Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TÔI ĐI HỌC

28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16640)
Nguyễn Thị Thêm - TÔI ĐI HỌC

 TÔI ĐI HỌC


toi-di-hoc- 

Tôi ngồi trước bàn máy. Buổi trưa trời Cali  nắng như thiêu đốt. Nhìn trên tờ lịch, thời gian nộp bài cho đặc san gần hết. Tôi suy nghĩ phải viết gì cho "Long Thành một thời để nhớ, kỷ niệm khó quên"  (Tôi đã không viết từ 3 tháng nay vì đi du lịch lại mỗ mắt.) Thôi thì "Quay về kỷ niệm những ngày còn thơ". Tôi xin viết về những ngày tôi đi học, con bé mặc quần sọt áo sơ mi, tóc húi cua con trai ôm quyễn vở vỡ lòng đến lớp...

Con đường học vấn của tôi gắn liền với ngôi trường Trung học Long Thành . Ngôi trường thân yêu có thầy cô, bạn bè và chuỗi dài những ngày học hành vui vẻ nhiều kỷ niệm nhất.

Quận lỵ Long thành là quê hương của tôi, một vùng đất hiền lành, trù phú. Những xã xung quanh  mát mẻ với các vườn trái cây trĩu quả, ngon ngọt. Những ruộng lúa mầu mỡ, phì nhiêu cho năng xuất cao. Những sở cao su thẳng tắp đem lại nguồn kinh tế dồi dào.

Tôi nhớ khi tôi học hết lớp nhì trường Bình Sơn, thì tôi được ra trường vì trường hết lớp. Bởi vì trường chỉ vỏn vên có bốn lớp tiểu học.

Lớp bét tức lớp một tôi học với chị Ngẫu, một cô giáo rất hiền. Cô là con gái của ông thầy giáo già hiệu trưởng. Tụi học trò lúc đó thương cô Ngẫu như là chị vì cô rất mến trẻ con.  Lớp bét là lớp vở lòng đầu tiên của con nít nhà quê bắt đầu rời vòng tay mẹ, vì thời đó không hề có các lớp mầm, chồi hay mẫu giáo. Học lớp một để làm quen với các mặt chữ và con số. Tập ráp vần và đánh vần.

Lên lớp tư tức lớp hai ngày nay, tôi học với chị Duyên cũng là con gái của thầy giáo già. Chị Duyên là em chị Ngẫu nhưng tính tình khác chị rất nhiều. Chị cũng chưa chồng , hay nóng nảy, gương mặt lúc nào cũng nghiêm khắc, khó đăm đăm. Đứa nào học cũng sợ chị Duyên vì chị đánh đau lắm. Lên bảng mà viết  hay làm toán sai thì lập tức bị chị nắm đầu dọng vô bảng ngã cái rầm. (Vì bảng ngày xưa được dựng đứng lên cái giá có 3 cái chân ). Anh Sáu của tôi một lần làm bài toán tại bàn, chị đứng sau lưng thấy sai, thay vì chỉ hay chờ ảnh nộp bài rồi phạt, chị nắm đầu anh ấy dọng xuống bàn gãy một lượt mấy cái răng cửa.

Tôi không bị chị Duyên đánh vì tôi vốn nhát đòn nên cố gắng học, ngoan  ngoãn và làm toán cẩn thận. Tôi được chị Duyên rất thương, nhưng mấy cái răng gãy của anh tôi làm tôi sợ chị ấy vô cùng. Tôi học lớp chị Duyên cuối năm được hạng nhất. Nhưng tôi không nhớ tôi được lãnh thưởng những gì.

 

Lớp Ba học với Cô Ba Bột. Tôi không hiểu vì sao cô có cái tên đó. Chỉ biết cô lớn tuổi và gia đình ở Long Thành. Ba má tôi thân quen với bên chồng cô Ba. Cô hiền và dạy học trò cũng rất tận tâm. Buổi sáng cô có giang xe chở dân cạo mũ từ Long Thành vào Bình Sơn đi làm  để tới lớp. Buổi chiều cô lại có giang xe dân cạo về lại Long Thành.

Thực tình tôi không có ấn tượng gì ở lớp cô Ba. Có lẽ không có gì đặc biệt để nhớ. Tôi học cô Ba cuối niên khóa được hạng nhất, chủ sở cho xe chở học trò hạng nhất các lớp ra quận Long Thành lãnh thưởng. Năm đó tôi được thưởng một cái cặp và rất nhiều sách vở. Nhưng khi tựu trường, tôi mới biết đứa hạng nhì trong lớp được nhận phần thưởng từ chủ Tây nhiều gấp mấy lần phần thưởng của tôi.

Lớp nhì là lớp của thầy giáo Lượm, nhưng không  đứa học trò nào dám gọi đích danh tên thầy. Cứ nói học lớp thầy là ai cũng hiểu là học lớp nhì, là lớp lớn nhất của ngôi trường này.

Thầy Lượm là ông giáo già rất có oai. Ông là Hiệu trưởng, là ba của 2 cô giáo xinh đẹp và cô cô con gái út làm việc tại văn phòng. Nên mọi người trong làng tôi rất kính trọng, coi như đó là một gia đình danh giá lúc bấy giờ.

Thầy đi dạy bằng chiếc xe đạp kiểu mới, áo quần âu phục tỉnh tươm, mắt đeo kính trắng trông rất đạo mạo. Khi có thanh tra người Pháp về viếng trường, thầy nói tiếng tây như gió.

Tôi không nhớ năm lớp ba chúng tôi có học tiếng Pháp không, nhưng lên lớp thầy là phải học văn phạm và thơ bằng tiếng Pháp. Lịch sử Pháp cũng có học sơ sơ. Chúng tôi phải học thuộc những bài thơ ngắn tiếng Pháp. Ở trong làng cứ mờ đất cha mẹ dậy nấu cơm sớm để ăn và đem đi làm thì con cái cũng phải dậy học bài. Từ nhà này sang nhà kia, tiếng học trò đọc bài vang lên ấm cúng. Khi nghe trăm inh ỏi tiếng Tây thì chắc mẻm là nhà đó có con học lớp nhì, sang năm sẽ đi thi lấy văn bằng Tiểu học.

Một năm ở lớp thầy giáo Lượm tôi nhớ nhiều thứ. Tất cả cứ hiện về như một khúc phim hay.

Hồi đó thầy trò đều viết bằng bút phải chấm mực. Có lẽ bây giờ con cháu tôi không  biết đến loại viết đó. Cây viết được bán với cán riêng và ngòi bút riêng. Ngòi bút có thể rút ra khỏi cán và thay đổi ngòi bút mới Muốn viết chữ cho thanh, nét nhỏ, đẹp thì ngòi bút phải mới. Nếu muốn viết chữ to và đậm nét hơn thì đè ngòi bút xuống cho tà đi một chút. Muốn viết chữ kiểu cọ, to bản thì dùng ngòi viết rông. Còn ngòi viết mà bị rè hay bị gãy một bên thì vô phương cứu chửa. Nó đâm lủng vở, chữ viết không ra.

Học trò phải dùng mực xanh hay mực tím để viết bài. Mực được bán từng viên, mua về  đổ nước vào ngâm. Thời chúng tôi bình mực bằng sành, nhưng sau này người ta làm sẳn bán nguyên bình với kiểu tròn có quay xách. Bình bằng nhựa và khó đổ ra ngoài. Đôi khi tôi cũng hái trái mồng tơi rồi bóp ra pha nước làm mực tím.

 Muốn viết chữ không lem thì phải dùng giấy chậm. Chậm cũng phải từ từ, nếu gấp gáp thì mực sẽ lem ra, coi chừng bị thầy phạt hay bị cú đầu. Thầy giáo già dùng mực đỏ để chấm điểm hay sửa bài. Đứa nào học mà quyễn vở bị phê đỏ lòm thì chắc chắn về nhà sẽ bị đòn và ở lớp bị thầy khẻ tay.

Thầy có một con cóc bằng đá đặt trên bàn viết. Mỗi khi chấm bài thầy hay phóng nhẹ ngòi bút vào con cóc để ngòi viết êm hơn. Thầy viết chữ rất đẹp, nhất là các chữ viết rông.
 

Ngày xưa cha mẹ đem con đến trường đều gửi gấm thầy cô bằng câu nói:

_" Nhờ thầy chỉ dạy dùm cho cháu. Nó hư thầy cứ đánh thẳng tay. Không thầy đố mày làm nên. Trăm sự nhờ thầy"

Và thế ông thầy giáo già này có nhiều chiêu đánh học trò vô tiền khoán hậu.

Thầy có ba cây roi mây. Một cây thật dài dùng bắt học trò nằm dài xuống đánh đít.Thường là tội trả bài không thuộc. Thầy bắt từng đứa nằm dài xuống đất và tùy theo tội mà đánh bao nhiêu roi. Đứa nào khôn thì nằm gần thầy, tầm roi quất sẽ ít đau hơn. Ở gốc cây roi là củ mây. Đứa nào nói chuyện trong lớp, thầy chỉ đứng ở xa nhúng nhẹ ngọn roi, đầu củ mây sẽ nhiểu xuống đầu cái tróc, đau thấu óc o.

Cây roi mây thứ hai ngắn hơn dùng để khẻ tay nếu viết chính tả sai, hoặc quất vào mông nếu lên bảng làm toán không đúng. Đứa nào nhát gan thụt tay lại thì y như rằng bị khẻ gấp đôi, hay không trúng giữa bàn tay mà lướt qua mấy ngón còn đau gấp bội.

Cây thứ ba ngắn nhất , độ chừng 3 gang tay nhưng cái củ thật to. Đây là củ mây "Tử thần" dùng để khẻ lên đầu những ngón tay chúm lại. Hình phạt này dùng để trị học trò về vấn đề vệ sinh. Áo quần, vở học  lem luốc, móng tay không cắt hay bàn tay để dơ, chân không mang dép thì phải chịu hình phạt này. Có lẽ trong các hình phạt, trò khẻ vào đầu 5 ngón tay chúm lại là nguy hiểm và đau nhất.

Ngoài ra còn có những hình phạt khác như quỳ xơ mít, thụt dầu, kéo lỗ tai hay phạt chạy vòng quanh sân, Chưa kể đến phạt làm cỏ ve sân trường. Cũng có đứa bị phạt phải lau xe đạp của thầy hay phải chép phạt mấy trăm câu.

Thầy rất thích cho học sinh làm toán chạy. Thầy viết đề toán lên bảng rồi lại bàn gỏ thước một cái thật to. Ở dưới học sinh làm thật nhanh ngoài nháp,  ai xong trước giơ tay lên. Thầy gọi lên bảng để giải. Trúng cả lớp vỗ tay,khen thưởng. Thầy lại cho đề mới.

Phương pháp này cũng ứng dụng cho bài tập làm trong lớp. Ai nộp trước nhất và trúng  được thầy khen thưởng. Đôi khi thầy cho thay thế thầy khẻ tay mấy đứa làm sai.

Trường tôi chỉ có 4 phòng học cho 4 lớp. Hồi đó học buổi sáng , tan lớp về nhà ăn cơm, ngủ một giấc, chiều đi học tiếp. Tới lớp đứa nào còn mơ màng ngủ gật thì chắc mẻm sẽ bị "củ mây thần chưởng " cốc vào đầu.  Nhà tôi rất gần trường nên không cần đi sớm. Mấy đứa nhà ở cuối làng ăn cơm xong phải lo đi học buổi chiều. Nếu đi học trễ thầy sẽ bắt phạt thụt dầu hay chạy vòng quanh sân. Tới lớp sớm thầy chưa tới  rũ nhau chơi đánh đáo, bắn cu li, đá cầu hay rượt đuổi. Thầy tới, sắp hàng vào lớp, đứa nào nhem nhuốc là bị phạt khẻ đầu ngón tay hay quỳ gối.

Thường thường thứ năm là ngày làm "cỏ ve" Bây giờ tôi không nhớ tiếng Pháp viết thế nào, nhưng thứ Năm là ngày làm vệ sinh trường lớp hay vệ sinh công cộng. Có khi xuống chùa phạt cỏ dùm Sư Cô, có khi lượm rác hay quét con đường xuống nhà thờ. Cũng có khi quét rác cho khu vực chợ. Nói chung ngày đó thầy trò các lớp ba và lớp nhì phải chuẩn bị  quần áo, nón đi lao động.

Nói tới trường Bình Sơn tôi có một kỷ niệm để đời vừa vui vừa gớm. Hồi đó phía sau dãy lớp trường tôi là nhà vệ sinh. Nói nhà cho oai chứ thật ra chủ tây cho đào một cái hầm có mái tôn che. Trên hầm gát những thanh gỗ cho học sinh ngồi lên tiêu tiểu, chia một bên nam, một bên nữ. Nhà cầu cũng không gần trường mấy nên dù ở giữa trời nhưng không bay mùi vô lớp. Ở dưới hầm vòi lúc nhúc ghê khiếp lắm. Lâu lâu chủ tây cho người tới rải vôi theo yêu cầu của thầy.

Nhưng nói chung vấn đề vệ sinh cho học trò không được như ngày nay. Học sinh, nhất là các lớp nhỏ, con gái mắc tè cứ ra sân sau ngồi xuống làm một bãi rồi vào lớp học. Con trai thì tự nhiên kéo quần xịt vòi rồng bằng thích. Nhiều khi cả mấy đứa rũ nhau đi tiểu một lượt, thi đua xem ai phóng xa hơn.

Hôm đó thằng Là xin thầy đi cầu. Tới giờ trả bài "Học thuộc lòng" cũng không thấy nó đâu. Thằng biết tỏng thằng này là đứa hay quên bài nên bắt mấy đứa ra cầu tiêu kêu nó vô trả bài. Mấy đứa ra nhà cầu không thấy nó đâu. Nghe tiếng kêu mới hay nó bị lọt xuống cầu tiêu vòi bu thấy ớn., Mấy đứa lớn dùng sào kéo nó lên. Mình mẫy nó đầy cứt. Vừa thúi, vừa dơ. Thầy cử hai đứa ôm sách vở  hộ tống nó về tắm rửa và cho ở nhà luôn. Từ đó thằng Là có biệt danh "Thằng Là lọt cầu tiêu".

Không biết thằng Là bây giờ ra sao? còn sống hay đã chết, nhưng tên nó và kỷ niệm ngày xưa thời còn bé tôi không thể nào quên.

Thầy tôi đã chết từ lâu lắm. "Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ" . Những hình ảnh về thầy tôi nhớ hoài trong ký ức. Thầy không dữ, thầy chỉ nghiêm khắc dạy học trò. Tôi chưa bao giờ thấy cha mẹ bạn nào lên mắng vốn hay phiền hà thầy. Thầy cũng chưa đánh đứa nào chảy máu. Thầy hiện thân của một nền giáo dục nghiêm trị, dùng hình phạt để bắt học sinh phải chăm chỉ sách đèn.

Chúng tôi sợ, nhưng yêu kính thầy. Thấy thầy đàng xa là đã đứng lại, giở nón và khoanh tay kính cẩn cúi đầu chào khi thầy đến gần. Được thầy gọi lên nhờ một việc gì là mừng lắm. Ngày tết Nguyên Đán hay Tết Đoan Ngọ ba má tôi đều chuẩn bị lễ vật đến biếu thầy.  Dù thầy, cô có đánh con cái thế nào ba má tôi cũng không phàn nàn hay phiền lòng. Đó là phương pháp dạy con của thế hệ ba má tôi.

Năm đó tôi được nhất lớp. Thầy gửi danh sách học sinh danh dự ra quận Long Thành lãnh thưởng. Tôi về nhà ôm một mớ vở học và cái cặp táp được gói giấy kiếng rất đẹp. Nhưng phần thưởng đứa hạng nhì lãnh ở Bình Sơn là cây viết máy, cặp đẹp hơn và nhiều món quà giá trị từ chủ Tây.

Nhờ thầy nghiêm, khó và dạy tận tâm, chúng tôi học hết lớp nhì ra trường quận Long Thành học lớp Nhất, đứa nào cũng học giỏi toán, tập vở sạch sẽ và rất ngoan ngoãn

......

Tôi học hết lớp nhì trường làng được ra học lớp Nhất trường Quận. Tôi học ở lớp Nhất A do cô Ba đảm trách. Ai cũng nói cô Ba là khó và dữ  nhất của trường Tiểu Học Long Thành thời bấy giờ. Nhưng thú thiệt học trò Bình Sơn chúng tôi cái khó của cô Ba có nhầm nhò gì so với ông thầy giáo Lượm ở lớp Nhì Bình Sơn.

Cô Ba rất đẹp, có thể là cô giáo đẹp nhất trong cả đời đi học của tôi. Ngay từ lúc còn bé tôi đã thấy cô có con mắt và màu da ngăm ngăm thật lạ. Nụ cười cô hơi xếch một chút nhưng tươi thắm, rực rỡ. Chồng cô Ba làm thầy ký ở sở Bình Sơn, nên người ta hay gọi cô là "Cô Ba Xuân".

Cô Ba dạy học trò rất nghiêm. Vở học phải sạch, phải đánh số mỗi trang để không bị cái cảnh học chưa đến đâu mà quyển vở bị xé chỉ còn vài trang. Mỗi tựa bài phải viết hoa hay gạch đít đàng hoàng. Mỗi ngày theo thời khóa biểu, bài tập đọc , đức dục, toán phải được một học sinh chữ đẹp viết lên bảng trước rồi che lại. Khi cô vào lớp tới bài ấy mới giở ra.

Lúc mới nhập học không quen bạn nào, lại lo sợ mình dân nhà quê, tôi lơ tơ mơ lắm. Một thời gian sau tôi có nhiều bạn, nhưng tôi thân với nhỏ Yến nhất. Nó người Bắc, nhà ở sở Ship mà lúc ấy hay gọi là Sở Bà Đầm. Tôi hỏi nó:

-" Hồi đó mới vô học cô Ba, tao thấy có con nhỏ bị băng bột ở cánh tay hay lên viết bảng. Nó bây giờ còn học không vậy?" Nhỏ Yến cú đầu tôi một cái rồi cười ngất

-" Tao đó chớ ai. Hồi đó tay tao băng bột vì bị xe đụng"

Tôi với nó thân nhau từ hồi học lớp Nhất cô Ba cho đến bây giờ là đã gần 60 năm.

Lớp Nhất A chúng tôi ngày đó học sinh rất kỷ luật. Lớp học im phăng phắc, học trò nghe lời cô giáo không nói chuyện ầm ĩ như các lớp khác. Mỗi khi cô có việc đi lên văn phòng, trưởng lớp điều hành cả lớp chăm chỉ làm bài tập. Giờ thể dục cũng vậy,  lớp Nhất A là lớp luôn đứng đầu về trật tự và học giỏi ở trường Tiểu học Long Thành.

Năm lớp Nhất tôi cũng được lãnh thưởng và cuối năm thi đậu bằng Tiểu học. Khi thi tuyển vào lớp Đệ Thất trường Trung Học Long Thành tôi đã đậu thủ khoa.

Cô Ba đối với tôi ngoài là một người thầy, cô còn là ân nhân đã thuyết phục ba tôi cho tôi học tiếp. Cô chỉ có một yêu cầu là tôi tặng lại cho cô những quyển vở tôi đã từng học cô trong năm học lớp Nhất. 

Nếu hỏi trong đời học sinh của tôi, ai là người thầy tôi nhớ nhiều nhất thì tôi xin trả lời là Ông thầy giáo Lượm và cô Ba Xuân. Cô Ba là một phụ nữ đoan trang hiếm có. Cô là một người vợ hết sức phục tùng chồng, một người mẹ thật tuyệt vời đã hy sinh cho con bằng tất cả trái tim. Tôi không thể tưởng tượng nỗi nghị lực nào khiến cô chịu đựng những bi ai của đời sống được như vậy. Cô đã phải săn sóc cho ba đứa con bệnh nằm một chỗ trong căn nhà chật hẹp khi tuổi đã cao.

Cô đã chứng tỏ phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ Việt Nam. Một nghị lực phi thường để đối diện với bao gian lao vất vả. Con cô đã có một người mẹ phi thường. Bây giờ các con cô đã yên bình nằm xuống . Cô thư thả sống những ngày cuối đời trong sự kính yêu và thương mến của các học trò. Cô mãi là tấm gương đức hạnh cho chúng tôi noi theo.

.......

Vì gia đình tôi nghèo và đậu cao nên tôi đã được học bổng trong suốt 4 năm Trung học. Ngôi trường Trung Học Long Thành là nơi tôi gắn bó và có nhiều bạn bè nhất. Lúc đó trường mới thành lập được một năm. Chúng tôi là năm thứ hai. Các thầy cô đa phần từ thành phố xuống dạy. Chỉ duy nhất có thầy Kiệt là dân bản xứ.

Mới đầu chúng tôi phải học ở một phòng mượn tạm của trường Tiểu Học Long Thành,  sau đó mới chuyển xuống khu vực hiện nay. Văn phòng trường như cái miễu nhỏ, ông Hiệu trưởng là thầy Huỳnh Trung Trực vừa mập vừa lùn. Thầy có chiếc xe vespa xập xệ nhưng cũng đáng giá lúc bấy giờ. Vợ thầy hình dáng cũng phúc hậu như thầy. Bầy con khá đông, tròn như hột mít. Cả nhà nhiều khi chất lên chiếc xe chạy phành phạch trên đường, trông thật tiếu lâm.

Nghe đâu thầy đã bị bắn chết năm 1975 lúc CS tràn vào tấn công phố Quận.

Phụ trách văn phòng là thầy Kham và cô Nghiễm. Các thầy giáo bây giờ tôi cũng không còn nhớ  hết tên. Tôi chỉ nhớ  thầy Phúc lùn lùn phụ trách thể dục. Thầy hiền ơi là hiền. Có một dạo thầy ở trọ ở chùa Phước Lộc, gần khu vực nhà Phạm Ngọc Tình. Tôi nhớ lúc ấy thầy nuôi con Bọ trong cái lồng kiếng. Thức ăn cho nó là cốm bắp. Mãi về sau này tôi cũng không thấy ai nuôi như thầy và cũng không biết thầy nuôi để làm gì.

Tôi không nghe tin tức gì về thầy Phúc. Còn thầy Kham hiện đang ở Mỹ. Cô Nghiễm hình như đã mất.

Tôi nhớ  rõ ràng cô Hảo dạy toán. Cô rất nghiêm, đi lúc nào cũng nhìn thẳng trước mặt. Cô đi tới lớp là vào dạy, tan giờ là đi thẳng về nhà. Cô ít lên văn phòng chuyện trò, đùa vui với các bạn đồng nghiệp. Toán cô dạy khá khô khan và đôi lúc cũng khó hiểu. Nhưng hiểu hay không là tùy học trò, về nhà phải tự tìm tòi làm bài tập thêm. Hôm sau theo giáo án cô tiếp tục dạy bài mới.

Sau này cô kết hôn với thầy Ngọc và có được ba con trai.

Rất tiếc, cuộc sống cô sau này không được như ý. Thầy Ngọc mất, hai con trai đều bị bệnh, cô phải chăm sóc. Chỉ có một em còn khỏe mạnh theo nghề dạy học.  Lưng cô còng xuống theo năm tháng trông thật đau lòng. Nhìn hình cô tôi lại nhớ đến cô giáo Hảo ngày xưa, một thời xuân sắc. Cô cũng là một bà mẹ vất vả vì con. Cuộc sống của cô cũng khá khó khăn, nên các đồng nghiệp và  cựu học sinh THLT thường xuyên giúp đở cô về tài chánh.

Thầy Hùng dạy chúng tôi Việt văn năm Đệ Lục. Ông thầy này về trường dạy không bao lâu thì đổi đi. Điểm đáng nhớ về thầy Hùng là thầy có nước da ngâm ngâm và hình như thầy lai Ấn Độ.

Tôi nhớ một kỷ niệm về thầy Kiệt. Năm đó thầy dạy Vạn Vật cho lớp chúng tôi Thầy nổi tiếng là khó. Hồi đó tôi  là học trò giỏi, bài học lúc nào cũng thuộc. Thế mà có một lần má tôi tin dị đoan, nghe đồn đoán Bà rất linh nhay nhập đồng trên núi Thị Vải. Ai có bệnh hay cần gì xin bà sẽ giúp. Lúc đó một người em họ của tôi bị bệnh nặng.. Má và dì tôi dẫn tôi  và em ấy đi cầu Bà. Mẹ con tôi  thức cả đêm trong biển người để chờ Bà nhập. Tôi nhớ khi đưa đứa em bị bệnh trước mặt một bà đang gục gặc vì Bà lên. Chưa kịp nói gì thì Bà phán một câu xanh dờn:

-" Bà làm phép nè!  Hu la hu la... Mở miệng ra... Hãy đem nam về đi. Ngày mai nam sẽ nói được"

Úy trời! Em họ tôi nói như két. Nó chỉ bị bệnh chứ đâu có câm.

 

 Hôm sau tôi đi học gặp giờ vạn vật thầy Kiệt. Tôi sợ quá vì không thuộc bài, thầy mà kêu lên thì chết. Thế là tôi thu hết can đảm đến trước thầy thú thiệt mọi sự. Tôi hứa sẽ trả bài kỳ sau. Thầy bảo tôi về chỗ ngồi rồi thầy bắt đầu dạy. Thầy truy bài rồi giảng bài mới. Còn tôi  gục xuống bàn ngủ say sưa không biết trời đất gì cả. Thế mà thầy không phạt cũng không la rầy tôi. Xem ra thầy cũng thương và thông cảm với học trò. Cám ơn thầy nhiều lắm.

Về Sử Địa chúng tôi học thầy Ẩn. Thầy cao lớn và cũng rất dễ mến. Nhưng rất buồn là thầy đã khuất núi.

Chúng tôi học vẽ và nhạc với thầy Ri. Ông thầy có biệt danh "Cà Ri Gà" Bởi lẽ thầy là người đầu tiên ở Long Thành dám kết hôn cùng học trò là chị Dậu. Hiện giờ thầy đã về hưu và sống tại thị trấn Long Thành.

Pháp văn là môn sinh ngữ chính chúng tôi học nhiều thầy trong suốt 4 năm. Thầy Vạn, thầy Vân, cô Kim  Loan và cô Mỹ. Cô Mỹ dạy chúng tôi năm Đệ Ngũ. Cô hiền và dễ thương lắm. Lúc ấy cô đẹp như búp bê. Cô thân thiện và vui tính nên học trò rất mến. Ấy vậy mà cô sống độc thân đến tận bây giờ.  Rảnh rỗi cô đi chùa lạy Phật . Nhóm học trò cũ lớp chúng tôi lâu lâu lại tổ chức đến nhà thăm cô. Cô vẫn lạc quan yêu đời, cười tươi như hoa.

Việt văn chúng tôi học nhiều thầy, nhưng tôi nhớ nhất là thầy Ân. Thầy cao lớn, đẹp trai như công tử con nhà giàu. Cái biệt tài của thầy là có thể nhúc nhích vành tai. Thầy hay làm điệu bằng cách búng ngón tay kiểu cách. Nhưng thầy giảng bài hấp dẫn lắm. Giọng thầy sang sảng, văn thơ cứ thế mà tuôn ra ào ào.

Bây giờ thầy Ân sống cùng cô con gái sau khi người vợ qua đời. Thầy là một ông già độc thân vui tính. Mỗi khi các bạn cựu học sinh THLT có việc tang ma, thăm viếng hay tổ chức họp mặt thì thầy sốt sắng tham gia . Thầy và thầy Kiệt, thầy Ri  là ba ông thầy cũ của chúng tôi còn hiện diện ở quận Long Thành. Mỗi năm chúng tôi đều cử đại diện đến thăm viếng các thầy cô còn liên lạc được. Tình thầy trò THLT mãi không bao giờ phai nhạt theo năm tháng.

Chúng tôi học trò lớp B1 B2 ngày xưa bây giờ lớn tuổi hết rồi, có nhiều bạn nhìn vào còn già hơn cả thầy Kiệt. Mỗi người đều đã nghỉ hưu vui cùng con cháu tuổi về chiều. Nhưng mỗi khi có một bạn ở xa về thăm thì chỉ cần Bạn Hân alô một tiếng thì gia đình B1 B2 lại quây quần vui như mở hội.

......

Tôi học hết Đệ Tứ trường Trung học Long Thành và thi đậu Trung học đệ nhất cấp. Sau đó được chuyển lên học tại trường Công Lập Ngô Quyền tỉnh Biên Hòa. Lên tới đây thì học bổng tôi đã hết.

 

 Lúc đó nhóm học trò  chúng tôi xôn xao chọn ban để học.  Sự chọn lựa quyết định tương lai sau này nên phần lớn nhờ các thầy cô cố vấn. Thầy Kiệt khuyên tôi nên chọn ban A vì tôi chăm học. Cô Hảo nói tôi chọn ban B vì tôi toán cũng khá lắm. Thầy Ân nói tôi nên chọn ban C vì tôi cũng có khiếu văn chương. Suy nghĩ mãi cuối cùng tôi chọn ban C, một ban mà trường NQ mới mở được vài năm sau này.

Học trò trường quận rụt rè ra tỉnh học.Tôi được ba tôi gửi trọ học ở nhà bác Sáu Nga, bạn của ba. Tiền ăn đã có ba tôi gửi cho Bác. Nhà ở bác không tính tiền. Tôi chỉ có việc lo học. Mỗi tháng ba cho về nhà một lần. Quần áo con nhà nghèo vài bộ đủ dùng, không được se sua chưng diện (mà thật ra có tiền đâu mà chưng diện).

Các bạn từ Long Thành lên Biên Hòa học, rũ nhau mướn nhà trọ ở chung thật vui. Tôi xin ba tôi cho tôi đi học ở chung với nhỏ Yến và nhỏ Của, nhưng ba tôi không cho. Nhà bác Sáu có Bạch Tuyết trạc tuổi tôi, em Thu nhỏ hơn tôi vài tuổi. Cả hai chị em đều không thi đậu vào công lập NQ nên đều học ở bán công Trần Thượng Xuyên. Chúng tôi rất mến nhau nhưng sau 1975 thì chúng tôi mất liên lạc. Mới đây tôi đã nhờ Web Ngô Quyền nhắn tin tìm bạn. May quá chúng tôi đã bắt lại nhịp cầu. Tuyết hiện đang ở Mỹ còn Thu vẫn còn ở VN.

Năm tôi học đệ nhị, môn Pháp văn là sinh ngữ chính, nên tôi ghi danh học thêm Pháp văn ở nhà thầy Thạc. Tôi ở Ngã Ba Vườn Mít mà nhà thầy ở tận phía dưới rạp hát Biên Hùng. Buổi chiều, tôi phải đi bộ từ nhà trọ tới nhà thầy rồi đi bộ về. Nhiều khi đi học về trễ, ngang qua mấy quán bar, vài tên Mỹ đen say rượu nghênh ngang trên đường. Tôi sợ quá chạy một mạch, có hôm rớt cả kẹp tóc.

 Để trả học phí, tôi phải nhận giặt và ủi đồ lính Mỹ do một bác hàng xóm đem về dùm. Đồ lính vừa nặng, vừa to. Giặt xong phải nhúng hồ rồi mới phơi. Taychân học trò yếu đuối mõi muốn rớt ra luôn. Thế là sau khóa học thêm tôi giả từ cái nghề "Chà đồ Mỹ".

Hai năm đệ tam và đệ nhị trường Trung học Ngô Quyền, tôi học các thầy:

 Mai Kiến Phúc (Lý Hóa), Nguyễn thất Hiệp (Toán), Đoàn Viết Biên, Thân Trọng Hưng, Hà bích Loan (Việt văn và Hán văn), Đinh Hữu Quyến (Pháp Văn), Lâm Tấn Văn (Vạn Vật), Trần văn Dật (Anh văn) Hồ Bá Vạn (Vẽ ..)....Ngoài ra chúng tôi còn ghi tên học lớp "English for today" do thầy Mongomery dạy.

Thầy Phạm Đức Bảo lúc ấy làm Hiệu Trưởng. Giám thị là cô Giàu và Thầy Bùi Quang Huệ làm Tổng Giám Thị. Thật ra còn nhiều thầy cô nữa nhưng tôi chỉ nhớ được từng ấy.

Điều nhớ nhất ở Ngô Quyền là cô Giám Thị Giàu khá khó tính. Các nữ sinh đi học phải mặc áo lá bên trong để che áo ngực. Guốc cao gót để phải thay đế nhựa thường xuyên, không được để guốc bị mất đế kêu lốc cốc khi lên lầu. Giờ sắp hàng vào lớp, cô đi qua kiểm soát, đôi mắt tinh tế quét một lượt các hàng nữ sinh. Tên nào bị cô chiếu tướng là sẽ bị quát một trận không nể nang gì hết.

Thầy Phạm Đức Bảo trang nghiêm và oai hơn thầy Hiệu trưởng Huỳnh TrungTrực rất nhiều. Thầy giao thiệp rộng, quen biết lớn, có uy và thân hình cao to như lực sĩ. Thầy không nể nang hay kiêng dè bất cứ phu huynh học sinh nào, dù ba em đó làm lớn đến đâu.

Các bạn nam học Ngô Quyền đa phần ở tại thành phố nên tầm vóc quậy phá tinh vi ngang tàng hơn học trò trường quận. Các bạn nữ đã trưởng thành, tuổi xuân hơ hớ,  lại son phấn và ăn mặc hợp thời trang nên bướm ong dập dìu lắm. Thời gian này những cây bút NQ đã phát triển mạnh, tham gia vào các diễn đàn, báo chí hay đặc san các binh chủng trong quân đội.

Những giáo sư của trường Ngô Quyền là những người rất nỗi tiếng. Ngoài giờ dạy ở Biên Hòa, các thầy còn nhận dạy các trường lớn ở Sài gòn. Trong đó nỗi tiếng nhất là nhạc sĩ  Lê Hoàng Long (nhạc phẩm Gợi giấc mơ xưa), Phạm Hồng Duyệt (nhạc phẩm Đường Chiều), Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn Nguyễn văn Lục... và nhiều thầy cô khác tôi không nhớ hết.

Hai năm học Ngô Quyền tôi chỉ thân với Thu Thủy, Thu Mai, Đông. Mặc dù các bạn rất tốt nhưng tôi ít đi chơi cùng các bạn mới. Những người tôi thân nhất vẫn là nhóm bạn cũ Long Thành... Nhất là nhỏ Của và nhỏ Yến. Chúng tôi là bộ ba thân nhau cho đến ngày nay.

Tôi đã đậu Tú Tài 1 ban C một cách khó khăn vì chương trình ban C quả thật nuốt khó trôi. Lớp tôi ngày đó thi đậu chẳng có mấy người. Ngô Quyền không có Đệ Nhất C nên một lần nữa tôi học hết lớp phải chuyển lên Sài Gòn trường trung học Gia Long.

Rồi với tất cả cố gắng tôi lấy được bằng Tú Tài hai và học Sư Phạm để trở thành cô giáo về dạy ngay quận lỵ Long Thành thân yêu.

........

Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.

Năm nay trường ta tổ chức hội ngộ hai năm một lần. Với chủ trương mỗi lần hội ngộ chúng ta biết thêm một địa danh mới, được gặp gỡ các bạn bè Long Thành ở địa phương đó. Chúng ta đã chọn Florida để làm điểm hẹn. Florida là một tiểu bang xinh đẹp,  nhiều đồng hương Long Thành cư ngụ. Là một vùng đất có nhiều vườn cây ăn trái, nhắc nhớ một Long Thành ngày xưa.

Rất tiếc, hoàn cảnh  không cho phép tôi bỏ ông chồng đau yếu lại nhà để ghi tên tham dự cùng các bạn. Tôi thèm được đi lắm nhưng chịu thôi, đành phải ở nhà.

Chúc các thầy cô, các bạn, các em có những ngày họp mặt vui vẻ  và nhiều kỷ niệm. Chúc Hội Ngộ THLT thành công rực rỡ.

Nguyễn thị Thêm.



Phụ Đính:


                                               Video : "Long Thành Niềm Nhớ Không Tên"
                                                 Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube


17 Tháng Sáu 201611:01 CH(Xem: 20197)
Mây về bóng ngả lầu tây Tay đan ngày tháng nhớ ai rưng buồn Say nồng tóc đẫm mùi hương Vây quanh màu tuyết phủ đường trăng soi
17 Tháng Sáu 201610:54 CH(Xem: 24772)
Thiếu Cha lòng thực cô liêu, Như là con trẻ "chơi diều" đứt dây. Chúc Cha thanh thản như mây, Sống ngoài trăm tuổi đó đây khắp trời.
17 Tháng Sáu 201610:48 CH(Xem: 20247)
Hôm nay đây nhân ngày “từ phụ” Gửi về cha nỗi nhớ khôn nguôi Trong khói mờ hương trầm nghi ngút Con nhớ cha, lòng dạ bùi ngùi
16 Tháng Sáu 201611:35 CH(Xem: 20393)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: QUÊ NHÀ - Nhạc Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Cao ngọc Dung - Ca Sĩ: Quốc An
16 Tháng Sáu 201612:56 CH(Xem: 21215)
Màn đêm ơi! Xin chậm lại bóng chiều Bão giông ơi! Đừng kéo về ào ạt… Hãy dịu nhẹ cơn mưa cuồng gió giật… Thương thân gầy Còn bươn bả đường xa!
16 Tháng Sáu 201612:49 CH(Xem: 19756)
Con về, Ba chắc... đi rồi Thôi thì hãy nhớ mấy lời hôm nay Con như bèo giạt mây bay Cầm cho thật chắc, giữ hoài tình quê
16 Tháng Sáu 201612:41 CH(Xem: 24763)
Cha là nắng ấm thái dương Là sao sáng tỏa soi đường bước con Còn cha gót đỏ như son Bây giờ cha mất héo hon tấc lòng...
16 Tháng Sáu 201612:33 CH(Xem: 17591)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
11 Tháng Sáu 20167:54 SA(Xem: 19598)
Cũng may mưa đổ về sông rộng Áo em chỉ ướt nửa vạt sau Mưa chẳng hẹn hò ôm áo mỏng Cớ sao vạt trước cũng phai màu
11 Tháng Sáu 20162:22 SA(Xem: 17468)
Năm nay ngày từ phụ. Father's Day đây rồi. Bây giờ con đã biết, Làm cha như thế nào. Nhưng không biết làm sao Đền ơn sâu nghĩa nặng
11 Tháng Sáu 20161:56 SA(Xem: 16296)
Tôi tri ân và hạnh phúc vô cùng với những gì ơn trên và cuộc sống ban tặng cho tôi. Niềm vui của người già được sáng mắt.
11 Tháng Sáu 20161:37 SA(Xem: 10160)
Dòng sông quê hương chứng giám cho thâm tình bè bạn chúng tôi.
11 Tháng Sáu 20161:10 SA(Xem: 18863)
Có một điều tôi nghĩ hoài không rõ Là tình yêu sao cứ phải dở dang? Và cứ phải xa nhau thì mới nhớ Phải giận hờn nước mắt mới miên man?
09 Tháng Sáu 20161:17 CH(Xem: 19135)
Xin giã biệt những ngày xưa tháng cũ Những dại khờ nuôi dưỡng giấc mơ hoa Những bạn bè suốt năm tháng bên ta Những Trường, Lớp, Thầy Cô đầy yêu kính
09 Tháng Sáu 201612:55 CH(Xem: 18320)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 20165:33 CH(Xem: 17717)
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến, và các bạn Vân, Thưởng, Hạnh.
04 Tháng Sáu 20164:59 CH(Xem: 23251)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
03 Tháng Sáu 201612:34 CH(Xem: 34474)
Màu tím là màu của thủy chung Chàng đi đâu đó thiếp theo cùng Mắt em vẫn chìm trong cõi nhớ Nghĩ về sắc tím lại rưng rưng
03 Tháng Sáu 201612:29 CH(Xem: 24673)
Tôi ở đây gom hương nồng quê cũ Gửi về anh xa lăng lắc phương trời Không thể biết với trăm lời nhắn nhủ Gió chở hết dùm hay bỏ rớt rơi?
03 Tháng Sáu 201612:17 CH(Xem: 21332)
Con đường nắng trưa Hè, vàng khép nép Cuối nẻo xa, làn gió thoảng vi vu Không bóng cây, thiếu từng hàng phượng vĩ Chẳng có ve, nên vắng khúc nhạc Hè
02 Tháng Sáu 201612:43 CH(Xem: 23573)
Chiều về con nước lớn Ông và cháu trên sông Chiếc thuyền hơi be bé Nhìn nước trôi mênh mông
02 Tháng Sáu 201612:37 CH(Xem: 19764)
Tay người nhè nhẹ viết từng trang Gom cả trời thu với nắng vàng Xao xuyến hồn ta dòng lệ đẫm Ngậm ngùi luống cỏ khói chiều loang
02 Tháng Sáu 201612:28 CH(Xem: 18076)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
28 Tháng Năm 20161:58 SA(Xem: 22072)
Duyên là nhân vật chính nằm xuôi ngược giọng tình si chất ngất Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hoà có cô em Bắc kỳ nho nhỏ “tuổi học trò em làm khổ ai chưa?”
28 Tháng Năm 20161:35 SA(Xem: 25136)
Đã và đang có biết bao người về hay đến từ phương xa thường hay tự hỏi … Cái xứ này có nhiều quyền tự do như thế mà sao dân chúng lại cứ phải tranh đấu cho nhân quyền?
27 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 26821)
Hãy trả cho em ý nguyện cầu Trả ngày tháng lại với thương đau Cho em về với mùa xuân cũ Như thuở cùng anh gặp buổi đầu.
27 Tháng Năm 201612:53 CH(Xem: 24527)
Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
27 Tháng Năm 201612:19 CH(Xem: 23232)
Cầu Hang, Rạch Cát, Cầu Ghềnh Ai về Cầu Cống chút tình qua hỏi thăm Thăm em Cù Lao Phố bấy năm Tiếng chuông Đại Giác, xe lửa qua cầu Ghềnh nhớ chăng?
27 Tháng Năm 201612:09 CH(Xem: 21425)
Con tần ngần trước cửa Mẹ ơi Không thấy Mẹ đâu, Mẹ vắng rồi Bếp lửa không ai khơi lửa ấm Con về con khóc Mẹ không nguôi.
27 Tháng Năm 201611:15 SA(Xem: 18450)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
27 Tháng Năm 201610:57 SA(Xem: 20206)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới VỖ VỀ TÌNH TRĂM NĂM - Nhạc: Đào Lê Văn - Hòa Âm: Minh Đạo Ca sĩ: Đăng Hiếu - Thực hiện youtube: Tấn Uyên
27 Tháng Năm 201610:23 SA(Xem: 20219)
Đại dương không xanh ... Luồng cá chạy trốn sao cho khỏi dòng nước độc.? Con cá giãy giụa chết . ... chết giữa lòng đại dương mênh mông.!
26 Tháng Năm 201612:47 CH(Xem: 19897)
Trong tâm thức đọng sương mù Nghe hồn du mục vi vu lần tìm Còn nghe nhịp đập trái tim Cho xin còn chút nắng mềm hạ xưa...
20 Tháng Năm 201611:18 CH(Xem: 21126)
Nhìn mưa Biên Hòa ngậm ngùi nhớ Huế Nhớ bánh su sê xanh mát ngọt mềm Nhớ mứt gừng cay nồng nàn phương nớ Trà sen bây chừ sóng sánh nước Đồng Nai.
20 Tháng Năm 201612:11 CH(Xem: 20208)
Hôm nay đây, ngồi ôm vùng kỷ niệm Của một thời thơ mộng, ngát hương yêu Đã xa rồi, cả một thời nhung nhớ Lòng bâng khuâng: Ngồi đếm giọt tơ sầu....
20 Tháng Năm 201612:07 CH(Xem: 23806)
Cơn mưa chợt đến bất ngờ Ào ào gió cuốn bụi mờ mịt bay Hàng cây ngả ngớn lắc lay Giọt mưa rớt xuống ngập đầy sân em.
20 Tháng Năm 201612:43 SA(Xem: 20509)
Album gồm 22 bài hát của Nhạc sĩ Phạm Chinh Đông với tiếng hát Quỳnh Dao
20 Tháng Năm 201612:16 SA(Xem: 20266)
Cảm ơn ai đã khơi nguồn, Để thơ tuôn chảy đưa buồn lên mây. Cho hồn ta lại tung bay, Trên ngàn cây cỏ chẳng hay muộn phiền.
19 Tháng Năm 201612:50 CH(Xem: 20918)
Áo trắng tinh khôi ngày ngày qua lối nhỏ Hai buổi đi về làm xao xuyến hồn ai Mái tóc buông dài e ấp phủ bờ vai Ánh mắt sáng vô tư rạng ngời tuổi ngọc...
19 Tháng Năm 201612:39 CH(Xem: 19581)
Tiếng Mẹ ơi! Mừng rỡ hay ngậm ngùi Từ đầu cuộc đời hay khi kết thúc Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
19 Tháng Năm 201612:30 CH(Xem: 18397)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
13 Tháng Năm 201611:01 CH(Xem: 20124)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Biển Chêt" - Nhạc và Lời: Cáp Anh Tài - Tác giả trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 20872)
Và em cũng nhận ra, đó chính là điều kỳ diệu của tình yêu ... Không ai quá nghèo, để không thể cho. Cũng không ai quá giàu, để không thể nhận!
13 Tháng Năm 20165:11 CH(Xem: 21988)
Con tìm được bao nhiêu bài thơ khoe tình con cho mẹ nhưng những bài thơ mẹ nói yêu con thì rất khó tìm con hiểu tại sao rồi có sự lặng im
13 Tháng Năm 20162:36 CH(Xem: 19415)
Tháng năm mắt phượng đỏ hoe Âm vang khúc nhạc sầu ve gợi buồn Mai xa bè bạn thân thương Mùa Thu trở lại cổng trường đợi mong.
13 Tháng Năm 20162:26 CH(Xem: 21518)
Ngọn gió muôn xa đưa đẩy vào Nửa phòng mây rộng một trăng cao. Sáo dìu dặt nổi rừng dương liễu Hương chập chờn bay khóm trúc đào.
13 Tháng Năm 20162:01 CH(Xem: 17853)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quí báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
13 Tháng Năm 20161:42 CH(Xem: 26386)
Kho vô tận, đất trời ta có sẵn Dưới ngàn sao, trên bờ cát hoang sơ Ta sẽ gối vòng tay ru em ngủ Đời thong dong, chẳng phiền muộn bao giờ.
12 Tháng Năm 20166:24 CH(Xem: 23646)
Chiều nay áo bay dưới phố Khung trời xanh lá me non Mùa xưa còn tôi đứng lại Tóc em thơm nắng Sài Gòn.
12 Tháng Năm 20161:00 CH(Xem: 19418)
Tôi nhớ mùi hương bưởi Biên Hòa Cầu Gành mấy nhịp Phố bắc qua Dòng nước Đồng Nai sâu trong vắt Êm soi dáng núi bóng trăng ngà
12 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 17084)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
06 Tháng Năm 201610:36 CH(Xem: 27588)
Dâng hoa "hồng thắm” hương thề, Chúc cho Mẹ được mọi bề an khang. Mẹ quên hết lúc gian nan, Rằng con yêu mẹ Trời ban" phước lành".
06 Tháng Năm 20165:44 CH(Xem: 17102)
Tôi chưa bao giờ thấy mẹ nóng giận một cách quá đáng. Khuôn mặt mẹ lúc nào cũng tươi tắn, hiền hậu. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến mẹ, chúng tôi luôn tỏ lòng thán phục về điểm này.
06 Tháng Năm 20161:20 CH(Xem: 19705)
Mười mấy năm trăn trở Chỉ còn Mẹ hư không Mẹ về đâu không biết Dấu lửa mãi còn đây Quê người xa biền biệt Lòng thương Mẹ thêm đầy.
06 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 18389)
Giá như thời gian không về đập cửa Thì biệt ly đã không thể nghìn trùng Tháng năm về nắng chang chang dội lửa Nhớ dáng má về trưa vắng ngày xưa.
06 Tháng Năm 201612:32 CH(Xem: 24065)
Con đứng bên đời thương nhớ quá Mười năm áo mẹ đã xa xôi Mẹ là bóng mát cây cao cả Nương tựa cho con có chỗ ngồi.
06 Tháng Năm 201611:42 SA(Xem: 19657)
Bây giờ thì … Mẹ còn đâu nữa? Sáu năm rồi, Mẹ đã xa xôi Tháng Năm về là mùa Lễ Mẹ Lòng con côi, nhớ Mẹ khôn nguôi
06 Tháng Năm 20161:22 SA(Xem: 19519)
Biển đã lên tiếng. Biển đã báo động. Vậy thì việc còn lại là của con người. ''HÃY NHÌN CÁI CHẾT CỦA CHÚNG TÔI. HÃY CỨU BIỂN VÀ CỨU BẢN THÂN CÁC NGƯỜI"
05 Tháng Năm 201612:49 CH(Xem: 18264)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
04 Tháng Năm 201611:26 CH(Xem: 19223)
tháng Tư. đau, người thân yêu, chia nhau cơ khổ. những chia ly. sửng sốt. vội vàng. có những bàn tay. vuột, bàn tay. thế giới bên kia. bỗng là cứu rỗi... nên, người lìa đời. vội vã... dứt. ăn năn.
04 Tháng Năm 201611:24 CH(Xem: 19400)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh TUỔI THƠ QUA MAU - Thơ Hoàng Anh Vi, nhạc VĩnhĐiện - tiếng hát Hoàng Anh Vi
29 Tháng Tư 201611:30 CH(Xem: 18025)
Tháng TƯ phiên khúc đoạn trường Tháng TƯ thấm nỗi tang thương kiếp người... Tháng TƯ bẻ kiếm bên trời Ngâm câu "Túy ngọa...." buồn tơi tả lòng! Thôi đành ôm hận vời trông Một ngày nắng đẹp non sông thanh bình
29 Tháng Tư 201610:47 CH(Xem: 9070)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 20162:44 CH(Xem: 30700)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
29 Tháng Tư 201611:45 SA(Xem: 19580)
Tiệc họp mặt nầy được thực hiện qua sự nhắc nhở của thầy Hiệp vì từ lâu anh em chúng tôi bận sinh kế, gia đình, săn sóc cháu nội ngoại, du lịch etc. nên ít có dịp ngồi lại với nhau!
29 Tháng Tư 201610:12 SA(Xem: 18979)
Bạn bè, trò cũ thân quen, Suối nguồn tươi trẻ và men rượu nồng. Xin trao Em vạn đóa Hồng, Tình Sư, nghĩa Đệ mênh mông đất trời. Quê hương "Xứ Bưởi" tuyệt vời, Ngô Quyền yêu dấu suốt đời không quên.
29 Tháng Tư 20162:08 SA(Xem: 20305)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NƠI ẤY EM VỀ - Thơ và tiếng hát Hoàng Anh Vi - nhạc Vĩnh Điện
29 Tháng Tư 20161:44 SA(Xem: 25761)
Tuổi hai mươi áo lụa vàng phấp phới Thảnh thơi bay những cánh bướm ân cần Tôi sẽ tìm muôn vạn những mùa xuân Trong mùa hạ đang nồng nàn rực rỡ
29 Tháng Tư 20161:38 SA(Xem: 18158)
Chúng mình gặp nhau tháng tư nắng lửa Lâu lắm rồi tình cũ vẫn thân thương Dẫu thời gian nhạt nhòa bao lời hứa Vẫn ngọt ngào như cỏ đẫm hạt sương.
28 Tháng Tư 201610:20 CH(Xem: 20291)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh LỖI HẸN - Nhạc Xuân Điềm - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20169:27 CH(Xem: 17090)
Một chuyến đi dài nhiều lo lắng cho tôi mất ăn mất ngủ. Nhưng bây giờ tôi đã đến được nơi này. Một hình ảnh nước Mỹ trong lòng nước Nhật.
22 Tháng Tư 20164:55 CH(Xem: 18256)
Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người quê tôi Biên Hòa Đồng Nai, phản ánh rất sinh động, thêm vào đó do ảnh hưởng môi trường thiên nhiên
22 Tháng Tư 20163:27 CH(Xem: 20014)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
22 Tháng Tư 20162:10 CH(Xem: 19442)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức XA QUÊ HƯƠNG - Nhạc Đan Thọ-Xuân Tiên - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20161:33 CH(Xem: 19749)
hãy ngủ đi Sài Gòn lời ru nào xa lạ ta gọi em, Sài Gòn... như gọi người yêu nhỏ đêm buồn cuối tháng tư nhớ Sài Gòn, mắt đỏ...
22 Tháng Tư 201611:10 SA(Xem: 17881)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
22 Tháng Tư 201610:15 SA(Xem: 19366)
Bão nổi, triều dâng cuồn cuộn sóng Thuyền trôi, gió đẩy chập chùng khơi Thì thôi phó mặc đời dâu bể Cứ nhủ tình như cuộc giỡn chơi!
21 Tháng Tư 20166:26 CH(Xem: 28654)
Tóc thơ quấn chặt lời thề Hương trầm đính ước, môi kề mộng chung. Ầu ơ! Suối tóc chập chùng Hồn anh đã lạc giữa vùng tóc bay.
21 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 17094)
Cả hội trường im lặng khi tiếng sáo cất lên cao vút. Anh MC vừa giới thiệu đó là tiếng sáo của Hồ Ngọc, tiếng sáo điêu luyện, nổi tiếng của miền Nam Cali.
21 Tháng Tư 20169:55 SA(Xem: 20620)
Thời gian rồi sẽ qua mau Em đi ngày ấy nắng chào tháng tư Trái tim trốn chạy ngục tù Tình yêu ngày ấy thiên thu kiếm tìm...
16 Tháng Tư 201612:19 SA(Xem: 18242)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
16 Tháng Tư 201612:01 SA(Xem: 19596)
Tháng Tư về, buồn rưng rưng nước mắt Ta ngồi đây mang nỗi nhớ nghẹn ngào Bốn mốt năm xưa, thiên hạ xôn xao Lòng thổn thức nhìn quê hương nguy biến
16 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 11711)
Bạn bè ơi, thời gian đã hơn 50 năm từ khi chúng ta thi đậu Đệ Thất NQ, với 7 năm học, 7 mùa phượng đỏ sân trường. ....Xin cám ơn bè bạn đã tạo cơ hội cho bằng hữu xích lại gần nhau,
15 Tháng Tư 201611:42 CH(Xem: 20646)
Gửi về cuộc họp bao tâm sự Mừng Thầy mừng Bạn gặp nhau xa Còn ta vương vấn buồn vui vậy Ảo ảnh nào đâu mắt đã nhòa ?!
15 Tháng Tư 20167:28 CH(Xem: 20247)
Em vung tay phù thủy Biến ngày thành đêm sâu Biến anh thành hạt bụi Chuyển hướng một tinh cầu. Em đọc lời sám hối Xóa dấu tuổi xuân thì Anh tìm Ông Lão Tử Xin làm người Vô Vi.
15 Tháng Tư 20163:08 CH(Xem: 18480)
Mỗi năm ngày mười tháng ba Cổ mâm nhang khói tụng ca giống nòi Hùng Vương quốc tổ sáng soi Rồng Tiên con cháu ngàn đời an khương Kính mừng Quốc Giỗ Hùng Vương...
15 Tháng Tư 201612:01 CH(Xem: 18092)
Con ngủ đi mẹ nhờ hàng tre nhỏ Rủ gió về lượn quanh võng ru con Chờ đêm về mẹ nhắc mảnh trăng non Ru con ngủ bờ môi hồng sữa ngọt.
15 Tháng Tư 201612:32 SA(Xem: 18206)
Gió tháng Tư ùa về thương nhớ Xa bạn hiền mấy độ riêu phong ? Mây xưa lúc tím khi hồng Dứt câu tâm sự tình mong còn gì !
08 Tháng Tư 201611:34 CH(Xem: 11826)
Thương tiếc tiển đưa người em, cũng không quên vinh danh người bạn đời của anh Viện, chị Phương Trang đã tân tụy một đời với người chồng bệnh nặng
08 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16676)
Tây phố phủ mờ trăng cuối đêm Quạnh hiu đời lá ủ bên thềm Đầy ly rượu đắng hồn say khướt Nguội lửa hương tàn mộng tiếc thêm Mây vướng sao ngời mây lượn nhẹ Sáo vương chiều lộng sáo ru êm
08 Tháng Tư 20163:36 CH(Xem: 19279)
Ta ngồi viết cho em Trang thư đầy nhung nhớ Đêm nầy như mọi đêm Ta âm thầm lặng lẽ Điếu thuốc tàn trên tay Em mơ màng trong khói Nửa chừng ly rượu cay Vẳng nghe lời em nói
08 Tháng Tư 20163:18 CH(Xem: 18706)
Sáng nay vừa bước ra sân Trời hanh gió lạnh, mùa Xuân đâu rồi? Tháng Tư sao tuyết còn rơi? Tháng Tư lá vẫn chơi vơi ngập trời?
08 Tháng Tư 20162:27 CH(Xem: 20174)
Cứ tưởng là thời gian sẽ phôi pha Tháng tư năm ấy mỗi người một hướng Bạn bè thân yêu bốn phương tám ngả Sao vẫn nặng lòng trăm nỗi nhớ thương.
08 Tháng Tư 201611:57 SA(Xem: 17993)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
08 Tháng Tư 20163:19 SA(Xem: 25842)
Về thăm Nhơn Trạch chúng ta sẽ tìm thấy được những phút giây miệt vườn và khắp mọi nẻo đường đều có cuộc sống ấm no đầy tình người : chất phác, hiếu khách, hiền hoà và muôn lòng biết vọng bái tín ngưởng , niềm tin.
08 Tháng Tư 20162:00 SA(Xem: 11079)
Cám ơn tình nghĩa bạn bè đến với nhau khi chia ngọt sẻ bùi. Thời gian không cho phép, ai là người kế tiếp !! Trên đường về, các bạn báo tin, qua thông tin từ bạn Nguyệt Ánh, bạn Lê Minh Trí, CHS NQ khóa 8 lớp Pháp Văn, vừa bị đột quỵ cách đây vài hôm.
07 Tháng Tư 201610:53 SA(Xem: 19020)
Tháng Tư khăn trắng đầy trời Máu hòa nước mắt khóc đời tang thương. Màu đen phủ chụp phố phường Đắng cay tiếng khóc, thê lương tiếng cười.
07 Tháng Tư 20169:33 SA(Xem: 19938)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim Như đời ta buổi sáng Chờ mặt trời biển đông
01 Tháng Tư 201611:04 CH(Xem: 20382)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
01 Tháng Tư 201610:52 CH(Xem: 19290)
tin cầu Gành, vừa gẫy đổ. xa. thật xa. nửa vòng trái đất. nửa đời người. sao vẫn chạm trái tim. vẫn chạnh lòng. thương nhớ quá. chiếc cầu xinh...