Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p10)

21 Tháng Bảy 20171:30 CH(Xem: 10197)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p10)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p10)

Phần 1: trích dẫn về những chứng từ trong đêm 8 tháng 5 năm 1963, tại đài phát thanh Huế.

Những chứng từ sau đây của các nhân chứng hầu hết nhìn tận mắt cho thấy một sự việc đã được nhìn, được thấy như thế nào?

Ông Nguyễn Khắc Từ, Huynh trưởng gia đình Phật Tử, người đã có mặt từ đầu đến cuối bên cạnh Thượng Tọa Trí Quang. Ông viết,

“Một chiếc xe mang tên Ngô đình Khôi cán bừa lên cả người đồng bào. Vài tiếng thét ghê rợn. Mặc kệ, họ cứ tiến vào đám quần chúng. Giữa lúc ấy, 3 tiếng súng lục chát chúa khô khan vang lên, và lựu đạn cay tung ra tứ phía. Từng loạt súng liên thanh và một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển cả đài phát thanh. Tiếng súng vẫn nổ. Trong đài, chúng tôi vào ẩn trong trong phòng hoà âm gồm các Thượng Tọa, Đại Đức, ông Tỉnh trưởng và một số chúng tôi.”

(Trích trên web Giao Điểm; web Giao Điểm trích từ tạp chí Liên Hoa, số ra ngày 15 tháng 1965, Sài Gòn.)

Nhận xét: Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ. Đặc biệt, ông là một trong những nhân chứng nói đến xe tăng cán bừa lên quần chúng và lựu đạn cay tung ra tứ phía.

Theo lời của nhân chứng, các nạn nhân chết vì ba nguyên nhân: vì xe tăng cán, vì tiếng nổ kinh hồn và đạn đại liên.

Bác sĩ Erick Wulff

blank

Thượng tọa Thích Trí Quang (phải) và Bác sĩ Erich Wulff (giữa). Ảnh: tư liệu N.Đ.X.

Phỏng vấn giáo sư Erick Wulff của báo Liên Hoa, số Đặc biệt Phật Đản, ngày 26 tháng 5- 1964. (trích lại trên Giao Điểm). Cuộc phỏng vấn này xảy ra khi bác sĩ người Đức này trở lại thăm Việt Nam.

“Đêm 8-5-1963, tôi và anh Tôn thất Kỳ, sinh viên y khoa của tôi có đến xem cuộc lộn xộn trước đài phát thanh Huế. Khi chúng tôi vừa đến thì điều làm chúng tôi hốt hoảng là một loạt súng chát chúa vang lên. Liền đó, xe thiết giáp kéo đến, tôi thấy rõ ràng có một chiếc xe mang tên “Ngô đình Khôi” có gắn súng 12-7, chĩa nòng súng vào phía dân chúng đang tụ tập nhốn nháo quanh đài phát thanh. Tôi đang bỡ ngỡ thì lại nghe tiếng nổ rất lớn. Rồi nhiều tiếng nổ khác tiếp theo.”

Tiếp theo, ông đến nhà xác.

“Tôi thấy một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp, 7 cái xác chết tan hoang, nhưng còn có thể nhận ra được, kẻ bị văng óc vỡ đầu, kẻ thì thân xác nát bấy, máu thịt đất cát cùng với óc não lẫn lộn be bét, còn một cái xác khác thì hoàn toàn tan nát từng mảnh không sao nhận ra được. Xem xét các xác chết, tôi thấy có ba xác bị bể sọ, quan sát kỹ chắc là do đạn (cỡ súng lớn bắn). Mà chắc là do súng cỡ lớn trên xe thiết giáp Ngô Đình Khôi bắn. Đạn này làm bay cả sọ, văng óc ra ngoài.”

Kết luận ông đáp:

“Vì tôi đã tận mắt chứng kiến cuộc thảm sát ở Đài phát thanh Huế, tôi vô cùng xúc động trước sự đàn áp dã man này nên tự thấy có bổn phận ủng hộ cho cuộc đấu tranh.”

Bài trích dịch từ cuốn Vietnamesische Lehrejahren, 1972, từ trang 129-142, trích lại trên trang Giao Điểm và cũng trên Khuông Việt, 2003 trong bài “Những tháng ngày không quên” của Thái Kim Lan Chứng từ thứ hai của Bác sĩ Erich Wulff, giáo sư Đại học Y khoa Huế, từ 1961-1967.

Giữa bài phỏng vấn và bài trích trong sách của ông bác sĩ người Đức có nhiều chi tiết khác nhau.

“Tôi bỗng nghe một người nào đó gọi tên tôi. Đó là Tý, một người học trò của tôi. Tý hỏi tôi muốn đi cùng đến nghe phát thanh lại bài nói chuyện sáng hôm nay của Thích Trí Quang, bài này sẽ được phát đi trong vòng vài phút nữa và sẽ được truyền ra bên ngoài bởi những loa phóng thanh đặt trước cửa đài.

Vài phút sau đó có tiếng ầm ầm của một đoàn xe thiết giáp. Có tất cả 5 xe thiết giáp xuất hiện. Một chiếc tìm cách đi thẳng vào khuôn viên của đài phát thanh. Nó dừng lại chỉ cách Tý và tôi vài bước mà thôi. Và rồi những phát đạn đầu tiên được bắn ra từ nòng súng cà nông của xe thiết giáp, chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan. Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Trường Tiền. Sau đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Sau đó, tôi đã gặp Paul Miller, một người Mỹ còn trẻ làm việc trong văn phòng trường đại học. Anh ta kể rằng “họ đã đi qua đây”. Thiếu tá Đặng Sỹ, người cầm đầu đoàn quân đã bảo anh ta phải biến mất đi. Sắp có màn phải giết người, vì ông ta đã nhận được lệnh của cấp trên đến dẹp tan vụ bạo lọan tại đài phát thanh với bất cứ giá nào.”

Sau đó, bác sĩ Wulff được một người y tá dẫn vào cổng sau nhà xác. Tai đây, ông ghi nhận như sau

“Không có ánh đèn điện. Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có 7 thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực, thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác, tất cả là trẻ em, thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của đài phát thanh và nhô đầu ra trước. Nếu như các em khôn ngoan như người lớn, tức là nằm xuống dưới đất lúc súng đạn bắt đầu nổ thì có lẽ các em đã không hề hấn gì.

Khi về đến cư xá giáo sư đại học, tôi vội bước đến phòng của Giáo sư Krainick. Tình cờ lúc đó bà Krainick đang đọc vào máy ghi âm bức thư gia đình hỏi thăm các người con. Trong sự hốt hoảng lúc bà và ông chồng nghe tôi kể lại những biến cố vừa xảy ra, bà đã quên tắt máy. Cuộn băng ghi âm này đã được dùng làm bằng cớ vào tháng 9 năm 1963 trước Ủy Ban Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, kèm theo với lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của giáo sư Krainick.”

Nhận xét: Có lẽ những chứng từ của giáo sư người Đức được coi như có giá trị khả tín nhất, vì ông là người ngoại quốc khách quan hơn. Đối với một số Phật tử thời đó, ông chẳng những là một nhân chứng hàng đầu mà còn là người ân nhân số một của biến cố 1963. Vào ngày 14-4-1964, ông E. Wulff được tiếp đón nồng nhiệt khi trở lại Huế sau ngày đảo chính. Người ta đã dành tất cả cái vinh dự ấy cho ông như một người bạn của Huế. Ông đã được các Thượng Tọa Thích Trí Quang và Hoà Thượng Thích Đôn Hậu đón tiếp với hàng rào người đứng hai bên. Vì vậy, ông mới được mời ra làm nhân chứng vào tháng 9, 1963 với cuốn băng ghi kể lại biến cố với ông bà GS Krainick, trước Ủy Ban Việt Nam của LHQ. Nhưng thử so sánh hai bài tường thuật của ông xem sao.

  • Thứ nhất, có một sự lầm lẫn, nếu không được giải thích sẽ gây ra hiểu lầm. Có lúc ông nói là Tý có lúc là Tôn Thất Kỳ. Có sự khác biệt đổi tên như thế vì Tôn Thất Kỳ không muốn để lộ tên mình ra nên ông Wolff đã phải gọi tránh ra như thế?
  • Thứ hai, ông viết khi vừa đến thì đã nghe một loạt súng, liền sau đó xe thiết giáp kéo tới. Chắc ông viết lầm, phải đợi xe thiết giáp tới rồi mới bắn được.
  • Thứ ba, ông còn có thể nghe và đếm được có khoảng 10 phát đạn đại bác (chắc là đại liên?) bắn đi. Cái này phải hỏi chuyên viên vũ khí, có thể đếm được đạn đại liên bắn đi không? Có chỗ ông viết: “nhìn thấy 5 xe thiết giáp tiến tới rồi nhả đạn”. Thật sự trong cái tình thế căng thẳng và có thể đi đến rối loạn, thật khó có thể có những ghi nhận thật chính xác được như thế. Những trắc nghiệm tâm lý đưa ra những hoàn cảnh giả, rồi yêu cầu được trả lời đã nhìn, nghe, nhớ gì. 90 phần trăm người được trắc nghiệm đã không thể trả lời đúng như sự việc đã xảy ra.
  • Thứ tư, và nếu như lời ông tường thuật ở đoạn ông trích ra đây, ông và Tý thấy tuần xa là bắt đầu sợ và rủ nhau nhảy qua hàng rào đài phát thanh, đứng sang bên kia đường để nhìn về phía đài. Khi có tiếng súng nổ thì còn chạy núp vô một đường hẻm gần đấy. Nhưng đọc đọan ông mô tả thì như thể ông là một quan sát viên, hay một quan khách, đứng bàng quan và bình tĩnh, đứng gần tuần xa có mấy thước, nghe và đếm được 10 phát đạn, thấy hết hiện trường.

Tôi chỉ hỏi thật, ông đứng ở đâu? Không trả lời được thì ông chỉ là một tên phét lác!

  • Thứ năm, ông kể được nghe qua một người bạn tên Paul Miller cho biết gặp Đặng Sỹ và Đặng Sỹ cho biết phải biến đi, vì sắp có cảnh dẹp loạn và cảnh giết người. Cứ tin vào chứng từ của ông bác sĩ thì Thiếu Tá Đặng Sỹ đã được lệnh trước chẳng những dẹp lọan mà còn có bổn phận phải tàn sát dân chúng đi biểu tình. Chứng cớ này khá là quan trọng vì có sách lược tàn sát đồng bào Phật Tử tối hôm đó? Ông Wolff phải ra làm chứng về điều này và xác nhận lại một lần nữa câu nói của ông. Nếu ông xác nhận Đặng Sỹ có nói như thế thì vụ án Đặng Sỹ rất đơn giản vì có lời giải đáp.

Rất tiếc, ông đã rời Việt Nam sớm hơn một tháng trước khi vụ án Đặng Sỹ được đem ra xét xử.

  • Thứ sáu, theo ông các trẻ em bị thảm sát vì vượt hàng rào đài phát thanh cao khoảng 1m50. Như vậy, thay vì bị chết ở sát cạnh đài phát thanh thì nay chết ở hàng rào đài phát thanh. Đây là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý. Chứng cớ này của ông không đứng vững được vì vi phạm luật hiện trường. Một điều vẫn ám ảnh tôi mãi. Tại sao nạn nhân chỉ là trẻ con và thanh thiếu niên? Nếu đạn đại liên bắn như thế thì chẳng những các em chết và người lớn cũng chết không miễn trừ?
  • Thứ bảy, ông là người thứ nhất, trước cả bác sĩ Lê Khắc Quyến có đặc quyền được giảo nghiệm xác chết. Tôi có đem truyện này hỏi các bác sĩ thì họ cho rằng nếu không phải bác sĩ chuyên môn về giảo nghiệm tử thi thì không đủ tư cách để có thể xem xét và quyết đoán về các vết thương. Họ không thể nào xác định được một vết thương do đạn, hay do chất nổ? Về điểm này có thể nói rằng cho dù có chứng tử giảo nghiệm đi nữa, không bị cưỡng buộc đi nữa, chừng từ đó cũng khó có sự giảo nghiệm kỹ càng và chính xác. Một bác sĩ thường, không chuyên ngành, không có cách gì phân biệt được một vết thương do chất nổ lựu đạn hay plastic, hay do đầu đạn, v.v.. Thật không dễ đâu? Dầu vậy thì đây là một bằng chứng vô cùng quan trọng, bởi vì trong nhiều trường hợp, nhân chứng duy nhất có thể truy lùng ra tội phạm lại chính là xác chết. Xác chết biết nói, biết tố cáo. Mặc dù ông không phải bác sĩ chuyên khoa về giảo nghiệm xác chết, mặc dù dưới ánh nến lù mù không soi sáng đủ và mặc dù thời gian chắc cũng không cho phép ông ở lâu để giảo nghiệm, đo đạc các vết thương sâu hay rộng để biết đích xác vết thương do chất nổ gì gây ra. Ông đã khẳng định là: quan sát kỹ, ông cho rằng chắc là do đạn đại liên bắn ra làm bay cả sọ và văng óc ra ngoài. Ông còn ghi thêm là do chiếc xe có bảng hiệu Ngô Đình Khôi bắn ra nữa. Có lúc ông nói có 5 xác bị bắn nát đầu văng óc, nhưng từ chân đến đầu còn nguyên vẹn. Đọan sau, ông nói ngược lại là 7 xác chết tan hoang, nát bấy, hoàn toàn nát bấy.

Còn nguyên vẹn và nát bấy đã hẳn phải khác nhau? 5 xác và 7 xác đã hẳn cũng khác nhau?

Quý vị không tin cứ việc đọc lại. Không thể giảo nghiệm khơi khơi thế được? Chắc ông chưa từng được xem Bao Công xử án.

Kết luận: các nạn nhân chết là do đạn đại liên từ xe thiết giáp Ngô Đình Khôi bắn ra.

Hai bản văn mà nội dung do một nhân chứng viết lại có nhiều chỗ phản lại nhau từng chi tiết một, không có chi tiết nào trong hai bản văn giống nhau đến độ có cảm tưởng do hai nhân chứng viết lại chứ không phải một người.

Tôi chỉ xin giữ một ý là về hiện trường và chất nổ. Thói thường chỉ có trẻ con mới xúm xít chung quanh đài phát thanh, còn người lớn, đứng xa xa và ở dưới. Trong phần trích dẫn cho thấy đây là một vụ nổ plastic và do bàn tay Hoa Kỳ gây ra. Sự thật ở chỗ nào?

TT. Thích Trí Quang
Thật ra, TT Trí Quang đã không trực tiếp viết về biến cố đài phát thanh Huế, nhưng do ông kể lại và ủy thác cho Thái Kim Lan với sự cho phép của ông. Vì thế, phần tài liệu này được kể là chính thức. Chứng từ này được kể là quan trọng và có tầm mức cao nhất về mức độ khả tín do một vị lãnh đạo tinh thần, là linh hồn của biến cố đài phát thanh Huế.

TT. Trí Quang kể:

“Đến giờ, tôi đích thân đi với thầy Mật Nguyện xuống đài phát thanh. Ông quản đốc nói có lịnh không cho Phật Giáo phát thanh, xin các thầy biết cho đây là việc ngoài quyền hạn của tôi. Tôi yêu cầu mời ông Tỉnh trưởng xuống giải quyết tại chỗ. Bấy giờ gần tối. Phật tử đứng nghẹt sân đài phát thanh, ngoài đường và cầu Trường Tiền. Ông Tỉnh trưởng đến mới cùng thầy Mật Nguyện, tôi và ông Quản đốc, đứng lên chỗ cao, chưa kịp nói gì thì phía ngoài vòi rồng phun nước rất mạnh, kế đến hai chiếc chiến xa tiến vào đại liên và lựu đạn cùng nổ. Một số Phật tử ở góc sân trên của đài phát thanh, chỗ gần chúng tôi đứng bị ném lựu đạn tàn sát. Họ là các Thánh tử đạo đầu tiên của cuộc vận động 1963.

Sau đó, được biết trong hai chiến xa xung kích, một chiếc được mật lệnh giết tôi. Kẻ thi hành là Trung Úy Kỳ. Khi chĩa súng bắn tôi thì bị một đội viên cùng xe đánh bật tay lên. Chiếc khác được lệnh tiến bắn thì không bắn, vì sợ làm chết lây thầy Mật Nguyện và các ông Tỉnh trưởng, quản đốc. Sau bị trách phạt rằng sao không bắn luôn cả ba người ấy.

Súng ngưng nổ, chiến xa rút liền. Tên Phong, cảnh sát và tên Uyên, quân cảnh cùng một số lính, ăn mặc như xung trận vào đài phát thanh mặt đầy sát khí, nhìn chúng tôi nói dõng dạc: “Việt Cộng đột nhập, ném lựu đạn chết người’’ Và nhìn tôi muốn bắn. Tôi nói: “còn các ông thì yểm trợ cho Việt Cộng. Đúng là gà đẻ gà tục tác.’’

Nhận xét; Qua lời kể này, có nhiều sự việc phản bác lại tất cả những nhân chứng và chứng từ vừa nêu trên:

  • Thứ nhất, TT. Trí Quang, Mật Nguyện, ông Quản đốc, ông Tỉnh trưởng không ở trong đài như nhiều người xác nhận, chẳng hạn theo lời kể của ông Nguyễn Khắc Từ, huynh trưởng gia đình Phật tử, cho rằng ông có mặt từ đầu, luôn ở bên cạnh thày Trí Quang. Các vị ấy đứng ở chỗ cao là phải, để quan sát và lượng định tình hình đám dân chúng đang ở dưới như ngòi thuốc nổ, có thể nổ bất cứ lúc nào.
  • Thứ hai, Rất quan trọng là hiện Trường. Phải xác định rõ Hiện Trường. Hiện trường là chỗ góc sân trên của đài phát thanh, chỗ gần chúng tôi, bị ném lựu đạn tàn sát. Có nghĩa hiện trường ở sát cạnh đài phát thanh, là góc sân trên, như thế phản bác cái giả thiết của bác sĩ E. Wulff cho rằng các em bị bắn chết ở hàng rào đài phát thanh cao 1mét 50. Hiện trường không phải cách xa đài cỡ 50, 60 mét. Các em tò mò phải tiến tới sát đài. Làm sao các em bé trèo qua được cái hàng rào sắt nhọn cao 1 mét 50 được?
  • Thứ ba, hiện trường ở góc trên đài phát thanh, nghĩa là có bậc tam cấp để đi lên. Điều đó cũng phản bác tất cả những chứng từ như của ông Vũ Ngự Chiêu và một số người khác cho rằng có hai em bị tuần xa cán chết dập đầu, nát bấy. Có nghĩa là khẳng định tuần xa không leo lên bực cấp đài phát thanh để cán chết các em được. Người đứng đông dày đặc như thế, nó cũng không thể nhúc nhích đến sát chân đài phát thanh được?. Và nếu nó cán chết các em thì trước tiên, nó đã phải cán bừa lên những đồng bào Phật tử người lớn đứng ở dưới sân đài phát thanh. Nên nhớ là không có người lớn tuổi nào là nạn nhân của biến cố đài phát thanh. Yếu tố chỉ có trẻ con dễ đưa đến ý tưởng là các em vì tò mò thường đứng gần sát đài phát thanh. Điều này hoá giải ý tưởng của phần đông dân chúng cho rằng các em bị các tuần xa cán chết.
  • Thứ tư là các em bị đạn và lựu đạn bắn chết. Vấn đề này là vấn nạn gay go nhất, xin dược bàn tiếp theo ý kiến của Trung Tướng Tôn Thất Đính và lúc Đặng Sỹ ra toà.
  • Thứ năm theo Thượng Tọa là có một âm mưu muốn ám sát TT Trí Quang với danh tính hẳn hoi. Đó là Trung Uý Kỳ và đồng bọn. Nhưng việc không thành chỉ vì có người lấy tay cản đồng thời sợ chết lây lan sang nguời khác. Chỉ rất tiếc là TT Trí Quang đã không chỉ đích danh cái người định ám sát Thượng Tọa. Nhưng chắc là phải giữ vai trò cao hơn Thiếu Tá Đặng Sỹ và ông Tỉnh trưởng? Người đó là ai? Có thể chỉ còn có mình TT Trí Quang có câu trả lời? Rất tiếc ông lại không nói. Đến lúc ra tòa, tôi đi tìm mãi không thấy Trung Uý Kỳ đâu? Chắc đã được TT Trí Quang bỏ qua.

Đã biết được rõ âm mưu như thế, hẳn nhiên TT Trí Quang cũng biết rõ ai là kẻ chủ mưu ra lệnh? Và cái kết quả thảm sát 8 trẻ em vô tội? Dù gì đi nữa thì TT cũng nên nói rõ ra một lần để rửa cái vết lõm dính máu trên đài phát thanh Huế cho oan hồn các em chứ? Không ra tòa đã đành? Nhưng không nói, im lặng lại là chuyện khác?

Phần 2: Vụ án Thiếu Tá Đặng Sĩ trước toà án Cách Mạng

Biến cố đài phát thanh Huế xảy ra đêm 8-5-1963. Từ đó đưa đến sự sụp đổ chế độ TT Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963. Nhưng vụ án Đài phát thanh Huế mãi đến 2-6-1964 mới được đưa ra xét xử tại Sài Gòn. Tức là hơn một năm khác với vụ án Trung Tá Phan Quang Đông và ông Ngô Đình Cẩn bị đem ra xét xử 19-5-1964 và lãnh án tử hình.

Xét sử sau quả thực có cái lợi của nó.

Thời gian càng kéo dài ra thường có lợi cho bị can, tránh được những sôi nổi khi sự cố còn nóng hổi. Thứ hai, phạm trường là Huế, trung tâm đầu não của biến cố 8-5-1963, cứ sự thường tội đâu xử đấy. Nhưng cũng không ai cấm được tòa án thay đổi chỗ xử án để cho toà án được độc lập hơn, tránh sức ép của dư luận quần chúng. Viện Chưởng lý tòa án quyết đinh xử ở Sài Gòn để tránh ‘Sợ gây hoang mang dư luận’. Theo nguyên tắc có 3 trường hợp: Sử tại nơi xảy ra phạm pháp. Toà án tại nơi can phạm bị bắt. Toà án tại nơi can phạm bị giam giữ.

Sử Đặng Sỹ là chuyện nhỏ, cân bằng hai thế lực tôn giáo trong lúc này là chuyện lớn. Các chính phủ quân nhân đều quá yếu nên phải di giây chứ biết làm sao? Đặc biệt là chính phủ Nguyễn Khánh.

Trước ngày Đặng Sỹ ra toà một tuần có bài báo trên tờ Lập Trường: Đồng bào Huế và Trung Việt nghĩ sao? Đặng Sỹ ra tòa tại Sài Gòn. Đối với dư luận xứ Huế: Vụ thảm sát tại Đài phát thanh chỉ là bước cuối cùng của cả một chương trình tận diệt tôn giáo. Dân chúng đã quá biết điều đó rồi. Lúc xử Ngô Đình Cẩn, tất cả các báo Sài Gòn đều viết rằng nhân dân đã xử ông Cẩn trước khi tòa án xử. Đối với Đặng Sỹ cũng vậy, nhân dân đã xử rồi chứ đâu có chờ đến tòa án Cách Mạng?

Vì thế Đặng Sỹ trước mắt người dân xứ Huế đương nhiên là một tội phạm và hình phạt dành cho ông là một án tử hình. Rõ ràng như thế, mang xe tăng đến trước đài phát thanh, rồi ùm ùm, súng nổ, lựu đạn nổ rầm trời. 8 mạng trẻ con chết thê thảm. Mọi người dân Huế, nhất là giới Phật tử đêm đó đều có dịp quan sát thấy tận mắt từ đầu đến cuối. Chối cãi đi đằng nào?

Vậy mà hơn 50 năm, chúng ta vẫn phải bắt buộc nhìn lại.

Nhưng nhiều người muốn truy đến cùng đằng sau Đặng Sỹ là ai? Ai ra lệnh? Một phóng viên của tờ Lập Trường, ngoài Huế đã mập mờ đưa ra mà như không đưa ra:

“Chúng tôi không muốn dành quyền phán xét của tòa án như một hai tờ báo ở Sài Gòn đã làm, vì vậy chúng tôi không muốn bắt chước họ nêu tên nêu tuổi chánh phạm ở đây. Tên tuổi đó không phai mờ trong lòng dân chúng Huế được đâu? Không bao giờ.’’

(Báo Lập Trường, tháng 6-1964)

Theo như câu nói trên thì dân chúng Huế biết rõ, biết chánh phạm là ai rồi?

Cuối cùng, chính quyền nghiêng về giải pháp đem Đặng Sỹ về Sài Gòn xử. Chỉ tiếc một điều là Toà án Cách mạng không xử Đặng Sỹ tại Huế, là nơi Đặng Sỹ phạm tội, để đồng bào, những người đã nhìn thấy sự thật trước mắt, sự thật ngày hôm nay vẫn còn hiển hiện trước mắt, tự mình lắng tai nghe thử những người xử án, nhân chứng và bị cáo nói gì trước tòa án về những sự việc đã xảy ra.

“Cho nên thật ra không phải người ta sợ hắn chết mà người ta chỉ sợ hắn không chịu im lặng để chết mà thôi. Chú thử nghĩ nếu ra giữa tòa mà hắn cà rịch cà tang khai hết những thượng lệnh mà hắn đã nhận để thi hành thì có tọa họa nó ra hết không. Người ta đang la làng lên là vì rứa….. Nếu phải chết, tội chi mà y chết một mình, y sẽ khai tùm lum ra hết. Nếu không thì phải tìm cách cho y đừng nói. Chú học lịch sử còn nhớ vụ Nuremberg không? Biết bao nhiêu tội phạm chiến tranh tự tử trong ngục trước trước khi bị đem ra xử… Mình lo cho Đặng Sỹ là vì rứa.”

(Báo Lập Trường tháng 6-64)

Vì thế, việc xử Đặng Sỹ đã làm nhiều người thất vọng đến độ nghĩ rằng:

“Trước hiểm họa Cộng Sản, trước viễn tượng Cách Mạng sụp đổ, lòng tin sụp đổ, những chữ của chúng tôi đang chứa đầy tủi nhục của nhân dân xứ Huế, của những người đã vùng dạy làm cách Mạng từ ngay sau đêm thảm sát Đài phát thanh, để rồi ngày nay thấy mình bị phản bội.’’

(Lập Trường 6-6-64)

Xử không khéo là lòng tin vào cách mạng sụp đổ và cảm thấy bị chính quyền phản bội?

TT Trí Quang đã đưa ra một liều thuốc giải vừa để gỡ rối vừa để trấn an dư luận, ông lúc đó đang ở Sài Gòn lại xin khoan hồng cho Đặng Sỹ đồng thời có đánh một công điện ra Huế mà nội dung như sau:

“Chúng ta chủ trương khoan hồng cho ông ấy thì không cần quan tâm đến những chi tiết khác làm gì.”

Tha thì không thể tha mà tội chết cũng không thể chết. Đó là cái thế của Đặng Sỹ. Nhưng tôi tự hỏi với tư cách gì TT. Trí Quang có thể khoan hồng cho Đặng Sỹ? Và tại sao không khoan hồng cho Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn?

Có nghĩa là thực sự đây là một vụ án chính trị. Và dựa trên sắc luật 4-64 ngày 18 tháng 2, năm 1964 thiết lập tòa án Cách Mạng dưới thời tướng Nguyễn Khánh. Luật này có “hiệu lực hồi tố”. Và vì thế đã có một danh sách 267 những bị can phải ra trước tòa án Cách mạng. Trong đó có những vụ án nổi bật như Phan Quang Đông (cơ quan đặc vụ và tình báo) và Dương Văn Hiếu (Trưởng Đoàn mật vụ)

Xin trích dẫn lời Lý Chánh Trung trên tờ Tìm hiểu về tình hình lúc đó với nhan đề“Lọan để trị”

“Vì rằng từ mấy tháng nay, thành tích duy nhất của ông Khánh sau ngày chỉnh lý bị đạp đổ, người dân miền Nam đã nếm được cái thú vị của Tự Do xuống đường, tự do đập lộn, chém giết, nói láo, bêu xấu. Muốn gì cứ việc xuống đường. Xuống đường là thắng trận. Hoan hô dân chủ. Thật không có cái chính quyền nào nhiều thiện chí bằng cái chính quyền này: xum xoe chạy từ nhóm này đến khối kia, vuốt ve hứa hẹn để làm vừa lòng tất cả mọi người.”

Nhưng tội thay, không ai vừa lòng cả.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

22 Tháng Năm 201511:26 CH(Xem: 32146)
Giọt nước mắt vẫn chảy xuống mỗi lần đến ngày Memorial Day,... 40 năm đã trôi qua, giấc mơ hay là hiện thực? " Bức tường đen" vẫn hiện diện trước mặt tôi.
22 Tháng Năm 201511:19 CH(Xem: 23457)
Được nghe những tiếng chim vui ríu rít trên cành, hòa trong niềm vui tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc của cuộc đời, tôi có thể buông bỏ mọi thứ nhưng không thể buông bỏ tình bạn Ngô Quyền.
22 Tháng Năm 201511:00 CH(Xem: 24674)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
22 Tháng Năm 20155:53 CH(Xem: 27418)
Còn nhau ánh mắt trông theo Nhớ xưa nhạc ngựa lá reo bên đường Xa người để nhớ để thương Sài gòn muôn thuở tình vương vấn tình .
22 Tháng Năm 20155:27 CH(Xem: 26867)
xa xa bướm trắng Ngô-Quyền, đến giờ rời tổ huyên thuyên chuyện trò. từng đôi tung cánh nhấp nhô, lượn lờ trên thảm nên thơ, hữu tình.
22 Tháng Năm 201512:24 SA(Xem: 19869)
Một năm lo việc học hành Hạ về chim hót trên nhành líu lo Thương sao tuổi ngọc học trò Dòng sông dĩ vãng con đò bé thơ. Tháng năm, mùa hạ mong chờ...
21 Tháng Năm 20152:49 CH(Xem: 27857)
Tác giả: Phạm Duy Trình bày: Thanh Lam Âm nhạc: Vương Hương, Luân Vũ
16 Tháng Năm 20151:05 SA(Xem: 24440)
Tháng Năm là tháng của hoa Muguet. Trong ngôn ngữ của loài hoa, Hoa Muguet mang thông điệp "Sự trở lại của hạnh phúc" ...Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh.
15 Tháng Năm 20152:47 SA(Xem: 25590)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức Nhạc: CON YÊU - FREDDIE ANGUILAR - Lời Việt: CẨM VÂN - Trình bày: Tấn Phước
15 Tháng Năm 201512:10 SA(Xem: 35237)
Nguyện cầu Mẹ sống mãi trăm năm Đại thọ Mẹ tròn tuổi chín lăm Sáng suốt tinh anh vầng nguyệt rạng Tâm hồn minh mẫn tựa trăng rằm
14 Tháng Năm 201512:29 SA(Xem: 31297)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh MÙI CỦA MẸ - Thơ Nguyễn Văn Anh - Tác giả diễn ngâm
13 Tháng Năm 20151:58 CH(Xem: 27873)
Chẳng lẽ đến cuối đời Cũng chưa lần gặp lại Để gọi khẽ người ơi! Như ngày xưa thân ái??
13 Tháng Năm 20151:26 CH(Xem: 24982)
Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con ...
13 Tháng Năm 20152:42 SA(Xem: 25388)
Kể bạn nghe Câu chuyện về ngày lễ Mẹ Người đàn bà ko6ng còn trẻ Tôi đoán chừng... vì màu tóc bạc phơ
12 Tháng Năm 20152:06 CH(Xem: 26751)
Vắng bóng em tôi, Xa tít mù khơi. Tí tách mưa rơi, Gieo sầu vạn cổ, Cho đến bao giờ, Phai hết tình tôi.
11 Tháng Năm 20152:10 CH(Xem: 29125)
Với tay sợi tóc muộn phiền Tình yêu gảy cánh đảo điên cuộc đời Lỡ sinh ra kiếp con người Yêu đương hờn giận cuộc chơi rồi tàn Chờ em, một chuyến đò sang....
09 Tháng Năm 20151:14 SA(Xem: 21988)
"Tiễn con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương.
09 Tháng Năm 201512:30 SA(Xem: 25544)
Biên Hùng đó! Cố nhân đâu?! Hẻm hun hút nhớ, cúi đầu bóng cây Ngô Quyền ơi! Tôi về đây Bâng khuâng nghe lạnh trăng gầy bên hiên
09 Tháng Năm 201512:22 SA(Xem: 30141)
Má là... cả cái gì thân thiết nhất. Không thể hình dung, không thể trình bày. Má nằm trong tim nhịp đập mỗi ngày. Trong hơi thở vẫn thơm mùi của má.
08 Tháng Năm 20155:34 CH(Xem: 28163)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh AI TRỔ VỀ XỨ VIỆT - Nhạc Võ Tá Hân - Bảo Yến trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Năm 20152:35 CH(Xem: 28754)
Mời thưởng thức BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN - Nhạc của Đức Huy - Tiếng hát ChsNQ khóa 14 Thanh Lan - Trình bày The Friend Vương Hương & Luân Vũ
08 Tháng Năm 201511:27 SA(Xem: 16473)
Hồng bưng cà phê ra. Một gói ba số năm vàng rực. Khói cà phê thơm phức làm ruột tôi cồn cào. Cà phê thứ thiệt. Trời ơi, cà phê thứ thiệt. Tôi cúi xuống cái phin, giở cái nắp ra.
08 Tháng Năm 20152:46 SA(Xem: 28254)
Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, tội nhớ lại giọt nước mắt cuối cùng của Mẹ tôi, giọt nước mắt vô giá mà tôi không sao tìm lại được … cho dù trong cả suốt cuộc đời tôi,
08 Tháng Năm 20152:19 SA(Xem: 27704)
Thu đi chưa trọn một năm Vĩnh Minh giờ cũng xa tầm nhân gian Nghe tin sao quá ngỡ ngàng Sáu hai tuổi cũng đa đoan phận người
07 Tháng Năm 20155:50 CH(Xem: 27582)
*Xin bấm vào phần youtube bên dưới để thưởng thức Còn Hoài Một Câu Hỏi - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâmKiều Oanh thực hiện youtube
07 Tháng Năm 20152:04 SA(Xem: 26544)
Xuân đến, là xuân của đất trời Trần gian chưa thấy được yên vui Vẫn còn khắc khoải tâm vô định Vẫn thấy gian tham ngợp cõi người
02 Tháng Năm 20154:23 SA(Xem: 27394)
Cứ mỗi lần đi ngang qua trường cũ Nước mắt lại đầy lấp lánh bờ mi Kỷ niệm ngày xưa tưởng là yên ngủ Bỗng trào dâng nghìn con sóng đổ về.
02 Tháng Năm 20154:00 SA(Xem: 24785)
Tôi cũng khóc cho những ước mơ của tôi vừa chớm nở ̣đã tàn lụi... Tôi bỏ lên sân thượng ngước mắt nhìn lân bầu trời cao thẳm... bầu trời hôm đó tối như bầu trời của đêm ba mươi...
02 Tháng Năm 20153:50 SA(Xem: 26901)
Bốn mươi năm đã bao thay đổi Tóc bạc da nhăn cỗi lẫn cằn Thương người dân mãi nhọc nhằn Sống đời kềm kẹp giữa lằn quê hương
02 Tháng Năm 20152:15 SA(Xem: 29317)
Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L. “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Ca Dao)
02 Tháng Năm 20151:54 SA(Xem: 29941)
Phượng hồng lấp ló đầu cành Ngập ngừng nắng úa vàng hanh sân trường Em ngồi ôm lấy hạ thương Chín mươi ngày đủ nỗi buồn chia xa.
02 Tháng Năm 20151:21 SA(Xem: 27594)
Mời thưởng thức Nhạc phẩm AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT - Thơ Minh Đức Hoài TrinhNhạc Phan Văn Hưng - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Năm 201512:11 SA(Xem: 26069)
Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con.
02 Tháng Năm 201512:05 SA(Xem: 28119)
Sài Gòn sáng nắng chiều mưa. Không ai xóa được tên xưa Sài Gòn. Em hát to nhạc Sài Gòn. Em vinh danh thuở Sài Gòn 70. Em giơ biểu ngữ rợp trời. Sài Gòn vẫn sống muôn đời trong em.
01 Tháng Năm 201511:34 CH(Xem: 29484)
Con viết cho Ba bài thơ của Đêm Vắng bóng trăng hiền soi hàng hiên lặng Bên cạnh con, sách triết Marx-Lénine Nhưng trước mặt, sau lưng là tối tăm vây hãm Bữa cơm chiều ăn sắn khoai no tạm
01 Tháng Năm 201512:06 CH(Xem: 18083)
Sài Gòn mưa. Mưa tầm tã. Mưa bong bóng phập phồng. Mưa mù mịt. Mưa thối trời, thối đất. Mưa quất rát mặt, rát da. Mưa như một triệu cây roi đập tứ phía. Mưa từ Hồng Thập Tự,
25 Tháng Tư 20152:59 SA(Xem: 25323)
Tôi sẽ về để nghe Chích Choè trên cây khế trước nhà tung tăng réo gọi .Nước mắt nào rơi-giấc mơ vừa tỉnh thức ...tháng Tư buồn thổn thức giữa đêm thâu...thương quá Việt Nam ơi !
25 Tháng Tư 20152:45 SA(Xem: 29990)
Ngày 30 tháng 4 là ngày đầu tiên tôi đã thấy Bố rơi lê, cho thân phận GĐ ,cho Tổ Quốc và cho một chuyến lưu vong đã không thành. ..Giờ nầy Bố Mẹ tôi đã ra người thiên cổ, nắm tro tàn cũng đã nằm trong lòng đất lạnh.
24 Tháng Tư 201511:28 CH(Xem: 29961)
Những hình ảnh những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam trong ngày hội ngô văn hóa toàn cầu 40 năm tị nạn, đáng vinh danh và trân trọng
24 Tháng Tư 20155:23 CH(Xem: 28744)
Anh ở đây. Đành thôi em ạ! Nước mất nhà tan làm kẻ bại binh Đêm trăng lạnh gối đầu bên núi Nhớ thuở hiên ngang, áo trận nhà binh.
24 Tháng Tư 20154:49 CH(Xem: 20172)
Tháng tư đen tháng tư buồn hận tủi. Của bao người của nước Việt lầm than Mời xem youtube do Kiều Oanh thực hiện - Nhạc phẩm "HẬN LY HƯƠNG"
24 Tháng Tư 20151:22 SA(Xem: 27691)
Bây giờ đã là 40 lần 30/4 lại về. Biết bao oan khiên đã xảy ra cho dân tộc VN. Bao nhiêu xác người bỏ thây trên biển đông vì hai chữ tự do, bao nhiêu mạng tù nhân CS chết ức oan trên núi rừng Việt Bắc,
24 Tháng Tư 201512:50 SA(Xem: 30706)
Em viết tịnh khúc sao buồn Mùa đông vừa hết mưa nguồn đã tan Em đi trên đống tro tàn Khói hương tình mộ vẫn râm ran buồn
24 Tháng Tư 201512:47 SA(Xem: 27711)
Tháng tư có nhớ gì không... Máu xương đủ kết nên vòng hoa tang Lập lòe nến tỏa đôi hàng Áo sô khăn trắng vỏ vàng mộ sâu Buồn ơi, rút ván qua cầu...
24 Tháng Tư 201512:27 SA(Xem: 26088)
Cho những bạn bè thân thương của tôi mong một ngày về - TRẢ NỢ CHO NHAU! - Ta còn nợ nhau Như lời thề ước Mai về Cố Quốc TRẢ NỢ CHO NHAU!!!...
23 Tháng Tư 20152:12 SA(Xem: 26600)
Ta còn nợ nhau, Miền Nam nhuộm đỏ, Ba mươi tháng tư, Toàn dân đói khổ, Bao giờ.... phục lại quê hương????
19 Tháng Tư 20151:55 SA(Xem: 29497)
Người là ai và Người ở đâu Tuyên ngôn xuất trận thuở ban đầu “ Nam Quốc Sơn Hà”… Vua Nam ở Vách đá chưa nhòa ngàn năm sau
19 Tháng Tư 20151:30 SA(Xem: 35934)
Tháng tư về, tháng tư lần nữa Bốn mươi năm ta hiểu đời đau Trong vòng tay con cháu thương trao Tim người lính thôi buồn hóa đá...
19 Tháng Tư 20151:23 SA(Xem: 28117)
Ai ra đi một chiều xưa biền biệt, Có mơ về con đường cũ xa xăm. Ta ở lại, nỗi nhớ mong bất diệt, Chút tình xưa vương vấn đến bao giờ.
18 Tháng Tư 201511:42 CH(Xem: 29474)
… 30 tháng 4, một ngày của mỗi năm, một ác mộng đã khởi dậy trong cuộc đời tôi, … 40 năm trôi qua, 40 lần của một cơn ác mộng. Giá của sự tự do mà tôi phải trả quá đắt.
18 Tháng Tư 20156:06 CH(Xem: 28144)
Nhân dịp lên xem Lễ Hội Hoa, vào đúng lúc hoa nở. May mắn chụp được một số ảnh của ngày “Cherry Blossom Festival”--April 11, 2015, xin chia sẻ cùng quý vị những hình ảnh đẹp
18 Tháng Tư 201512:14 SA(Xem: 26935)
Tiếng rao mỗi ngày 'Bờ Lút" tới lui. Bánh mì nóng dân Phi đem bán Cám ơn Phi Luật Tân rời Bataan một sáng. Để nhớ hoài thời tị nạn buồn vui.
17 Tháng Tư 201511:18 SA(Xem: 18160)
Buổi chiều đang xuống. Trời còn sáng nhưng mưa lất phất. Tôi nghe Quỳnh nói tên. “Xin anh chị chờ.” Tiếng sỏi khua dưới chân lạo xạo. ..
17 Tháng Tư 201512:21 SA(Xem: 27604)
Gửi nồng nàn vào chập chùng đá núi Nhé Sơn Trà cánh lá chở yêu thương Để đá bớt thiên thu sầu vạn cổ Cùng núi miệt mài ôm giữ trà hương.
16 Tháng Tư 20154:26 CH(Xem: 49623)
Trôi vào hư ảo trăng vàng Con thuyền không bến vơi đầy hoàng hôn Chênh chếch nửa bóng trăng suông Cô liêu... một chiếc vô thường nhẹ tênh
13 Tháng Tư 201512:17 SA(Xem: 28363)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh SÀI GÒN NGÀY TRỞ LẠI - Nhạc Lê Tín Hương - Ca sĩ Anh Dũng Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
13 Tháng Tư 201512:03 SA(Xem: 26218)
Mỗi tháng Ba về, tôi nhớ anh… Mặt trời bên ấy, phải rạng rỡ hơn bên này? Có chắc gì “bên này” vui hơn “bên ấy”? Có chắc gì, tôi hạnh phúc hơn anh?
12 Tháng Tư 20159:05 SA(Xem: 23405)
Tụi anh bi giờ vậy đó cô Mai, hễ muốn “rụng” giờ nào là rụng, đâu ai biết trước được? Nên mỗi khi có dịp gặp gỡ “mầy tao, mầy tớ” với nhau như hồi đi học, tụi anh cảm thấy hạnh phúc gì đâu…
12 Tháng Tư 20151:23 SA(Xem: 25919)
Tháng Tư Mẹ buồn lặng lẽ. Nhìn ba con như chiếc lá khô vàng. Những chiếc lá tháng tư bay tứ tán hoang mang Trên biển, trên rừng, trên đường di tản. Bài lịch sử con học trên trường cùng bạn. Đã không thật thà, chính xác , rõ ràng.
12 Tháng Tư 20151:16 SA(Xem: 30564)
Bao nhiêu năm nữa biển vẫn màu xanh, Đẹp cho đời thường cho người thơ mộng, Bao nhiêu năm nữa biển còn dậy sóng, Trong lòng những người vượt biển năm xưa.
12 Tháng Tư 20151:05 SA(Xem: 30566)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 201512:56 SA(Xem: 28264)
Nghe nói nhóm người phương Bắc đến San bằng Dốc Nhỏ, đắp sân Gôn Mây chiều lãng đãng vương đầu ngõ Tiếng cú đêm đêm khản giọng buồn
12 Tháng Tư 201512:24 SA(Xem: 28096)
Cây xanh nhờ máu dân mầy Nước ngàn sông ngọt nhờ thây chết nhiều Việt Nam mầy khát khao yêu Nhưng đau xót những thân yêu không về !
11 Tháng Tư 201511:13 SA(Xem: 19709)
Sau đó hai mẹ con ôm nhau cười.” Chị cũng kể một câu chuyện thương tâm mà chị nghe được trên đường từ Bắc trở về. Nó còn địa ngục hơn là địa ngục chị đang sống.
11 Tháng Tư 20156:25 SA(Xem: 27622)
Bốn mươi năm về thăm trường cũ Nhìn cổng NGÔ QUYỀN mắt chợt cay Hàng cây nghiêng bóng che đầu bạc Gió chuyển mùa buông tiếng thở dài...
07 Tháng Tư 201511:59 CH(Xem: 25637)
... cùng chia sẻ với gia đình người bạn, người em những mất mát, bệnh tật và những lo toan khi đối diện những bài toán nan giải của cuộc đời. Trong chốn thinh lặng nào đó, tự hỏi riêng mình… Đời có vui?
07 Tháng Tư 20154:19 SA(Xem: 28939)
Bốn mươi năm đủ dạ thưa Nhìn nhau tóc trắng theo mùa nhớ thương Tháng tư chớp bể mưa nguồn Rừng xưa đâu dễ vùi chôn phận người Ngồi buồn giọt lệ tuôn rơi...
07 Tháng Tư 20151:18 SA(Xem: 27152)
Có những tình cờ trong cuộc sống để lại một dấu ấn suốt đời mang theo. Xin được ghi lại vài nét của một trong những chuyện không bao giờ quên trong lịch sử thuyền nhân.
06 Tháng Tư 201511:40 SA(Xem: 20694)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Bài " Ma Femme" Ca sĩ Claude Bazotti - Hạnh Phạm thực hiện youtube Video clip - Hạnh Phạm
06 Tháng Tư 201511:40 SA(Xem: 27128)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Nhạc phẩm "Cỏ Vẫn Xanh" trình bày Sĩ Phú
06 Tháng Tư 20157:36 SA(Xem: 24881)
Anh về quê cũ, dù Xuân muộn Xin giữ cho nhau giọt nắng tàn Giọt nắng một thời vương áo trận Theo mình chiến đấu giữ giang sang!
06 Tháng Tư 20157:31 SA(Xem: 28216)
Mong lắm nhé, ngày bên sông đầy gió, Để tóc bay, chờ ai đến bâng khuâng. Trời tháng tư, nắng sao vẫn miệt mài, Tôi vẫn đợi, bên dòng sông trôi mãi.
06 Tháng Tư 20157:28 SA(Xem: 29176)
Anh mang uất ức nén trong câm nín. Để ngậm ngùi kéo xác bạn đi chôn.
03 Tháng Tư 201511:42 SA(Xem: 17722)
Tôi không yêu nổi chính con người tôi, tôi còn có thể yêu nổi được ai. Và như vậy nếu không ai yêu tôi, không yêu nổi tôi, điều đó cũng chẳng có chi là lạ.
03 Tháng Tư 20157:12 SA(Xem: 39056)
Rất cảm ơn gió đã trả chị về Tiếng nói Dạ Lan một thời yêu dấu Dẫu xuân thì đã úa tàn trên tóc Giọng nói ngày xưa vẫn thế ngọt ngào.
29 Tháng Ba 20151:09 SA(Xem: 36428)
Em về đâu cô bé tóc cột nơ Đứng ngắm cụm hoa vàng bên cửa sổ Mai sau khóc những roi đòn định mệnh Có người về lau nước mắt bơ vơ (Trích “Tuyển Tập Thơ” NGÔ TỊNH YÊN - sắp phát hành)
29 Tháng Ba 20151:06 SA(Xem: 25945)
Xin cám ơn Khánh Minh đã cho tôi một cảm nhận rất cụ thể rõ rệt về “cái-đang-là” của một “Mái Ấm”. Cám ơn ngôn ngữ trong veo của Khánh Minh đã giúp tôi tái hiện lại một vùng “Ký Ức của Bóng”
29 Tháng Ba 201512:32 SA(Xem: 30039)
Tôi tự trách tôi. Nếu ngày đó tôi đừng chú ý gì nhiều đến em (dù đồng hương), tôi không để những tình cảm, xúc động lan tràn quá nhiều đến em, ... Hôm nay chắc có lẽ tôi cũng chẳng phải cảm thấy gì hơn.
28 Tháng Ba 201511:00 CH(Xem: 27828)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Gửi Người Em Gái Miền Nam" - Nhạc Đoàn Chuẩn - Anh Dũng trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 20154:37 SA(Xem: 17273)
Tôi tên là Giang Đồng Nai, tên cũ là Giang Phước Long, tên thân mật là Sông Đồng Nai. Thưa bà con cô bác mấy tháng này tôi đau đớn quá, vì hàng vạn tấn đất đá đã trút lên thân thể của tôi
28 Tháng Ba 20154:26 SA(Xem: 31593)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HUẾ MỘT LỜI HẸN CHƯA THÀNH- Thơ Trần Kiêu Bạc - Nhạc Nguyễn Hữu Tân - Hồng Vân diễn ngâm
28 Tháng Ba 20152:40 SA(Xem: 30657)
Sao nở chặt đi những hàng cây. Những hàng cây xanh chứng nhân lịch sử. Là yêu thương là ấm mát thân yêu. Kỷ niệm anh dìu em vào những buổi chiều.
28 Tháng Ba 20152:17 SA(Xem: 29650)
Ngồi buồn nghĩ lại mà thương. Đời trôi muôn nẽo vô thường phút giây. Còn trong máu nóng tim nầy. Cho xin sống lại tuổi hai mươi buồn. Chợt nghe nắng xế chiều buông...
28 Tháng Ba 20152:07 SA(Xem: 29557)
Đại dương xa cách đôi bờ, Vượt ngàn vạn dặm đâu ngờ gặp đây? Thơi gian trôi tựa như mây, Mong ngày "gặp lai"ngất ngây Xuân Hồng.
27 Tháng Ba 20159:01 CH(Xem: 28415)
Mẹ đi chấm thi xa Gửi bé về nhà bà Vào ra bà nhắc mãi "Cháu đừng đi đâu xa"
22 Tháng Ba 20155:44 SA(Xem: 30559)
rồi năm tháng sẽ qua như mùa Đông đã hết, em vẫn cứ hoang mang về một nỗi buồn không biết vì sao? bắt đầu từ lúc nào? bởi không ai giải thích.
21 Tháng Ba 20152:11 SA(Xem: 28584)
Ở cuối con đường mưa rất nhẹ. Nghiệng vai thầm gôi tiếng ai về Có buổi đứng chờ theo hạnh phúc Chở đầy vào mắt biếc thơ ngây
20 Tháng Ba 20154:49 CH(Xem: 31154)
Tháng ba, núi khóc sông buồn Chia tay Đại Lộ Hoàng Hôn đỏ màu Hẹn ngày về lại Chu-Pao Plei-Ku, phố núi cao cao đứng chờ...
20 Tháng Ba 20154:29 CH(Xem: 26799)
Đầu Xuân vang dậy tiếng cười, Mừng nhau cạn chén cho đời nên hương. Dù cho xa cách muôn phương, Hãy luôn liên lạc, tình thương chan hòa.
20 Tháng Ba 20153:55 CH(Xem: 28277)
Tôi hằng tin ba trăm năm sau và thêm nhiều lần ba trăm năm nữa, thi phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với nhân gian…
20 Tháng Ba 20152:34 CH(Xem: 26340)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "MƠ HOA"- Nhạc Hoàng Giác - Ca sĩ Ngọc Bảo Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Ba 201511:21 SA(Xem: 17381)
.....Máu của cả một dân tộc đổ xuống, xương của nhiều thế hệ xếp lại để cho cả bọn mua bán quyền lực đưa đẩy đến ngày Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm.
15 Tháng Ba 20151:07 SA(Xem: 28289)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức : CHÀO EM MÙA ĐÔNG - CHIẾC LÁ MÙA ĐÔNG - TIỄN NHAU MÙA ĐÔNG - MÙA ĐÔNG VÀ MÂY XƯA - GỌI NHAU MÙA ĐÔNG - ĐÔI TAY MÙA ĐÔNG - DẤU CHÂN MÙA ĐÔNG - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông
15 Tháng Ba 201512:03 SA(Xem: 30772)
“Người Biên Hòa dù sống nơi đâu cũng là đồng hương Biên Hòa”. Cảm nghĩ chân thật của giới trẻ Lưu Tuyết Hương như đã nói lên được sự mong ước sự đoàn kết thương yêu và quý mến của người Biên Hòa.
14 Tháng Ba 20158:17 CH(Xem: 27264)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh XUÂN THÌ - Nhạc Pham Duy - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Ba 20154:19 CH(Xem: 20926)
Cho nên bạn hãy yên tâm khi kết bạn với người nẫu. Họ thiệt thà, chơn chất nhưng tốt bụng. Họ sẽ là những người bạn đáng tin cậy. Hãy tin tui đi. Vì tui cũng là "người nẫu"
14 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 21546)
Nhiều đêm tôi nghe có tiếng gõ cửa nhưng tôi không buồn ngồi dậy. Kệ nó. Chẳng phải là công an đâu. Nếu công an nó đâu để mình yên. Có lẽ một ông quen nào đó. Chờ lâu không thấy trả lời rồi họ cũng đi thôi.
14 Tháng Ba 20153:12 SA(Xem: 29628)
(Tặng Phẩm & Lynh) Anh như mây trắng trên trời, Nay đây mai đó cuộc đời thênh thang. Nỗi buồn riêng để Em mang, Những ngày "Xa vắng" Em sang "bên nhà"
14 Tháng Ba 20152:01 SA(Xem: 29876)
Mùa Xuân chị về thăm quê. Dù cho năm tháng bộn bề áo cơm. Mây mùa đuổi bóng hoàng hôn. Nghe chừng nước mắt thôi dồn bờ vai.
13 Tháng Ba 20158:44 CH(Xem: 27274)
Một nỗi đau nào ai có hay ! Phượng Hoàng đã khuất cuối đường bay Ta tìm mộng cũ trong đêm vắng Hồn chuốc cơn sầu giữa rượu cay