Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm -VU LAN XIN TẠ LỖI MẸ CHA

26 Tháng Tám 202310:10 CH(Xem: 3416)
Nguyễn thị Thêm -VU LAN XIN TẠ LỖI MẸ CHA
VU LAN XIN TẠ LỖI MẸ CHA NTT


       Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ  trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .

       Có lẽ chưa. Biết mình có lỗi nhưng vẫn tìm đường binh để vớt vát. Bạn có thể từng nâng tay người vợ thân yêu của bạn, hôn lên đó và tha thiết xin nàng tha lỗi. Nàng nhìn bạn bằng đôi mắt bén như gươm. Nàng nguýt, nàng háy, nàng ngoe ngoảy bỏ đi. Bạn kéo lại, ôm vào lòng, tìm cách hôn dù nàng chống trả để cứu vãn tình hình. Ôi! Đêm đó là đêm chuộc tội, là đêm bạn cạn tàu ráo máng để tỏ hết tình yêu tha thiết trong bạn. Bạn sẽ hết sức yêu chiều vợ, làm mọi cách để vợ bạn tha thứ. Bạn sẽ dẹp tự ái đàn ông để chuộc lại lỗi lầm. Cũng có thể  bạn sẽ nói.” Đó là cái mánh của đàn ông.” Thế nhưng chẳng phải cũng xuất xứ từ tình yêu đó sao. Chẳng phải lúc đó bạn tỏ chút hối hận thật lòng để níu kéo lại hạnh phúc gia đình sao.

      Thế còn cha mẹ thì thế nào? Khi phạm lỗi tôi nhớ không lầm khi đó ta trốn biệt người cha đáng kính. Ta lén lén về khi bố  không có ở nhà. Hay nếu có thì bà mẹ già đã tay trong làm gián điệp. Khi đó mẹ đã tỉ tê hát bài ca con cá với bố nên ông cũng nguôi ngoai cơn giận. Bố làm lơ cho ta đột nhập và ta cũng làm lơ. Thế rồi vài ba ngày sau mọi sự như không có gì xảy ra. Mọi sự vẫn quay lại  bình thường như ta chưa hề phạm lỗi, như bố chưa bao giờ phiền lòng, buồn bã vì ta. Đôi lúc, có ông bố nghiêm khắc gọi ta vào, giảng vài câu giáo huấn. Ta lí nhí :”Con biết lỗi rồi” để an định cơn thịnh nộ của cha hơn là chân thành thấy lỗi mình.

Đứng trên cương vị một người đã trưởng thành có khi nào bạn ngồi lại nắm tay bố nói lời xin lỗi thật lòng hay chưa? Có khi nào bạn để ý thấy tóc bố đã bạc, những nét nhăn ưu tư hằn trên trán. Thấy bố ăn ít đi hay bước chân đã yếu. Có khi nào bạn ôm lấy bố nắm bàn tay nhăn nheo khô cằn mà thương thương lắm, nghĩ đến ngày gần nhất bố có thể ra đi. Vâng! Bố có thể ra đi thật bất ngờ không biết trước. Vậy bây giờ ta làm gì để bố được vui. Có khi nào bạn hôn lên bàn tay đó, bàn tay đã nuôi bạn khôn lớn, đưa bạn vào đời và tận đáy lòng bạn tri ân. Bạn có thể chết sống vì tình yêu trai gái, nhưng bạn có khi nào tận lực hy sinh vì tình yêu với bố bạn hay chưa?

Bây giờ bạn đã lớn tuổi, đã có con, có cháu. Hãy dành một vài phút quay lại quá khứ xét lại mình những ngày còn bố. Bạn có muốn nói một lời tận trái tim một người con đối với bố mình dù đã muộn hay không?. Những câu nói mà bây giờ bạn rất  muốn con trai, con gái bạn làm với bạn bây giờ.

 

       Còn mẹ thì sao? Tôi không biết nói sao những lầm lỗi chúng ta đã làm cho mẹ. Thật không biết là bao nhiêu lần ta phạm lỗi, không có thể đếm cho xuể, thế nhưng có bao giờ ta nắm tay mẹ  ân cần nói một câu xin lỗi hay chưa?. Có bao giờ ta ôm mẹ thật chặt mà xin mẹ tha lỗi cho ta hay không?

Mẹ đến với ta như không khí bao quanh trái đất, như ban ngày mặt trời rọi sáng, ban đêm mặt trời đi ngủ. Sự thật hiển nhiên, bình thường và không có gì mới lạ. Cái mới lạ là ta được mẹ sinh ra và hiện hữu trong cuộc đời này.

Mẹ sinh ra ta, mẹ phải bồng ẵm, mẹ phải cho ta bú, mớm cho ta ăn, thay tã, rửa đít, tập cho ta đi, nuôi ta lớn, lo cho ta ăn học. Mẹ nào chả thế, làm mẹ là phải vậy. Đó là cuộc đời của mẹ để ta lớn lên.

Từng chiếc áo ta mặc, từng chén cơm ta ăn, từng bước ta đi có cái gì của ta không có bàn tay mẹ chăm chút lo lắng. Có cái gì của ta mà không có trái tim của mẹ đặt vào đó thương yêu. Nước mắt của mẹ đã rơi xuống vì ta biết bao lần. Trái tim của mẹ nhiều lần co thắt lại vì những biến động trong cuộc đời của ta. Mẹ cười cho chúng ta an lòng nhưng dấu trong đó là những lo âu cả đêm không ngủ được, thao thức không hề chợp mắt. Bước chân ta vấp ngã trên đường đời, nhưng vết thương đau nhức đó bóp nghẹt trái tim mẹ hàng đêm. Không ai nói ta phải yêu mẹ bằng cách nào cho đúng vì lỗi lầm mỗi người không giống nhau và tình yêu thương về mẹ không hề giống nhau.

 

Bạn sẽ nói tôi  làm gì mà đặt vấn đề nghiêm trọng dữ vậy. Mình đều có học Công Dân Giáo Dục, học rất kỹ mấy câu “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Thế nhưng học là một chuyện, thực hành mới là chuyện khác. Lứa tuổi chúng ta là lứa tuổi đã đem lại cho cha mẹ nặng lòng hơn cả. Chính chúng ta cũng không nghĩ đến làm một việc gì để bù đắp cho cha mẹ. Không tin ư!  cứ rà xét lại xem.

     Có phải thời kỳ chúng ta trưởng thành là thời kỳ VN đang leo thang chiến tranh. Chúng ta đi học mà tiếng pháo đêm đêm vẫn vọng về. Chúng ta đến trường mà tâm tư trĩu nặng với bao nhiêu tin chiến sự nóng bỏng và hình ảnh một  ngày lăn mình vào lửa đạn. Chúng ta ưu tư với tương lai và số phận của mình hơn là nhìn về cha mẹ. Cũng từ đó bà mẹ già nhìn con trai bằng đôi mắt lo âu, thương cho một ngày con đeo nặng ba lô bước vào cuộc chiến. Bị thương tật hay vĩnh viễn ra đi. Lo cho con gái lấy chồng lính sẽ sớm thành góa phụ, cháu ngoại mồ côi. Không cần biết mẹ cực khổ thế nào, đồng tiền làm ra vất vả ra sao, ta đi học, cha mẹ phải lo. Bấy nhiêu thôi là đủ. Bao nhiêu lần chúng ta cúp cua trốn học, bao nhiêu lần vòi mẹ xin tiền để cùng bạn bè du hí, ăn chơi.

        Bạn làm chàng trai hào hoa dẫn em lang thang trên những con đường ngợp lá me bay, rồi kéo nhau và quán, vào vũ trường, chìm mình vào những dòng nhạc êm như ru để quên đời, quên số phận. Bạn bỏ giảng đường ngồi hàng giờ nhìn cà phê phin rơi từng giọt. Là cà ở những rạp chiếu phim mà làm con trai thời thượng, đúng mốt và chịu chơi. Có bao giờ bạn để ý đến  cha mẹ làm sao ra tiền, đến mẹ mấy giờ mới ngủ, đến mẹ ăn mặc ra sao. Mẹ hàng đêm chắp tay cầu nguyện cho chúng ta thi đậu tú tài, cầu nguyện cho chúng ta yên lành học tập nơi giảng đường đại học để khỏi đi lính, để khỏi phơi thây ngoài trận địa.

 

        Ba má tôi đều mất cả rồi. Vu lan về, thấy thiên hạ dâng hoa cho mẹ mà tôi xấu hổ. Tôi thấy mình quả là đứa con bất hiếu.  Còn tuổi cắp sách đến trường thì áo cơm do cha mẹ cung cấp. Cần thứ gì thì cha mẹ cũng bằng mọi cách làm vui lòng. Vào quân ngũ thì mẹ già thường xuyên thăm viếng. Nắm tay con nước mắt lưng tròng, thương con ốm, đen, tập luyện gian khổ, lo lắng mọi điều. Mãn khoá ra trường, Alpha le lói cứ mãi tìm vui với bạn bè, với người yêu, không biết mẹ  ở nhà cơm nước thật ngon, chờ con mỏi mòn. Muốn vợ thì cha mẹ lo sính lễ trầu cau cưới hỏi. Sinh con thì ông bà chăm lo từng chút một. Chưa một lần nấu cho vợ một chén cơm hay giặt cho con cái tã. Mọi việc mẹ làm như một thói quen, như một điều đương nhiên phải vậy.  Đi lính xa nhà bỏ vợ con cho  mẹ lo lắng. Nói cho có tình nghĩa là để vợ con ở bên để sớm hôm phụng dưỡng. Thế nhưng mẹ lại một nắng hai sương chăm chút cho cháu nội và ngó chừng con dâu. Tàn cuộc chiến, bị tù đày tận Hoàng Liên Sơn đèo cao gió hú. Mẹ cho con dâu và cháu vượt biên để tìm chút ánh sáng tự do. Mẹ lại lưng gùi tay nãi nuôi con cải tạo. Ngày được thả về, mẹ như khúc xương khô còm cõi và ra đi một sớm như chiếc lá xa cành. Tôi ngồi bên quan tài, khóc  mẹ thì ít, khóc cho thân phận con người thì nhiều. Chợt nhớ mình chưa một lần xin lỗi mẹ.

      Bây giờ ngồi đây nghĩ lại, tôi thấy mấy đứa con có hiếu hơn tôi. Nó thường hôn mẹ trước khi đi đâu. Nó mời mẹ nó đì ăn những ngày lễ mẹ hay sinh nhật. Vu lan nó biết ăn chay ngày rằm để cầu cho mẹ sức khoẻ. Thỉnh thoảng nó mua quà tặng mẹ hay dẫn mẹ đi shopping. Còn tôi, chưa một lần mời mẹ mình đi  ăn hay mua một món ăn ngon riêng dành cho mẹ. Trái lại, mẹ luôn nấu những món tôi thích nhất, ngồi một bên để gắp vào chén mỗi lần tôi về phép.  Tôi cũng chẳng nhớ ngày nào là sinh nhật mẹ. Tôi mù tịt về mẹ mình như người mù đứng trong căn phòng mà không biết nó có gì.
Giả sử ngày xưa, có một lần tôi ngồi lại hỏi mẹ tôi về thời con gái, về cuộc sống làm dâu, về chúng tôi hồi nhỏ thì có lẽ tôi sẽ có nhiều điều rất đẹp để nhớ về mẹ. Để khoác lên hình ảnh già nua còm cõi của mẹ bằng hình ảnh tươi đẹp, rạng rỡ của tuổi xuân thì. Tôi là đứa con trai bất hiếu.Chắc chắn như vậy, rõ ràng như vậy.

Nhưng nếu mẹ tôi có ở bên cạnh lúc này, mẹ sẽ ôm lấy đầu tôi, vuốt lên mái tóc hoa râm bị hói một phần mà thương yêu, tha thứ. Bởi mẹ không cần những câu sáo ngữ rườm rà, mẹ chỉ cần tôi vui vẻ, hạnh phúc. Mẹ là như vậy nên lúc nào tôi cũng thờ ơ, chỉ nhận tình thương từ mẹ mà không bao giờ hồi báo.

Mẹ như không khí bao quanh tôi,

Hít thở tự do suốt cả đời,

Không thể ôm vào bằng tay nắm,

Không thể xa rời đến tàn hơi.

        Khi mẹ nhắm mắt, con tim ngừng đập thì lúc đó mẹ mới chịu rời xa ta.  Có phải biết như vậy mà ta quên hết những vất vả gian lao và sự hy sinh âm thầm của mẹ hay không? Tôi cũng không rõ ràng chỉ biết là tôi rất nhớ mẹ, cần mẹ những lần vấp ngã trong đời. Tôi thèm mẹ một bên để nghe tôi trút hết những câu nói giận đời, những chán chê, bất mãn. Trong cơn say, tôi mơ màng thấy mẹ cúi xuống lau mặt cho mình. Dáng mẹ lờ mờ, bước đi xiêu vẹo. Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.

Mùa Vu Lan đã về, cuối tuần này các chùa đều làm lễ Vu Lan, cúng Xá Tội Vong Nhân. Người con Phật sẽ đến chùa cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tứ thân phụ mẫu. Ngày xưa còn bé, đến chùa cho vui. Bước theo chân cha mẹ quỳ lạy mà chưa hiểu đạo hiếu là gì. Bây giờ tuổi cao, sức yếu tôi đến chùa lạy Phật, sám hối lỗi lầm với cha mẹ và lạy cho chính tôi. Cha mẹ quy tiên lâu rồi, tôi xin quỳ xuống tạ ơn và hồi hướng công đức.
Riêng tôi, chữ hiếu còn là biết đối đãi đàng hoàng, tôn trọng lẫn nhau. Hãy sống với nhau thật tốt, thật biết ơn vì mọi người xung quanh đều góp phần, góp sức tạo nên cuộc sống này.

Ngày lễ Vu Lan xin nguyện mười phương chư Phật độ trì cho thế giới bình an. Đất trời mưa thuận gió hòa. Con người loại bớt sân si và tàn hại lẫn nhau. Cầu nguyện cho nước Mỹ, VN và toàn thế giới an lạc, hòa bình, hạnh phúc.

 

Nguyễn thị Thêm
8/2023

tho ve Vu Lan 3  
tho ve Vu Lan 2

12 Tháng Tư 2024(Xem: 602)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 436)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 500)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 709)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1199)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 856)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 798)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 768)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1527)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1133)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1241)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1195)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1076)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1102)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1383)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1140)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1239)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 841)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1060)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1134)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.