Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phạm Đình Lân - MỘT GIA ĐÌNH CÓ NĂM NGƯỜI LÃNH GIẢI NOBEL

01 Tháng Giêng 202410:37 SA(Xem: 639)
Phạm Đình Lân - MỘT GIA ĐÌNH CÓ NĂM NGƯỜI LÃNH GIẢI NOBEL

 

MỘT GIA ĐÌNH CÓ NĂM NGƯỜI LÃNH GIẢI NOBEL

 

blank

blank

blank

blank

blank

Marie Curie

Pierre Curie

Irène Joliot-Curie

Fréderic Joliot-Curie

Henry Labouisse

 

          Nữ giới trên hoàn vũ giở nón cúi đầu thán phục bà Marie Curie, một nữ khoa học gia xuất chúng được lãnh giải thưởng Nobel hai lần về hai bộ môn khoa học khác nhau: Vật Lý và Hóa Học. Cùng chồng, con gái và rề, đại gia đình của bà có 05 người lãnh giải thưởng Nobel (Marie Curie, Pierre Curie, Irène Curie, Frédéric Joliot- Curie, Henry Richardson Labouisse ).


Năm thành viên của gia đình Marie Curie được lãnh giải Nobel vào các năm dưới đây:

 

Năm

Người Lãnh Giải Nobel

Bộ Môn

1903

Marie Curie & Pierre Curie

Vật Lý

1911

Marie Curie

Hóa Học

1935

Irène Curie & Frédéric Joliot- Curie

Hóa Học

1965

Henry R. Labouisse, chồng của Ève Curie

Hòa Bình


****

 

Marie Curie (1867- 1934) là người Pháp gốc Ba Lan. Curie là họ của chồng, ông Pierre Curie. Tên Ba Lan của bà là Maria Salomea Sklodowska. Bà sinh năm 1867 ở Varsaw, thủ đô của Ba Lan và mất ở Haute Savoie, Pháp, năm 1934.


Vào thời thơ ấu quê hương Ba Lan của bà chịu áp lực nặng nề của Nga và Áo- Hung. Vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX rất ít phụ nữ có học vị cao nhất là trên lãnh vực khoa học. Bà Marie Curie xuất thân trong một gia đình trí thức trung lưu. Cha bà là giáo sư Trung Hoc. Khi ở học đường Ba Lan bà tham gia tổ chức sinh viên, học sinh yêu nước chống đối Nga. Đậu tú tài bà không được vào đại học vì chánh quyền đô hộ Nga cấm không cho phụ nữ học đại học. Đó là ly do khiến bà tìm cách sang Pháp để được an ninh và tiếp tục việc học dai học. Người chị cả của bà là Bronislava Dluska (1865- 1939) học y khoa ở trường Sorbonne, Paris. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa, bà Bronislava Dluska về Ba Lan và sáng lập Viện Radium Warsaw năm 1925.


Như nhạc sĩ Chopin, bà Marie Curie chọn nước Pháp vì Pháp là một nước mộ đạo Thiên Chúa như Ba Lan.


Nữ bá tước Ba Lan, bà Marie- Anne Walewski (1786- 1817), là người yêu của Hoàng Đế Napoleon I. Bà quen với Hoàng Đế Pháp năm 1806 như để cứu Ba Lan ra khỏi gọng kìm của Nga. Bà theo Napoleon I về sống ở Paris rồi đảo Elba nơi Napoleon I bị đầy lần thứ nhất năm 1814. Năm 1810 bà Marie- Anne Walewski có một người con trai với Hoàng Đế Napoleon I. Đó là Bá Tước Alexandre- Florian-Joseph Colonna (Alexandre Colonna Walewski 1810- 1868). Dưới thời Hoàng Đế Napoleon III, Alexandre Colonna Walewski là tổng trưởng bộ Ngoại Giao và Thượng Nghị Sĩ Pháp. Năm 1866 ông được ban tước Công dưới triều đại Napoleon III (Hoàng Đế: 1852- 1870).


Không riêng Ba Lan, nhiều quốc gia Âu Châu khác xem Pháp là cái nôi:
- của cách mạng dưới khẩu hiệu Tự Do, Bình Đẳng và Huynh Đệ (Liberté, Égalité, Fraternité)
- của văn chương thi phú lãng mạn với 'sầu thế kỷ' sau sự bại trận của Pháp ở Waterloo năm 1815.
- của các vấn để xã hội sau khi Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản của Karl Marx (1818- 1883) chào đời năm 1848 trước cao trào phát triển kỹ nghệ và sự chổi dậy của chủ nghĩa tư bản. Tác phẩm Les Misérables của đại văn hào Victor Hugo được ấn hành năm 1862 phản ánh đầy đủ bức tranh xã hội và chánh trị của Pháp từ thời 'sầu thế kỷ' đến các biến động kinh tế, chánh tri, xã hội của Pháp vào thế kỷ XIX.


Marie Curie sang Pháp và học Đại Học Sorbonne năm 1891. Mặc dù sống trong cảnh thiếu thốn của người nhập cư, bà lấy cử nhân Vật Lý dễ dàng với thứ hạng cao. Năm 1894 bà gặp ông Pierre Curie lam việc trong phòng thí nghiệm Vật Lý của trường Sorbonne. Hai người yêu nhau và cử hành một đám cưới đơn sơ của hai nhà khoa học nặng lý tưởng khoa học hơn là sự phú túc vật chất (1895).


Pierre Curie (1859- 1906) sinh năm 1859 ở Paris và mất tại thành phố này năm 1906.
Cha ông là bác sĩ Eugène Curie (1827- 1910) theo đạo Tin Lành.
Ông nội Paul Curie (1799- 1853) cũng là bác sĩ.
Anh của Pierre Curie là nhà toán học và vật lý Jacques Curie (1856- 1941).
Bên phía bà nội của ông có nhà vật lý và toán học nổi tiếng là Jean Bernouilly (1667- 1748) và nhà vật lý được giải thưởng Nobel năm 1991: Pierre -Jille de Gennes (1932- 2007).


Điều đáng chú ý là Pierre Curie không học ở trường học khi còn trẻ. Năm 16 tuổi ông đậu tú tài và ghi danh học đại học khoa học Paris. Ông đậu cử nhân với hạng xuất sắc nên được tuyển dụng làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý của trường. Năm 1895 ông trình luận án tiến sĩ Vật Lý. Đó cũng là năm ông cưới bà Marie Curie (Curie là họ của chồng, ông Pierre Curie).

Năm 1903 bà Marie Curie trình luận án tiến sĩ. Năm 1903 cũng là năm hai vợ chồng Pierre và Marie Curie nhận huy chương Davy, huy chương cao quí về khoa học của Hội Đồng Hoàng Gia Anh và giải Nobel về Vật Lý.


Năm 1906 ông Pierre Curie chết vì một tai nạn xe cộ ở Paris.


Bà Marie Curie vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy khoa học ở đại học Sorbonne. Năm 1911 bà được trao giải thưởng Nobel về Hóa Học. Bà mất ở Haute Savoie năm 1934.


Bà Marie Curie là:
- người phụ nữ Pháp đầu tiên có tiến sĩ khoa học (1).
- Người phụ nữ Pháp đầu tiên đảm nhận chức Giáo Sư Đại Học thực thụ (Professeur Titulaire- Full Professor) của trường Đại Học Sorbonne, Paris.
- người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được lãnh giải thưởng Nobel (1903) (2)
- Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được lãnh giải thưởng Nobel hai lần về Vật Lý và Hoá Học (1903, 1911).

****

 

Pierre Curie và Marie Curie có hai người con gái:
1. Irène Curie sinh năm 1897
2. Ève Curie sinh năm 1904.

Irène Curie tức Irène Joliot- Curie (1897- 1956) sinh năm 1897 ở Paris và mất tại thủ đô Pháp năm 1956. Bà là con gái của Pierre Curie và Marie Curie. Khi ông Pierre Curie chết vì tai nạn xe ngựa Irène mới 09 tuổi và người em mới 02 tuổi. Mọi sự giáo dục đều do bà Marie Curie đảm trách. Irène Curie rất giỏi Toán và Vật Lý. Bà theo mẹ làm việc trong phòng thí nghiệm trong trường đại học. Nhờ đó bà có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, sửa chữa máy quang tuyến cũng như việc giải thích các ảnh chụp. Trong đệ nhất thế chiến, với tư cách một chuyên viên quang tuyến bà giúp cho các bác sĩ tìm miểng bom, đạn trong cơ thể các thương binh.


Đệ nhất thế chiến chấm dứt, bà về Paris tiếp tục học đại học khoa học và giúp mẹ trong phòng thí nghiệm. Năm 1925 Irène Curie lấy tiến sĩ khoa học. Bà quen với Jean Frédéric Joliot, một nhà khoa học phụ tá của mẹ bà, bà Marie Curie. Năm 1926 lễ cưới của hai nhà khoa học trẻ được cử hành.

Jean Frédéric Joliot (1900- 1958) sinh năm 1900 ở Paris và mất ở đó năm 1958. Ông là nhà khoa học phụ tá cho bà Marie Curie trong phòng thí nghiệm Vật Lý. Tại đây ông quen với con gái của bà Marie Curie là Irène Curie. Hai người tổ chức lễ cưới một năm sau khi gặp nhau (1926). Từ đó bà Irène Curie được biết dưới tên Irène Joliot- Curie.


Năm 1935 Jean Frédéric Joliot lấy tiến sĩ. Cũng năm nầy Irène Curie và Jean Frédéric Joliot được giải thưởng Nobel về Hóa Học giống như trường hợp của Marie Curie và chồng là Pierre Curie với giải Nobel Vật Lý năm 1903.


Irène và Jean Frédéric Joliot là hai nhà khoa học nguyên tử tiền phong của nước Pháp. Ngoài năng khiếu khoa học Irène Curie và Jean Frédéric Joliot còn quan tâm đến đời sống chánh trị ở Pháp. Cả hai rất ghét chủ nghĩa phát xít (Fascism). Vì vậy họ nghiêng theo chánh trị tả khuynh vào thời kỳ Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) của Léon Blum (1872- 1950) nắm chánh quyền (1936) và thời kỳ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng (1940- 1944). Jean Frédéric Joliot từng là đảng viên của SFIO (Section Française de L’ Internationale Ouvrière- Quốc Tế Công Nhân Phân Bộ Pháp Quốc) và Hội viên của Hội Quốc Tế Nhân Quyền v. v. Bà Irène từng tham gia nội các với chức vụ Thứ Trưởng đặc trách việc nghiên cứu khoa học thời chánh phủ Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) do ông Léon Blum lãnh đạo (1936).


Do tài năng vượt bực, mặc cho vài khó khăn mà cả hai người phải đối đầu với chánh phủ hữu khuynh của Pháp, cả hai vợ chồng Irène- Jean Frédéric Joliot đều được người Pháp nề trọng.


Bà Irène Curie mất năm 1956.
Hai năm sau ông Jean Frédéric Joliot cũng mất.


Cả hai đều được ban Bắc Đầu Bội Tinh (Legion d’ Honneur), huân chương cao quí nhất của nước Pháp.

****


Ève Curie tức Ève Denise Curie- Labouisse (1904- 2007) sinh năm 1904 tại Paris (Pháp) và mất năm 2007 tại thành phố New York (Hoa Kỳ).


blank  Ève Curie không nổi tiếng trên lãnh vực khoa học như mẹ (Marie Curie) và chị (Irène Curie). Bà rất tự hào trong đại gia đình của bà có 05 người lãnh giải thưởng Nobel: cha (Pierre Curie), mẹ (Marie Curie), chị (Irène Curie), anh rể (Jean Frédéric Joliot) và chồng của bà (Henry R. Labouisse). Nhưng bà thì không được giải nào như lời than phiền của bà. Bà Ève Curie có Cử Nhân Khoa Học và Triết Học năm 1925 khi học ở Collège Sévigné. Bà rất tự hào về cha mẹ mình khi viết quyển Madame Curie xuất bản năm 1937. Đây là quyển sách thu hút đông đảo độc giả. Nó được thành phim nổi tiếng một thời.


Năm 1940 Đức xâm chiếm miền bắc nước Pháp. Ève Curie sang Anh, liên lạc với nhóm Pháp Tự Do của tướng Charles de Gaulle (1890- 1970) cũng tỵ nạn ở Anh.


Năm 1941 bà sang Hoa Kỳ. Bà nổi tiếng là một nhạc sĩ dương cầm mà bà học ở Pháp và Bỉ. Bà có cơ hội đi đến nhiều quốc gia trên thế giới trong đệ nhị thế chiến như các nước Phi Châu, Trung Đông, Liên Sô, Ấn Độ, Miến Điện, Trung Hoa với tư cách là ký giả của tờ International Herald Tribune.


Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Năm 1952 bà Ève Curie là Cố Vấn của Tổng Thơ Ký Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO: North Atlantic Treaty Organization).


Năm 1954 bà kết hôn với ông Henry Richardson Labouisse, Giám Đốc Tổ Chức LHQ Cứu Trợ Người Tỵ Nạn Palestine ở Trung Đông (1954- 1958).


Năm 1958 bà Ève Curie- Labouisse nhập tịch Hoa Kỳ sau khi sống ở đó 17 năm.

Henry Richardson Labouisse (1904- 1987) sinh ở New Orleans, Louisiana, và mất ở Manhattan, New York. Ông là người Mỹ gốc Cajun (3) tức có tổ tiên là người Pháp ở Canada. Henry R. Labouisse là một luật gia, một nhà ngoại giao và một nhân vật quan trọng làm việc trong các cơ quan quốc tế của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thời hậu đệ nhị thế chiến.


Henry R. Labouisse học đại học Princeton, New Jersey (Cử Nhân) và Harvard, Massachusetts (Tiến sĩ Luật). Ông hành nghề luật ở New York. Sau đệ nhị thế chiến ông làm việc ở tòa Đại Sứ Pháp ở Paris để thực thi Kế Hoạch Marshall (1951- 1954) thời hậu chiến trước khi đảm nhận chức Giám Đốc Cơ Quan Cứu Trợ và Lao Động Liên Hiệp Quốc dành cho người ty nạn Palestine ở Trung Đông.


Năm 1954 ông tục huyền với bà Ève Curie, con gái thứ hai của bà Marie Curie. Người vợ đầu tiên ông cưới năm 1935 là Elizabeth Scriven Clark, cháu của người sáng lập Công Ty sản xuất máy may Singer, Isaac Merrit Singer (1811- 1875). Bà Elizabeth mất năm 1945.


Thế là Henry R. Labouisse trở thành rể của nhà khoa học khét tiếng Marie Curie và Pierre Curie. Từ năm 1962 đến 1965 ông là Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hy Lạp. Trong thời gian 1965- 1979 ông là Giám Đốc UNICEF (United Nations International Children ’s Emergency Fund- Quỹ Quốc Tế Cấp Cứu Nhi Đồng của Liên Hiệp Quốc).


Năm 1965 ông Henry R. Labouisse được lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình.


Khi ông Henry R. Labouisse làm Đại Sứ ở Hy Lạp thì vợ ông, bă Ève Curie- Labouisse, làm Giám Đốc UNICEF ở Hy Lạp. Năm 1987 ông Henry R. Labouisse mất ở New York.


Sau khi chồng mất bà Ève Curie- Labouisse thường nối liền New York với Paris và Athens (thủ đô Hy Lạp). Đó là nơi sinh (Paris), nơi sống (New York City) và nơi cùng chồng làm việc (Athens) của bà Ève Denise Curie- Labouisse. Bà mất ở New York năm 2007 thọ 103 tuổi.

****


Danh dự của gia đình bà Marie Curie là một trường hợp hiếm hoi có một không hai trên thế giới trong vòng một thế kỷ qua. Người Pháp tự hào với những nhân tài người Pháp bẩm sinh như Corneille, Racine, Montesquieu, J.J. Rousseau, Voltaire, Chateaubriand, Lamartine, Victor Hugo, Alfred de Musset, Alfred de Vigny, George Sand, Henri Bergson, Descartes, Pascal, Louis Pasteur, Claude Bernard, Yersin, Calmette, Albert Camus v.v. Họ cũng tự hào với hai người Pháp nhập cư từ Ba Lan như Frédéric Chopin (1810- 1849) và Marie Curie (1867- 1934). Người Pháp tự hào với nữ khoa học gia lẫy lừng mang Pháp tịch khi nhận hai giải thưởng Nobel về Vật Lý và Hóa Học (1903 và 1911). Năm 1911 họ đặt tên Marie Curie cho một trường nữ Trung Học Pháp ở Sài Gòn: Lycée Marie Curie (4). Dưới thời Pháp thuộc trường này dành cho các nữ sinh Pháp và người Việt hay người Hoa giàu có học. Sau năm 1975 một số tên trường Trung Học công łập ở Sài Gòn bị đổi tên.

 

Tên Trường Cũ

Tên Mới

Pétrus Ký

Lê Hồng Phong

Gia Long

Nguyễn Thị Minh Khai

Lê Văn Duyệt

Võ Thị Sáu

Hồ Ngọc Cẩn

Nguyễn Đình Chiểu


Trường Marie Curie cũng bị đổi tên (5) nhưng được phục hồi lại tên cũ vào năm 1997.


Tài năng của bà Marie Curie và sự ngưỡng mộ mà nhân dân thế giới dành cho bà không có biên cương. Dù vậy đời bà cũng bị chi phối bởi định luật bất phân ly giữa THIÊN TÀI và SỰ CÔ ĐÒN (Le Génie et la Solitude). Ông Pierre Curie mất năm 1906 sau 11 năm chung sống với bà. Bà sống trong cảnh góa bụa ở tuổi 39.

 

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.

___________

Chú Thich:

(1) Bà Marie Curie là người Ba Lan nhập Pháp tịch chớ không phải là người Pháp bẩm sinh.
(2) Giải thưởng Nobel bắt đầu năm 1901. Hai năm sau Marie Curie và chồng bà đoạt giải Nobel về Vật Lý. Lúc ấy bà mới 36 tuổi.
(3) Cajun hay Cadgin, Cadien xuất phát từ chữ Acadien của tiếng Pháp phát âm nhanh làm mất vần A nên trở thành Cadien rồi phát âm trại thành Cajun. Acadien (Pháp) hay Acadian (tiếng Anh) chỉ người Pháp ở Acadie (La Cadie) tức miển duyên hải đông bắc Canada nơi được xem là thuộc địa đầu tiên của Pháp ở Bắc Mỹ. Năm 1713 Pháp nhượng Acadia cho Anh theo tinh thần hiệp ước Utrecht.
(4) Dưới thời Pháp thuộc ở Sài Gòn có trường Trung Học dành cho học sinh người Pháp như trường Chasseloup Laubat (trường nam) và Marie Curie (trường nữ). Học sinh Việt Nam hay người Hoa học ở các trường Pháp nầy thường là những người xuất thân từ những gia đình giàu có và có thế lực. Cũng có một số ít học sinh Việt Nam xuất sắc được đậu vào hai trường này. Hai trường dành cho học sinh bản xứ ở Sài Gòn là trường Pétrus Ký (nam sinh) và trường Gia Long (trường Áo Tim- nữ sinh).
(5) Trường Marie Curie được đồi thành trường Mạc Thị Bưởi. Mãi đến năm 1997 tên cũ mới được phục hồi.

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

 Nguồn: art2all.net

04 Tháng Hai 2019
(Xem: 5395)
Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên tìm đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ, rằng giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những "con khỉ người" đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không?
26 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5950)
Người làm vườn có biệt danh ‘Godfather of the English Rose’ (tạm dịch: Cha đẻ của những đóa hồng Anh), đã qua đời ở tuổi 92,
26 Tháng Giêng 2019
(Xem: 6589)
Từ lâu, hoa mai chơi Tết đã trở thành cái thú tao nhã của người dân Việt Nam. Trong số các loại mai ấy, danh tiếng nhất là nhất chi mai.
21 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5107)
Người uống rượu đỏ mặt dễ bị ung thư? Coi chừng: Tiếng động nghe trong đầu có thể là bệnh thật chứ không phải tưởng tượn
19 Tháng Giêng 2019
(Xem: 7657)
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thỉnh thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm.
10 Tháng Giêng 2019
(Xem: 4285)
Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa và đền ở Nhật Bản đánh 108 tiếng chuông để xua đuổi 108 cảm xúc ma quỷ của con người.
07 Tháng Giêng 2019
(Xem: 9003)
Em xin các cô bác, anh chị đã, đang và sắp đọc những giòng tự sự này một lời xin lỗi nếu như em có viết sai một ít chi tiết nào đó,
05 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5214)
Với một số loại thực phẩm, thời điểm chúng mọc mầm chính là lúc các chất dinh dưỡng dự trữ được kích hoạt và trở nên rất dễ hấp thụ cho cơ thể.
03 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5061)
Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một BÀI HỌC cho tất cả những ai làm con, và để quên lại niềm HY VỌNG cho tất cả những ai làm cha ”.
03 Tháng Giêng 2019
(Xem: 6471)
Sẽ có những lúc bạn mệt nhoài và cảm thấy chán nản cuộc đời này. Nhưng đừng vội, trước khi quyết định điều đó hãy đọc qua bài viết này!
31 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5268)
Bạn ta..( gởi các bạn đọc cuối năm để ...lạc quan, suy gẫm về...mình và bằng hữu của mình
28 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5892)
‘Mona Lisa’, ‘Người đàn bà xa lạ’ hay ‘Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai’ là những tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ - niềm cảm hứng bất tận và là một đề tài muôn thuở của hội họa.
28 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 4891)
ĐỪNG MUA CHIẾC TÚI TRỊ GIÁ 300 USD MÀ TRONG ĐÓ KHÔNG CÓ GÌ CẢ. MUA 01 CHIẾC TÚI TRỊ GIÁ 10 USD THÔI VÀ TRONG ĐÓ CÓ 290 USD. ĐỪNG ĐỂ MÌNH PHÁ SẢN VÌ CỐ LÀM RA VẺ GIÀU CÓ".
18 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5085)
Bệnh đau cổ vai gáy, đau lưng hay đầu gối… không chỉ tác động tại điểm đau, mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh khác
17 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5027)
Tạo hóa ban cho Trái Đất nhiều cảnh quan tự nhiên vô cùng ấn tượng, hành tinh tuyệt đẹp của chúng ta có vô vàn kiệt tác
17 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 6761)
Con người đến độ tuổi nào đó, cần phải nghĩ thoáng một chút, yêu bản thân nhiều hơn một chút, thường xuyên nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp và một trái tim trầm tĩnh
09 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5047)
Nếu bạn bị bầm tím, hãy bôi kem đánh răng vào vết bầm và băng lại để qua đêm, vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất.
06 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5577)
Chinh phục 10 con đường nguy hiểm, rùng rợn trên thế giới sẽ khiến du khách cảm thấy tự hào nhưng đôi khi cũng phải đánh đổi mạng sống.
25 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5451)
*BỊ ONG ĐỐT*: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích. *CAO MÁU*: ăn nhiều rau cần (Celery). *CHÁN ĐỜI*: uống B-complex và amino acid. *CHOLESTEROL*: uống sinh tố E.
25 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5595)
lễ Thanksgiving cũng là dịp mà chúng ta, những công dân hội nhập vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ có cơ hội ngồi bên nhau trong tâm tình biết ơn nước Mỹ.
21 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5073)
Bạn có biết, lễ Tạ ơn đầu tiên trên thế giới được kéo dài tới 3 ngày, khoảng 280 triệu con gà tây được tiêu thụ trong ngày lễ Tạ ơn...?
21 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 6290)
Dưới đây là những người thầy vĩ đại nhất trong lịch sử, những người đã góp phần thay đổi cả thế giới nhờ những bài học và phát minh của họ.
17 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 4839)
12 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5069)
Bạn có biết những thói quen xấu sẽ làm giảm tuổi thọ? Bạn muốn sống lâu, sống khỏe sống có ích hay sống trong bệnh tật?
05 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 7114)
nguồn hình ảnh lấy từ:http://namrom64.blogspot.com/2015/04/nha-thuong-bien-hoa-vai-hinh-xua.html và https://ngo-quyen.org
05 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5281)
Hãy kiên trì thực hiện trong vài tháng, tía tô sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệt để các triệu chứng của gút gây ra. Chúc bạn sống vui khỏe.
05 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5891)
Ông Tân té lọi cổ, nhưng ổng viết: Gặp xui mà cũng có cái hên. “Từ rày về sau, khi vợ gọi, tôi chỉ cần dạ mà không cần khoanh tay cúi đầu như xưa.”
15 Tháng Mười 2018
(Xem: 5663)
1. Nên làm gì khi ăn cay đến mức chảy nước mắt?
15 Tháng Mười 2018
(Xem: 5756)
19 bí mật ít người biết đến của những dãy núi đẹp nhất thế giới
15 Tháng Mười 2018
(Xem: 4961)
Mời bấm vào link bên dưới để xem:
07 Tháng Mười 2018
(Xem: 5793)
Làm sao tôi kể hết được những “huyền thoại” đó, nay đã thành “thần thoại” như chẳng bao giờ có thật vì không thể tìm lại được nữa.
18 Tháng Chín 2018
(Xem: 11334)
Giống như khúc đuôi còn nằm kẹt đâu trong lòng. Chị vói tay lên đầu võng rút cái khăn lông đắp vội lên mặt, bởi vì chị vừa nghe mí mắt mình mọng nước! Từ đó chị Tư Ù thôi ca vọng cổ.
07 Tháng Chín 2018
(Xem: 7917)
Ai cũng biết ớt có vị cay, nhưng không nhiều người biết ớt có rất nhiều giống khác nhau. Và vị cay của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
18 Tháng Tám 2018
(Xem: 11919)
Nhiều người chưa tin vào sự kỳ diệu của việc bấm huyệt, kể cả cựu Tổng thống Mỹ, cho đến khi được chứng kiến. Nếu biết ứng dụng, sức khỏe của chúng ta sẽ có sự cải thiện vượt bậc.
03 Tháng Sáu 2018
(Xem: 5838)
Bây giờ, bạn có thể làm hai việc: 1) Quăng thư điện tử này đi, hoặc... 2 ) Gửi thư này cho tất cả những ai bạn coi là quan trọng… kể cả người đã gửi cho bạn.
19 Tháng Năm 2018
(Xem: 22265)
Việc nắm được quy luật dấu hỏi và dấu ngã của lớp từ láy và lớp từ Hán Việt sẽ giúp ta giảm được nhiều lỗi chính tả. Có những lỗi chính tả chúng ta viết sai mà không biết mình viết sai.
19 Tháng Năm 2018
(Xem: 6585)
Google Maps là một công cụ tuyệt vời giúp khám phá các địa điểm xung quanh. Nhưng ứng dụng Google Maps thực ra còn hơn cả một bản đồ đơn thuần, với rất nhiều tính năng mạnh mẽ,
07 Tháng Hai 2018
(Xem: 9363)
Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người thật nhỏ bé và cuộc sống thật mong manh.
14 Tháng Giêng 2018
(Xem: 10160)
Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai.
10 Tháng Giêng 2018
(Xem: 11391)
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thỉnh thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm
07 Tháng Giêng 2018
(Xem: 5805)
Florence Trần là đạo diễn phim tài liệu "Kim tự tháp Kheops, những khám phá nhiệm mầu" vừa công chiếu tại Pháp ngày 28/11.
02 Tháng Giêng 2018
(Xem: 8126)
Cần phân biệt X-RAYS, CT SCAN, MRI, PET SCAN , ULTRA SOUND
28 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 5190)
Tết dương lịch sắp tới rồi, mỗi nước sẽ có cách đón Tết khác nhau. Hãy cùng xem những phong tục độc đáo vào Tết dương lịch tại các nước khác nhau ra sao.
17 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 5125)
Montreal (còn gọi là Mộng Lệ An) là thành phố duy nhất của Canada (và cũng là thành phố duy nhất trên thế giới) mà Pháp ngữ và Anh ngữ được công nhận là hai ngôn ngữ chính thức.
12 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 5721)
Còn không em những hàng me nơi chúng ta thường hẹn. Hay chỉ còn trong ký ức mùa đông về những hàng me ở Sài gòn; chỉ còn huyễn hoặc trong tim mình…
08 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 8752)
Ôi… Sài Gòn cũ, ai cười đó?? Ôi.. Sài Gòn ngày xưa của tôi, Sài Gòn trong hai mươi năm tôi trẻ, tôi sống, tôi viết truyện, tôi làm báo, tôi yêu, tôi vui
07 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 7563)
Chút kiến thức về tiểu sử và công trình của một con người tài ba kiệt xuất... Gustave Eiffel.
19 Tháng Mười 2017
(Xem: 16220)
19 Tháng Mười 2017
(Xem: 9733)
Coi cho Vui - 1 số hình chỉ là ý tưởng
24 Tháng Chín 2017
(Xem: 5983)
Những món đồ dưới đây xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều nhưng không ngờ chúng ta đã hiểu sai cách sử dụng của chúng bấy lâu nay.
08 Tháng Chín 2017
(Xem: 6783)
Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới, nằm ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2017
(Xem: 9010)
Theo bí quyết Đông y, 11 cách vỗ tay này giúp bạn tác động đều đặn lên các huyệt vị, giúp phòng và chữa bệnh từ đầu đến chân. Hãy thử để nhận về các lợi ích dài hạn.
13 Tháng Tám 2017
(Xem: 7522)
Sau đây là các bước hướng dẫn kết nối tự động YouTube trên các thiết bị Android vào TV mà không cần đến Chromecast:
04 Tháng Tám 2017
(Xem: 6807)
1. Smart homes - Nhà thông minh - 2. Virtual Secretaries - Thư ký/trợ lý ảo - 3. AI doctors - Bác sĩ trí tuệ nhân tạo - 4. Care robots - Robot giúp việc - 5. Self-driving cars - Xe tự lái
03 Tháng Tám 2017
(Xem: 7229)
Xin ghi lại đặc sản nổi tiếng không kém để quý vị thưởng thức món ngon “đệ nhất Nam Bộ”. Đến bậc vua chúa còn thèm đó là “con đuông chà là”.
27 Tháng Bảy 2017
(Xem: 9270)
Hyperloop là một sáng kiến mới, là một hệ thống tàu siêu tốc, để di chuyển người và vật ở tốc độ máy bay, với mức giá của một vé xe đò - STEVEN DUONG Gương thành công người Việt Hải Ngoại
22 Tháng Bảy 2017
(Xem: 7462)
Phím tắt giúp người dùng sử dụng máy tính hiệu quả hơn thông qua việc kết hợp các phím với nhau để gọi một tính năng nào đó, thay vì phải tìm chọn thủ công
11 Tháng Bảy 2017
(Xem: 7012)
Đây không phải là chuyện tình lâm ly, ướt át, mặc dù câu chuyện có thật và cảm động. Cô gái đã trao trọn trái tim mình cho chàng trai trẻ chưa một lần quen biết.
10 Tháng Bảy 2017
(Xem: 6690)
Đứng trước những hang động tuyệt đẹp rộng lớn, du khách cảm thấy nhỏ bé và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tự nhiên.
04 Tháng Bảy 2017
(Xem: 6294)
Cơ quan Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP) khuyến khích du khách những điều cần “Biết Trước Khi Đi” khi sang Hoa Kỳ du lịch, hoặc trở về quê hương trong mùa Hè này
17 Tháng Sáu 2017
(Xem: 7533)
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
26 Tháng Năm 2017
(Xem: 9982)
Đây là 1 trong 5 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật nhất ở miền Nam California
09 Tháng Tư 2017
(Xem: 14541)
Lưu lại khi cần dùng nhé: Cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc. Xin chân thành cảm ơn giáo sư
07 Tháng Tư 2017
(Xem: 7497)
Mặc dù mang tên Biển Chết, nhưng nơi đây không chết bao giờ, luôn mang một sức sống mãnh liệt
18 Tháng Ba 2017
(Xem: 21171)
Người Nhật sống lâu nhất thế giới chỉ nhờ… ngón tay! Không phải bỗng nhiên người Nhật sống thọ đến vậy…
12 Tháng Ba 2017
(Xem: 11286)
03 Tháng Ba 2017
(Xem: 8164)
Đô thị cổ nằm lưng chừng núi, bên cạnh những dòng suối trong mát Đẹp Như Tranh Vẽ
25 Tháng Hai 2017
(Xem: 720837)
Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.
14 Tháng Hai 2017
(Xem: 21161)
Có thể chỉ 5 năm nữa, người Sài Gòn chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
31 Tháng Giêng 2017
(Xem: 12257)
Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly Rượu Mừng đã không còn bị cấm nữa.
28 Tháng Giêng 2017
(Xem: 11414)
Sửng sốt trước những bức chân dung được vẽ trên lòng bàn tay
09 Tháng Giêng 2017
(Xem: 22430)
Đây là một số hình ảnh về những khu vườn TRỒNG CÂY LẤY QUẢ THEO LỐI CÔNG NGHỆ MỚI
05 Tháng Giêng 2017
(Xem: 16473)
Tôi cũng như ông, đời biệt xứ Trẻ ra đi, già vẫn tha hương Mấy chục năm buồn trên xứ lạ Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.
29 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 28185)
Hãy tưởng tượng khi bước vào cuối ngõ Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
22 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 29139)
Hỡi căn nhà của ta thời tuổi trẻ Của những chiều mưa buồn gõ xuống mái tôn Những buổi sáng nắng lùa qua khe cửa Vẫn theo ta những đêm tuyết mịt mùng
17 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 6636)
Phần đông người dân trên toàn thế giới đều xem Giáng sinh là một trong những dịp lễ hội lớn và luôn được mong chờ nhất trong năm.