao sự có mặt của họ trong nhiều công trình sưu khảo của mình). Văn Học mang dấu Chúa với tác phẩm của Lữ Y Đoàn, v.v.. Hàn Mạc Tử và siêu thực. Thơ Thiền Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến. Kim Vân Kiều. Hoa Việt Nhật, tác giả Hoàng Trung Mân Lang (Hatakesnata Toshio), dịch giả Lê Phụng. Dòng thơ Trúc Lâm. Lê Phụng và Trần Đức Cương. Dòng thơ Lão Chài. Nền Nho tục nhà.

Tôi chỉ xin tạm thời nêu một số các biên khảo của một bậc đàn anh mà sức tôi không đủ để chuyên chở hết và không đủ điều kiện cũng như trang bị để giải mã tất cả. Xin hẹn dịp khác.

Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

Thiep moi

11 Tháng Tám 201810:52 CH(Xem: 21673)
Ngực cài một đóa hoa hồng Mừng Cha Mẹ sống trong lòng cháu con Đóa hoa trắng giữa ngực son Tiếc thương Phụ Mẫu không còn thế gian...
11 Tháng Tám 201810:46 CH(Xem: 21769)
Giờ Anh về chốn niết bàn, Hồn Anh thanh thản Thiên đàng vô ưu. Riêng Em đành sống đìu hiu, Hằng đêm niệm Phật, Trời cưu mang đời.
11 Tháng Tám 20189:35 SA(Xem: 26149)
Anh đưa Em vào thăm Đà Nẳng, Qua đèo Hải Vân, sương tỏa tuyệt vời. Vách đá vút cao, rì rào sóng biển, Đường dốc ngoằn ngoèo, tim rộn lao xao.
07 Tháng Tám 201811:43 CH(Xem: 15979)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
07 Tháng Tám 20187:50 SA(Xem: 25847)
Đời là cõi tạm không dài Thế nên sống trọn kiếp này... an nhiên Trần ai, tan hợp muộn phiền Nên đừng gieo nghiệp, gieo duyên mặn nồng
06 Tháng Tám 20182:25 SA(Xem: 16826)
Ôi! Thật là công trình và tốn rất nhiều thời giờ, các em đã bỏ quá nhiều tâm huyết, cùng chung sức hoàn thành một “Tập San” để đời, gom góp đầy đủ tài liệu và hình ảnh Thầy Cô...
04 Tháng Tám 201810:57 CH(Xem: 13992)
Thầy Cô và cựu học sinh Ngô Quyền luôn giữ trong tim những kỷ niệm dấu yêu xưa. Thời dạy học và thời học sinh luôn gắn kết với nhau để từ đó còn chút gì để nhớ để thương!
04 Tháng Tám 20182:14 CH(Xem: 24169)
Những nốt nhạc vui đã vang lên trong lòng mỗi chúng ta. Hãy hòa lời ca để bản hợp ca NQ bay lên cao, vang rộng và ý nghĩa nhất.
04 Tháng Tám 201810:09 SA(Xem: 18267)
Ngàn năm gỗ đá tiêu điều Khói sương tan hợp trăm chiều ngổn ngang Ngàn năm hưng thịnh, phai tàn Lại ngàn năm khác muộn màng tiếp theo
04 Tháng Tám 20182:27 SA(Xem: 25440)
Em bất chợt, thấy anh trong bức ảnh Ngôi trường xưa và anh đứng một mình. Con nhỏ Hoàn lén chụp một tấm hình "Mần răng mà nói!" Thời giáo sinh nghịch ngợm.
03 Tháng Tám 201810:55 CH(Xem: 19164)
Rồi thì tháng bảy qua mau Chào Em, Tháng Tám gọi gào gió dông Anh ngồi ngày nhớ đêm mong Giang tay đón giọt nắng hồng phiêu bay...
03 Tháng Tám 201810:48 CH(Xem: 25105)
Cỏ Hoa đẹp đến ngỡ ngàng, Xin mời quý bạn lẹ làng qua chơi. Lòng Ta thương nhớ đầy vơi, Mong cùng bạn hữu vui chơi Tuổi vàng.
03 Tháng Tám 201810:42 CH(Xem: 19823)
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Biển cồn cào dậy sóng xa mù Bình yên với màu xanh của biển Với chập chùng sắc đá nghìn thu.
30 Tháng Bảy 20188:32 SA(Xem: 19956)
Qua rồi năm tháng gian nan, Những năm còn lại Trời ban phúc lành. Còn duyên gặp gỡ Em, Anh, Những ngày tận hưởng biển xanh, nắng vàng.
29 Tháng Bảy 20183:18 CH(Xem: 16374)
mười ba năm dạy học của tôi ở trường Ngô Quyền trở thành một khoảng thời gian quá ngắn và đầy những kỹ niệm không thể nào quên được.
28 Tháng Bảy 20182:59 CH(Xem: 26941)
Mười chín tháng sáu mỗi năm Ngày Vía Mẹ Quán Thế Âm hiền lành Giang tay phổ độ chúng sanh Thuyền nan vượt sóng chòng chành biển khơi.
27 Tháng Bảy 201811:18 CH(Xem: 19281)
Về với NQ nghen thầy. Về để nắm tay thầy Hoài xiết thật chặt để nhớ về NQ . Cái thuở ban sơ trường mới thành lập, còn ở tạm, dạy nhờ.
27 Tháng Bảy 20189:46 CH(Xem: 19737)
Lòng lâng lâng nghe chừng tìm quên lãng Giọt mưa ngâu theo năm tháng vỗ về Buồn như chuyện Ngưu Lang và Chức Nữ Sông Tương buồn hờ hững đứng ngẩn ngơ…
27 Tháng Bảy 20189:42 CH(Xem: 33294)
Đến thăm Paxtu Museum và Outspan Hotel là giấc mơ tuyệt vời của đời người hướng đạo trên toàn thế giới, là chuyến hành hương về miền đất Thánh linh thiêng. Tôi đã đi và tôi đã đến,
27 Tháng Bảy 20189:40 CH(Xem: 23153)
Hạ ơi! Hạc đã về trời Trăng khuya đã lặn, buồn ơi! thật buồn Huệ tàn, còn đọng mùi hương Trần ai muôn nẻo gập ghềnh Thương yêu làm khổ cho mình, cho ta Bài thơ dang dở, còn vương ý tình
27 Tháng Bảy 201812:02 SA(Xem: 23941)
Và như thế, thiên nhiên luôn thách đố Trốn nắng CALI gặp lại nóng ARIZONA Núi tiếp núi, cảnh tuyệt diệu bao la Tôi tận hưởng một mùa hè đáng nhớ
26 Tháng Bảy 20185:10 CH(Xem: 20588)
Thôn Vĩ đêm nay, ở lại đây, Tìm: “Bến Trăng, nhìn hoa bắp lay”, Chợ Đông Ba, mai mình ra sớm, Sông Hương mơ màng, HUẾ MỘNG MƠ.
22 Tháng Bảy 20189:06 CH(Xem: 11589)
Chân Thành cám ơn anh Trần Kiêu Bạc với tâm tình ' THỰC LÒNG VỚI TRƯỜNG XƯA" Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video với tinh thần đồng đội ""ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
22 Tháng Bảy 201812:38 CH(Xem: 30221)
Thướt tha áo trắng dịu dàng, Các Em chờ đợi sẵn sàng tặng hoa. Trong ngày Truyền thống trường Ta, Mỗi năm Hè tới bao la ân tình.
22 Tháng Bảy 201812:38 SA(Xem: 14375)
Tìm lại dấu xưa là tìm lại một quá khứ đã bị quên lãng hoặc một mảnh quá khứ do sự dập vùi, biến dịch của cuộc sống che khuất. Cũng không khó mà cũng có thể dễ tìm lại được.
21 Tháng Bảy 201811:33 CH(Xem: 24842)
Cuộc đời gió thoảng, mây bay Tri ân trân trọng cô thầy hôm nay. Bụi phấn theo gió tung bay Lời thầy dạy dỗ giữ hoài trong tim.
21 Tháng Bảy 201812:25 CH(Xem: 26194)
Bốn bốn năm vẫn không quên mùa hạ Chùm phượng hồng đang day dứt trên cao Tôi hái xuống mặc dâng trào cảm xúc Tình đầu đời nghĩ lại cũng nôn nao
21 Tháng Bảy 20182:54 SA(Xem: 27853)
Làm lại học trò, hôm nay mừng lắm. Được chào cờ với áo trắng ngày xưa Đời còn lại bao nhiêu ngày nắng, ngày mưa. Xe đạp cũ đưa ta về ký ức.
21 Tháng Bảy 20182:08 SA(Xem: 25051)
Áo vẫn nồng nàn hương mộng cũ Con còn rực rỡ khoảng đời vui Tâm lành, TUỆ TỊNH* về tiên cảnh Phơi phới hồn thơ một góc trời !
21 Tháng Bảy 20181:34 SA(Xem: 17287)
Hạnh phúc là cùng năm tháng ôm hôn những niềm đau chia nụ yêu thương đầu ngày mỗi sớm mai thức dậy...
21 Tháng Bảy 201812:57 SA(Xem: 31105)
Một mai về cõi cao thâm Vãng Sanh Cực Lạc, Thân Tâm An Nhàn.
20 Tháng Bảy 201811:07 CH(Xem: 22578)
Tự yêu lấy bản thân ta. Dù cho xấu đẹp vẫn là nợ duyên. Gác tay chối bỏ ưu phiền. Trăm năm vẹn giữ thệ nguyền thủy chung.
19 Tháng Bảy 201810:46 CH(Xem: 15741)
Lại đây, Anh kể Em nghe kho tàng của biển, Huyền thoại xa xưa... truyền thuyết muôn màu. Đất ÔNG CHA, bao đời gây dựng, Hãy giữ trường tồn cho thế hệ cháu con.
16 Tháng Bảy 201812:21 SA(Xem: 8886)
Sau 63 trận đấu, World Cup 2018 chính thức bước vào trận chung kết đầy sôi nổi và đội tuyển Pháp "thắng lớn" đè bẹp đội tuyển Croatia tỷ số kỷ lục 4:2.
15 Tháng Bảy 20187:47 CH(Xem: 20001)
Chiến thắng World Cup 2018 của Le Coq Gaulois chẳng những làm cho người tuổi trẻ ở Pháp có một giấc mơ về tương lai như Mbappé đã từng ấp ủ giấc mơ của mình năm anh 6 tuổi
15 Tháng Bảy 20186:36 CH(Xem: 17475)
Họp mặt là vui. Gặp được thầy cô, bạn bè là điều hạnh phúc. Được quây quần bên nhau một ngày, hai ngày là tuyệt nhất trên đời trong một năm.
15 Tháng Bảy 20182:30 SA(Xem: 21424)
Tựa: Mùa Xuân Tôi Và Em Nhạc: Phạm Chinh Đông Ca sĩ: Khánh Minh
14 Tháng Bảy 20188:05 CH(Xem: 13054)
Thầy trò Ngô Quyền đã đến với nhau trong ngày hậu Ngô Quyền không hẹn trước, biết bao niềm vui ngập tràn trong ký ức không thể nào quên.
14 Tháng Bảy 20182:11 SA(Xem: 11753)
Xin cám ơn mọi người còn thương tưởng đến bạn Đinh Thiên Thọ, CHS khóa 8 trung học NQ BH. Cựu SVSQ. TB. TĐ. Phật tử Tuệ Tịnh...
14 Tháng Bảy 20181:20 SA(Xem: 19775)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
13 Tháng Bảy 201811:05 CH(Xem: 24124)
Giữ lòng trọn nghĩa không phai Em mòn mỏi sống trần ai lạnh lùng Chữ Sinh, Tử kiếp hư không Ôm bao nhung nhớ, mặc dòng lệ rơi.
13 Tháng Bảy 201810:54 CH(Xem: 27879)
Mùa Hè tháng bảy lạ thường, Mưa rơi như trút ngập đường ta đi. Nhìn trời u ám buồn chi, Không gian vắng lặng, lòng thì bơ vơ.
13 Tháng Bảy 20186:31 CH(Xem: 23746)
Ta về, xa lắm Ấn Độ ơi! Dẫu Ta với Ấn chung một bầu trời, Không hẹn, biết ngày nào gặp lại? “Tình nầy”, xin giữ mãi đừng phai.
12 Tháng Bảy 201810:44 CH(Xem: 9189)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 20185:55 CH(Xem: 23180)
Chúng em vô cùng tri ân sự tận tình giúp đỡ, nhắc nhở và khuyến khích của các thầy cô, các mạnh thường quân và tất cả các anh chị em chs Ngô Quyền
08 Tháng Bảy 20182:24 SA(Xem: 7315)
Thú thực World Cup kỳ này có lẽ hầu hết dân VN chúng ta xem mà không yên lòng, vì trước đó đã có tin "buồn động trời"...
08 Tháng Bảy 20181:42 SA(Xem: 17754)
...có vườn hoa của Mẹ và giàn thiên lý thơm lừng và nhất là thèm mãi bát canh cua đồng ngọt ngào của Mẹ ngày xưa mà giờ đây chỉ còn lại trong dĩ vãng.
07 Tháng Bảy 20184:05 CH(Xem: 20614)
Đợi chờ năm tháng đã qua, Hôm nay hoàn tất món quà trao nhau. Tập San đặc biệt mai sau, Tìm về kỷ niệm nhớ nhau suốt đời.
07 Tháng Bảy 201811:41 SA(Xem: 26481)
Thiện căn, gieo hạt sáng ngời Ơn Thầy tạc dạ, suốt đời không phai Tuổi cao ... còn lại không dài Sáng gương mô phạm, Ơn Thầy Vinh Danh.
07 Tháng Bảy 201810:52 SA(Xem: 29088)
Ta muốn ra ngoài, nhìn trời cao rộng. Hít thở khí trời, chân bước tung tăng Ta muốn như em, được cười được nói Được sống làm người trong cõi nhân gian
07 Tháng Bảy 20186:35 SA(Xem: 19200)
Tôi trở về đường xưa xanh lá cỏ Nhớ một người của ngày ấy thơ ngây Trên con đê tím màu hoa mắc cỡ Và lao xao dọc triền cỏ may gầy.
07 Tháng Bảy 20186:24 SA(Xem: 18983)
Em buông ta, giữa giòng đời Em đi về cõi xa xôi, chốn nào Giờ ta tuổi hạc xanh xao Một mình bơi giữa xôn xao thế trần
06 Tháng Bảy 201811:10 CH(Xem: 23548)
Tiếng ve kêu hạ nhớ dáng thầy Bốn mươi năm lẻ chuyến đò đưa Ngẩn trông cánh hoa dầu ngày ấy Theo gió tình xoay mất dấu xưa...
06 Tháng Bảy 20182:01 CH(Xem: 21745)
Giờ... Ta đi, cách biệt Sông rồi, Thôi nhé! Cam đành kiếp nổi trôi. An bài, số kiếp đành chịu vậy, Yêu Sông, Ta thương nhớ đầy vơi.
03 Tháng Bảy 20183:33 CH(Xem: 19420)
Bài này được viết ra và ghi lại trong bầu không khí đặc biệt bàn luận sôi nổi giữa những fans túc cầu của Đại Gia Đình Ngô Quyền trong suốt đại hội.
03 Tháng Bảy 201812:08 SA(Xem: 20124)
Đại hội trường ta năm nào cũng để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Năm nay ngày đại hội được các thầy cô về rất đông vui cùng học trò. Những tà áo dài trắng làm đẹp thêm sân trường và gợi nhớ biết bao kỷ niệm.
02 Tháng Bảy 20184:04 CH(Xem: 20532)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐƯỜNG CHIỀU - Nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt - Ca sĩ Duy Khánh Patrice Trần thực hiện youtube
29 Tháng Sáu 201810:45 CH(Xem: 6814)
Kết quả sẽ cho thấy có thể Spain, Croatia, Brazil và Belgium thắng trận để vào vòng tứ kết. 4 trận còn lại chưa rõ ràng gồm France – Argentina, ..
29 Tháng Sáu 201810:03 CH(Xem: 24509)
Bỗng một hôm, cơn gió nào cuốn lốc Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về Vườn ta nay, ngậm ngùi hoa lá rụng Giọng hót còn văng vẳng những đêm khuya.
29 Tháng Sáu 201812:48 SA(Xem: 16666)
Miệng vừa cắn củ khoai lang luộc, thằng Tèo chịu hết nổi! Nó quạo quọ một cách... đáng thương, nói với thằng Lìn là sao đưa người tới đây nhiều nên xài đống cây vụn... mau hết quá!!
28 Tháng Sáu 201811:21 CH(Xem: 18248)
Đến với PHẬT, phải đến với Tâm, Hiền, như ĐỨC PHẬT, đang nằm. Bác ái, như lòng NGƯỜI, quảng đại, Sáng suốt, Huệ NGÀI, tỏa muôn nơi
26 Tháng Sáu 201810:20 CH(Xem: 21154)
Ơi vui sướng bây giờ ta giàu có: Tình yêu đời - thầy bạn đã cho ta Nghĩ đến nhau là ấm cả tấm lòng Vậy còn nhớ hay đã quên tất cả!?
26 Tháng Sáu 201810:15 CH(Xem: 21402)
Mưa Chiều Tháng Sáu rơi rơi Tưới hồn cây cỏ thấm lời yêu thương Mưa qua ướt đẫm phố phường Đèn đêm vàng vỏ tay buông phố gầy.
26 Tháng Sáu 20189:53 CH(Xem: 10314)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
24 Tháng Sáu 201811:50 CH(Xem: 8379)
Hôm nay đánh dấu World Cup 2018 bước vào giai đoạn "quyết định" với 32 trận đấu - tức là đã có một nửa tổng số toàn thể 64 trận - đã trôi qua .
24 Tháng Sáu 20181:06 SA(Xem: 10586)
tôi xin gửi "thêm" cho Ban Báo chí $50 dollars, như là một đóng góp nhỏ về tài chánh và cũng là một cảm thông chung về những kỷ niệm của ngày xưa thân ái...
23 Tháng Sáu 20183:08 CH(Xem: 21346)
Có một thuở em về thân thiết lắm Ta vẫn từng hò hẹn mỗi đêm đêm Bước chân em ngập ngừng qua ngõ vắng Hương quỳnh hoa theo gió thoảng bên thềm.
23 Tháng Sáu 20189:36 SA(Xem: 11789)
Rồi cũng đến lúc phải chia tay, tin rằng tình bạn chúng ta sẽ mãi luôn yêu thương đoàn kết như ngày hôm nay. Hẹn gặp lại tháng 12 nhé các bạn!
23 Tháng Sáu 20189:30 SA(Xem: 18811)
Đại dương ngàn dặm xa vời, Thư qua thư lại đôi lời thăm nhau. Một năm thấm thoát qua mau, Hẹn cùng gặp lại Hè sau Bạn Vàng.
23 Tháng Sáu 201812:13 SA(Xem: 16655)
. Thứ súng cây này thời bây giờ tụi nhỏ chắc không biết đến đâu, nhưng vào thời đó là món đồ chơi giá trị vào những ngày tháng cuối năm, Tết sắp đến... .
22 Tháng Sáu 201810:40 CH(Xem: 20823)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Con Đường Có Hàng Phượng Tím"-Thanh Trang (Tâm Hảo) & Từ Đó Khôn Nguôi -Tuấn Khanh (Duy Quang) Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Sáu 201810:36 CH(Xem: 20128)
Ngày dài đêm ngắn canh thâu Mặt trời đứng ngủ đỉnh đầu ban trưa Tình phơi mưa nắng giao mùa Đón Ngày Hạ Chí mới vừa bước qua.
21 Tháng Sáu 201810:42 SA(Xem: 21624)
Kinh hoàng thâm độc âm mưu. Thương dân, thương đến thiên thu nước nhà Nỗi lòng dân Việt phương xa. Ơn trên xin giúp sơn hà Việt Nam.
21 Tháng Sáu 20188:22 SA(Xem: 22954)
“Kỳ Viên”, khu đất rộng mênh mông, Thanh tịnh, an vui, như cõi Non Bồng. PHẬT đến nơi đây, 24 mùa lá rụng, 24 mùa thay lá, Độ chúng sanh.
20 Tháng Sáu 20189:37 SA(Xem: 7588)
Nếu nhìn kỹ lại trong các kỳ World Cup vừa qua đã có hiện tượng "đặc biệt" là các đương kim vô địch đều bị "văng" ra và "cuốn gói" đi về ngay trong vòng bảng
18 Tháng Sáu 201812:37 SA(Xem: 14359)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày “Từ Phụ”. Thục Vũ nghĩ mãi, cố gắng tìm một món quà nào thật qúy giá để tặng Bố, Bố rất giản dị, Bố không thích quà cáp tốn tiền.
17 Tháng Sáu 201812:41 CH(Xem: 14845)
Tới đây, tôi rất vui mừng loan tin là quyển Ngô Quyền Toàn tập của chúng mình đã được trịnh trọng đem vào nhà in rồi. Nhóm thực hiện sau bao nhiêu đêm thức khuya dậy sớm
17 Tháng Sáu 201812:26 CH(Xem: 13164)
Nhìn Về Quê Hương: Một số tài liệu & tin tức về sự phản kháng Luật Đặc Khu99. Xin đúc kết lại sau đây để chuyển những thông tin cần thiết
17 Tháng Sáu 201812:25 CH(Xem: 17179)
Tháng 6 có nước mắt của những người con mất Cha, ngậm ngùi săm soi gót chân mình xem đã lấm bùn từ lúc nào, từ ngày 30 tháng 4, hay từ ngày thân phụ khuất bóng?
17 Tháng Sáu 20189:19 SA(Xem: 20839)
Ngày nay đất nước tơi bời, Bạo quyền độc ác suốt đời gian manh. Em ơi đứng dậy cùng Anh, Một lòng cứu nước hãy nhanh đuổi Tầu.
16 Tháng Sáu 20182:51 CH(Xem: 18922)
Vẫn muốn quay về kỷ niệm xưa Chờ ba mỗi buổi tối trời mưa Niềm vui... mãi kể lời không hết Nỗi nhớ... hoài đong lệ chẳng vừa!
15 Tháng Sáu 201810:43 CH(Xem: 21932)
Tháng Sáu về, lòng nhớ cha thật nhiều Nhìn thiên hạ tưng bừng, con rơi lệ Gửi về cha, chút lòng thành kính mến Nén hương trầm, Cha thanh thản non cao
15 Tháng Sáu 201810:38 CH(Xem: 23966)
Bài Thơ Một Ngàn Năm Trăm Viết nên tâm sự thương thầm nhớ Cha Trên trời mờ tỏ sao xa Con ngồi dấu mặt mắt nhòa đỏ hoe...
15 Tháng Sáu 20183:19 CH(Xem: 19979)
Từ giã BỒ ĐỀ, vào sáng tinh mơ, PHẬT mang “Giác Ngộ” đến vô bờ. “Hành Giả” 45 năm không ngại khó, Mấy ai nối bước? Thế gian nhờ
15 Tháng Sáu 20189:53 SA(Xem: 8988)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
12 Tháng Sáu 20185:30 CH(Xem: 9461)
Vâng, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là World Cup 2018 được khai mạc tại Nga và cả tháng qua dư luận đã bàn tán khá nhiều. Nhứt là "tiên đoán" xem đội tuyển nào có khả năng trở thành vô địch thế giới.
10 Tháng Sáu 20186:44 SA(Xem: 19352)
Thuở thơ ngây nhìn theo diều giấy Thấy con đê gần cánh đồng xa Tim đập nhịp theo diều xoải cánh Thương làm sao cơn gió không nhà.
10 Tháng Sáu 20186:36 SA(Xem: 24269)
Tháng Sáu có những cơn mưa bất chợt Mưa tràn về, lũ lụt nẻo đường đi Mưa rơi vô tình, mưa tuôn xối xả Mưa ngập ngừng trên mái ngói thầm thì
09 Tháng Sáu 20188:09 SA(Xem: 19363)
Chốn đó... trăng buồn treo giữa núi Nơi đây... tuyết trắng phủ quanh tường Mịt mù cánh nhạn chìm xa vắng Tiếng gió âm thầm gợi tiếc thương
09 Tháng Sáu 20186:54 SA(Xem: 9039)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
08 Tháng Sáu 201811:13 CH(Xem: 24489)
Cho tôi giữ những nụ hồng tươi sáng Của mùa Xuân nẩy lộc để ươm chồi Trong ước mơ và hy vọng lên ngôi Chào tháng sáu, niềm vui trong mong đợi.
08 Tháng Sáu 201811:08 CH(Xem: 25429)
Ráng chiều nhượm đỏ LÂM TỲ NI, Từ giã mà lòng luôn khắc ghi. Đất PHẬT, một lần mình đã đến, Để về, lòng mãi luôn bận suy.
08 Tháng Sáu 201810:23 CH(Xem: 34778)
Xin gởi cố hương Lời Tạ Lỗi Từ ngày khoác áo bước phiêu linh Vịt -Kìu? Ta chẳng hề hoang tưởng Chỉ nợ non sông một gánh tình
08 Tháng Sáu 201810:05 CH(Xem: 19844)
Khơi xa gió biển gọi gào Cầu xin đất khổ cúi chào thiên cơ Ngàn năm sóng biển vỗ bờ Triệu Con Tim Khóc thẩn thờ vọng ngân...
08 Tháng Sáu 201810:00 CH(Xem: 18871)
Ba năm không gặp "Bạn Hiền", Đại dương cách trở nỗi niềm trao ai? Quen nhau từ tuổi mười hai, Chung trường chung lớp sớm mai học hành.
03 Tháng Sáu 20189:41 SA(Xem: 10486)
Lâu lắm rồi tôi không trở về quê cũ. Nhưng tôi biết tất cả đã không còn như trong ký ức của tôi. Có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay trên quê hương mình. Ngay nơi mình sinh ra và lớn lên.
03 Tháng Sáu 20181:04 SA(Xem: 13913)
Bao năm qua, hình ảnh chiếc nón vẫn còn vương vấn trong tôi, dù nơi đây không còn thích hợp để đội nón lá, không có những mái tóc dài buông xõa ngang lưng,
02 Tháng Sáu 20189:48 CH(Xem: 16241)
Yêu người lo lắng cho người Ngồi canh giấc ngủ bầu trời sương đêm Xin là con gió dịu êm Xòe bông hoa nở cánh mềm chiêm bao
02 Tháng Sáu 20189:31 CH(Xem: 17208)
TRĂM tiếc, ngàn thương thuở lược cài NĂM tàn, tháng lụn úa màu mai DẪU thuyền rời bến... không vương vấn CÓ luyến lưu... chăng thiếp xỏ hài?