Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Xứ Bưởi - Những tín hiệu rõ ràng: Trung Cộng bị suy thoái & biến động lớn

25 Tháng Chín 20158:48 CH(Xem: 19004)
Người Xứ Bưởi - Những tín hiệu rõ ràng: Trung Cộng bị suy thoái & biến động lớn


Nói Chuyện Thời Cuộc (2)

    Người Xứ Bưởi

 

Những tín hiệu rõ ràng:

Trung Cộng bị suy thoái & biến động lớn

Trong thời gian liên tiếp xảy ra 2 sự kiện rất đáng chú ý đưa ra tín hiệu rõ ràng: Trung Cộng bị suy thoái nặng về kinh tế và đang có biến động lớn về chính trị.

1/ Trước hết, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng.
Nên nhớ: Goldman Sachs không phải chỉ là một ngân hàng đầu tư thông thường, mà thực ra được ngầm coi là nơi tập trung đầu não điều khiển tài chánh Hoa Kỳ và thế giới.

Tầm quan trọng của tập đoàn  Goldman Sachs tại Hoa Kỳ và trên thế giới

blank

Tòa nhà trọc trời tại New York là tổng hành dinh của tập đoàn Goldman Sachs

Được biết: Goldman Sachs là một ngân hàng đầu tư có tầm vóc quốc tế, thành lập vào năm 1869, tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, chứng khoán, quản lý đầu tư, và các dịch vụ tài chính khác với khách hàng chủ yếu là các tổ chức với tầm cỡ lớn lao.

Goldman Sachs đặt trụ sở chính tại 200 West Street tại New York. Tập đoàn này có chi nhánh tại các thủ đô & thành phố lớn trên thế giới và cung cấp dịch vụ hợp nhất & tư vấn mua bán, dịch vụ bảo lãnh phát hành, quản lý tài sản & môi giới cho các khách hàng - trong đó bao gồm các tập đoàn, các chính phủ và cá nhân - . Công ty cũng tham gia vào kinh doanh độc quyền và các giao dịch vốn tư nhân và là một nhà môi giới đứng đầu trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ.

Nhờ chiến lược tuyển dụng khôn khéo, Goldman Sachs luôn là nơi tập trung của những bộ não hàng đầu về kinh tế, tài chính. Không chỉ tuyển dụng khéo, Goldman còn tỏ rất khôn khéo trong việc "cho về vườn" những nhân sự xuất sắc ở tuổi "chắc chắn sẽ kiếm việc thứ 2". Bằng cách đó, Goldman Sachs dần dần có đội ngũ "cựu nhân viên" xâm nhập vào hệ thống đầu não của tất cả các công ty toàn cầu, ngân hàng đối thủ và chính phủ các nước, đặc biệt tại Hoa Kỳ - nơi được xem là cầm đầu tài chánh thế giới.

Hiện tượng trên quá phổ biến đến nỗi vào tháng 10-2008, nhà báo Ambrose Evans-Pritchard của New York Times gọi ví von Goldman Sachs là "Government Sachs" (government = chính phủ). Bài báo nêu nhiều lo ngại khi hầu hết các cơ quan đầu não về kinh tế và tài chính của Hoa Kỳ đều có sự hiện diện của các "cựu nhân viên Goldman Sachs". Evans-Pritchard chỉ ra một số gương mặt "cựu nhân viên Goldman Sachs" nổi trội như Bộ trưởng Tài chánh Hank Paulson (từng là CEO của Goldman Sachs), Neel Kashkari – phụ trách chương trình ứng cứu ngân hàng của chính phủ, chuyên viên đầu tư của Bộ Tài chánh Reuben Jeffery, cùng các nhân vật chủ chốt khác của Bộ Tài chánh như Dan Jester, Steve Shafran, Edward C. Forst, và Robert K. Steel. Ngoài ra, còn có Stephen Friedman – chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang tại New York (khi nhậm chức ông Friedman vẫn còn ngồi ở ghế hội đồng của Goldman Sachs và có cổ phần ở tập đoàn này), William C. Dudley – giám đốc bộ phận mua bán các loại chứng khoán chính phủ của New York FED, và E. Gerald Corrigan (người đứng đầu cơ quan phân tích rủi ro Phố Wall). Về sau còn có thêm rất nhiều "cựu nhân viên Goldman Sachs" về đầu quân cho Tổng thống Obama (kế nhiệm ông Bush). Chẳng hạn, Tổng thống Obama bổ nhiệm Gary Gensler làm người đứng đầu Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, hay Bộ trưởng Tài chánh Geithner chọn Mark Patterson (người đứng đầu hoạt động lobby - vận động hành lang – của Goldman Sachs) là cố vấn trưởng tại Bộ Tài chánh. Sau khi Patterson rời Goldman, người thay thế ông nay lại là cố vấn trưởng của Barney Frank – chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Chứng khoán Hạ Viện.

Goldman Sachs là trái tim của Wall Street, và Wall Street là trái tim của kinh tế & tài chánh Hoa Kỳ. Khi cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong 60 năm qua diễn ra, nhiều người cho rằng Goldman Sachs có lẽ phải "suy sụp". Trái lại, chính trong cuộc khủng hoảng, Goldman Sachs đâm rễ sâu hơn vào bộ máy công quyền ở Hoa Kỳ và cả thế giới.

Dấu chấm hỏi về quyền lực Goldman Sachs không chỉ là bận tâm của người Hoa Kỳ. Tháng 5-2007, tờ Independent (Anh) có bài viết cho biết người Italy ca thán rằng Goldman Sachs đang điều hành cả đất nước họ. Người đứng đầu chính phủ Italy lúc đó, Thủ tướng Romano Prodi từng ăn lương của Goldman Sachs từ năm 1990 đến 1993, và lãnh lương trở lại vào năm 1997, khi đã làm Thủ tướng Italy lần thứ nhất (1996-1998). Ông Prodi còn là Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) từ năm 1999-2004. Ngoài ra, còn 2 nhân vật chủ chốt khác của nền kinh tế Italy là "cựu nhân viên Goldman Sachs". Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi (nay là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu Châu) từng là một giám đốc điều hành của Goldman Sachs, trong khi Thứ trưởng Bộ Tài chánh  Massimo Tononi cũng từng là nhân sự cấp cao của Goldman.

Ngoài ra, trong danh sách "cựu nhân viên Goldman Sachs" còn có Mark J. Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada. Ông này từng ăn lương của Goldman suốt 30 năm ở các vị trí chủ chốt tại các chi nhánh ở London, Tokyo, từng là giám đốc điều hành của Goldman tại Toronto. Michael Cohrs, đồng giám đốc lĩnh vực ngân hàng đầu tư và là giám đốc Global Banking của ngân hàng Deutsche Bank (Germany), cũng từng là nhân sự cấp cao của Goldman Sachs tại New York và London trong giai đoạn 1981-1989. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) trước đây, ông Robert B. Zoellick từng là Phó Chủ tịch Goldman Sachs.

Ngoài việc nắm giữ những vị trí cốt cán trong các chính phủ nước ngoài, định chế quốc tế, các "cựu nhân viên Goldman Sachs" còn là CEO hoặc nhân sự cấp cao của nhiều công ty, ngân hàng toàn cầu khác. Chẳng hạn, John Thain – CEO cuối cùng của NH Merrill Lynch trước khi sáp nhập với Bank of America – là giám đốc cho vay thế chấp của Goldman Sachs từ năm 1985-1990 và là chủ tịch kiêm đồng CEO từ năm 1999-2004. Robert Steel – Thứ trưởng Bộ Tài chánh Hoa Kỳ từ 2006-2008 và là chủ tịch và CEO của Wachovia Corporation – từng là Phó Chủ tịch Goldman Sachs. Gavyn Davies – cựu Giám đốc Kinh tế của Goldman Sachs – nay là Chủ tịch British Boadcasting Corp (BBC) và là chồng bà Sue Nye, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Anh Gordon Brown. Cựu đồng chủ tịch Goldman Sachs Robert E. Rubin là một giám đốc cao cấp của Citigroup...

Nhiều người còn cho rằng chính Goldman Sachs đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, thông qua các hoạt động ngân hàng đầu tư của họ. Chính vì lý do này, chính phủ Hoa Kỳ đã buộc Goldman và một số ngân hàng đầu tư khác chuyển thành ngân hàng thương mại sau sự sụp đổ của ngân hàng thương mại Lehman Brothers.

Trước thế lực quá lớn của Goldman Sachs, - người giữ cột của Marketwatch - nhà báo Paul Farrell đã phân tích: "Dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ, Bảo Thủ hay Tự Do. Tất cả chúng ta đều bị kiểm soát bởi " tập đoàn Goldman". Tại sao bạn chưa đầu hàng? Hãy để họ nắm hết quyền lực. Sự thật là, thông qua các nhà vận động hành lang và những người đại diện ở Washington, họ đã điều khiển cả Hoa Kỳ".

2/ Kế đó, tin tức báo chí từ Trung Cộng và Hồng Kông đã loan tin: Tập đoàn  Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu từ năm 2011 và đầu năm 2015 đã hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông để chuyển cả trụ sở chính từ Hồng Kông sang đảo Cayman nằm ở ngoài vùng biển Caribe. Nên nhớ: Tập đoàn này do nhà tỷ phú Lý Gia Thành cầm đầu và là nhân vật rất được sự tin cậy của giới lãnh tụ Trung Cộng trước đây như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Chu Vĩnh Khang ... Chính vì vậy đã được làm ăn tung hoành ngang dọc trong các thị trường lớn của Trung Cộng.

Tầm quan trọng của tập đoàn  Lý Gia Thành tại Trung Cộng & Á Châu

blank

Nhà tỷ phú Lý Gia Thành và lãnh tụ Trung Cộng Hồ Cẩm Đào

 

 

blank

Nhà tỷ phú Lý Gia Thành và lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình



Được biết: Ông Lý Gia Thành, sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928 tại Triều Châu, Trung Hoa, là tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông.

Ông được coi là nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất Châu Á. Tạp chí Forbes đã xếp ông vào trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tài sản xấp xỉ khoảng 30 tỉ USD.

Ông được tạp chí Asiaweek chọn là người đàn ông quyền lực nhất Châu Á vào năm 2001. Tạp chí Forbes tôn vinh ông với giải thưởng thành tựu trọn đời ngày 5 tháng 9 năm 2006 tại Singapore.

Ông đã vươn lên từ thân phận người nhập cư nghèo khổ, khởi đầu bằng công việc bán hoa nhựa những năm 1950. Ông bắt đầu với việc học nghề để trở thành công nhân trong tiệm đồng hồ, sau đó vào làm công trong xưởng sản xuất đồ nhựa và được tín nhiệm với vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi 20 tuổi.

Những năm tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để từng bước trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới.

Ông là một trong những nhà đầu tư đầu tiên nhảy vào thị trường Trung Cộng, bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 1970 và thành công rực rỡ để trở thành người giàu có nhứt Á Châu.

Tháo chạy khỏi Trung Cộng

Được trìu mến gọi với tên “Superman” (siêu nhân) ở Hồng Kông vì sự nhạy bén kinh doanh của mình, tỷ phú Lý Gia Thành đã đã quyết định âm thầm chuyển tài sản ra khỏi Trung Cộng và Hồng Kông từ năm 2011.

Đây là một dấu hiệu đầy sức thuyết phục cho thấy ông nhìn ra viễn cảnh không mấy sáng sủa khi tiếp tục đầu tư ở đây.

Theo thông tin trên tờ Wall Street Journal, tổng số tiền mà tỷ phú Lý Gia Thành đầu tư vào thị trường châu Âu trong hơn một năm qua còn cao hơn cả tổng số vốn ông đã từng đổ về đây trong một thập kỷ trước đó.

Hiện nay, trong khi các nhà đầu tư từ trong khu vực cho tới trên toàn thế giới đang "hoa mắt chóng mặt" vì sự chao đảo của kinh tế Trung Cộng thì ông Lý Gia Thành vẫn cứ bình thản như... chẳng có vấn đề gì.

Từ người có công biến thành kẻ vô ơn

Theo nhận định của giới chuyên gia tài chính thế giới, tỷ phú Lý Gia Thành là một trong những nhà đầu tư có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Trung Cộng trong suốt thời kỳ hưng thịnh của quốc gia này.

Chưa kể, ông Lý Gia Thành còn là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Trung Cộng, khi ông không những có tiền mà còn có cả quan hệ chặt chẽ với các vị lãnh đạo lớn của Trung Cộng như: Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào ....

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát chính trị Trung Cộng, quan hệ của ông Lý Gia Thành với nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Cộng hiện nay là Tập Cận Bình thì lại không được gần gũi cho lắm.
Chính vì vậy mà truyền thông Trung Cộng như đang "nổi giận" với vị tỷ phú của Hồng Kông, khi ông nỡ "dứt áo ra đi" trong khi Trung Cộng đang ở vào tình cảnh khó khăn.

Theo tờ South China Morning Post, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Cộng  đã một đăng bài viết của viện nghiên cứu Liêu Vương với tựa đề: “Không được để Lý Gia Thành ra đi” vào ngày 12/9 vừa qua.

Trong bài viết thể hiện rằng, ở Trung Quốc, quyền lực chính trị và ngành kinh doanh bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên ông Lý Gia Thành không thể kinh doanh phát đạt như vậy nếu không nhận được sự "hậu thuẫn" từ phía chính trường.

Vì vậy mà tác giả bài viết này cho rằng, ông Lý Gia Thành không thể đơn giản muốn đi là đi như vậy, mà ông cũng cần phải có “trách nhiệm” với Trung Quốc đại lục.

Mới đây, tờ Nhân Dân nhật báo còn đưa ra những lời chỉ trích tỷ phú Lý Gia Thành một cách nặng nề, với cáo buộc ông ta là một kẻ vô ơn, chỉ ở lại kiếm lời khi thời cơ thuận lợi, còn giờ vào lúc khó khăn lại vội vàng quay lưng.

“Về mặt tình cảm đó là điều không thể chấp nhận được” - Nhân Dân nhật báo nhấn mạnh. Còn về mặt kinh tế, hành động này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của giới đầu tư quốc tế vào thị trường của Trung Quốc.

Hành động này nhận được những phản ứng gay gắt từ chính quyền Trung  Cộng. Vào ngày 12 tháng 9, Học viện Liaowang liên kết với Tân Hoa Xã đăng bài viết “Đừng để Lý Gia Thành rời đi như vậy”. Bài viết chỉ trích ông đồng thời đe dọa rằng vị thế chính trị của ông ở Trung Quốc sẽ bị đe dọa nếu ông vẫn muốn “ra đi”.

Dân chúng tại Trung Cộng không hề bị thuyết phục bởi những lập luận của các cơ quan ngôn luận  nhà nước. Trên mạng Sina Weibo (một mạng xã hội như Twitter của Trung Cộng) đã có bình luận cho rằng: “Với giọng điệu tuyên bố như thế này, tôi cảm giác [Lý Gia Thành] đã đúng!”

3/ Tại sao 2 tập đoàn tài chánh đó có quyết định thất lợi cho Trung Cộng?

Hai điều kiện tiên quyết để giới tư bản đến đầu tư tại một quốc gia:

 a/ phải có bảo đảm an toàn về sinh mạng và tài sản

b/ phải có triển vọng thành công lợi nhuận

 Không ai dại khờ mang tiền vào đầu tư ở một nơi mà có thể bị mất mạng, bị tịch thu tài sản hoặc không sinh ra được lợi nhuận.

Cả 2 tập đoàn này đã sáng suốt nhìn thấy hai điều kiện quan trọng này không còn có nữa.

Về phương diện khách quan thì rỏ ràng nền kinh tế Trung Cộng trên đà xuống dốc đến nổi lần đầu tiên trong lịch sử phát triển đồng tiền Nhân Dân Tệ bị phá giá liên tiếp 2 lần và thị trường chứng khoán bị sụp đỗ thê thảm mất trên 5000 tỷ Mỹ Kim.

Về phương diện chủ quan:

a/ Phía tập đoàn Goldman Sachs cảm thấy không còn an toàn hoạt động tại Trung Cộng. Điển hình nhứt, phía báo chí phe Tập Cận Bình đã lên tiếng tố cáo các tập đoàn tài chánh tư bản Mỹ gốc Do Thái - trong đó có Goldman Sachs - đã toa rập với phe Giang Trạch Dân dùng thủ thuật gây sụp đỗ thị trường chứng khoán Trung Cộng vào hạ tuần tháng 8, mà sau đó một số nhân viên người Tàu bị tống giam. Ngoài ra phe Tập Cận Bình đã chỉ trích phe Giang Trạch Dân khi nắm quyền đã toa rập cùng tập đoàn tài chánh tư bản Mỹ gốc Do Thái mua ào ạt công khố phiếu lên trên 3000 tỷ Mỹ Kim. Đây có lẽ là khúc quanh quan trọng và sẽ rỏ nét hơn trong tương lai. Liệu Trung Cộng còn ráng sức mua công khố phiếu Mỹ như trong quá khứ nữa hay không? Hay sẽ hành động như trong thời gian qua đã âm thầm bán công khố phiếu Mỹ ra với số lượng xấp xỉ 500 tỷ Mỹ Kim?

b/ Phía tập đoàn Lý Gia Thành, họ là dân bản xứ nên rất bén nhậy thấy trước khi tình hình sắp biến động. Cho nên từ năm 2011 - lúc mà có dấu hiệu sắp có cuộc tranh chấp quyền lực lớn giửa 2 phe Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình - họ bắt đầu tính chuyện rời bỏ Trung Cộng và Hồng Kông, bởi vì họ không dại khờ ở lại chịu cảnh bị vào tù tội hối lộ và trốn thuế để mất hết tài sản như đã từng xảy ra trong các chế độ độc tài.

4/ Tầm ảnh hưởng của 2 quyết định bất lợi đó?

Có ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho Trung Cộng và phe cầm quyền Tập Cận Bình. Giới đầu tư ngoại quốc thường tin vào phân tích của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs, thì nay sẽ rất ngần ngại đầu tư hoặc tiếp tục làm ăn tại Trung Cộng. Một trong thí dụ điển hình đang xảy ra cho thấy thế lực  & uy tín của Goldman Sachs đối với thị trường. Đó là lúc giá vàng lên cao điểm vào mùa thu 2011 đến 1909 USD / Ounce thì không biết lý do thầm kín nào đó, Goldman Sachs phân tích tiên đoán sẽ xuống còn khoảng 1100 USD / Ounce. Quả thực đến mùa hè năm nay giá vàng xuống chỉ còn 1084 USD / Ounce .

Còn giới làm ăn gốc Tàu thì thường coi nhà tỷ phú Lý Gia Thành như một siêu nhân. Nay thấy ông ta bỏ chạy thì họ sẽ bắt chước theo. Chính vì vậy không hề ngạc nhiên thấy làn sóng bỏ Trung Cộng ra đi rất nhiều. Điều này càng rỏ ràng qua kết qủa thăm dò Hurun Report, mà Giáo sư David Shambaugh (dạy đại học George Washington University và là chuyên viên số 1 của Mỹ về Trung Cộng) nêu ra vào tháng 3/2015 trên tạp chí Wall Street Journal: Có tới 64 % dân nhà giàu và cán bộ cấp lớn đã và đang chuẩn bị bỏ Trung Cộng ra đi. Có lẽ chính vì vậy mà chính quyền Tập Cận Bình phải tung ra kế hoạch "Lưới Trời" đòi dẫn độ về nước.

5/ Kết luận

Nếu tình trạng đó tiếp tục xảy ra thì Trung Cộng sẽ kiệt quệ về chất xám và tài sản quốc gia, thì làm sao có thể giàu mạnh được và nghèo đói sinh ra bất mãn dễ dẫn đến khủng hoảng tranh chấp nội bộ phá tan đế quốc Trung Cộng như đế quốc Liên Xô tan vỡ bất ngờ vào vào ngày 19.08.1991 (xem Nguồn 1 và Phụ đính dưới bài)

Người Xứ Bưởi

     09/2015

 

Nguồn 1:

http://www.ngo-quyen.org/p79a4779/nguoi-xu-buoi-trung-cong-bi-khung-hoang-noi-bo-tram-trong-tan-vo-tuong-tu-nhu-lien-xo

 


Phụ đính

Tập Cận Bình tình nghi là có âm mưu chính trị đằng sau vụ nổ Thiên Tân

Willy Lam
9/2015
Lê Minh Nguyên dịch


blank

Hầu như ngay lập tức sau vụ nổ tàn phá gần Thiên Tân Cảng lúc 11:00PM đêm 12/8, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triệu tập các trợ lý thân cận nhất của ông để kiểm tra xem có bất kỳ động cơ chính trị nào đằng sau một trong những tai nạn tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Vào đầu tháng 9, con số thương vong chính thức là 158 người chết và 15 nguời mất tích, mặc dù tin tức cho rằng số người chết còn cao hơn nhiều.

Ba nguồn tin từ Trung Quốc ở cấp bậc bộ trưởng hoặc cao hơn nói với tác giả (Willy Lam) rằng ông Tập nghi ngờ những vụ nổ khủng khiếp này là “âm mưu chính trị” nhằm gây thiệt hại cho chính quyền trung ương (Zhongyang) do ông Tập lãnh đạo. Các quan chức cao cấp cố vấn ông Tập đã nghĩ rằng vụ nổ là để thách thức quyền lực ông Tập, gồm có thành viên Bộ Chính trị và cũng là Giám đốc Văn phòng Tổng quản của Ủy ban Trung ương, ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), Giám đốc Văn phòng ông Tập, ông Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), và Phó Giám đốc Văn phòng Tổng quản Quân ủy Trung ương (CMC), Đại tá Chung Thiệu Quân (Zhong Shaojun).

Ông Tập, cũng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), đặc biệt bị đe dọa bởi một thực tế là thảm họa xảy ra vỏn vẹn chỉ ba tuần trước cuộc diễu hành quân sự ngày 3/9. Nói cách khác, ông Tập sẽ bị mất mặt trong thời gian sắp tới trong buổi lễ công cộng quan trọng nhất của nhiệm kỳ ông. Trong khi lý do bên ngoài cuộc diễn hành vũ lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 sự thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, nó cũng còn được xem tương đương như là một “lễ đăng quang” cho nhà lãnh đạo đầy tham vọng này. Trong văn hóa chính trị Trung Quốc, quyền lực bắt nguồn từ nòng súng. Một nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ không đạt được địa vị của người hùng vô địch cho đến khi ông chủ trì một cuộc diễu hành, mà nơi đó ông nhận được sự đón chào từ các binh chủng khác nhau của PLA. [1] Các nguồn tin của tác giả đánh giá thấp bất kỳ mối liên hệ nào giữa các vụ nổ ở Thiên Tân với cái gọi là “âm mưu ám sát” ông Tập, mà nó đã là một yếu đồn đoán ở Bắc Kinh trong hai năm qua. Tuy nhiên, các vụ nổ đã gây ra một cuộc chiến tranh tâm lý khá lớn, ngụ ý rằng đối thủ của ông Tập có thể gây tổn hại cho ông ta hoặc đoàn tùy tùng của ông trong các chuyến đi kiểm tra của ông bên trong Trung Quốc.

Các nguồn tin nói với tác giả rằng trong khi bằng chứng cụ thể chưa được tìm thấy, các cố vấn của ông Tập đã quan tâm vào mối liên hệ quân sự của âm mưu này. Một yếu tố được đánh giá là: những vụ nổ lớn, diễn ra trong cách khoảng 30 giây, thì không thể xảy ra được do chỉ đơn thuần là các hóa chất đang nằm tại kho chứa các hàng nguy hiểm, sở hữu của công ty Tianjin Ruihai International Logistics (gọi tắt là Ruihai). Cơ quan Địa chấn Trung Quốc cho biết rằng vụ nổ đầu tiên tạo ra những cú sốc tương đương với 3 tấn thuốc nổ TNT gây động đất ảo 2.3 độ Richter. Vụ nổ thứ hai tương đương với 21 tấn TNT hay động đất 2.9 được ghi nhận.

Các trợ lý của ông Tập nghiêng về ý nghĩ rằng các chất nổ của các công ty thuộc PLA – thường không thể thấy trong vùng lân cận của nơi lưu trữ bất kỳ vật liệu nguy hiểm nào – ít nhất có dính một phần trách nhiệm đối với sức mạnh phi thường của vụ nổ. Một câu hỏi được đặt ra cho nhóm cốt lõi trong nội bộ ông Tập: các vụ nổ này được mưu toan và thực hiện bởi “sĩ quan quân đội chống trung uơng” với sự biết hoặc không biết của công ty Ruihai? Dù thế nào thì tất cả các giám thị và người lao động làm trong ca đêm ở nơi đó và các vùng lân cận đều bị chết sạch, nên loại trừ khả năng của các nhân chứng tại chỗ.

Thiên Tân Cảng được nổi tiếng trong giới quân sự như là một cơ sở quan trọng cho các nhà xuất khẩu vũ khí và các nhà chế tạo như Norinco, mà hàng ngày hoạt động bốc dỡ hàng quân sự vào container và tàu buôn đi đến các điểm khác nhau dưới một bức màn bí mật. Lợi ích của PLA tại cảng Thiên Tân đã gián tiếp được chứng nghiệm bởi thực tế là một đội làm việc đặc biệt, dẫn đầu bởi Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh, Thiếu tướng Shi Luze, đã có mặt ở hiện trường trong vòng vài giờ sau khi xảy ra sự việc. Ông Shi và các đồng đội của ông đã cung cấp thiết bị về hóa chất chiến tranh cũng như các hiểu biết chuyên môn đến những nhà cứu hộ gần nơi bị nổ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, nhóm nghiên cứu của ông Shi cũng quan tâm đánh giá sự thiệt hại của các loại đạn dược và vũ khí của PLA trong khu vực cảng.

Theo các nguồn tin của China Brief, sự nghi ngờ của ông Tập soi rọi vào vài chục cán bộ cấp cao của PLA, là những người thân tín và thuộc hạ của hai thành viên Bộ Chính trị trước đây và các Phó Chủ tịch Quân Ủy TƯ/CMC đã bị thanh trừng, là cố tuớng Từ Tài Hậu và tướng Quách Bá Hùng. Tướng Từ, người đã qua đời vào ngày 15/3 năm nay, khoảng cuối năm 2014 bị bắt giữ vì trọng tội tham nhũng bao gồm việc “bán các chức vụ tốt” đến những người muốn thăng tiến trong PLA. Tướng Quách, người đang phải đối mặt với tòa án quân sự, chính thức bị bắt hồi cuối tháng Bảy vì tham nhũng và vi phạm kỷ luật. Trong khi các quan chức cao cấp, bao gồm Phó Chủ tịch CMC hiện nay là tướng Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), đã nhiều lần cảnh báo các sĩ quan nên “rút ra những bài học đúng đắn” từ trường hợp của hai “con hổ lớn,” các cộng sự của ông Từ và ông Quách bất mãn về sự ô nhục của các chủ tuớng của họ, vẫn còn là một lực lượng phải đương đầu trong hệ thống cấu trúc của PLA.

Dù có những tin đồn trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài rằng có thể có sự liên hệ giữa cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và thảm họa Thiên Tân, các trợ lý của ông Tập tham gia vào việc điều tra đã tập trung vào thực tế là ông Giang (Chủ tịch CMC từ 1989-2004) là chủ tướng chính của các tướng Từ và Quách. Kể từ khi lên nắm quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào cuối năm 2012, ông Tập đã tham dự vào một cuộc đấu tranh quyền lực với ông Giang, người đứng đầu phe quyền lực Thượng Hải trong chính trị nội bộ đảng. Trong tháng vừa qua, truyền thông chính thức TQ đã xuất bản hai bài bình luận được cho là phản ảnh sự bất mãn của ông Tập đối với các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu đang gay gắt phản đối cải cách hoặc những người từ chối buớc ra khỏi ánh đèn sân khấu. Một bài báo phàn nàn rằng “những trở lực mà chính quyền phải đối mặt trong sự cải cách thì rất dai dẳng và hung dữ… ngoài sức tưởng tượng của mọi người”. Bài báo khác thì chỉ trích một số cán bộ nghỉ hưu, cho rằng họ “can thiệp vào chính quyền [hiện tại]” và thậm chí “lập bè phái và hội kín” trong đảng. Mục tiêu của hai bài báo nhạy cảm chính trị này được cho là nhắm vào ông Giang. Không phải ngẫu nhiên mà những hình tuợng công cộng của ông Giang, bao gồm cả hình ảnh và thư pháp của ông, gần đây đã được lấy ra khỏi các định chế như Trường Đảng Trung ương.

Cấp dưới của ông Tập cũng đang điều tra về việc công ty Ruihai được bảo vệ chính trị, Ruihai là một trong số ít các công ty tư nhân được cấp giấy phép làm việc với hóa chất nguy hiểm. Dĩ nhiên Ruihai có sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ. Lý Lang (Li Liang), một cổ đông lớn của công ty Ruihai, là con trai của ông Lý Thuỵ Hải (Li Ruihai), một doanh nhân và là anh em của cựu uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PBSC) Lý Thụy Hoàn. Thường được gọi là “Ông Vua của Thiên Tân” do thời gian ông làm thị trưởng và bí thư Thiên Tân, ông Lý Thụy Hoàn, 81 tuổi, là thành viên PBSC từ năm 1989 đến năm 2002. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một vài ngày, cả hai ông Lý Thụy Hải và Lý Thụy Hoàn đã có thể giải toả những nghi ngờ của các cơ quan Đảng, rằng họ không có liên quan gì với sự kinh doanh của Lý Lang. Lý Thụy Hoàn được xem là kẻ thù chính trị cay đắng của Giang Trạch Dân, cho nên có nhiều lý do để tin rằng ông Tập có nhu cầu cần sự giúp đỡ của ông Lý trong chiến dịch hạn chế ảnh hưởng chính trị của ông Giang.

Vì ông Tập và đồng đội của ông trong Bộ Chính trị bận tâm với việc kiểm tra những âm mưu và các manh mối sau vụ nổ thảm khốc này, nó giúp giải thích tại sao duờng như không có quan chức cấp cao nào chính thức phụ trách điều tra. Mãi cho đến ngày thứ năm sau vụ nổ, Thủ tướng Lý Khắc Cường mới có mặt ở Thiên Tân Cảng trong chuyến đi kiểm tra một giờ đồng hồ, trong đó ông Lý ra lệnh cho đài truyền hình CCTV và các cơ quan truyền thông chính thức khác đang hiện diện không được quay phim hay chụp hình. Chuyến đi thăm muộn màng của ông Lý đến Thiên Tân – chừng hơn một giờ đi xe từ Bắc Kinh – đã phá vỡ một quy ước được thiết lập bởi cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu nên có mặt tại hiện truờng của các thảm họa lớn, do thiên tai hay do con nguời gây ra, trong vòng 48 giờ.

Tuy vậy, Thủ tướng Lý đã không làm rõ câu hỏi về trách nhiệm cho việc ứng phó tai nạn này. Tại cuộc họp báo cùng ngày, có sự tham dự của phóng viên nước ngoài, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành phố Thiên Tân Gong Jiansheng được phóng viên địa phương hỏi về những người lo việc cứu hộ và điều tra tai nạn này. Ông Gong trả lời: “Về câu hỏi này, tôi sẽ cố gắng để có được một bức tranh chi tiết [từ cấp trên của tôi]”. Mãi cho đến ngày 19/8 viên chức cao cấp nhất của Thiên Tân – Thị trưởng và Quyền Bí thư Hoàng Hưng Quốc (Huang Xingguo) – xuất hiện tại một cuộc họp báo. Trong khi ông Hoàng cho biết ông mang “trách nhiệm không thể chối cải” cho sự rủi ro, ông không nói gì về hiện tình của cuộc điều tra hay ông sẽ từ chức để nhận trách nhiệm chính trị.

Bắc Kinh chần chờ nguyên cả một tuần sau vụ nổ để thông báo rằng một lực lượng đặc nhiệm cấp cao, đứng đầu là Thứ truởng Thuờng trực Bộ Công an (MPS) Dương Hoán Ninh (Yang Huanning), sẽ chịu trách nhiệm về những nỗ lực điều tra. Có 32 năm kinh nghiệm trong Bộ Công an, ông Duơng là một chuyên gia Weiwen tức giữ gìn ổn định chính trị. Ngoài ra, được biết Quân Ủy TƯ/CMC cũng đang có thẩm định riêng của họ. Cuộc điều tra quân sự được điều phối bởi nhân vật thân cận của ông Tập là Đại tá Zhong, người đã làm việc chặt chẽ với ông khi ông làm bí thư Chiết Giang và Thượng Hải từ 2002-2007.

Như để làm yên lòng dư luận trong nước và quốc tế, chính quyền Bắc Kinh công bố vào ngày 27/8 rằng 11 quan chức, chủ yếu là ở Thiên Tân, đã bị bắt vì xao lãng nhiệm vụ liên quan đến vụ nổ. Hầu như tất cả trong số họ là cán bộ cấp trung, lo về giao thông, quản lý cảng biển và an toàn công nghiệp. Người có cấp bực cao nhất là Bộ trưởng Quản lý nhà nước về An toàn Việc làm, ông Dương Đống Lượng (Yang Dongliang), từng là phó thị trưởng thành phố Thiên Tân. Tuy nhiên, ông Duơng có vẻ như không bị trừng phạt vì sự thất bại trong việc duy trì các tiêu chuẩn an toàn ở Thiên Tân. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống nhũng lạm cao nhất của đất nước, đăng trên trang web của cơ quan này rằng ông Duơng bị giữ vì “vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật”, thường là một cách nói để chỉ tham nhũng. Hai nghi phạm khác có cấp bậc của người đứng đầu văn phòng khu vực: Chủ tịch Thiên Tân Cảng, ông Trịnh Khánh Diệu (Zheng Qingyue), và Trưởng phòng Truyền thông và Ủy ban Giao thông vận tải Thiên Tân, ông Ngô Đại (Wu Dai).

Ngoài ra, một số viên chức điều hành công ty Ruihai đã bị giữ để thẩm vấn. Họ gồm có Chủ tịch công ty, ông Vu Học Vĩ (Yu Xuewei), Phó Chủ tịch ông Đổng Xã Hiên (Dong Shexuan) và Tổng Giám đốc Zhi Feng. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc và quốc tế đã loan báo rằng ông Vu trước đây là cán bộ cấp cao của doanh nghiệp nhà nước khổng lồ Sinochem – có đầu tư đáng kể ở Thiên Tân – và rằng ông Đổng là con trai của cảnh sát trưởng cảng Thiên Tân. Cơ quan kiểm duyệt đã cắt bỏ tất cả các liên hệ của những nhân viên công ty Ruihai đến hoặc ông Lý Thụy Hải hay ông Lý Thụy Hoàn.

Ngay sau khi trở nên người đứng đầu cuộc điều tra tai nạn Thiên Tân, nhân vật an ninh cấp cao Dương Hoán Ninh cho biết nhóm của ông sẽ “tiến hành điều tra rõ ràng, chi tiết và kỹ lưỡng không phân biệt người có liên quan là ai và những hậu thuẩn [chính trị] của họ là gì.” Ông nói thêm rằng các kết quả của điều tra phải đứng vững trước “các kiểm nghiệm của khoa học, các kiểm nghiệm của pháp luật và kiểm nghiệm của lịch sử”. Tuy nhiên, các nhà quan sát có kinh nghiệm về những vận dụng uốn nắn chính trị phức tạp đằng sau tai họa Thiên Tân, thì tỏ ra rất ít lạc quan là sự thật sẽ được phơi bày. Theo nhà sử học được trọng vọng ở Bắc Kinh, ông Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), cảnh trí mờ ảo xung quanh các vụ nổ và hậu quả của nó, có chỉ dấu về “mưu đồ chính trị trong nội bộ đảng.” “Chúng ta vẫn không biết bản chất thật sự của các vụ nổ,” ông nói với báo chí Hồng Kông. “Không rõ ai là mục tiêu của các vụ đánh bom và liệu có những âm mưu hay không”. Mặc dù có cuộc diễu hành quân sự để “đăng quang” ông Tập vào ngày 3/9, những câu hỏi này tiếp tục gây nghi ngờ về mức độ quyền hành của Chủ tịch và Tổng tư lệnh quân đội Tập Cận Bình.

(Tiến sĩ Willy Wo-Lap Lam là nhà nghiên cứu thâm niên của The Jamestown Foundation. Ông là giáo sư trợ giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, bộ môn Lịch sử và Chương trình cao học kinh tế chính trị toàn cầu của Chinese University ở Hồng Kông. Ông là tác giả của năm cuốn sách về Trung Quốc, bao gồm cuốn “Chính trị Trung Quốc trong Thời Đại Tập Cận Bình: Phục hưng, cải cách, hay thụt lùi?,” hiện đang có sẵn để mua)

Ghi chú:

1. Hồ Cẩm Đào không bao giờ được coi là một nhà “lãnh đạo mạnh” trong nhiệm kỳ làm tổng bí thư từ năm 2002 đến năm 2012. Cuộc diễu hành quân sự ngày 1/10/2009 đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp chính trị của ông. Ngay cả khi đó, đối thủ của ông, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, đã có thể phủ bóng lên quyền lực của ông, bằng cách chia sẻ hào quang hoành tráng trên truyền hình toàn quốc.

Lê Minh Nguyên dịch

Nguồn bản tiếng Anh:

http://www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews%5Btt_news%5D=44330&tx_ttnews%5BbackPid%5D=25&cHash=493d9383747c9c215d456b391e9572df#.Vfjf1GZHbCQ

 

15 Tháng Giêng 20161:35 CH(Xem: 23827)
Làm sao gói nhớ thương vào mãi mãi Sợ một ngày rơi rớt nẻo hư không Sợ mùa xuân đi qua quên trở lại Sợ héo tàn trong nắng hạ mưa đông.
15 Tháng Giêng 201612:19 SA(Xem: 25185)
Xuân này nguyện thế giới hòa bình. Đừng có chiến tranh, dân điêu linh. Quê hương đổi mới người no ấm. Gia đình, bạn hữu luôn an bình.
14 Tháng Giêng 201610:36 CH(Xem: 24406)
Tháng mười mưa cũng đang chờ Làm sao khô hết bài thơ giận hờn? Thôi thì mưa cứ mưa luôn Hai ta ướt hết, cái buồn cũng tan.
14 Tháng Giêng 201610:27 CH(Xem: 25547)
Bao giờ đất nước hết nhiễu nhương Quê Mẹ bình yên, khắp phố phường Con sẽ quay về vui bên mẹ Chung vai xây đắp “mảnh Quê Hương”
14 Tháng Giêng 201610:21 CH(Xem: 21870)
Mùa Xuân về với muôn nơi Chim muông ríu rít hoa cười bướm ong Nhụy hương tỏa sắc thơm nồng Gió Xuân trãi nhẹ má hồng môi em.
14 Tháng Giêng 201610:12 CH(Xem: 25996)
Anh dòng sông êm ả Em con thuyền về xuôi Thời gian chờ ở bến Anh và em ngỏ lời!
09 Tháng Giêng 201612:40 SA(Xem: 16203)
Tôi sẽ trân trọng những gì mình có được hôm nay. Một người chồng dù đau yếu nhưng lúc nào cũng cận kề yêu thương. Những đứa con dù không giàu có nhưng luôn luôn hiếu thuận vâng lời.
08 Tháng Giêng 201611:51 CH(Xem: 22683)
Cung nghe Đường Chiều (Hồng Duyệt) - do Đinh Sinh Long & Duy Khanh trinh bay
08 Tháng Giêng 201611:36 CH(Xem: 32576)
Em về gửi nhớ trọn tình thơ Ảnh ảo chìm sâu mắt thẫn thờ Êm dịu gọi ai lòng tiếc mộng Thiết tha giăng mạng nhện sầu tơ
08 Tháng Giêng 201611:14 CH(Xem: 24954)
Rừng xôn xao nắng đùa vui trên lá Ta riêng mình cây mọc nhánh hoang vu Thấy đơn côi giữa bạt ngàn hoa cỏ Cây nghiêng cành thương nhớ lắm rừng xa.
08 Tháng Giêng 20161:23 CH(Xem: 28107)
Hôm cô giáo về đây, Nhìn cái dáng hao gầy, Môi hồng vương tóc rối, Hát “Như cánh vạc bay”.
08 Tháng Giêng 20161:07 CH(Xem: 23657)
Tuổi nào còn lại tặng cho người, Tuổi nào tôi để lại cho tôi, Tuổi nào đi nhẹ vào quá khứ, Tuổi nào hy vọng những niềm vui.
08 Tháng Giêng 20161:01 CH(Xem: 27156)
Xuân lại về đây xuân khắp nơi Rượu xuân nhắp cạn chén đầy vơi Xuân tâm ấp ủ niềm hy vọng Nhân loại tưng bừng cuộc sống vui.
08 Tháng Giêng 201612:12 SA(Xem: 21990)
Tháng giêng, và tháng giêng Anh xanh hoài nỗi nhớ Giữa rừng thẳm muộn phiền Trái tim gầy guộc thở Vẫn nhớ hoài tháng giêng...
07 Tháng Giêng 20161:11 CH(Xem: 24340)
Thì thôi cũng một lần sang, Cửa nhà em mở nắng tràn đầy sân. Vậy mà anh cứ ngại ngần, Nhìn lên ngó xuống phân vân nỗi gì.
07 Tháng Giêng 201612:54 CH(Xem: 24320)
Như nụ hồng tháng Giêng Len lén vươn cao chào bình minh E ấp và thật xinh.
01 Tháng Giêng 201610:57 CH(Xem: 23373)
Ngôi sao Thiên Chúa soi đời, Cũng vì nhân loại tơi bời, u minh. Hãy yêu nhau với chân tình, Vui như đêm đón Giáng Sinh năm nào.
01 Tháng Giêng 20166:44 CH(Xem: 24216)
CHÚC nhau lời hát ru êm - MỪNG cho gia đạo được thêm đề huề NĂM cũ qua dấu nhiêu khê - MỚI là hạnh phúc theo về trần ai.
01 Tháng Giêng 201610:36 SA(Xem: 19313)
Cây lý dường như chỉ mọc tốt ở miền Nam nắng ấm ? Dáng cây, cành lá, hoa... , nhìn chung giống cây mận khá nhiều, nhưng khác biệt rõ nhất là đám lá dài nhọn và có màu xanh lục đậm hơn, rất đậm.
01 Tháng Giêng 20162:15 SA(Xem: 20308)
Đến ngôi chùa sim tím Ngày đầu năm tinh khôi Bảo Lộc trời xanh biếc Nắng Cao nguyên bồi hồi.
01 Tháng Giêng 20161:33 SA(Xem: 22431)
Giơ tay bóc nốt tờ lịch chót. Chợt nhớ hôm nay ngày cuối năm. Tuyết trắng ngoài song rơi lất phất. Thoáng mơ thoáng nhớ chuyện xa xăm
01 Tháng Giêng 201612:54 SA(Xem: 23831)
Chiều cuối năm thơ thẩn Hạ đông thời gian đỏ tím vàng Màu quan san chiếc lá. Chiều cuối năm mình tôi Nơi góc đời lãng quên hiu quạnh Ánh tà huy lung lay.
31 Tháng Mười Hai 201510:47 CH(Xem: 22976)
Năm mới, nâng ly, chúc mừng nhau Chúc nhau vui vẻ, hạnh phúc giàu Chúc cho gia đạo bình yên ấm Sức khỏe dồi dào, không lo âu
31 Tháng Mười Hai 201510:34 CH(Xem: 26764)
Trái đất quay hết vòng quỷ đạo Năm đã trôi, năm mới bắt đầu Tờ lịch rơi nghe hồn đau đáu Một tuổi buồn nữa lại qua mau.
26 Tháng Mười Hai 20158:30 CH(Xem: 18774)
Lời nguyện cầu bình an cho tất cả, tôi thấy đang bay cao, bay cao... vào vòng tay giang rộng không bến bờ của Đấng Yêu Thương...
26 Tháng Mười Hai 20157:05 CH(Xem: 19188)
Hạnh phúc và đau khổ là một bản đàn duy nhất, khác chăng là được trổi lên ở giây phút này hay giây phút khác. Và khi mình có được hạnh phúc
26 Tháng Mười Hai 20156:07 CH(Xem: 22221)
Bài viết ngắn kỷ niệm ngày thành lập TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA (1/1/1956)– ngọn đuốc tri thức ra đời đem lại nguồn sống mới cho tỉnh Biên Hòa
26 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 24829)
Cuối năm 1968 Đạo Bửu Long chính thức được thành lập do Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc làm thủ lĩnh.
26 Tháng Mười Hai 20154:23 SA(Xem: 28402)
Nhớ thuở nào năm tàn ta gặp gỡ, Cuộc họp nào còn lắng đọng lòng ta Chuyện họp cũ đã không còn hợp cảnh, Thì sao buồn chuyện cũ đã phôi pha ?
25 Tháng Mười Hai 20158:37 CH(Xem: 17198)
Tháng 12. Đêm cuối năm cựa mình nồng nàn. Chiếc bình cổ thời gian chứa đầy hương kỷ niệm, tôi nhẹ nhàng mở nắp nghiêng bình... ngây ngất với ngày thơ...
25 Tháng Mười Hai 20158:34 CH(Xem: 24580)
Nửa đêm Thiên Chúa giáng trần Nằm trong máng cỏ đức ân sáng lòa Dẫn đường ngôi sáng sao xa Bê-lem hang đá thánh ca tỏ tường.
25 Tháng Mười Hai 20158:19 CH(Xem: 21214)
Xin bình yên cho an lành thế giới Để người người quên thù hận, thương đau Và nhân loại, không còn rơi máu lửa Đem yêu thương hàn gắn mọi u sầu
25 Tháng Mười Hai 20151:25 CH(Xem: 20104)
Vậy là chú Trần Doãn Trị đã rời cõi tạm, nhẹ nhàng như chiếc lá cuối đông. Tôi hụt hẫng khi nhận tin chú “Sáu Trị” qua đời, bởi những điều ấp ủ đã lâu nhưng tôi chưa kịp sẻ chia cùng chú Sáu.
22 Tháng Mười Hai 20157:40 SA(Xem: 18276)
Bài viết mới, Thiệp và Video CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2015 của Nguyễn Thị Thêm
19 Tháng Mười Hai 201512:34 SA(Xem: 22192)
Thời gian qua hoa đã thành trái đắng Có vị gì nghe xa xót bờ môi Những chiều nhìn theo vời vời khói trắng Thấy đời mình mờ mịt tựa mây trôi.
18 Tháng Mười Hai 201511:44 CH(Xem: 21606)
ĐÃ xa cái thuở lược trâm cài BIẾT lỡ ngàn đời chuyện trúc mai MẶT ngọc mái tây mang nỗi hận MÀY hoa sương ký khóc đêm dài
18 Tháng Mười Hai 201511:23 CH(Xem: 22235)
TIẾNG LÒNG TRI KỶ, TRI ÂM -Thơ Trần Kiêu Bạc-Hồng Vân Diễn Ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
18 Tháng Mười Hai 201512:34 CH(Xem: 18984)
Cám ơn em, Đóm lửa nhỏ mùa Xuân, Đem hơi ấm xóa tan cái lạnh. Bà Mẹ già trong căn nhà trống vắng, Rét tê người, môi tái, mắt quầng thâm.
17 Tháng Mười Hai 201510:53 CH(Xem: 20924)
Thày xưa, bạn cũ mong chờ, Có ngày "hội ngộ" đôi bờ đại dương. Ân tình thắm đượm lên hương, Lòng Ta ấm lại trong "Đêm đông trường”.
17 Tháng Mười Hai 201510:44 CH(Xem: 22400)
Giáng sinh đèn nến sáng lung linh Đường phố thênh thang vạn ánh đèn Ngàn sao lấp lánh ngời đêm vắng Xem lễ nửa đêm: Anh và em
17 Tháng Mười Hai 20159:28 CH(Xem: 12771)
Ngô Quyền ơi! Qua bao gian nan vẫn đong đầy kỷ niệm. Kỷ niệm thật đáng yêu…
16 Tháng Mười Hai 20153:33 CH(Xem: 21917)
Năm nay Giáng Sinh lại đến. Cả nhà đi lễ nhà thờ. Xe lăn em đưa tay đẩy. Lệ rơi! nhớ thuở ngây thơ.
16 Tháng Mười Hai 20151:03 CH(Xem: 27422)
Giáng Sinh an bình Yên vui trần thế Dẩu đời dâu bể Còn đó đức tin.
16 Tháng Mười Hai 201512:52 CH(Xem: 17728)
Chôn tháng mười hai vào kỷ niệm Ru tình bên tóc rối xanh xao Ngày tháng cuối năm đi biền biệt Ta còn hẹn đợi giữa chiêm bao.
11 Tháng Mười Hai 20152:53 CH(Xem: 21445)
Hơi thở lạnh. Ý nghĩ lạnh. Thả lòng dìu dặt theo ánh trăng nghiêng bóng soi suốt nẽo đường về. Như say. Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi
10 Tháng Mười Hai 201512:27 CH(Xem: 22340)
Bốn ba năm, giấc mơ dài Nô-En lại đến, tình rày nhớ mong Thì thôi ngủ trọn mùa Đông Tháng mười hai lạnh giấc nồng không em...
09 Tháng Mười Hai 20153:27 CH(Xem: 22162)
Rồi sẽ qua mau chóng Viên sỏi chìm đáy hồ Ngyệt vàng soi bóng nên thơ Mặt hồ vẫn đẹp vẫn chờ bóng trăng
08 Tháng Mười Hai 20151:06 CH(Xem: 38969)
Bàng bạc bên đồi sương tuyết phủ Chập chùng trước ngõ lá hoa lay Trần gian một cõi mong manh quá Nhắm mắt... mịt mù... cát bụi bay!!!
08 Tháng Mười Hai 201512:59 CH(Xem: 21454)
Noel năm đó lên Đà Lạt Nhà thờ Con Gà đứng trong sương Ta như lạc giữa trời nhan sắc Dòng tóc mây bay góc giáo đường
08 Tháng Mười Hai 201512:47 CH(Xem: 19504)
Trong bốn ngăn tim tôi Có một điều rất lạ Nằm im trong góc tối Bất chợt thành bài ca.
07 Tháng Mười Hai 20151:27 CH(Xem: 21136)
Thoáng giật mình, Trời lập đông rồi đó! Trên cành cây trụi lá chỉ tuyết bông Qua song cửa, gió lùa hờ hững quá Bâng khuâng vầng mây xám buổi chiều Đông
07 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 21588)
Đi tận đâu, phương trời nào vô tận. Gọi thời gian chậm lại nắng phai mờ. Chờ tôi nhé bỏ buồn phiền nuối tiếc. Chấm nét nào cho sâu lắng hồn thơ.
04 Tháng Mười Hai 20159:52 CH(Xem: 19199)
Con chấp hai tay, khấn vái ân cần. Nguyện Chư Thiên phò hộ, mẹ hiền siêu thoát.
04 Tháng Mười Hai 20157:43 SA(Xem: 24592)
Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc.
27 Tháng Mười Một 201511:35 CH(Xem: 20223)
... tôi thích những mái tóc ngang vai tung bay lả lướt theo gió hơn là nằm gọn lỏn, bị khuất phục dưới chiếc nón lá thấy ghét !
27 Tháng Mười Một 201511:33 CH(Xem: 23232)
Mình nhìn nhau lòng như là giấy mới Quên thăng trầm, thua được ở quanh ta Tay cầm tay với ngàn điều muốn nói Quên hết ngày phải bỏ lại đi xa.
27 Tháng Mười Một 201511:24 CH(Xem: 31646)
Hạnh phúc cho anh chị em tôi, là cùng lúc được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ. Câu chuyện xưa và nay của Thầy – Trò chúng tôi những lần gặp gỡ thế này, bao giờ cũng sôi nổi và dòn như pháo,...
27 Tháng Mười Một 201510:21 CH(Xem: 19527)
Hình như chút gió đông vừa chợt đến Đủ ửng hồng đôi má thắm ngẩn ngơ Làn gió Thu dường như còn vương vấn Chút se nồng phơn phớt thắm Thu mơ
27 Tháng Mười Một 20157:05 CH(Xem: 17293)
XIN HÃY YÊU ANH - Nhạc: Nguyễn Đình Hòa & Lê Thị Phúc Phổ từ bài thơ HÃY YÊU CHÀNG - Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN Trình bày Ca sĩ: Diệu Hiền
27 Tháng Mười Một 20153:00 CH(Xem: 21864)
Tạ ơn cha mẹ cho con Một dòng máu nóng chảy mòn máu tim Vẳng nghe tiếng hát mẹ hiền Võng nôi kẻo kẹt ru mềm tuổi Xuân
27 Tháng Mười Một 20152:20 CH(Xem: 21919)
Vẫn là em, Cô đơn, run rẩy. Với tay cao , Tìm lấy ánh mặt trời. Chờ ngày mai, Một ngày bất tận. Đi về đâu ? Cơn gió mùa đông.
26 Tháng Mười Một 20153:29 CH(Xem: 14452)
Xin hãy ngưỡng mộ và tri ân ngay từ buổi ban đầu của sự góp mặt đầy quả cảm. Bây giờ chúng ta đang trong mùa lễ tạ ơn…
20 Tháng Mười Một 201511:02 CH(Xem: 20320)
Hãy nói với nhau một lời cám ơn bằng tất cả sự thành thật. Trái tim sẽ mở rộng, Niềm vui sẽ lan tỏa. Hạnh Phúc sẽ trở về.
20 Tháng Mười Một 201511:01 CH(Xem: 32693)
TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ - Thơ Trần Kiêu Bạc - Nhạc Mai Trung Tín Giọng Ca: Bích Hiền - Giọng ngâm: Hồng Vân Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Mười Một 20159:02 CH(Xem: 18472)
Ngồi bên nhau để cùng nhắc nhở kỷ niệm, của đồng môn trung học NQ BH, của đồng hương BH sau bao ngày xa cách.
20 Tháng Mười Một 20155:23 CH(Xem: 20070)
TÌNH KHÚC CUỐI MÙA THU Thanh Trang sáng tác - tiếng hát Ngọc Lan Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười Một 201512:35 CH(Xem: 19266)
Khi chồng chất trên vai nhiều năm tuổi Mới thấy mình lạc lối giữa đường hoang Trong lao đao mưa bão dội phong trần Nghe rất nhớ thuở học trò áo trắng.
20 Tháng Mười Một 20158:23 SA(Xem: 22212)
Xa nhau mới biết đêm dài Nhớ nhau chẳng để nhạt phai hương tình Đông về phố vắng lặng thinh Đèn đêm mờ tỏ soi hình bóng tôi.
20 Tháng Mười Một 20157:40 SA(Xem: 21972)
Bây giờ em là cô giáo già. Nhớ thầy em kính cũng như cha. Nhớ làn roi khẻ ngày xưa ấy. Nhớ quá thầy tôi: Ông giáo già.
19 Tháng Mười Một 20159:45 CH(Xem: 27586)
Dưng không. Ừ, dưng không Một nốt trầm rơi xuống Theo bóng chiều đang buông Giật mình, ai ngơ ngác Thu phai... Ừ, thu phai!
19 Tháng Mười Một 20154:37 CH(Xem: 24317)
Tựa đề: Núi Đồi Vẫn Gọi. Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ: Hương Giang
14 Tháng Mười Một 20151:08 SA(Xem: 44429)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích mình đọc suốt một thời thơ dại.
14 Tháng Mười Một 201512:05 SA(Xem: 12239)
Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến. Cám ơn các bạn đã đọc những tâm tình vụn vặt hôm nay.
13 Tháng Mười Một 201511:40 CH(Xem: 21135)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới thưởng thức NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI - Nhạc Ngô Thụy Miên - Thiên Kim trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Mười Một 201510:31 CH(Xem: 19405)
Mời anh, mời chị cô bác gần xa, Ghé mua nhãn làm quà biếu tặng, Em buôn bán thật thà sòng phẳng. Mua dùm mở hàng, mau mắn. Cám ơn.
13 Tháng Mười Một 201510:13 CH(Xem: 22672)
Tình yêu không là nắng Sao vương vấn tơ vàng Tình không là trái đắng Mà suốt đời hoang mang.
12 Tháng Mười Một 20151:39 CH(Xem: 19852)
Mùa Thu rồi cũng đi xa Có chăng nguyệt khuyết trăng tà Trăng tình chia đời đôi mảnh Có còn thương tiếc ngày qua.
07 Tháng Mười Một 201511:29 CH(Xem: 21927)
Tập Kỷ Yếu Hướng Đạo NQBH cả nhà chung tay xây dựng hôm nay, biết chừng đâu sẽ trở thành báu vật cho con cháu chính mình mai sau.
07 Tháng Mười Một 201511:08 CH(Xem: 26598)
Tôi hát anh nghe "Chiều thương đô thị" Hoa mướp vàng,hoa khế tím đong đưa Anh và tôi đều nhớ nhà nhớ phổ Buồn rũ người chiều u ám trời mưa.
06 Tháng Mười Một 201511:22 CH(Xem: 26799)
Nghìn khuya... hồn thu đi lạc Sương đêm hay giọt lệ mềm? Khuấy hoài chưa tan nỗi nhớ Hoa thơ phủ kín mặt thềm.
06 Tháng Mười Một 201510:55 CH(Xem: 23723)
Cuối đời về với hư không Xuôi tay cũng chẳng thương mong được gì Tiền tài danh lợi mà chi Tay trơn nuối tiếc hồn quỳ khóc than.
06 Tháng Mười Một 20158:08 CH(Xem: 21098)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới HÌNH DÁNG THU MƠ - Nhạc Phạm Anh Dũng - Ca sĩ Duy Trác Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Mười Một 20158:00 CH(Xem: 23611)
Trò yêu cô giáo dễ thương. Tôi yêu em những nẽo đường hiến dâng. Mừng em vượt khó bao lần. Hoa thơm một bó ân cần tặng em
06 Tháng Mười Một 20157:54 CH(Xem: 26696)
"Giật mình ta ngó lại, Ừ! Chỉ là hư không Biên hòa biến thành sông Lệ rơi hòa theo nước."
05 Tháng Mười Một 201510:55 CH(Xem: 16440)
Cơn đói như một lũ sâu bọ đang bò vào xâu xé cơ thể ông. Cơn đói quái ác nó lôi ông ra khỏi giấc ngủ đầy mộng mị.
05 Tháng Mười Một 201510:08 CH(Xem: 21118)
Phải chi được là sao trời Để đêm đêm đến sánh đôi bên nàng Bởi em là ánh trăng vàng Trăng sao soi rọi trần gian diễm tình.
30 Tháng Mười 20153:09 CH(Xem: 14619)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 20152:09 CH(Xem: 19747)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
30 Tháng Mười 201512:03 SA(Xem: 15425)
Cuối tuần qua, một nhóm Chs NQ gồm anh chị Thọ Mai, anh chị Út Lộc, anh chị Phương Loan ...đã cùng nhau đến San Diego để tham dự một buổi Picnic thật thú vị.
29 Tháng Mười 20158:12 CH(Xem: 13763)
Cảm ơn tất cả các Anh Chị và Các Bạn một buổi tối ca nhạc say sỉn thật vui chúc quí Anh Chị và các Bạn yêu đời và trẻ mãi, cảm ơn tất cả ca sĩ truyền cảm trữ tình, một đêm cuối tuần rất nồng nàn ấm cúng.
29 Tháng Mười 20157:01 CH(Xem: 26099)
Thu đem tình yêu đến cho muôn loài, mùa của cây trái chín mùi, và là mùa gặt hái của nhà nông, vv... Nhưng Thu lại là mùa buồn nhất của tôi -- Mùa Thu tôi mất Mẹ.
29 Tháng Mười 201512:41 CH(Xem: 23574)
Dù sao một lần được một hồn ma có giang cũng là một kỷ niệm hy hữu trong cuộc đời của Tâm. Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ...
29 Tháng Mười 20158:25 SA(Xem: 39584)
Mưa đi qua mùa thu, mưa giăng lối, Tiếng mưa đêm nghe rả rích buồn tênh. Phố bên sông ngập tràn trong bóng tối, Em có về để nghe tiếng mưa rơi.
29 Tháng Mười 20151:27 SA(Xem: 20713)
Thu mơ trăng đợi bên thềm Tháng mười sắp hết rồi em có buồn Có nghe chăn gối lạnh đơn Mùa Đông lạnh lẽo gió vờn heo may.
23 Tháng Mười 201511:17 CH(Xem: 27730)
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
23 Tháng Mười 201511:05 CH(Xem: 20646)
Thì thôi giấc mộng trăm năm Yêu đương tình lỡ xa tầm tay đau Tháng mười gió thoảng mưa mau Chờ em biết tháng năm nào gặp đây...
23 Tháng Mười 201510:55 CH(Xem: 31073)
Tôi mãi đi tìm bóng của tôi Mười ba hay thuở mới lên mười? Hạ về chợt mất... bâng khuâng hạ Người đến rồi đi...tiếc nhớ người
23 Tháng Mười 201510:49 CH(Xem: 26689)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới ÁO EM THU VÀNG --Nhạc ngoại quốc--Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
23 Tháng Mười 201510:37 CH(Xem: 20083)
Hãy yên nghĩ đi anh, một đời người đã qua, anh đã dành cho mẹ con em đến giờ phút cuối cùng. Em sẽ kiên cường vượt qua sự đau đớn mất mát này để sống vì các con
23 Tháng Mười 20159:48 CH(Xem: 23015)
hôm nay lại có thêm anh Nguyễn Văn Lượng lìa bỏ Thầy Cô, bạn bè ra đi. Xin cầu chúc hương linh anh Nguyễn Văn Lượng sớm vãng sanh lạc quốc.