Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXXII)

20 Tháng Ba 201511:21 SA(Xem: 17353)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXXII)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXXII


Càng có nhiều quyền lực chừng nào họ càng có trách nhiệm lớn lao chừng nấy trong vụ làm mất nước. Máu của cả một dân tộc đổ xuống, xương của nhiều thế hệ xếp lại để cho cả bọn mua bán quyền lực đưa đẩy đến ngày Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm.

Chính cái tham vọng chính trị và quyền lực của bọn cầm đầu Bắc Bộ Phủ họp với cái tham vọng địa vị và tiền bạc của bọn trong phủ Đầu Rồng đã làm nên cuộc chiến thắng vĩ đại cho bên kia, cái thất bại nhục nhã cho bên này. “Chính cái thứ người như anh, sống lửng lơ bên lề xã hội, sống như cơm nguội và nước lạnh với cuộc đời đã góp phần vào sự tan nát này!” Đâu phải một ngày mà sự thể nó trở thành thế kia. Lâu lắm rồi, một khi “triều đình” không biết nỗi khổ của dân đen, thì cái thế tất yếu của thất bại đương nhiên là phải đến.


Tôi chắp hai tay lót dưới ót, ngó lên trần nhà thấp tối om. Cây đèn hột vịt hết dầu đã tắt ngúm. Căn nhà tràn ngập một thứ bóng tối buồn bã. Tôi nhớ đến Uyên đến ông Phan, bà Phan. Uyên nồng nàn. Bà Phan kiểu cách. Ông Phan đầy tham vọng, những ngón tay tròn và mập, lòng bàn tay ướt rịn mồ hôi. Cái tiểu thư viện, nơi lần đầu tiên tôi gặp ông. Bức tự họa của Van Gogh trên tường. Những thứ ấy cùng lúc bỗng hiện ra trong trí tưởng tôi. Rồi ông Mười Tân, con người theo đuổi một thứ lý tưởng mà ông tự cho là cao đẹp tự mãn về sự chiến thắng của một chủ nghĩa như đã tìm được đáp số cho một bài toán mà dân tộc đã đặt ra cho mình. Đáp số ấy, buồn thay, tôi nhìn kỹ, nó chẳng qua chỉ là cái âm bản của một tấm phim mà phần dương bản là cái ông đã cùng với các đồng chí ông đem chính máu xương của mình và đồng đội mình ra để tiêu diệt thôi.


Đâu có gì khác khi người ta lật đổ một chế độ để xây dựng một chế độ giống như cái chế độ mà mình từ khước, phủ nhận. Cái câu nói của bà Phan vậy mà hay, “Cậu trốn nhà tù này để chui vào một nhà tù khác chứ có gì khác đâu.” Tôi nhìn ngó xung quanh nhà trống trải. Đường sá bẩn thỉu, đầy ổ gà. Những con người lạ lẫm. Cảnh vật tiêu điều buồn bã. Những nụ cười gượng. Cái công viên trước Dinh Độc Lập trước kia đẹp đẽ trang nghiêm bây giờ khi bóng tối xuống đã đầy những gái ăn sương. Mà đâu phải dân chuyên nghiệp gì. Con gái của một ông giáo. Bà vợ của một sĩ quan học tập cải tạo. Những con người thất cơ lỡ vận. Cánh cửa của xã hội đóng lại trước mũi của những con người cũ. Ở trên mỗi khuôn mặt của người Saigon luôn luôn có một chữ vô hình nhưng rõ nét. Ngụy! Ngụy! Ngụy! Chỗ nào cũng Ngụy. Có học đã là Ngụy. Đĩ điếm cũng là Ngụy. Người ta có biết đâu con số đĩ điếm đã gia tăng gần bằng thời gian quân đội Mỹ và Đồng Minh tới Sài Gòn...


Tôi còn nhớ cái gì nữa? Đăng và Mai hiện đã theo mẹ chúng đến Pháp. Cái thư hai đứa viết cho tôi đề tại Paris. Đã đi học lại. Má đã lấy chồng, bắt tụi con kêu ông này là ba. Không được, con chỉ có một người ba thôi. Mỗi tối má giành mười lăm phút để chửi ba. Đàn ông bội bạc. Đàn ông tồi. Đàn ông là rác rưởi. Đàn ông làm má tởm. Và má lấy chồng. Người chồng mới của má tuy bề ngoài có hơi thấp lùn một chút và không được bảnh trai lắm, nhưng bù lại tánh tình dễ chịu, cần kiệm, tiện tặn, tiêu một đồng một cắc cũng suy đi tính lại “Một cái giẻ rách trong nhà cũng lưu luyến, khó mà bỏ nó được.” Ông chồng mới của má ở Âu Châu lâu năm, học hành đỗ đạt, việc làm tốt, lương cao, bổng hậu. Nhưng dè sẻn tiện tặn chẳng qua là vì có truyền thống gia đình thôi. Thế là quá tốt. Khi má chửi đàn ông có lẽ má chửi ba, chớ không phải chửi bất cứ người đàn ông nào. Má nói sao ba không ở tù chết rục trong mấy cái trại cải tạo của cộng sản.


Đăng viết trong thư nói nó muốn bảo lãnh cho tôi đi Pháp mà tuổi nó còn nhỏ không thể làm giấy tờ được. Chú nhỏ nói có gặp một cô bạn gái hồi ở Sài Gòn của tôi, “Cô ấy là ma-ren của con, cô đứng tên với con ký giấy tờ với con, chở con đi chỗ này chỗ nọ làm các thủ tục để lo cho ba.” Thư đi kèm mấy cái “xét-ti-fi-ca” bảo đảm nơi ăn chốn ở cho tôi của Brigitte Huỳnh. Brigitte Huỳnh? Tôi không nhớ. Có lẽ hồi ở Saigon cô có tên khác. Dù sao Brigitte không biên cho tôi một chữ nào để nhắc kỷ niệm cũ. Có thể cô là bạn của Uyên không chừng. Nhưng không sao. Tôi hy vọng tờ giấy của Brigitte và Đăng có hiệu lực. Tôi vẫn giữ cái thư và tờ giấy bảo lãnh trong túi, nhưng chưa nộp. Tôi cứ hẹn lần hẹn lữa. Mai đi! Mai đi! Tờ giấy đã hơi nhàu. Cái gì giữ chân tôi lại khi cầm tờ giấy này đi xuống công an quận. Có thể nó sẽ không nhận. Dù sao? Còn ông Mười Tân? Chẳng lẽ ông ta không biết rằng tôi ở tù ra? Chính ông đã vào trong tù gặp tôi.


Chính ông chẳng đã từng nói một người dân ngụy nào đó vượt biên mà bị bắt thì “tùy địa phương xử lý vài ba tháng đến vài ba năm, chớ thằng Thăng thì cứ cầm chắc trong tay bốn chục năm. Bốn chục năm rất khác với bốn tháng hay bốn năm!” Ông gằn từng tiếng như vậy. Tôi không rõ ông yêu cái chế độ mà ông góp công xây dựng và cái chủ nghĩa mà ông theo đuổi từ khi mới mười sáu tuổi hay ông yêu cái chỗ đứng của ông trong cái chế độ này.


Ông có lạc quan quá đáng chăng khi mà cái thành phố Saigon đẹp đẽ này và cả một đất nước thân yêu này mỗi ngày một lún sâu xuống cái bãi lầy của sự nghèo khốn, xót xa, đau đớn, khổ nhục. Cách mạng là đoàn tụ cho người này, chia ly cho người nọ, là sự hãnh tiến cho cái đám lau nhau này, và sự cúi đầu nghiến răng của đám kia. Cách mạng có phải là giật ngôi nhà của người này, đuổi họ ra đường để cho một tay tự xưng là từng đổ máu xương cho chủ nghĩa dọn vào. Cách mạng có phải là làm trống trải những căn nhà - kể cả những căn nhà không còn có gì để làm trống trải thêm nữa - để làm đầy những căn nhà khác. Cách mạng có phải là hạ thấp mức sống của một xã hội đang không cao gì cho lắm xuống bằng một xã hội mà cuộc sống đã bị ngưng đọng suốt hai mươi năm?


Tôi không hiểu chính trị là gì. Tôi là một tên dốt nát về nhiều mặt. Cả cái lũ bạn tôi, từ Tâm khô-khốc-thiền-sư, Đình cay-chua-độc-mồm-độc-miệng, đến Nhật can đảm một cách ka-mi-ka-de... hoặc như “Lộc-Sorbonne,” “Ký-thi-sĩ,” “Nghĩa-kinh-tế.” Thằng nào cũng lãng mạn về chính trị. Lãng mạn về chính trị, ai đã nói với tôi như vậy? Tôi không nhớ. Nhưng mà có lẽ ai đó đúng. Tôi khinh bỉ cái thứ chính trị xu thời, xa lông, cái thứ chính trị bằng mồm, cái thứ chính trị được làm vua thua làm giặc.


Trời ơi, tưởng tượng một quốc gia tràn ngập những loại người đó kèm theo đủ loại công an và nhà tù thì nó sẽ ra sao? Mà đâu cần tưởng tượng. Tôi chỉ cần mở cánh cửa bước ra đường là tôi có thể thấy ngay rồi. Đầu hẻm, cuối hẻm, có công an. Khu vực có công an. Ngôi biệt thự cửa đóng im ỉm có cổng sắt của một gia đình Ngụy nào đó có thể là một nhà giam. Run sợ: đó là cái cảm giác thường trực trong tôi. Và để trấn an nó, tôi thường nói không sao, không sao, tôi đâu có làm gì, tôi đâu có nợ máu với bất cứ ai. Tôi không ăn cắp, không nói dối, không giết người. Tôi sống lương thiện. Tôi không ân hận hối tiếc về những ngày tôi đã sống qua. Tôi yêu người, yêu đời. Không sống được với người đàn bà kia tôi đã thẳng thắn chia tay. Tôi yêu thương các con tôi. Tôi yêu Quỳnh và tôi sống với Quỳnh. Nếu cô không yêu lại tôi và nếu cô không sống với tôi, chắc chắn là tôi sẽ đau khổ. Nhưng tôi đã được người phụ nữ mà tôi ao ước. Tôi đã có với Quỳnh một đứa con thay vào chỗ những đứa con tôi đã ra đi. Nhưng sau cùng tôi cũng đã mất. Cái có đã trở thành cái không. Cái tự do đã trở thành tù ngục. Tôi hoang mang về lẽ tử sinh. Cái bóng tối của đêm Sài Gòn sao mà đen sệt như thế này.

 

Quán cà phê là sân của một ngôi biệt thự nằm khuất sau một bờ tường cao trơ trụi. Những chiếc bàn thấp đặt dưới những tàn cây. Cà phê thơm lừng. Thứ thiệt. Bánh “ba tê sô” nóng. Chỗ ngồi mát mẻ. Đủ mọi loại người đang trò chuyện bên ly nước đen sánh bốc khói. Một quán cà phê rất Saigon trong một Saigon đang bị chìm khuất, u ám. Nó có cái vẻ thanh bình của những năm tháng trước Bảy Lăm. Nhưng mọi người đều biết không phải thế. Chỉ cần đặt chân ra khỏi cái cổng rỉ sét kia, người ta sẽ gặp một thế giới khác, in tuồng như cái cổng là rặng núi Pyrénées mà một bên là sai lầm, còn bên kia là chân lý.


Vũ ngồi đối diện tôi. Hai cánh tay anh xếp lại. Một khuôn mặt vuông. Đôi mắt tình cảm. Da mặt xanh. Cái cảm giác lần đầu khi gặp Vũ là tôi đang đối diện với một tâm hồn yếu ớt và lãng mạn. Nhưng dần dần được đọc những bài viết của anh, tiếp xúc với anh, tôi hiểu cái cảm tưởng đầu tiên ấy là sai.


Cái bề ngoài của một con người đôi khi chả vẽ lên được bản chất của con người đó chút nào cả. Vũ có một tâm hồn khỏe mạnh, những suy nghĩ sâu sắc và thâm thúy. Các sáng tác thơ, truyện, và nhất là kịch của anh, không những chỉ được bạn bè và người đọc, người xem ở “ngoài đó” ưa thích mà đối với dân Saigon, những người nhạy cảm cũng tìm thấy một tâm hồn đồng điệu. Bảy năm sau ngày Saigon mất tôi gặp Vũ ở một hàng sách chợ trời đường Đặng Thị Nhu. Con đường ấy, hai đầu được chận lại bằng cái rào gỗ đóng tạm. Sách báo trước Bảy Lăm không những chỉ bày trên vỉa hè mà con tràn ra cả mặt đường. Hôm đó tôi ngồi núp sau hàng sách của Vĩnh, uống cà phê. Vĩnh trước làm ở đài phát thanh Saigon, phụ trách một chương trình ca nhạc. Anh bị tật ở chân nên không phải đi lính. Gia đình Vĩnh vượt biên hết, anh nhất định không đi. “Để coi thử thời thế nó ra sao.”


(Còn tiếp)

23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32279)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30318)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33312)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27876)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33749)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28268)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24764)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27314)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25152)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29159)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40366)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34770)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23285)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29268)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30667)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28087)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16237)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36332)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21980)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41206)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23220)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29734)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30170)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17110)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31224)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29432)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26185)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30126)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26761)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28519)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30728)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30952)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28805)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30027)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29538)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29523)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 23965)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33409)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32531)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30652)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30755)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29007)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28393)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23547)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23379)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”